Giải mẫn cảm chuyển động nhãn cầu và tái nhận thức (EMDR) là một hình thức điều trị Rối loạn Căng thẳng sau Sang chấn (PTSD) cũng như những bệnh lý tâm thần khác (xem bên dưới). Hình thức điều trị này giúp chủ thể gom lại các ký ức gây sang chấn, những suy nghĩ và niềm tin tích cực để hỗ trợ làm giảm cảm giác đau khổ, khó chịu nảy sinh từ sự kiện sang chấn. Khi những suy nghĩ và hình ảnh về lại trong tâm trí chủ thể, trị liệu viên sẽ đồng thời yêu cầu và hướng dẫn chủ thể tập trung vào những kích thích từ bên ngoài như chuyển động mắt hay gõ nhịp tay.

Eye movement desensitization and reprocessing (EMDR) is a treatment for PTSD as well as other mental health conditions (see below). The treatment brings together your traumatic memories and positive thoughts and beliefs to help reduce the distress stemming from your traumatic event. With these thoughts and images in mind, you will be asked to also pay attention to an outside stimulus such as eye movements or finger tappings guided by the therapist.

EMDR-Fingers.png
Nguồn: Motivations Counseling

Điều trị EMDR tập trung vào các khía cạnh liên quan đến PTSD xuất hiện trong nhiều khoảng thời gian dài trong cuộc đời:

EMDR treatment focuses on the PTSD-related aspects of the major time periods in your life:

– Quá khứ: Đau buồn, các sự kiện và ký ức liên quan đến sang chấn.

The past: Distressing, trauma-related events, and memories

– Hiện tại: Những tình huống ở hiện tại đang gây khó chịu cho chủ thể.

The present: Current situations that are causing you distress

– Tương lai: Phát triển các kỹ năng và giúp hình thành thái độ phù hợp để thực hiện hành vi tích cực.

The future: Development of skills and attitudes you can use to take positive actions

Những gì xảy ra trong suốt phiên điều trị EMDR? What Happens During EMDR Treatment?

– Bước 1. Trị liệu viên EMDR sẽ bắt đầu phiên can thiệp bằng cách yêu cầu bạn mang về lại tâm trí (nhớ lại) những ký ức, hình ảnh, suy nghĩ khó chịu về bản thân, và những cảm giác thực thể do sự kiện gây sang chấn trước đây tạo ra. Sau đó, ngay khi bạn giữ lại được những suy nghĩ và hình ảnh này trong tâm trí, trị liệu viên sẽ yêu cầu bạn tập trung chú ý vào những kích thích từ môi trường bên ngoài. Ví dụ, trị liệu viên có thể yêu cầu bạn di chuyển mắt qua lại theo sự di chuyển của ngón tay trị liệu viên.

Step 1. Your EMDR therapist will start the session by asking you to bring to mind emotionally unpleasant memories, images, thoughts about yourself, and body sensations that stem from your traumatic event. Then, at the same time as you hold these thoughts and images in your mind, your therapist will ask you to pay attention to an outside stimulus. For example, you could be asked to move your eyes back and forth to follow the movements of the therapist’s hand.

eye-movement-illo-pat-linse.jpg
Nguồn: Douglas Waldruff

– Bước 2. Bạn thở sâu và trò chuyện với trị liệu viên về bất cứ suy nghĩ đau buồn nào mới xuất hiện trong tâm trí trong quá trình thực hiện bước 1 (mắt vẫn di chuyển qua lại theo tay của trị liệu viên).

Step 2. You’ll deep-breathe and then discuss with your therapist any new distressing thoughts that came into your mind during Step 1.

– Bước 3. Bạn sẽ lặp lại bước 1, lần này tập trung vào những suy nghĩ mới xuất hiện trong bước 2, sau đó hoàn thành lại bước 2.

Step 3. You’ll repeat Step 1, this time concentrating on the new thoughts you reported in Step 2, then finish as in Step 2.

Nhìn chung, chu kỳ này sẽ được lặp đi lặp lại cho đến khi bạn cảm thấy bớt đau buồn. Qua nhiều phiên, bạn có thể hiểu rõ hơn về cách sự kiện sang chấn đã ảnh hưởng lên bạn như thế nào, giúp bạn thay đổi một số hành vi và có thể tiến về tương lai phía trước một cách tích cực.

