“Sociopath” (có thể tạm dịch tiếng Việt là “kẻ vô nhân tính”, “không có lương tâm” – ND) là một thuật ngữ thường được sử dụng một cách khá thông tục để mô tả một người không có lương tâm. Trong hầu hết mọi trường hợp, nó là một từ vô tình được thốt ra nhằm “dán nhãn” cho người nào đáng ghét hoặc đáng bị ghét. Điều này cũng áp dụng tương tự cho thuật ngữ “psychopath” (có thể dịch sang tiếng Việt là “kẻ có tâm lý biến thái” – ND), nhiều người cho rằng đây vốn là những kẻ “sociopath” nhưng cơ bản là nguy hiểm hơn, như kiểu những kẻ giết người hàng loạt.

“Sociopath” is a term people use, often arbitrarily, to describe someone who is apparently without conscience. In most cases, it’s a description blithely tossed out to label a person as being either hateful or hate-worthy. The same applies to the term “psychopath” which to many people suggests a sociopath who is simply more dangerous, like a mass murderer.

Nguồn: Esquire Philippines

Từ góc độ lâm sàng, những kẻ sociopath hay psychopath đều là những người có xuất hiện những đặc điểm của Rối loạn nhân cách phản xã hội (RLNCPXH), định hình bằng thái độ hoàn toàn không đếm xỉa đến những quyền lợi hay cảm nhận của người khác. Cả sociopath và psychopath đều bị xem là hai dạng của RLNCPXH.

From a clinical perspective, people who are sociopathic or psychopathic are those who exhibit the characteristics of antisocial personality disorder (APD), typified by the pervasive disregard of the rights and/or feelings of others. Sociopathy and psychopathy are considered to be two types of APD.

Mặc dù cả hai thuật ngữ này đều thường được sử dụng lẫn lộn qua lại, nhưng mỗi từ lại có những lằn ranh phân biệt riêng có thể được mô tả tổng quan như dưới đây.

While the terms “sociopath” and “psychopath” are often used interchangeably, each has its own clear lines of distinction that can be broadly described.

Sự khác biệt giữa Sociopath và Psychopath. The Difference Between Sociopath and Psychopath

Mặc dù những kẻ tâm lý biến thái (psychopath) được phân vào nhóm những kẻ có rất ít hoặc không có lương tâm, nhưng sociopath lại có một chút ít, mặc dù khá yếu ớt, cái gọi là năng lực thấu cảm và hối lỗi. Psychopath có thể và thực sự có tuân theo những quy chuẩn xã hội, chỉ cần thỏa mãn nhu cầu của bản thân. Sociopath lại hay buông thả hơn và phản ứng một cách bạo lực bất cứ khi nào phải đối mặt với hậu quả do hành vi của bản thân mang lại.

While psychopaths are classified as people with little or no conscience, sociopaths do have a limited, albeit weak, ability to feel empathy and remorse. Psychopaths can and do follow social conventions when it suits their needs. Sociopaths are more likely to fly off the handle and react violently whenever they’re confronted by the consequences of their actions.

Những kẻ vô nhân tính. Sociopath

– Có thể thấy rõ những kẻ này không quan tâm người khác cảm thấy như thế nào. Make it clear they do not care how others feels

– Hành xử bốc đồng và nóng nảy. Behave in hot-headed and impulsive ways

– Có khuynh hướng bộc phát tức giận và thịnh nộ. Prone to fits of anger and rage

– Nhận thức rõ những gì bản thân đang làm nhưng tìm cách hợp lý hóa những hành vi đó. Recognize what they are doing but rationalize their behavior

– Không thể duy trì công việc thường nhật và đời sống gia đình. Cannot maintain a regular work and family life

– Có thể hình thành gắn bó cảm xúc, nhưng khá khó khăn. Can form emotional attachments, but it is difficult

Tâm lý biến thái. Psychopath

Nguồn: Amazon.com

– Giả vờ quan tâm. Pretend to care

– Thể hiện hành vi máu lạnh. Display cold-hearted behavior

– Không thể nhận ra sự đau khổ của người khác. Fail to recognize other people’s distress

– Có các mối quan hệ nhưng đều không mấy thân thiết và giả dối. Have relationships that are shallow and fake

