Trị liệu bằng âm nhạc là một phương pháp trị liệu sử dụng đặc tính cải thiện tâm trạng tự nhiên của âm nhạc để giúp con người ta cải thiện sức khỏe tinh thần và sức khỏe nói chung. Đây là một can thiệp có mục tiêu mà bạn sẽ có thể phải:

Music therapy is a therapeutic approach that uses the naturally mood-lifting properties of music to help people improve their mental health and overall well-being.1  It’s a goal-oriented intervention that may involve:

– Làm nhạc. Making music

– Viết bài hát. Writing songs

– Hát. Singing

– Khiêu vũ. Dancing

– Nghe nhạc. Listening to music

– Thảo luận âm nhạc. Discussing music 

Dạng điều trị này có thể hữu ích với những người mắc trầm cảm và lo âu, và nó có thể giúp cải thiện chất lượng cuộc sống cho những người có vấn đề thể chất. Bất cứ ai cũng có thể tham gia trị liệu bằng âm nhạc; bạn không cần phải có nền tảng về âm nhạc để có được lợi ích từ hình thức can thiệp này.

This form of treatment may be helpful for people with depression and anxiety, and it may help improve the quality of life for people with physical health problems.2 Anyone can engage in music therapy; you don’t need a background in music to experience its beneficial effects.

Các dạng trị liệu bằng âm nhạc. Types of Music Therapy

Trị liệu bằng âm nhạc có thể là một quá trình chủ động, khi khách hàng đóng vai trò soạn nhạc hoặc là một quá trình bị động khi khách hàng chỉ nghe hoặc phản hồi lại âm nhạc. Một số trị liệu viên có thể dùng phương pháp kết hợp tương tác vừa chủ động vừa bị động với âm nhạc.

Music therapy can be an active process, where clients play a role in creating music, or a passive one that involves listening or responding to music. Some therapists may use a combined approach that involves both active and passive interactions with music.3

Có nhiều phương thức trong trị liệu bằng âm nhạc, bao gồm: There are a variety of approaches established in music therapy, including:4

– Trị liệu bằng phân tích âm nhạc: Khuyến khích bạn sử dụng một cuộc “hội thoại” bằng âm nhạc tùy biến qua hát hoặc chơi một nhạc cụ để thể hiện những suy nghĩ trong vô thức, và bạn có thể chiêm nghiệm và thảo luận chúng với trị liệu viên sau đó.

Analytical music therapy: Analytical music therapy encourages you to use an improvised, musical “dialogue” through singing or playing an instrument to express your unconscious thoughts, which you can reflect on and discuss with your therapist afterward.

– Trị liệu âm nhạc Benenzon: Định dạng này kết hợp một số khái niệm của phân tâm học vào quá trình làm nhạc. Bạn sẽ tìm kiếm “bản dạng âm thanh âm nhạc” của bạn, tức tìm những âm thanh bên ngoài mô tả đúng nhất trạng thái tâm lý bên trong của bạn.

Benenzon music therapy: This format combines some concepts of psychoanalysis with the process of making music. Benenzon music therapy includes the search for your “musical sound identity,” which describes the external sounds that most closely match your internal psychological state.

Nguồn: Exhibit Tech

– Trị liệu âm nhạc nhận thức – hành vi: Kết hợp trị liệu nhận thức – hành vi (CBT) với âm nhạc. Theo đó, âm nhạc được sử dụng để củng cố một số hành vi và điều chỉnh một số khác. Phương pháp này có cấu trúc, không tùy biến, và có thể bao gồm hoạt động nghe nhạc, khiêu vũ, hát, hoặc chơi một loại nhạc cụ.

Cognitive behavioral music therapy (CBMT): This approach combines cognitive behavioral therapy (CBT) with music. In CBMT, music is used to reinforce some behaviors and modify others. This approach is structured, not improvisational, and may include listening to music, dancing, singing, or playing an instrument.

