Tại sao nhân loại lại có tình yêu? Tại sao có một số dạng tình yêu bền lâu và có loại lại chỉ thoáng qua? Các nhà nghiên cứu và các nhà tâm lý học đã đặt ra một số học thuyết khác nhau về tình yêu để giải thích sự hình thành và kéo dài của phạm trù này.
Why do people fall in love? Why are some forms of love so lasting and others so fleeting? Psychologists and researchers have proposed several different theories of love to explain how love forms and endures.

Yêu là cảm xúc cơ bản của con người, nhưng hiểu được cách xuất hiện và lý do nó xuất hiện không phải lúc nào cũng dễ dàng. Trong thực tế, có một thời gian khá dài, nhiều người cho rằng tình yêu đơn giản là một thứ quá đỗi nguyên thủy, bí ẩn và nhuốm màu tâm linh, nên khoa học chẳng thể nào hiểu được cặn kẽ.
Love is a basic human emotion, but understanding how and why it happens is not necessarily easy. In fact, for a long time, many people suggested that love was simply something too primal, mysterious, and spiritual for science to ever fully understand.
Sau đây là bốn học thuyết lớn được đặt ra để giải thích tình yêu và những mối gắn bó khác về cảm xúc.
The following are four of the major theories proposed to explain love and other emotional attachments.
Thích và Yêu. Liking vs. Loving
Nhà tâm lý học Zick Rubin cho rằng tình yêu đôi lứa được hình thành từ 3 thành tố:
Psychologist Zick Rubin proposed that romantic love is made up of three elements:
– Sự gắn bó. Attachment
– Sự quan tâm. Caring
– Sự gần gũi. Intimacy
Rubin tin rằng có đôi khi chúng ta cảm thấy coi trọng và ngưỡng mộ ai đó thật nhiều. Ta tận hưởng thời gian bên họ và muốn ở quanh họ, nhưng điều này không phải lúc nào cũng là yêu. Thay vào đó, Rubin gọi đây là Thích. Yêu, ngược lại, sâu sắc hơn, đậm đà hơn và chứa đựng một ham muốn tiếp xúc và chung đụng cơ thể một cách mãnh liệt. Những người đang “thích” nhau đơn giản là thích ở bên cạnh người kia, còn những người đang “yêu”, họ quan tâm nhiều đến nhu cầu của đối phương chẳng kém gì nhu cầu của bản thân.
Rubin believed that sometimes we experience a great amount of appreciation and admiration for others. We enjoy spending time with them and want to be around them, but this doesn’t necessarily qualify as love. Instead, Rubin referred to this as liking. Love, on the other hand, is much deeper, more intense, and includes a strong desire for physical intimacy and contact. People who are “in like” enjoy each other’s company, while those who are “in love” care as much about the other person’s needs as they do their own.
Gắn bó là nhu cầu nhận được sự quan tâm, chấp thuận, và tiếp xúc cơ thể với người kia. Quan tâm là coi trọng nhu cầu và niềm hạnh phúc của người kia không kém gì bản thân mình. Sự gần gũi thân mật là chia sẻ suy nghĩ, ước muốn, và cảm xúc với đối phương.
Attachment is the need to receive care, approval, and physical contact with the other person. Caring involves valuing the other person needs and happiness as much as your own. Intimacy refers to the sharing of thoughts, desires, and feelings with the other person.
Dựa trên định nghĩa này, Rubin sáng tạo ra một bảng hỏi để đánh giá thái độ của một người về người kia và phát hiện ra những câu hỏi thang đo về yêu và thích này giúp ông củng cố những quan niệm của mình về tình yêu.
Based upon this definition, Rubin devised a questionnaire to assess attitudes about others and found that these scales of liking and loving provided support for his conception of love.

