Erik Erikson là một nhà tâm lý học nghiên cứu về bản ngã, ông là người xây dựng nên một trong những học thuyết nổi tiếng, mang tầm ảnh hướng nhất về sự phát triển của con người. Mặc dù bị ảnh hưởng bởi nhà phân tâm học Sigmund Freud, nhưng học thuyết của Erikson tập trung nhiều vào sự phát triển tâm lý xã hội thay vì sự phát triển tâm lý tính dục. Các giai đoạn trong học thuyết này bao gồm :

Erik Erikson was an ego psychologist who developed one of the most popular and influential theories of development. While his theory was impacted by psychoanalyst Sigmund Freud’s work, Erikson’s theory centered on psychosocial development rather than psychosexual development. The stages that make up his theory are as follows:

Giai đoạn 1 – Tin tưởng và Hoài Nghi. Stage 1 – Trust vs. Mistrust

Giai đoạn 2 – Tự chủ và Tủi hổ. Stage 2 – Autonomy vs. Shame and Doubt

Giai đoạn 3 – Chủ động và Cảm giác tội lỗi. Stage 3 – Initiative vs. Guilt

Giai đoạn 4 – Siêng năng và Tự ti. Stage 4 – Industry vs. Inferiority

Giai đoạn 5 – Định hình cái tôi và Bối rối về vai trò. Stage 5 – Identity vs. Confusion

Giai đoạn 6 – Gắn bó và Cô lập. Stage 6 – Intimacy vs. Isolation

Giai đoạn 7 – Kiến tạo giá trị và Đình trệ. Stage 7 – Generativity vs. Stagnation

Giai đoạn 8 – Trọn vẹn và Thất vọng. Stage 8 – Integrity vs. Despair

Hãy cùng nhau tìm hiểu kỹ hơn các thông tin cơ bản và các giai đoạn khác nhau trong học thuyết về sự phát triển tâm lý xã hội của Erikson.

Let’s take a closer look at the background and different stages that make up Erikson’s psychosocial theory.

Eriksons-8-Stages-Of-Personality-Development-850x425.jpg
Nguồn: selfninja.com

Thế nào là Phát triển Tâm lý Xã hội? What Is Psychosocial Development?

Vậy chính xác thì học thuyết phát triển tâm lý xã hội của Erikson liên quan và bao gồm những thứ gì? Tương tự như Sigmund Freud, Erikson tin rằng tính cách phát triển qua một chuỗi các giai đoạn. Không giống như học thuyết về các giai đoạn phát triển tâm lý tính dục của Freud, học thuyết của Erikson mô tả tác động của các trải nghiệm xã hội trong suốt cuộc đời của một người. Erikson quan tâm đến cách mà các mối quan hệ và tương tác xã hội đóng vai trò lên sự phát triển và trưởng thành của con người.

So what exactly did Erikson’s theory of psychosocial development entail? Much like Sigmund Freud, Erikson believed that personality developed in a series of stages. Unlike Freud’s theory of psychosexual stages, Erikson’s theory described the impact of social experience across the whole lifespan. Erikson was interested in how social interaction and relationships played a role in the development and growth of human beings.

96e23f7377a7d4d81a99767202becf31
Erik Erikson. Nguồn: Pinterest

Mỗi giai đoạn trong học thuyết của Erikson được “đắp nền” từ giai đoạn trước đó và chính từng giai đoạn này sẽ dọn đường cho các giai đoạn tiếp theo sau nó trong quá trình phát triển.

Each stage in Erikson’s theory builds on the preceding stages and paves the way for following periods of development.

Trong mỗi giai đoạn, Erikson tin rằng con người trải qua một mâu thuẫn, và mâu thuẫn này đóng vao trò là cột mốc chuyển đổi trong sự phát triển. Theo quan điểm của Erikson, những mâu thuẫn này tập trung vào, hoặc là hình thành hoặc không thể hình thành một phẩm chất tâm lý. Trong những khoảng thời gian này, khả năng phát triển thành công của cá nhân đó rất cao và khả năng thất bại cũng là rất lớn.

In each stage, Erikson believed people experience a conflict that serves as a turning point in development. In Erikson’s view, these conflicts are centered on either developing a psychological quality or failing to develop that quality. During these times, the potential for personal growth is high but so is the potential for failure.

Nếu con người ta xử lý thành công mâu thuẫn thành công, họ sẽ bước vào giai đoạn mới với các sức mạnh tâm lý hữu ích giúp họ cong cả cuộc đời. Nếu họ thất bại trong việc xử lý hiệu quả những xung đột này, họ không thể hình thành những kỹ năng thiết yếu cần có để hiểu rõ chính mình.