– Trị liệu âm nhạc cộng đồng: Định dạng này tập trung vào sử dụng âm nhạc như một cách để hỗ trợ thay đổi ở cấp cộng đồng. Được thực hiện trong bối cảnh nhóm và đòi hỏi mức độ gắn kết cao từ từng thành viên.

Community music therapy: This format is focused on using music as a way to facilitate change on the community level. It’s done in a group setting and requires a high level of engagement from each member.

– Trị liệu âm nhạc Nordoff-Robbins: Còn được gọi là trị liệu âm nhạc sáng tạo, phương pháp này người tham gia sẽ chơi một nhạc cụ (thường là chũm chọe hoặc trống) trong khi trị liệu viên sẽ cũng tham gia bằng cách sử dụng một nhạc cụ khác. Quá trình này sẽ mang tính tùy biến, sử dụng âm nhạc như một cách để hỗ trợ thể hiện bản thân.

Nordoff-Robbins music therapy: Also called creative music therapy, this method involves playing an instrument (often a cymbal or drum) while the therapist accompanies using another instrument. The improvisational process uses music as a way to help enable self-expression.

– Phương pháp Bonney sử dụng âm nhạc và hình dung có hướng dẫn: Dạng trị liệu này sử dụng nhạc cổ điển như một cách để kích thích tưởng tượng. Theo đó, bạn sẽ giải thích cảm xúc, cảm giác, ký ức và hình dung trong đầu bạn khi nghe âm nhạc.

The Bonny method of guided imagery and music (GIM): This form of therapy uses classical music as a way to stimulate the imagination. In this method, you explain the feelings, sensations, memories, and imagery you experience while listening to the music.

– Tâm lý trị liệu bằng giọng nói: Trong định dạng này, bạn dùng nhiều bài tập giọng nói, âm thanh tự nhiên, và kỹ thuật hít thở để kết nối với cảm xúc và ham muốn. Dạng thực hành này nhằm tạo ra cảm nhận sâu về kết nối với bản thân.

Vocal psychotherapy: In this format, you use various vocal exercises, natural sounds, and breathing techniques to connect with your emotions and impulses. This practice is meant to create a deeper sense of connection with yourself.5

Trị liệu bằng âm nhạc và Trị liệu bằng âm thanh. Music Therapy vs. Sound Therapy

Nguồn: Prevention

Trị liệu bằng âm nhạc và trị liệu bằng âm thanh (hoặc âm thanh chữa lành) là hai phương pháp riêng biệt, mỗi cái đều có mục tiêu, giao thức, công cụ và bối cảnh riêng.

Music therapy and sound therapy (or sound healing) are distinctive, and each approach has its own goals, protocols, tools, and settings:

Trị liệu bằng âm nhạc tương đối là một phương pháp mới, trong khi trị liệu bằng âm thành dựa trên các thực hành văn hóa Tây Tạng cổ xưa.

Music therapy is a relatively new discipline, while sound therapy is based on ancient Tibetan cultural practices.

Trị liệu bằng âm thành sử dụng các công cụ để tạo ra tần suất âm thanh cụ thể, trong khi trị liệu bằng âm nhạc tập trung vào giải quyết các triệu chứng như căng thẳng và cơn đau.

Sound therapy uses tools to achieve specific sound frequencies, while music therapy focuses on addressing symptoms like stress and pain. 

Tập huấn và chứng chỉ dành cho trị liệu bằng âm thành không được chuẩn hóa như cho các nhà trị liệu bằng âm nhạc.

The training and certifications that exist for sound therapy are not as standardized as those for music therapists.

Trị liệu viên bằng âm nhạc thường làm việc trong các bệnh viện, trung tâm điều trị lạm dụng chất, hoặc các cơ sở tư nhân, trong khi trị liệu viên bằng âm thanh có thể cung cấp dịch vụ dưới dạng một phần của y học thay thế hoặc bổ sung.