Tình yêu Đồng hành với Tình yêu Đam mê. Compassionate vs. Passionate Love

Theo nhà tâm lý học Elaine Hatfield và cộng sự của bà, có 2 kiểu tình yêu:
According to psychologist Elaine Hatfield and her colleagues, there are two basic types of love:
– Tình yêu đồng hành. Compassionate love
– Tình yêu đam mê. Passionate love
Tình yêu đồng hành được định hình bởi sự tôn trọng lẫn nhau, sự gắn bó, yêu thương và tin tưởng. Tình yêu đồng hành thường hình thành từ cảm giác thấu hiểu và tôn trọng lẫn nhau.
Compassionate love is characterized by mutual respect, attachment, affection, and trust. Compassionate love usually develops out of feelings of mutual understanding and shared respect for one another.
Tình yêu đam mê được định hình bởi những cảm xúc mãnh liệt, thu hút về mặt tình dục, nỗi lo âu và tình yêu thương. Khi những cảm xúc mãnh liệt được đối phương đáp lại, con người ta cảm thấy mình phấn chấn và thỏa mãn. Tình yêu này nếu không được đáp lại sẽ đưa đến cảm xúc thất vọng và chán nản. Hatfield cho rằng tình yêu đam mê chỉ tồn tại ngắn ngủi, thường là từ 06 đến 30 tháng.
Passionate love is characterized by intense emotions, sexual attraction, anxiety, and affection. When these intense emotions are reciprocated, people feel elated and fulfilled. Unreciprocated love leads to feelings of despondency and despair. Hatfield suggests that passionate love is transitory, usually lasting between 6 and 30 months.
Hatfield cũng cho rằng tình yêu đam mê xuất hiện khi những mong đợi về văn hóa thúc đẩy con người ta phải lòng nhau, khi một người gặp được một người tình theo đúng lý tưởng sẵn có của mình, và khi bạn cảm thấy bị kích thích mãnh liệt về cơ thể với người kia.
Hatfield also suggests that passionate love arises when cultural expectations encourage falling in love, when the person meets your preconceived ideas of an ideal love, and when you experience heightened physiological arousal in the presence of the other person.
Lý tưởng mà nói, tình yêu đam mê sau đó sẽ thường chuyển biến thành tình yêu đồng hành bền chặt hơn. Mặc dù hầu hết mọi người đều muốn có được những mối quan hệ vừa an toàn, vừa có sự ổn định của tình yêu đồng hành lại vừa có sự mãnh liệt của tình yêu đam mê, nhưng Hatfield tin rằng sự kết hợp này là khá hiếm gặp.
Ideally, passionate love then leads to compassionate love, which is far more enduring. While most people desire relationships that combine the security and stability of compassionate with intense passionate love, Hatfield believes that this is rare.
Bánh xe màu sắc tình yêu. The Color Wheel Model of Love