If people successfully deal with the conflict, they emerge from the stage with psychological strengths that will serve them well for the rest of their lives. If they fail to deal effectively with these conflicts, they may not develop the essential skills needed for a strong sense of self.

Erikson cũng tin rằng cảm nhận về năng lực của bản thân sẽ giúp thúc đẩy hành vi và hành động của cá nhân đó. Mỗi giai đoạn trong học thuyết của Erikson đều đào sâu vào quá trình hình thành năng lực trong một khía cạnh nào đó của cuộc sống. Nếu giai đoạn này được xử lý tốt, chủ thể sẽ cảm nhận được quyền làm chủ, mà đôi khi còn được gọi là sức mạnh bản ngã hay năng lực bản ngã. Nếu không xử lý tốt giai đoạn này thì chủ thể sẽ cảm thấy sự bất cân xứng, thiếu hụt trong chính những khía cạnh kể trên.

Erikson also believed that a sense of competence motivates behaviors and actions. Each stage in Erikson’s theory is concerned with becoming competent in an area of life. If the stage is handled well, the person will feel a sense of mastery, which is sometimes referred to as ego strength or ego quality. If the stage is managed poorly, the person will emerge with a sense of inadequacy in that aspect of development.

Giai đoạn 1 Tin tưởng và Hoài nghi. Psychosocial Stage 1 – Trust vs. Mistrust

Screen-Shot-2018-11-26-at-17.22.55-1-1024x569.png
Nguồn: sprouts.co.th

Giai đoạn đầu tiên trong học thuyết phát triển tâm lý xã hội của Erikson xuất hiện trong khoảng từ khi mới sinh ra đến một tuổi và là giai đoạn nền tảng nhất trong cuộc đời.

The first stage of Erikson’s theory of psychosocial development occurs between birth and one year of age and is the most fundamental stage in life.

Vì một đứa trẻ sơ sinh là đối tượng cực kỳ phụ thuộc người khác nên sự tin tưởng được hình thành ở đây sẽ dựa vào mức độ đáng tin và phẩm chất của người chăm sóc. Trong giai đoạn phát triển này, đứa trẻ sẽ cực kỳ phụ thuộc vào người chăm sóc trong tất cả mọi phương diện mà nó cần để sinh tồn, bao gồm thức ăn, tình yêu thương, hơi ấm, sự an toàn và chăm sóc nuôi dưỡng.

Because an infant is utterly dependent, developing trust is based on the dependability and quality of the child’s caregivers. At this point in development, the child is utterly dependent upon adult caregivers for everything that he or she needs to survive including food, love, warmth, safety, and nurturing.

Tất cả mọi thứ. Nếu không được chăm sóc và yêu thương đầy đủ, đứa trẻ sẽ cảm thấy rằng mình không thể tin tưởng hoặc lệ thuộc vào người lớn nào trong đời mình.

Everything. If a caregiver fails to provide adequate care and love, the child will come to feel that he or she cannot trust or depend upon the adults in his or her life.

Nếu trẻ xây dựng niềm tin thành công, nó sẽ bắt đầu cảm thấy an toàn và yên tâm trong thế giới của mình. Người chăm sóc bất nhất, không bên trẻ khi chúng cần, hay có thái độ chối bỏ sẽ góp phần hình thành cảm giác hoài nghi ở trẻ khi được những người này chăm sóc. Việc không thể hình thành sự tin tưởng sẽ gây ra nỗi sợ hãi và một niềm tin cho rằng thế giới này cũng bất nhất và khó đoán như vậy.

If a child successfully develops trust, he or she will feel safe and secure in the world. Caregivers who are inconsistent, emotionally unavailable, or rejecting contribute to feelings of mistrust in the children under their care. Failure to develop trust will result in fear and a belief that the world is inconsistent and unpredictable.

Đương nhiên, không có đứa trẻ nào lớn lên mà cảm nhận được 100% tin tưởng hay 100% nghi ngờ. Erikson tin rằng phát triển thành công là phải giữ ở một mức cân bằng giữa hai thái cực này.

Of course, no child is going to develop a sense of 100 percent trust or 100 percent doubt. Erikson believed that successful development was all about striking a balance between the two opposing sides.