Music therapists often work in hospitals, substance abuse treatment centers, or private practices, while sound therapists may offer their service as a component of complementary or alternative medicine.

Các kỹ thuật. Techniques

Khi bạn dắt đầu làm việc với một trị liệu viên âm nhạc, bạn sẽ bắt đầu xác định mục tiêu của mình. Ví dụ, nếu bạn bị trầm cảm, bạn có thể hy vọng dùng âm nhạc để cải thiện tâm trạng và làm tăng hạnh phúc một cách tự nhiên. Bạn cũng cũng muốn thử áp dụng trị liệu bằng âm nhạc với các triệu chứng khác của trầm cảm như lo âu, mất ngủ, hoặc khó tập trung.

When you begin working with a music therapist, you will start by identifying your goals. For example, if you’re experiencing depression, you may hope to use music to naturally improve your mood and increase your happiness. You may also want to try applying music therapy to other symptoms of depression like anxiety, insomnia, or trouble focusing.

Trong suốt phiên trị liệu, bạn có thể được cho nghe nhiều thể loại âm nhạc, chơi một nhạc cụ, hay thậm chí là tự soạn nhạc. Bạn có thể sẽ phải hát hoặc khiêu vũ. Trị liệu viên sẽ khuyến khích bạn tùy cơ ứng biến, hoặc họ có sẵn một dàn bài để bạn làm theo.

During a music therapy session, you may listen to different genres of music, play a musical instrument, or even compose your own songs. You may be asked to sing or dance. Your therapist may encourage you to improvise, or they may have a set structure for you to follow.

Bạn cũng có thể được yêu cầu phải điều chỉnh cảm xúc của mình khi thực hiện những hoạt động này hoặc cho phép cảm xúc được định hướng hành động của bạn. Ví dụ, nếu bạn đang tức giận, bạn có thể chơi nhạc hoặc hát lớn, nhanh và hợp âm tự do.

You may be asked to tune in to your emotions as you perform these tasks or to allow your feelings to direct your actions. For example, if you are angry, you might play or sing loud, fast, and dissonant chords.

Bạn cũng có thể sử dụng âm nhạc để tìm ra những cách thay đổi cảm xúc trong mình. Nếu bạn thể hiện cơn giận hay căng thẳng, trị liệu viên có thể phản hồi bằng cách để bạn nghe hoặc tạo ra một đoạn nhạc với tiết tấu chậm, tông nhẹ và êm.

You may also use music to explore ways to change how you feel. If you express anger or stress, your music therapist might respond by having you listen to or create music with slow, soft, soothing tones.

Trị liệu bằng âm nhạc thường được hiện một-một, nhưng bạn cũng có thể chọn tham gia vào các phiên trị liệu nhóm nếu có. Các phiên cùng với trị liệu viên có thể diễn ra ở bất cứ nơi nào, có thể là:

Music therapy is often one-on-one, but you may also choose to participate in group sessions if they are available. Sessions with a music therapist take place wherever they practice, which might be a:

– Phòng khám. Clinic

– Trung tâm sức khỏe cộng đồng. Community health center

– Cơ sở cải huấn. Correctional facility

– Bệnh viện. Hospital

– Văn phòng riêng. Private office

– Cơ sở vật lý trị liệu. Physical therapy practice

– Cơ sở hồi phục chức năng. Rehabilitation facility

Bất kỳ nơi nào có thể, căn phòng nơi bạn tiếp nhận trị liệu sẽ là một môi trường yên lặng, không có thứ gây xao nhãng.

Wherever it happens to be, the room you work in together will be a calm environment with no outside distractions.