– Duy trì một cuộc sống bình thường như một vỏ bọc cho hành vi phạm tội. Maintain a normal life as a cover for criminal activity

– Không thể hình thành những gắn bó cảm xúc thật sự. Fail to form genuine emotional attachments

– Có thể yêu thương người khác theo cách thức riêng. May love people in their own way

Nguồn: Weneedfun.com

Willem H.J. Martens đưa ra luận điểm trong bài báo nổi tiếng của mình “Nỗi đau giấu kín của những kẻ tâm lý biến thái”, ông cho rằng psychopath đôi lúc cũng phải chịu đựng những nỗi đau tinh thần và sự cô đơn. Hầu hết đều sống một cuộc đời chất chứa nhiều nỗi đau và không thể tin tưởng người khác, nhưng cũng giống như tất cả mọi con người trên thế gian này, những kẻ này, cũng muốn được người khác yêu thương và chấp nhận.

Willem H.J. Martens argues in his infamous article “The Hidden Suffering of the Psychopath” that psychopaths do at times suffer from emotional pain and loneliness. Most have lead hurt-filled lives and have an inability to trust people, but like every human being on the planet, they, too, want to be loved and accepted.1

Tuy nhiên, chính hành vi của chúng đã khiến điều này trở nên cực kỳ khó khăn, nếu không muốn nói là bất khả thi, và hầu hết đều nhận ra sự thật này. Một số cảm thấy buồn phiền với những hành vi bản thân không thể kiểm soát được vì chúng biết những hành vi này sẽ khiến mọi người càng rời xa mình hơn.

However, their own behavior makes this extremely difficult, if not impossible, and most are aware of this. Some feel saddened by the actions they are unable to control because they know it isolates them from others even more.

Phương hướng tiếp cận với bạo lực. Approach to Violence

Mặc dù rất nhiều người đều nghĩ rằng sociopath và psychopath sinh ra là đã nguy hiểm, nhưng điều này hay thấy trên phim ảnh hơn là phản ánh thực tế của rối loạn này. Bạo lực, mặc dù chắc chắn có xuất hiện, nhưng không phải là một đặc tính bẩm sinh hay di truyền thể hiện tính phản xã hội hay tâm lý biến thái.

While it’s common to think of sociopaths and psychopaths as being inherently dangerous, this is more a construct of a TV drama than a true reflection of the disorder. Violence, while certainly possible, is not an inherent characteristic of either sociopathy or psychopathy.

Nói như vậy, những người mắc RLNCPXH sẽ thường đầu tư khá nhiều thời gian và công sức để thao túng người khác, dù đó là mê hoặc, dụ dỗ, hay đe dọa, để đạt được cái mình muốn. Khi psychopath thực sự trở nên bạo lực, như trong trường hợp của Jeffrey Dahmer, khả năng cao cũng sẽ tự làm hại bản thân như cách làm hại người khác.

With that being said, people with APD will often go to extraordinary lengths to manipulate others, whether it be to charm, disarm, or frighten them, in order to get what they want. When psychopaths do become violent, as in the case of Jeffrey Dahmer, they’re just as likely to hurt themselves as others.

Nguồn: SoundCloud

Martens cũng lưu ý rằng một kẻ tâm lý biến thái càng cảm thấy bị xã hội cô lập, buồn bã, và cô độc bao nhiêu thì nguy cơ xuất hiện bạo lực và những hành vi nguy hiểm hay liều lĩnh sẽ càng cao bấy nhiêu.

Martens notes that the more a psychopath feels socially isolated, sad, and alone, the higher his or her risk for violence and impulsive and/or reckless behavior.

Nguồn gốc xuất xứ và sự hình thành. Origins and Development

Có một số người nói rằng “sociopath” là do môi trường và psychopath là do bẩm sinh”, nhưng cách hình dung này quá chung chung. Mặc dù đúng là người ta tin psychopath có một số đặc tính di truyền (có lẽ gây ra do sự kém phát triển một số bộ phận trong não bộ đảm nhận chức năng điều tiết cảm xúc và sự bốc đồng), nhưng rõ ràng là những yếu tố khác cũng góp phần hình thành dạng rối loạn hành vi này.