Khi điều này xảy ra, trẻ có được niềm hy vọng, cái mà Erikson mô tả là sự cởi mở trước một trải nghiệm tôi luyện bằng sự thận trọng rằng hiểm nguy có thể hiện hữu.

When this happens, children acquire hope, which Erikson described as an openness to experience tempered by some wariness that danger may be present.

Giai đoạn 2 Tự chủ, Tủi hổ và Nghi ngờ. Psychosocial Stage 2 – Autonomy vs. Shame and Doubt

 

 

Screen-Shot-2018-11-26-at-17.20.16-1-1024x574.png
Nguồn: Sprouts Kindergarten & Preschool Bangkok

Giai đoạn hai trong thuyết phát triển tâm lý xã hội của Erikson diễn ra trong suốt đầu thời thơ ấu và tập trung váo quá trình trẻ hình thành một cảm quan lớn hơn về năng lực kiểm soát cá nhân.

The second stage of Erikson’s theory of psychosocial development takes place during early childhood and is focused on children developing a greater sense of personal control.

Vào thời điểm này, trẻ mới bắt đầu có được một chút cái gọi là độc lập tự chủ. Trẻ bắt đầu tự mình thực hiện những hành động cơ bản và đưa ra những quyết định đơn giản về cái chúng lựa chọn. Việc cho phép trẻ đưa ra lựa chọn và có được quyền kiểm soát sẽ tạo điều kiện cho người chăm sóc giúp trẻ hình thành cảm nhận về sự tự chủ.

At this point in development, children are just starting to gain a little independence. They are starting to perform basic actions on their own and making simple decisions about what they prefer. By allowing kids to make choices and gain control, parents and caregivers can help children develop a sense of autonomy.

Giống như Freud, Erikson tin rằng tập cho trẻ đi toilet là một cấu phần sống còn trong quá trình này. Tuy nhiên, cách lý luận của Erikson khá khác biệt với Freud. Erikson tin rằng việc học cách kiểm soát quá trình vận hành của bản thân sẽ giúp trẻ cảm thấy mình có quyền kiểm soát và cảm nhận rõ ràng về tính độc lập.

Like Freud, Erikson believed that toilet training was a vital part of this process. However, Erikson’s reasoning was quite different than that of Freud’s. Erikson believed that learning to control one’s bodily functions leads to a feeling of control and a sense of independence.

Những sự kiện quan trọng khác bao gồm được quyền lựa chọn đồ ăn, đồ chơi và quần áo.

Other important events include gaining more control over food choices, toy preferences, and clothing selection.

Trẻ nào hoàn thành giai đoạn này thành công sẽ cảm thấy an tâm và tự tin, trong khi những trẻ không hoàn thành tốt sẽ cảm thấy thiếu hụt và tự nghi hoặc bản thân mình. Erikson tin rằng việc đạt được sự cân bằng giữa sự tự chủ, nỗi tủi hổ và sự nghi ngờ sẽ giúp trẻ tạo dựng ý chí, chính là niềm tin rằng trẻ có thể hành xử có suy tính, biết suy nghĩ và có giới hạn.

Children who successfully complete this stage feel secure and confident, while those who do not are left with a sense of inadequacy and self-doubt. Erikson believed that achieving a balance between autonomy and shame and doubt would lead to will, which is the belief that children can act with intention, within reason and limits.

Giai đoạn 3 Chủ động và Cảm giác tội lỗi. Psychosocial Stage 3 – Initiative vs. Guilt

Screen-Shot-2018-11-26-at-17.20.28-1-1024x585
Nguồn: Sprouts Kindergarten & Preschool Bangkok

Giai đoạn 3 của quá trình phát triển tâm lý xã hội diễn ra trước tuổi đến trường.

The third stage of psychosocial development takes place during the preschool years.

Tại giai đoạn này, trẻ bắt đầu khẳng định sức mạnh và sự kiểm soát thế giới qua hoạt động đóng kịch và các hoạt động tương tác xã hội khác.

At this point in psychosocial development, children begin to assert their power and control over the world through directing play and other social interactions.

Trẻ nào thành công trong giai đoạn này sẽ cảm thấy mình có khả năng và có thể lãnh đạo người khác. Trẻ nào không có được những kỹ năng này sẽ cảm thấy tội lỗi, nghi ngờ bản thân và thiếu sự chủ động.

Children who are successful at this stage feel capable and able to lead others. Those who fail to acquire these skills are left with a sense of guilt, self-doubt, and lack of initiative.