Những vấn đề có thể hỗ trợ được qua trị liệu bằng âm nhạc. What Music Therapy Can Help With

Trị liệu bằng âm nhạc có thể hữu ích với những người bị: Music therapy may be helpful for people experiencing:6

– Bệnh Alzheimer. Alzheimer’s disease

– Lo âu hoặc căng thẳng. Anxiety or stress

– Tự kỷ. Autism

– Bệnh tim. Cardiac conditions

– Đau mãn tính. Chronic pain

– Trầm cảm. Depression

­- Tiểu đường. Diabetes

– Khó giao tiếp bằng lời và không lời. Difficulties with verbal and nonverbal communication

– Rối loạn điều tiết cảm xúc. Emotional dysregulation

– Cảm giác lòng tự trọng thấp. Feelings of low self-esteem

– Đau đầu. Headaches

– Bốc đồng. Impulsivity

– Tâm trạng tiêu cực. Negative mood

– Rối loạn căng thẳng sau sang chấn. Post-traumatic stress disorder (PTSD)

– Vấn đề khi sinh con. Problems related to childbirth

– Hồi phục sau chấn thương quá quy trình y tế. Rehabilitation after an injury or medical procedure

– Vấn đề hô hấp. Respiration problems

– Rối loạn sử dụng chất. Substance use disorders

– Vấn đề liên quan đến phẫu thuật. Surgery-related issues

­- Chấn thương não. Traumatic brain injury (TBI)

– Khó vận động hoặc chuyển động. Trouble with movement or coordination

Nghiên cứu cũng cho rằng hình thức này cũng khá hữu ích với những người bị: Research also suggests that it can be helpful for people with:

– Mất ngủ. Insomnia7

– Rối loạn ám ảnh cưỡng chế. Obsessive-compulsive disorder (OCD)8

­- Tâm thần phân liệt. Schizophrenia9

– Đột quỵ và các rối loạn thần kinh. Stroke and neurological disorders10

Trị liệu bằng âm nhạc cũng thường được sử dụng để giúp trẻ nhỏ và thanh thiếu niên: Music therapy is also often used to help children and adolescents:6

– Xây dựng bản dạng. Develop their identities

– Cải thiện kỹ năng giao tiếp. Improve their communication skills

– Học các điều tiết cảm xúc của bản thân. Learn to regulate their emotions

­- Hồi phục khỏi sang chấn. Recover from trauma

­- Tự chiêm nghiệm. Self-reflect

Lợi ích của âm nhạc dưới góc nhìn trị liệu. Benefits of Using Music as Therapy

Nguồn: Everyday Health

Trị liệu bằng âm nhạc có thể mang tính cá nhân cao, khiến nó khá phù hợp với mọi người ở mọi độ tuổi – ngay cả trẻ nhỏ. Nó cũng khá linh hoạt và mang đến lợi ích cho mọi người với nhiều mức độ trải nghiệm âm nhạc và với nhiều vấn đề sức khỏe thể chất và tinh thần khác nhau.

Music therapy can be highly personalized, making it suitable for people of any age—even very young children can benefit. It’s also versatile and offers benefits for people with a variety of musical experience levels and with different mental or physical health challenges.

Nghe nhạc có thể: Engaging with music can:6

– Kích hoạt các vùng não ảnh hưởng lên trí nhớ, cảm xúc, chuyển động, chuyển tiếp giác quan, một số chức năng không tự chủ, ra quyết định và tưởng thưởng. Activate regions of the brain that influence things like memory, emotions, movement, sensory relay, some involuntary functions, decision-making, and reward11

– Hoàn thành các nhu cầu xã hội đối với người cao tuổi trong bối cảnh nhóm. Fulfill social needs for older adults in group settings12

– Giảm nhịp tim và huyết áp. Lower heart rate and blood pressure

– Thư giãn căng cơ.Relax muscle tension

– Giải phóng endorphins. Release endorphins13

– Giải tỏa căng thẳng và thúc đẩy cảm giác bình an. Relieve stress and encourage feelings of calm

– Tăng cường kỹ năng vận động và cải thiện giao tiếp với trẻ nhỏ và thanh thiếu niên có khiếm khuyết phát triển và/hoặc học tập. Strengthen motor skills and improve communication for children and young adults who have developmental and/or learning disabilities 14

Nghiên cứu cũng cho thấy âm nhạc có thể tác động mạnh mẽ lên những người bị sa sút trí tuệ và các rối loạn khác liên quan đến trí nhớ.