Trong cuốn sách “Màu sắc tình yêu” xuất bản năm 1973 của mình, nhà tâm lý học John Lee so sánh các kiểu tình yêu như một bánh xe màu sắc. Cũng giống như màu sắc có ba tông cơ bản thì Lee cho rằng tình yêu cũng có 3 “tông” chính. Ba “tông” này là:
In his 1973 book The Colors of Love, psychologist John Lee compared styles of love to the color wheel. Just as there are three primary colors, Lee suggested that there are three primary styles of love. These three styles of love are:
– Yêu nồng nàn: Từ Eros xuất phát từ tiếng Hy Lạp có nghĩa là “đam mê” hay “gợi tình.” Lee cho rằng kiểu tình yêu này vừa có sự đam mê về thể xác và cảm xúc.
Eros: The term eros stems from the Greek word meaning “passionate” or “erotic.” Lee suggested that this type of love involves both physical and emotional passion.
– Yêu bỡn cợt: Ludos theo tiếng Hy Lạp có nghĩa là “trò chơi.” Kiểu tình yêu này thường như kiểu đùa vui, bỡn cợt, không phải lúc nào cũng nghiêm túc. Những người có kiểu yêu này thường không sẵn sàng cam kết bất kỳ điều gì và luôn cảnh giác khi thấy sự gần gũi tiến đi quá xa.
Ludos: Ludos comes from the Greek word meaning “game.” This form of love is conceived as playful and fun, but not necessarily serious. Those who exhibit this form of love are not ready for commitment and are wary of too much intimacy.
– Yêu trong sáng: Storge trong tiếng Hy Lạp có nghĩa là “tình yêu thương tự nhiên.” Dạng tình yêu này thường đại diện bởi tình yêu thương gia đình, giữa cha mẹ và con cái, anh chị em, và những người trong dòng họ. Dạng tình yêu này có thể cũng hình thành từ tình bạn giữa những người có chung mối quan tâm và cam kết, từ đây họ dần hình thành tình yêu thương với người kia.
Storge: Storge stems from the Greek term meaning “natural affection.” This form of love is often represented by familial love between parents and children, siblings, and extended family members. This type of love can also develop out of friendship where people who share interests and commitments gradually develop affection for one another.
Cứ tiếp tục suy luận theo bánh xe tình yêu màu sắc này, Lee cho rằng các tông màu cơ bản có thể kết hợp với nhau để tạo ra những màu khác, ba kiểu tình yêu cơ bản này có thể hợp lại để tạo ra 9 kiểu tình yêu thứ cấp khác. Ví dụ, kết hợp Tình Yêu Nồng Nàn và Tình Yêu Bỡn Cợt ta sẽ có Tình Yêu Ám Ảnh.
Continuing the color wheel analogy, Lee proposed that just as the primary colors can be combined to create complementary colors, these three primary styles of love could be combined to create nine different secondary love styles. For example, combining Eros and Ludos results in mania or obsessive love.
3 kiểu chính: Three primary styles:
- Yêu Nồng Nàn – Yêu một người đúng lý tưởng. Eros –Loving an ideal person
- Yêu Bỡn Cợt – Tình yêu như một trò chơi. Ludos – Love as a game
- Yêu Trong Sáng – Tình yêu như tình bạn. Storge – Love as friendship
3 kiểu thứ cấp: Three secondary styles:
- Yêu Ám Ảnh (Yêu Nồng Nàn + Yêu Bỡn Cợt) – Luôn bị tình yêu ám ảnh. Mania (Eros + Ludos) – Obsessive love
- Yêu Thực Dụng (Yêu Bỡn Cợt + Yêu Trong Sáng) – tình yêu mang tính thực tế và thực dụng. Pragma (Ludos + Storge) – Realistic and practical love
- Yêu vị tha (Yêu Nồng Nàn + Yêu Trong Sáng) – Một tình yêu không màng đến bản thân mình. Agape (Eros + Storge) – Selfless love
Học thuyết tam giác tình yêu. Triangular Theory of Love

Nhà tâm lý học Robert Sternberg đưa ra học thuyết Tam giác tình yêu, phát biểu rằng tình yêu có 3 thành tố:
Psychologist Robert Sternberg proposed a triangular theory suggesting that there are three components of love:
– Gần gũi. Intimacy
– Đam mê. Passion
– Cam kết. Commitment
Những sự kết hợp của 3 thành tố này sẽ tạo ra những dạng thức tình yêu khác nhau. Ví dụ, kết hợp Gần Gũi và Cam Kết sẽ tạo ra tình yêu đồng hành, kết hợp Đam Mê và Gần Gũi sẽ cho ra tình yêu lãng mạn.
Different combinations of these three components result in different types of love. For example, combining intimacy and commitment results in companionate love, while combining passion and intimacy leads to romantic love.
Theo Sternberg, các mối quan hệ xây dựng dựa từ 2 thành tố trở lên sẽ dài lâu hơn những mối quan hệ chỉ dựa trên một thành tố. Sternberg sử dụng thuật ngữ tình yêu trọn vẹn để mô tả sự kết hợp giữa Đam Mê, Gần Gũi và Cam Kết. Mặc dù dạng tình yêu này là mạnh mẽ và bền lâu nhất nhưng Sternberg cũng cho rằng loại tình yêu này vô cùng hiếm.
According to Sternberg, relationships built on two or more elements are more enduring than those based on a single component. Sternberg uses the term consummate love to describe combining intimacy, passion, and commitment. While this type of love is the strongest and most enduring, Sternberg suggests that this type of love is rare.
Tham khảo. View Article Sources
Hatfield, E., & Rapson, R. L. Love, sex, and intimacy: Their psychology, biology, and history. New York: HarperCollins; 1993.
Lee, J.A. The Colors of Love. New York: Prentice-Hall; 1976.
Rubin, Z. “Measurement of romantic love.” Journal of Personality and Social Psychology, 1970, 16: 265-273.
Sternberg, R.J. The Triangle of Love: Intimacy, Passion, Commitment. New York: Basic Books; 1988.
Nguồn: https://www.verywellmind.com/theories-of-love-2795341
Như Trang.
trang song ngữ cực hay, cảm ơn ad ạ
ThíchThích