Khi trẻ đạt được trạng thái cân bằng lý tưởng giữa tính chủ động cá nhân và thái độ sẵn sàng hợp tác với người khác, phẩm chất bản ngã mang tên “chủ tâm” xuất hiện.

When an ideal balance of individual initiative and a willingness to work with others is achieved, the ego quality known as purpose emerges.

Giai đoạn 4 Siêng năng và Tự ti. Psychosocial Stage 4 – Industry vs. Inferiority

mwQwFx1WN_s.jpg
Nguồn: business.minutevideos.com

 

Giai đoạn phát triển tâm lý xã hội thứ tư diễn ra trong những năm tháng đi học đầu đời, độ tuổi tử 5 đến 11.

The fourth psychosocial stage takes place during the early school years from approximately age 5 to 11.

Nhờ tương tác xã hội, trẻ bắt đầu cảm thấy tự hào về những thành tích và năng lực của bản thân. Trẻ nào nhận được sự động viên và khen ngợi từ cha mẹ và thầy cô sẽ bắt đầu cảm nhận về năng lực và niềm tin vào các kỹ năng của mình. Trẻ nào không nhận được sự khích lệ từ cha mẹ, thầy cô hoặc bạn bè sẽ nghi ngờ về năng lực đạt được thành công của mình.

Through social interactions, children begin to develop a sense of pride in their accomplishments and abilities. Children who are encouraged and commended by parents and teachers develop a feeling of competence and belief in their skills. Those who receive little or no encouragement from parents, teachers, or peers will doubt their abilities to be successful.

Thành công tìm được sự cân bằng trong giai đoạn phát triển này sẽ tạo nên một sức mạnh có tên là năng lực, tức là niềm tin về khả năng xử lý tốt công việc mình được giao.

Successfully finding a balance at this stage of psychosocial development leads to the strength known as competence, in which children develop a belief their abilities to handle the tasks set before them.

Giai đoạn 5 Định hình cái tôi và Bối rối về vai trò. Psychosocial Stage 5 – Identity vs. Confusion

Screen-Shot-2018-11-26-at-17.24.45-1024x565.png
Nguồn: sprouts.co.th

Giai đoạn thứ năm trong quá trình phát triển tâm lý xã hội diễn ra trong những năm tháng tuổi teen đầy xáo trộn. Giai đoạn này đóng một vai trò thiết yếu trong sự phát triển cảm nhận về định hình (bản dạng) cái tôi, bản dạng này sẽ tiếp tục ảnh hưởng lên hành vi và sự phát triển của toàn bộ cuộc sống sau này.

The fifth psychosocial stage takes place during the often turbulent teenage years. This stage plays an essential role in developing a sense of personal identity which will continue to influence behavior and development for the rest of a person’s life.

Trong suốt tuổi vị thành niên, trẻ khám phá sự tự lập và hình thành cảm nhận về bản thân. Những người nhận được sự khích lệ và củng cố phù hợp sẽ vượt qua giai đoạn này với sự cảm nhận mạnh mẽ về bản thân, cảm giác tự lập và chủ động kiểm soát. Những người vẫn còn không chắc chắn về những niềm tin và ham muốn của mình sẽ cảm thấy bất an và bối rối về bản thân cũng như tương lai.

During adolescence, children explore their independence and develop a sense of self. Those who receive proper encouragement and reinforcement through personal exploration will emerge from this stage with a strong sense of self and feelings of independence and control. Those who remain unsure of their beliefs and desires will feel insecure and confused about themselves and the future.

Khi các nhà tâm lý học nói về nhân dạng, họ đang ám chỉ đến tất cả những niềm tin, lý tưởng và giá trị giúp định hình và dẫn dắt hành vi của một người. Hoàn tất thành công giai đoạn này đưa đến cái gọi là sự trung thành xã hội, mà theo như Erikson mô tả, là khả năng sống theo những tiêu chuẩn và mong đợi từ xã hội.

When psychologists talk about identity, they are referring to all of the beliefs, ideals, and values that help shape and guide a person’s behavior. Completing this stage successfully leads to fidelity, which Erikson described as an ability to live by society’s standards and expectations.

Mặc dù Erikson tin rằng mỗi giai đoạn của quá trình phát triển tâm lý xã hội đều quan trọng nhưng ông lại “nhấn” đặc biệt vào quá trình định hình cái tôi. Định hình cái tôi ở đây là cảm nhận rõ ràng về bản thân, hiểu rõ rằng chúng ta phát triển lên nhờ những tương tác xã hội và trở thành một chủ thể trọng tâm trong suốt giai đoạn này của quá trình phát triển tâm lý xã hội.