Research has also shown that music can have a powerful effect on people with dementia and other memory-related disorders.15

Nhìn chung, trị liệu bằng âm nhạc có thể làm tăng các cảm giác tích cực, như: Overall, music therapy can increase positive feelings, like:6

– Bình tĩnh. Calmness

– Hưng cảm. Euphoria

– Tự tin và mạnh mẽ. Confidence and empowerment

– Gần gũi về cảm xúc. Emotional intimacy

Tính hiệu quả. Effectiveness

Việc sử dụng và lợi ích của trị liệu bằng âm nhạc đã được nghiên cứu hàng thập kỷ nay. Kết quả chính từ các nghiên cứu lâm sàng đã cho thấy trị liệu bằng âm nhạc có thể khá hữu ích với những người mắc trầm cảm và lo âu, rối loạn giấc ngủ, và thậm chí là ung thư.

The uses and benefits of music therapy have been researched for decades. Key findings from clinical studies have shown that music therapy may be helpful for people with depression and anxiety, sleep disorders, and even cancer.

Trầm cảm. Depression

Nghiên cứu cho thấy trị liệu bằng âm nhạc có thể là một thành tố hiệu quả trong điều trị trầm cảm. Nghiên cứu đã chỉ ra, trị liệu bằng âm nhạc có lợi nhất với những người mắc trầm cảm khi được kết hợp với các hình thức điều trị thông thường khác (như thuốc chống trầm cảm và tâm lý trị liệu.)

Studies have shown that music therapy can be an effective component of depression treatment.16 According to the research cited, the use of music therapy was most beneficial to people with depression when it was combined with the usual treatments (such as antidepressants and psychotherapy).

Khi được kết hợp với các hình thức điều trị khác, trị liệu bằng âm nhạc có thể giúp giảm bớt suy nghĩ ám ảnh, trầm cảm, và lo âu ở những người mắc rối loạn ám ảnh cưỡng chế.

When used in combination with other forms of treatment, music therapy may also help reduce obsessive thoughts, depression, and anxiety in people with OCD.8

Năm 2016, các nhà nghiên cứu đã thực hiện một nghiên cứu tính khả thi giúp tìm hiểu cách làm sao để kết hợp trị liệu bằng âm nhạc vào với CBT để điều trị trầm cảm. Mặc dù vẫn cần thêm các nghiên cứu kiểu truyền thống nhưng kết quả ban đầu khá hứa hẹn.

In 2016, researchers conducted a feasibility study that explored how music therapy could be combined with CBT to treat depression.17 While additional research is needed, the initial results were promising.

Mất ngủ. Insomnia

Nguồn: TechRadar

Nhiều người cảm thấy âm nhạc, hay thậm chí chỉ là tiếng ồn trắng, cũng giúp họ ngủ. Nghiên cứu đã cho thấy trị liệu bằng âm nhạc có thể khá hữu ích với những người mắc rối loạn giấc ngủ, đây cũng là một triệu chứng của trầm cảm.

Many people find that music, or even white noise, helps them fall asleep.18 Research has shown that music therapy may be helpful for people with sleep disorders or insomnia as a symptom of depression.7

So với thuốc điều trị và các phương pháp điều trị khác được chỉ định cho rối loạn giấc ngủ thì âm nhạc ít mang tính xâm lấn hơn, không quá đắt đỏ, và một người có thể tự thực hiện để tự kiểm soát bệnh lý của mình.

Compared to pharmaceuticals and other commonly prescribed treatments for sleep disorders, music is less invasive, more affordable, and something a person can do on their own to self-manage their condition.