Typically this cycle is repeated until your distress is reduced. Over the prescribed number of sessions, you may gain more insight into the way your traumatic event has affected you, change some of your behaviors, and be able to move forward more positively into the future.

EMDR có thể giúp được những đối tượng nào khác? Who Else Does EMDR Help?

Bạn có thể sẽ cảm thấy thú vị khi biết được rằng kể từ nghiên cứu lâm sàng đầu tiên chứng minh tính hiệu quả vào năm 1989, EMDR đã giúp đỡ không chỉ những người mắc PTSD mà còn cả những người mắc các bệnh lý tâm thần khác. Bao gồm:

You may be interested to know that, since the first clinical study of its effectiveness in 1989, EMDR has helped not only people with PTSD but also those with other types of mental health conditions. They include:

– Cựu chiến binh trong Thế Chiến thứ II, Chiến tranh Triều Tiên, Chiến tranh Việt Nam, và những cuộc chiến tranh tại Iraq và Afghanistan

Combat veterans from World War II, the Korean War, the Vietnam War, and the wars in Iraq and Afghanistan

– Người mắc các chứng ám ảnh sợ, rối loạn hoảng sợ, Rối loạn ám ảnh cưỡng chế (OCD) và rối loạn lo âu lan tỏa.

People with phobias, panic disorder, obsessive compulsive disorder (OCD), and generalized anxiety disorder

– Nạn nhân của những vụ phạm tội, cảnh sát, và lính cứu hỏa.

Crime victims, police officers, and firefighters

– Những người trải qua nỗi đau buồn cực hạn.

People suffering extreme grief

– Nạn nhân của các vụ tấn công tình dục

Sexual assault victims

– Những người chịu ảnh hưởng tiêu cực từ gia đình, rối loạn chức năng hôn nhân và tình dục.

People affected by family, marital and sexual dysfunction

– Người trưởng thành và thanh thiếu niên bị chẩn đoán mắc trầm cảm.

Adults and adolescents diagnosed with depression

Cách thức hoạt động. How It Works

Có người tin rằng EMDR hoạt động bằng cách xây dựng những kết nối mới trong trí nhớ giữa các ký ức sang chấn và những thông tin tích cực, giúp những thông tin tích cực này tạo ảnh hưởng nhiều hơn lên những suy nghĩ về sang chấn.

EMDR is believed to work by building new connections in your memory between your traumatic memories and positive information, enabling the positive information to have more influence on your trauma-related thinking.

Tuy nhiên, bạn nên biết rằng đây chưa chắc đã là cách hoạt động của EMDR. Nó có thể hoạt động theo một cách thức tương tự gọi là liệu pháp tiếp xúc, nhưng các nhà nghiên cứu vẫn chưa có bằng chứng chắc chắn về điều này. Ngoài ra, vẫn có một số phê bình dành cho các nghiên cứu đánh giá tính hiệu quả của hình thức này.

However, you should be aware that it is not yet certain how EMDR works. It may work in a ay similar to a technique called exposure therapy, but researchers are still uncertain. In addition, there has been some criticism of the studies done to evaluate its effectiveness.

Bạn có thể đọc thêm về liệu pháp EMDR trên website của Viện EMDR.

You can read more about eye movement desensitization and reprocessing therapy at the EMDR Institute website.

EMDR-Therapy.jpeg
Nguồn: Trauma Counseling Center of Los Angeles

Tham khảo. Article Sources

Lilienfeld, S., Lynn, S., & Lohr, J. (2002). Science and Pseudoscience in Clinical Psychology. New York, NY: Guilford Press.

Lilienfeld, S. O. (Jan/Feb 1996). EMDR Treatment: Less Than Meets the Eye? Skeptical Inquirer.

Maxfield, L. (2002). Eye movement desensitization and reprocessing in the treatment of posttraumatic stress disorder. In C.R. Figley (Ed.), Brief Treatments for the Traumatized (pp. 148-170). Westport, CT: Greenwood Press.

“What is EMDR? Frequent Questions.” EMDR Institute, Inc. (2016).

“EMDR Evaluated Clinical Applications.” EMDR Institute, Inc. (2016).

Nguồn: https://www.verywellmind.com/emdr-meaning-and-treatment-2797295

Như Trang.