While Erikson believed that each stage of psychosocial development was important, he placed a particular emphasis on the development of ego identity. Ego identity is the conscious sense of self that we develop through social interaction and becomes a central focus during the identity versus confusion stage of psychosocial development.

Theo Erikson, định hình cái tôi liên tục thay đổi nhờ những trải nghiệm và thông tin mới ta thu nhận được qua tương tác hằng ngày với người xung quanh. Khi ta có những trải nghiệm mới, ta cũng đương đầu với những thách thức có thể giúp hoặc cản trở quá trình phát triển của cái tôi.

According to Erikson, our ego identity constantly changes due to new experiences and information we acquire in our daily interactions with others. As we have new experiences, we also take on challenges that can help or hinder the development of identity.

Định hình cái tôi cá nhân mang đến cho mỗi người một cảm nhận thống nhất và rõ ràng kéo dài trong suốt cuộc đời. Cảm nhận của chúng ta về bản dạng cá nhân được định hình bằng những trải nghiệm và tương tác với người khác, và chính bản dạng này sẽ dẫn dắt hành động, niềm tin và hành vi của chúng ta khi ta ngày một lớn lên.

Our personal identity gives each of us an integrated and cohesive sense of self that endures through out lives. Our sense of personal identity is shaped by our experiences and interactions with others, and it is this identity that helps guide our actions, beliefs, and behaviors as we age.

Giai đoạn 6 Gắn bó và Cô lập. Psychosocial Stage 6 – Intimacy vs. Isolation

23668566e8f71ca768fc7d8577f49b43.png
Nguồn: Sutori

Giai đoạn này trải dài trong thời kỳ đầu giai đoạn trưởng thành khi con người ta khám phá những mối quan hệ cá nhân.

This stage covers the period of early adulthood when people are exploring personal relationships.

Erikson tin rằng việc chúng ta hình thành những mối quan hệ gần gũi, gắn kết với người khác là một điều tối quan trọng. Những người hoàn thành bước này tốt sẽ hình thành được những mối quan hệ bền lâu và đảm bảo.

Erikson believed it was vital that people develop close, committed relationships with other people. Those who are successful at this step will form relationships that are enduring and secure.

Hãy nhớ rằng mỗi bước đều hình thành dựa trên những kỹ năng mà chủ thể học được trong những bước trước đó. Erikson tin rằng cảm quan rõ ràng về bản dạng cá nhân là vô cùng quan trọng cho sự phát triển của các mối quan hệ thân thiết. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng những người có cảm quan kém về bản thân thực sự có ít mối quan hệ gắn kết hơn và dễ bị cô lập cảm xúc, cô đơn và trầm cảm.

Remember that each step builds on skills learned in previous steps. Erikson believed that a strong sense of personal identity was important for developing intimate relationships. Studies have demonstrated that those with a poor sense of self do tend to have less committed relationships and are more likely to suffer emotional isolation, loneliness, and depression.

Giải quyết thành công giai đoạn này sẽ đưa đến một “trái ngọt” gọi là tình yêu thương, được xác định bằng khả năng hình thành những mối quan hệ lâu bền và có ý nghĩa với những người khác.

Successful resolution of this stage results in the virtue known as love. It is marked by the ability to form lasting, meaningful relationships with other people.

Giai đoạn 7 Kiến tạo giá trị và Đình trệ. Psychosocial Stage 7 – Generativity vs. Stagnation

C0TFuNNq1_s.jpg
Nguồn: MinuteVideos

Trong suốt những năm tháng trưởng thành, chúng ta tiếp tục vun đắp cuộc sống, tập trung vào sự nghiệp và gia đình.

During adulthood, we continue to build our lives, focusing on our career and family.

Người thành công trong giai đoạn này sẽ cảm thấy mình đang chủ động đóng góp cho thế giới qua các hoạt động ở nhà và ở cộng đồng. Những người không thể đạt được kỹ năng này sẽ cảm thấy mình không có ích và không gắn kết với thế giới.

Those who are successful during this phase will feel that they are contributing to the world by being active in their home and community. Those who fail to attain this skill will feel unproductive and uninvolved in the world.

Chăm sóc là phẩm chất đạt được khi vượt qua giai đoạn này thành công. Tự hào về những thành tích của bản thân, nhìn con cái trưởng thành mỗi ngày và hình thành một cảm nhận về sự thống nhất với bạn đời là những thành tích quan trọng đạt được trong giai đoạn này.