Kiểm soát cơn đau. Pain Management

Âm nhạc được cho là một cách tiềm năng để kiểm soát các cơn đau cấp tính và mãn tính cho tất cả mọi độ tuổi. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng việc nghe nhạc khi đang hồi phục từ phẫu thuật hay một chấn thương, chẳng hạn, có thể giúp cả trẻ con và người lớn ứng phó với cơn đau cơ thể.

Music has been explored as a potential strategy for acute and chronic pain management in all age groups. Research has shown that listening to music when healing from surgery or an injury, for example, may help both kids and adults cope with physical pain.19

Trị liệu bằng âm nhạc có thể giúp giảm các cơn đau có liên quan đến: Music therapy may help reduce pain associated with:

– Bệnh lý mãn tính: Trị liệu bằng âm nhạc có thể là một phần trong kế hoạch dài hạn giúp kiểm soát cơn đau mãn tính, và nó có thể giúp con người ta lấy lại và tập trung lại vào các ký ức tích cực từ thời điểm trước khi họ có triệu chứng đau đớn kéo dài.

Chronic conditions: Music therapy can be part of a long-term plan for managing chronic pain, and it may help people recapture and focus on positive memories from a time before they had distressing long-term pain symptoms. 20

– Chuyển dạ và sinh con: Sinh con có hỗ trợ bằng âm nhạc trị liệu là một lựa chọn tích cực, dễ tiếp cận, không dùng thuốc giúp kiểm soát cơn đau và giảm lo âu trong quá trình chuyển dạ.

Labor and childbirth: Music therapy-assisted childbirth appears to be a positive, accessible, non-pharmacological option for pain management and anxiety reduction for laboring people.21

– Phẫu thuật: Khi được kết hợp vào chăm sóc sau phẫu thuật tại bệnh viện, trị liệu bằng âm nhạc là một cách hiệu quả để giảm bớt cơn đau, lo âu, nhịp tim và huyết áp ở những người đang hồi phục sau phẫu thuật.

Surgery: When paired with standard post-operative hospital care, music therapy is an effective way to lower pain levels, anxiety, heart rate, and blood pressure in people recovering from surgery.22

Ung thư. Cancer

Bị chẩn đoán mắc ung thư và trải qua điều trị ung thư là một trải nghiệm khó chịu không chỉ lên cơ thể mà còn tinh thần. Người mắc ung thư thường cần nhiều nguồn hỗ trợ khác nhau để chăm sóc sức khỏe tinh thần và tâm linh của mình.

Coping with a cancer diagnosis and going through cancer treatment is as much an emotional experience as a physical one. People with cancer often need different sources of support to take care of their emotional and spiritual well-being.

Trị liệu bằng âm nhạc được chứng minh là giúp giảm lo âu ở những người mắc ung thư mới bắt đầu xạ trị. Nó cũng giúp họ đương đầu với các tác dụng phụ của hóa trị, như buồn nôn.

Music therapy has been shown to help reduce anxiety in people with cancer who are starting radiation treatments. It may also help them cope with the side effects of chemotherapy, such as nausea.23

Trị liệu bằng âm nhạc cũng mang đến lợi ích tinh thần với những người bị trầm cảm sau khi nhận được chẩn đoán mắc ung thư, khi họ đang điều trị hoặc sau khi điều trị thuyên giảm.

Music therapy may also offer emotional benefits for people experiencing depression after receiving their cancer diagnosis, while they’re undergoing treatment, or even after remission.2

Những điều cần cân nhắc. Things to Consider

Bản thân trị liệu bằng âm nhạc có thể không được coi là một hình thức điều trị hoàn chỉnh cho các bệnh lý y khoa, bao gồm các rối loạn tâm thần. Tuy nhiên, khi được kết hợp với thuốc điều trị, tâm lý trị liệu, và các hình thức can thiệp khác, nó có thể là một thành tố đáng giá trong kế hoạch điều trị.

On its own, music therapy may not constitute adequate treatment for medical conditions, including mental health disorders. However, when combined with medication, psychotherapy, and other interventions, it can be a valuable component of a treatment plan.