There are some who say that “sociopaths are made and psychopaths are born,” but this characterization may be too far broad. While it is true that psychopathy is believed to have genetic components (perhaps caused by the underdevelopment of the parts of the brain that regulate emotion and impulsiveness), there are clearly other factors that contribute to the behavioral disorder.

Một nghiên cứu có độ tin cậy cao về psychopath cho rằng psychopath có tiền sử sống trong một gia đình không êm ấm và/hoặc được nuôi dưỡng trong những khu dân cư nghèo nàn sẽ có khuynh hướng xuất hiện bạo lực cao hơn. Nhiều người có cha mẹ là người lạm dụng ma túy và không thể nuôi dạy cũng như chú ý đến con cái đầy đủ.

A well-regarded study into psychopathy suggested that psychopaths often have a history of an unstable family life and/or were raised in poorer neighborhoods prone to violence. Many have had parents who were substance abusers and who failed to provide parental guidance or attention.2

Điều này đã “đi theo” họ trong những mối quan hệ đổ vỡ và thiếu ổn định trong thời trưởng thành và tạo nên cảm giác “cắm chốt” – ý nói rằng chủ thể đã bị “đánh cắp” đi cơ hội và lợi thế mà một người bình thường có được. Sociopath cũng có xuất hiện những trải nghiệm tiêu cực thời thơ ấu, vao gồm bị lạm dụng tình dục, bạo lực thể chất hay gia đình nuôi dạy bất ổn.

This typically translates to unstable and failed relationships in adulthood and a fixated sense that you have been “robbed” of opportunities and advantages afforded to everyone else. Sociopathy also tends to be associated with harmful childhood experiences, including sexual abuse, physical violence, or parental instability.

Sociopath vẫn có lương tâm, mặc dù yếu ớt, và sẽ thường biện hộ cho một thứ gì đó mà bản thân biết là sai trái. Ngược lại, psychopath tin rằng hành động của bản thân là đúng đắn và không cảm thấy hối lỗi cho bất kỳ nguy hại nào bản thân gây ra.

<pem>Sociopaths have a conscience, albeit a weak one, and will often justify something they know to be wrong. By contrast, psychopaths will believe that their actions are justified and feel no remorse for any harm done.

Sự khác biệt này có thể cho thấy bản tính đóng nhiều vai trò trong quá trình hình thành một psychopath hơn là một sociopath. Điều này được củng cố trong một phần của bài nghiên cứu tổng quan năm 2014, trong đó cho rằng có đến 1/3 người bị chẩn đoán là sociopath về cơ bản “từ bỏ” những hành vi phản xã hội của mình trong giai đoạn về sau của cuộc đời và hình thành được những mối quan hệ tốt đẹp hơn.

This differentiation may suggest that nature plays more of a role in the creation of a psychopath than a sociopath. This is supported in part by a 2014 review of studies in which as many as a third of people diagnosed with sociopathy essentially “give up” their antisocial behavior in later life and develop well-adjusted relationships.3

Chẩn đoán. Diagnosis

Cẩm nang Số liệu và Chẩn đoán các Rối loạn Tâm thần (DSM) đã phân định RLNCPXH bằng một loạt các đặc tính hành vi và nhân cách nói lên cách sống của một người, cách họ tương tác với người khác và làm thế nào mà những niềm tin này thể hiện ra ngoài bởi hành động của họ.

The Diagnostic and Statistical Manual of Mental Disorders (DSM) classifies APD by a range of personality and behavioral traits that describe how a person functions, how he or she relates to others, and how those beliefs express themselves by actions.

Các đặc tính tự vận hành. Self-Functioning Characteristics

Các đặc tính tự vận hành phản ánh chủ thể là con người như thế nào cũng như cách họ nhìn nhận hành vi hay mục tiêu của bản thân. Để chẩn đoán mắc RLNCPXH, chủ thể phải xuất hiện tất cả những đặc tính sau:

Self-functioning characteristics are those that reflect what a person is like and how that person views his or her actions or goals. In order to be diagnosed with APD, you must exhibit all of the following characteristics:

– Có được lòng tự trọng bằng sức mạnh, thành tích cá nhân hoặc trạng thái thỏa mãn. Attaining self-esteem from power, personal gain, or pleasure

– Duy kỷ hoặc coi mình là trung tâm. Egocentricity or self-centeredness

– Đặt ra mục tiêu dựa trên sự thỏa mãn mang tính cá nhân mà không hoặc rất ít bận tâm đến luật lệ hay đạo đức. Setting goals based on personal gratification with little regard to law or ethics

Các đặc tính tương tác liên nhân. Interpersonal Characteristics

Các đặc tính tương tác liên nhân mô tả cách thức một người tương tác với người khác nói chung.