Care is the virtue achieved when this stage is handled successfully. Being proud of your accomplishments, watching your children grow into adults, and developing a sense of unity with your life partner are important accomplishments of this stage.

Giai đoạn 8 Trọn vẹn và Thất vọng. Psychosocial Stage 8 – Integrity vs. Despair

SMmGfxxWh_s.jpg
Nguồn: business.minutevideos.com

Giai đoạn phát triển tâm lý xã hội cuối cùng xuất hiện trong suốt những năm về già và tập trung vào những hồi tưởng về cuộc đời.

The final psychosocial stage occurs during old age and is focused on reflecting back on life.

Tại thời điểm này, con người ta sẽ nhìn về lại những sự kiện trong cuộc sống và xác định xem mình có hạnh phúc với cuộc sống mình đã sống hay hối hận về những điều họ làm hoặc đã không làm.

At this point in development, people look back on the events of their lives and determine if they are happy with the life that they lived or if they regret the things they did or didn’t do.

Những người không thành công ở giai đoạn này sẽ cảm thấy cuộc sống của họ bị lãng phí và sẽ trải qua vô cùng nhiều nỗi ân hận. Họ sẽ cảm thấy cay đắng và thấy vọng.

Those who are unsuccessful during this stage will feel that their life has been wasted and will experience many regrets. The individual will be left with feelings of bitterness and despair.

Người nào cảm thấy tự hào về những thành tích mình đạt được sẽ cảm thấy được sự trọn vẹn thống nhất. Thành công hoàn thành giai đoạn này nghĩa là hồi tưởng lại nhưng không có nhiều điều hối hận và nhìn chung là hài lòng về những gì đã qua. Những người này có được sự khôn ngoan, thậm chí ngay cả khi đối mặt với cái chết.

Those who feel proud of their accomplishments will feel a sense of integrity. Successfully completing this phase means looking back with few regrets and a general feeling of satisfaction. These individuals will attain wisdom, even when confronting death.

Tóm tắt các giai đoạn tâm lý xã hội. Psychosocial Stages Summary Chart

16060605.jpg
Nguồn: sushibird.com

Giai đoạn 1: Sơ sinh (mới sinh đến 18 tháng tuổi). Stage 1: Infancy (birth to 18 months)

Xung đột cơ bản: Tin tưởng và Hoài nghi. Basic Conflict: Trust vs. Mistrust

Sự kiện quan trọng: Cho ăn. Important Events: Feeding

Kết quả: Trong giai đoạn đầu của quá trình phát triển tâm lý xã hội, trẻ sẽ hình thành cảm nhận về sự tin tưởng khi người chăm sóc cung cấp cho trẻ sự chăm sóc, tình yêu thương và là chỗ dựa cho trẻ. Không có những điều này sẽ làm xuất hiện cảm giác hoài nghi.

Outcome: During the first stage of psychosocial development, children develop a sense of trust when caregivers provide reliability, care, and affection. A lack of this will lead to mistrust.

Giai đoạn 2: Đầu thời thơ ấu (2 đến 3 tuổi). Stage 2: Early Childhood (2 to 3 years)

Xung đột cơ bản: Tự chủ và Tủi hồ và Hoài nghi. Basic Conflict: Autonomy vs. Shame and Doubt

Sự kiện quan trọng: Tập đi vệ sinh. Important Events: Toilet Training

Kết quả: Trẻ cần hình thành cảm nhận về khả năng kiểm soát các kỹ năng cơ thể và sự tự lập. Tập đi vệ sinh đóng một vai trò quan trọng giúp trẻ bắt đầu cảm nhận về sự tự chủ. Trẻ nào gặp khó khăn và cảm thấy xấu hổ về những sự cố mình gặp phải sẽ cảm thấy mình không có khả năng kiểm soát. Thành công đạt được trong giai đoạn này sẽ đưa đến cảm giác tự chủ, còn nếu thất bại sẽ đưa đến cảm giác tủi hổ và hoài nghi.

Outcome: Children need to develop a sense of personal control over physical skills and a sense of independence. Potty training plays an important role in helping children develop this sense of autonomy. Children who struggle and who are shamed for their accidents may be left without a sense of personal control. Success during this stage of psychosocial development leads to feelings of autonomy, failure results in feelings of shame and doubt.