Nếu bạn có vấn đề về thính giác, đeo máy trợ thính hoặc cấy ghép thính giác, bạn nên trao đổi với chuyên gia thính giác trước khi tham gia trị liệu bằng âm nhạc để đảm bảo an toàn cho bản thân.

If you have difficulty hearing, wear a hearing aid, or have a hearing implant, you should talk with your audiologist before undergoing music therapy to ensure that it’s safe for you.

Tương tự, trị liệu bằng âm nhạc có lồng ghép chuyển động hoặc khiêu vũ có thể không phù hợp nếu bạn bị đau, mắc bệnh, bị chấn thương hoặc bệnh lý nào đó khiến bạn khó vận động.

Similarly, music therapy that incorporates movement or dancing may not be a good fit if you’re experiencing pain, illness, injury, or a physical condition that makes it difficult to exercise. 

Bạn cũng nên kiểm tra bảo hiểm y tế trước khi tham gia trị liệu bằng âm nhạc. Các phiên trị liệu có thể được bảo hiểm chi trả và hoàn trả, nhưng bạn cần giấy giới thiệu từ bác sĩ (áp dụng tại Hoa Kỳ – ND).

You’ll also want to check your health insurance benefits prior to starting music therapy. Your sessions may be covered or reimbursable under your plan, but you may need a referral from your doctor.

Bắt đầu như thế nào? How to Get Started

Nếu bạn muốn tìm hiểu trị liệu bằng âm nhạc, hãy trao đổi với bác sĩ hoặc trị liệu viên. Họ có thể kết nối bạn với những thực hành viên khác trong cộng đồng của bạn.

If you’d like to explore music therapy, talk to your doctor or therapist. They can connect you with practitioners in your community.

Tùy theo mục tiêu của bạn, một phiên trị liệu bằng âm nhạc thường kéo dài từ 30 đến 50 phút. Cũng tương tự như khi lên kế hoạch cho các phiên tâm lý trị liệu, bạn có thể chọn một lịch trị liệu cố định – tức là, một tuần một lần – hoặc bạn có thể phối hợp gặp trị liệu viên âm nhạc tần suất cao hơn bình thường.

Depending on your goals, a typical music therapy session lasts between 30 and 50 minutes.24 Much like you would plan sessions with a psychotherapist, you may choose to have a set schedule for music therapy—say, once a week—or you may choose to work with a music therapist on a more casual “as-needed” basis. 

Trước phiên đầu tiên, bạn nên trao đổi thông tin với trị liệu viên âm nhạc của bản để biết được mình nên mong đợi gì và có thể cập nhật với bác sĩ chính của mình nếu cần

Before your first session, you may want to talk things over with your music therapist so you know what to expect and can check in with your primary care physician if needed.

Tham khảo. Sources

Aigen KS. The Study of Music Therapy: Current Issues and Concepts. Routledge & CRC Press. New York; 2013. doi:10.4324/9781315882703

Jasemi M, Aazami S, Zabihi RE. The effects of music therapy on anxiety and depression of cancer patients. Indian J Palliat Care. 2016;22(4):455-458. doi:10.4103/0973-1075.191823

Chung J, Woods-Giscombe C. Influence of dosage and type of music therapy in symptom management and rehabilitation for individuals with schizophrenia. Issues Ment Health Nurs. 2016;37(9):631-641. doi:10.1080/01612840.2016.1181125

MacDonald R, Kreutz G, Mitchell L. Music, Health, and Wellbeing. Oxford; 2012. doi:10.1093/acprof:oso/9780199586974.001.0001

Monti E, Austin D. The dialogical self in vocal psychotherapy. Nord J Music Ther. 2018;27(2):158-169. doi:10.1080/08098131.2017.1329227

American Music Therapy Association (AMTA). Music therapy with specific populations: Fact sheets, resources & bibliographies.