Interpersonal characteristics are those that describe how a person interacts with others in general. You must also exhibit these traits to be diagnosed with APD:

– Thiếu lòng thấu cảm với những nỗi đau hoặc tổn thương mà người khác đang chịu đựng hay khi đối mặt với tổn thương hoặc cơn tức giận của những người mà họ thao túng. A lack of empathy for other people’s suffering or hurt or when confronted with the hurt or anger of people they have manipulated

– Không thể có những mối quan hệ tình cảm qua lại thực sự nào vì bản tính thích kiểm soát (thống trị hay hăm dọa), ép buộc hoặc lừa lối. The inability to have a truly mutually emotionally intimate relationship because of the instinct to control (by dominance or intimidation), coerce, or deceive

Các đặc tính hành vi. Behavioral Characteristics

Đặc tính hành vi hoàn chỉnh chẩn đoán lâm sàng cho người bệnh thông qua mô tả tiến trình một người trải qua để hoặc kiểm soát, hăm dọa hoặc lừa dối người khác, như:

Behavioral characteristics complete the clinical diagnosis by describing the route a person will take to either control, coerce, or deceive, such as:

– Thường xuyên không đếm xỉa đến những cam kết, lời hứa, thỏa thuận, bao gồm trong cả vấn đề tài chính. A strong tendency to disregard commitments, promises, and agreements, including financial ones

– Khó lên kế hoạch, thích tin là mình có thể nhanh chóng lèo lái vấn đề khi chúng xuất hiện. Difficulty in making plans, preferring to believe you’re able to nimbly navigate problems as they appear

– Không hiếm thấy người mắc RLNCPXH xuất hiện liên tục trong các vụ đánh nhau hoặc ám sát. It is not uncommon for someone with APD to be in repeated fights or assaults.

– Nói dối là một công cụ để bước vào xã hội hoặc để tạo lợi thế, ví dụ như tự tuyên bố mình là một anh hùng thời chiến trong khi chưa từng nhập ngũ. Lying as a means to gain social entry or advantage, such as proclaiming yourself a decorated war hero when you have never served

– Đưa ra quyết định dựa theo sự thôi thúc của hoàn cảnh mà không bận tâm đến hệ quả, chỉ cần đạt được mục đích ngay trước mắt là được. Making decisions on the spur of the moment with little regard to consequence if an immediate goal is to be achieved

– Liên tục tức giận hoặc cáu bẳn, thậm chí chỉ vì những điều nhỏ nhặt, xuất hiện những hành vi xấu tính, hằn học. Persistent anger or irritability, even over small things, as well as mean, spiteful behavior

– Phản ứng bằng thái độ nhẫn tâm, hung hăng, không biết hối cải hoặc thậm chí vô nhân đạo khi  đối mặt với hệ quả do hành động mình mang lại. Reacting with callousness, aggression, remorselessness, or even sadism when confronted by the fallout of your actions

– Liều lĩnh, dễ bị chán, và có khả năng ngó lơ những ranh giới cá nhân và tự biện hộ cho những hành vi dù là tàn bạo nhất. Risk taking, becoming easily bored, and an ability to ignore personal boundaries and justify even the most outrageous of actions

– Thao túng cảm xúc người khác – ví dụ như giả vờ quan tâm một người khács chỉ để đạt được một mục đích nào đó. The emotional manipulation of others for example, pretending to be interested in someone simply to achieve a goal

Tham khảo. Article Sources

Martens W. The hidden suffering of the psychopath. Psychiatric Times. 2014;31(10).

Martens W. Antisocial and psychopathic personality disorders: causes, course, and remission: a review article. Int J Offender Ther Comp Criminol. 2000;44:406-430. doi:10.1177/0306624X00444002

Black D. The natural history of antisocial personality disorder. Can J Psychiatry. 2015;60(7):309-14. doi:10.1177/070674371506000703

Nguồn: https://www.verywellmind.com/what-is-a-sociopath-380184

Như Trang.