Giai đoạn 3: Trước tuổi đến trường (3 đến 5 tuổi). Stage 3: Preschool (3 to 5 years)

Xung đột cơ bản: Chủ động và cảm giác tội lỗi. Basic Conflict: Initiative vs. Guilt

Sự kiện quan trọng: Khám phá. Important Events: Exploration

Kết quả: Trẻ cần bắt đầu khẳng định quyền kiểm soát và sức mạnh của bản thân với môi trường xung quanh. Vượt qua giai đoạn này thành công sẽ giúp trẻ cảm nhận rõ ràng hơn về mục đích trong cuộc sống. Trẻ nào cố thể hiện quyền lực quá mức sẽ bị mọi người chê bai, từ đó khiến chúng cảm thấy tội lỗi.

Outcome: Children need to begin asserting control and power over the environment. Success in this stage leads to a sense of purpose. Children who try to exert too much power experience disapproval, resulting in a sense of guilt.

Giai đoạn 4: Tuổi đi học (6 đến 11 tuổi). Stage: School Age (6 to 11 years)

Xung đột cơ bản: Siêng năng và Tự ti. Basic Conflict: Industry vs. Inferiority

Sự kiện quan trọng: Đi học. Important Events: School

Kết quả: Trẻ cần giải quyết những nhu cầu mới về xã hội và học tập. Thành công ở giai đoạn này, trẻ cảm giác mình có năng lực, trong khi thất bại ở giai đoạn này sẽ gây ra cảm giác tự ti thấp kém.

Outcome: Children need to cope with new social and academic demands. Success leads to a sense of competence, while failure results in feelings of inferiority.

Giai đoạn 5: Vị thành niên (12 đến 18 tuổi). Stage: Adolescence (12 to 18 years)

Xung đột cơ bản: Định hình cái tôi và Xung đột vai trò. Basic Conflict: Identity vs. Role Confusion

Sự kiện quan trọng: Các mối quan hệ xã hội. Important Events: Social Relationships

Kết quả: Thanh thiếu niên cần hình thành cảm nhận về bản thân và bản dạng cá nhân. Thành công trong giai đoạn này sẽ giúp chủ thể sống đúng với con người mình, trong khi thất bại sẽ dẫn đến tình trạng xung đột về vai trò và cảm giác bẻn thân kém cỏi.

Outcome: Teens need to develop a sense of self and personal identity. Success leads to an ability to stay true to yourself, while failure leads to role confusion and a weak sense of self.

Giai đoạn 6: Đầu thời kỳ trưởng thành (19 đến 40 tuổi). Stage: Young Adulthood (19 to 40 years)

Xung đột cơ bản: Gắn bó và Cô lập. Basic Conflict: Intimacy vs. Isolation

Sự kiện quan trọng: Các mối quan hệ. Important Events: Relationships

Kết quả: Người trẻ cần hình thành những mối quan hệ thân thiết gắn bó với người khác. Thành công trong giai đoạn này sẽ giúp họ có những mối quan hệ bền chặt, trong khi thất bại sẽ đưa đến tình trạng cô đơn và cô lập.

Outcome: Young adults need to form intimate, loving relationships with other people. Success leads to strong relationships, while failure results in loneliness and isolation.

Giai đoạn 7: Trung niên (40 đến 65 tuổi). Stage: Middle Adulthood (40 to 65 years)

Xung đột cơ bản: Kiến tạo giá trị và Đình trệ. Basic Conflict: Generativity vs. Stagnation

Sự kiện quan trọng: Đi làm và có con. Important Events: Work and Parenthood

Kết quả: Chủ thể cần tạo dựng hoặc nuôi dưỡng những thứ có giá trị bền vững hơn bản thân họ, thường là bằng cách có con hoặc tạo ra những thay đổi tích cực làm lợi cho người khác. Thành công giai đoạn này đưa đến cảm giác mình hữu ích và có thành tựu, trong khi thất bại sẽ dẫn đến sự gắn kết mờ nhạt với thế giới.

Outcome: Adults need to create or nurture things that will outlast them, often by having children or creating a positive change that benefits other people. Success leads to feelings of usefulness and accomplishment, while failure results in shallow involvement in the world.