Wang CF, Sun YL, Zang HX. Music therapy improves sleep quality in acute and chronic sleep disorders: A meta-analysis of 10 randomized studies. Int J Nurs Stud. 2014;51(1):51-62. doi:10.1016/j.ijnurstu.2013.03.008

Bidabadi SS, Mehryar A. Music therapy as an adjunct to standard treatment for obsessive compulsive disorder and co-morbid anxiety and depression: A randomized clinical trial. J Affect Disord. 2015;184:13-7. doi:10.1016/j.jad.2015.04.011

Kamioka H, Tsutani K, Yamada M, et al. Effectiveness of music therapy: A summary of systematic reviews based on randomized controlled trials of music interventions. Patient Prefer Adherence. 2014;8:727-754. doi:10.2147/PPA.S61340

Raglio A, Attardo L, Gontero G, Rollino S, Groppo E, Granieri E. Effects of music and music therapy on mood in neurological patients. World J Psychiatry. 2015;5(1):68-78. doi:10.5498/wjp.v5.i1.68

Altenmüller E, Schlaug G. Apollo’s gift: New aspects of neurologic music therapy. Prog Brain Res. 2015;217:237-252. doi:10.1016/bs.pbr.2014.11.029

Werner J, Wosch T, Gold C. Effectiveness of group music therapy versus recreational group singing for depressive symptoms of elderly nursing home residents: Pragmatic trial. Aging Ment Health. 2017;21(2):147-155. doi:10.1080/13607863.2015.1093599

Dunbar RIM, Kaskatis K, MacDonald I, Barra V. Performance of music elevates pain threshold and positive affect: Implications for the evolutionary function of music. Evol Psychol. 2012;10(4):147470491201000420. doi:10.1177/147470491201000403

Pavlicevic M, O’neil N, Powell H, Jones O, Sampathianaki E. Making music, making friends: Long-term music therapy with young adults with severe learning disabilities. J Intellect Disabil. 2014;18(1):5-19. doi:10.1177/1744629513511354

Chang YS, Chu H, Yang CY, et al. The efficacy of music therapy for people with dementia: A meta-analysis of randomised controlled trials. J Clin Nurs. 2015;24(23-24):3425-40. doi:10.1111/jocn.12976

Aalbers S, Fusar-Poli L, Freeman RE, et al. Music therapy for depression. Cochrane Database Syst Rev. 2017;11:CD004517. doi:10.1002/14651858.CD004517.pub3

Trimmer C, Tyo R, Naeem F. Cognitive behavioural therapy-based music (CBT-music) group for symptoms of anxiety and depression. Can J Commun Ment Health. 2016;35(2):83-87. doi:10.7870/cjcmh-2016-029

Jespersen KV, Koenig J, Jennum P, Vuust P. Music for insomnia in adults. Cochrane Database Syst Rev. 2015;(8):CD010459. doi:10.1002/14651858.CD010459.pub2

Redding J, Plaugher S, Cole J, et al. “Where’s the Music?” Using music therapy for pain management. Fed Pract. 2016;33(12):46-49.

Novotney A. Music as medicine. Monitor on Psychology. 2013;44(10):46.

McCaffrey T, Cheung PS, Barry M, Punch P, Dore L. The role and outcomes of music listening for women in childbirth: An integrative review. Midwifery. 2020;83:102627. doi:10.1016/j.midw.2020.102627

Liu Y, Petrini MA. Effects of music therapy on pain, anxiety, and vital signs in patients after thoracic surgery. Complement Ther Med. 2015;23(5):714-8.doi:10.1016/j.ctim.2015.08.002

Rossetti A, Chadha M, Torres BN, et al. The impact of music therapy on anxiety in cancer patients undergoing simulation for radiation therapy. Int J Radiat Oncol Biol Phys. 2017;99(1):103-110. doi:10.1016/j.ijrobp.2017.05.003

American Music Therapy Association (AMTA). Guidance for music listening programs.

Nguồn: https://www.verywellmind.com/benefits-of-music-therapy-89829

Như Trang.