Giai đoạn: Trưởng thành (65 đến khi chết). Stage: Maturity (65 to death)

Xung đột cơ bản: Định hình cái tôi và Thất vọng. Basic Conflict: Ego Integrity vs. Despair

Sự kiện quan trọng: Hồi tưởng về cuộc đời. Important Events: Reflection on life

Kết quả: Học thuyết của Erikson khác với nhiều học thuyết khác vì nó nhấn mạnh sự phát triển qua cả cuộc đời, bao gồm thời cao tuổi. Những người lớn tuổi hồi tưởng về cuộc đời và cảm thấy trọn vẹn. Thành công trong giai đoạn này sẽ đưa đến cảm giác mình khôn ngoan, trong khi thất bại sẽ đưa đến cảm giác hối hận, cay đắng và thất vọng. Tại giai đoạn này, con người ta sẽ nhìn lại và đánh giá những sự kiện trong đời. Những người nào nhìn lại cuộc đời mình và thấy trọn vẹn thì sẽ cảm thấy hài lòng và sẵn sàng đối mặt đoạn kết với một tâm thế bình thản. Những người nào nhìn lại mà chỉ toàn ân hận thì sẽ cảm thấy lo sợ rằng mình sẽ kết thúc cuộc đời mà vẫn chưa đạt được những những điều lẽ ra mình nên cố gắng để đạt được.

Outcome: Erikson’s theory differed from many others because it addressed development throughout the entire lifespan, including old age. Older adults need to look back on life and feel a sense of fulfillment. Success at this stage leads to feelings of wisdom, while failure results in regret, bitterness, and despair. At this stage, people reflect back on the events of their lives and take stock. Those who look back on a life they feel was well-lived will feel satisfied and ready to face the end of their lives with a sense of peace. Those who look back and only feel regret will instead feel fearful that their lives will end without accomplishing the things they feel they should have.

Kết luận. Final Thoughts

Học thuyết của Erikson cũng có những hạn chế và vấp phải một số chỉ trích nhất định. Như, cần phải có những trải nghiệm kiểu gì để thành công trong mỗi giai đoạn? Làm cách nào một người chuyển từ giai đoạn này qua giai đoạn khác? Một khiếm khuyết lớn của thuyết tâm lý xã hội này là cơ chế chính xác để giải quyết các xung đột và chuyển từ giai đoạn này sang giai đoạn kế tiếp không được mô tả và xây dựng rõ ràng. Học thuyết này cũng không mô tả rõ dạng trải nghiệm nào là cần phải có ở mỗi giai đoạn để giải quyết thành công các mâu thuẫn và tiến đến giai đoạn kế tiếp.

Erikson’s theory also has its limitations and criticisms. What kinds of experiences are necessary to successfully complete each stage? How does a person move from one stage to the next? One major weakness of psychosocial theory is that the exact mechanisms for resolving conflicts and moving from one stage to the next are not well described or developed. The theory fails to detail exactly what type of experiences are necessary at each stage in order to successfully resolve the conflicts and move to the next stage.

Một trong những thế mạnh của học thuyết này là nó cung cấp một khung thời gian rộng mà từ đó ta có thể quan sát sự phát triển của một người trong suốt cuộc đời. Nó cũng cho phép ta nhấn mạnh vào bản chất xã hội của loài người và ảnh hưởng quan trọng mà các mối quan hệ xã hội tác động lên quá trình phát triển.

One of the strengths of psychosocial theory is that it provides a broad framework from which to view development throughout the entire lifespan. It also allows us to emphasize the social nature of human beings and the important influence that social relationships have on development.

Các nhà nghiên cứu cũng phát hiện ra bằng chứng ủng hộ quan điểm của Erikson về bản dạng cá nhân và cũng đã phát hiện thêm các giai đoạn phụ khác nhau trong quá trình hình thành bản dạng của mỗi cá nhân. Một số nghiên cứu còn cho rằng người nào hình thành được bản dạng cá nhân mạnh mẽ trong tuổi vị thành niên sẽ có khả năng hình thành tốt hơn những mối quan hệ thân mật trong đầu thời kỳ trưởng thành.

Researchers have found evidence supporting Erikson’s ideas about identity and have further identified different sub-stages of identity formation. Some research also suggests that people who form strong personal identities during adolescence are better capable of forming intimate relationships during early adulthood.

GettyImages-1080419024-5c3f66b6c9e77c00018fe298.jpg
Nguồn: ThoughtCo

Tham khảo. Sources

Erikson, E.H. Childhood and Society. (2nd ed.). New York: Norton; 1993.

Erikson, EH & Erikson, JM. The Life Cycle Completed. New York: Norton; 1998.

Carver, CS & Scheir, MF.  Perspectives on Personality. Needham Heights, MA: Allyn & Bacon; 2011.

Nguồn: https://www.verywellmind.com/erik-eriksons-stages-of-psychosocial-development-2795740

Như Trang.