Thành công là điều ai cũng mong mỏi, nhưng làm việc quá mức để đạt được mục tiêu thì sao? Những người quá thành công là những người vốn đã đạt được những điều lớn lao nhưng vẫn nghĩ mình cần phải đạt được thêm nữa. Thậm chí khi họ đạt được thành công nhiều hơn đa số mọi người thì họ vẫn không bao giờ thỏa mãn và luôn cố để gặt hái được thêm nhiều thành công hơn nữa.
Success is something that everyone strives for, but is it ever possible to work too hard to reach your goals? Overachievers are people who do great things but still need to accomplish more. Even though they attain more success than the vast majority of people, they are never satisfied and always strive to accomplish more.

Tổng quan. Overview
Mặc dù hành vi này có thể đưa đến thành công trong học hành và công việc, nhưng nó có thể tạo ra một sự thiếu cân bằng lớn trong đời sống của chủ thể. Những người quá thành công thường bỏ bê những nhu cầu của chính mình và gia đình cũng như bạn bè để tập trung hướng tới chiến thắng.
While this behavior can lead to professional and academic success, it can create a huge imbalance in a person’s life. Overachievers may neglect their own needs or the needs of family and friends in order to triumph.
Trong hầu hết mọi trường hợp, thành tựu là một điều tốt. Sau cùng thì, có ai mà không muốn đạt được mục tiêu của mình? Vấn đề với việc quá thành công là nó khiến bạn phải trả giá, cái giá còn lớn hơn phần thưởng, để đạt được những mục tiêu đó. Người ta thường hy sinh sức khỏe, hạnh phúc và những mối quan hệ để chạy theo một đích đến luôn di chuyển nhanh hơn họ.
Achievement is, in most cases, a good thing. After all, who doesn’t want to reach their goals? The problem with overachievement is that it involves reaching these goals at costs that outweigh the rewards. People often sacrifice their own health, happiness, and relationships in order to chase a target that is always moving beyond them.
Quá thành công là sao? What Is Overachievement?
Chính xác thì định nghĩa “quá thành công” là gì? Có một cột mốc nào đó mà khi vượt qua thành công hoặc giỏi giang trở nên quá mức?
How exactly do we define overachievement? Is there a point at which being successful and high-performing veers into excess?
Mặc dù không có một định nghĩa rõ ràng nào được đặt ra, những hầu hết mọi người đều sẽ đồng ý rằng vấn đề không nằm ở nhu cầu muốn thành công. Thay vào đó, chính phương cách ta sử dụng để đạt được và duy trì mức thành công đó mới tồn tại vấn đề.
While there is no established definition, most would agree that the problem is not the need to achieve. Instead, it is the means that are used to reach and maintain that level of achievement that can be problematic.
Nếu con người ta phán đoán giá trị của bản thân chỉ đơn thuần dựa trên những thành công thì có một dấu hiệu mạnh mẽ cho thấy ở đây đang tồn tại một người “quá thành công”.
If people judge their own worth purely based upon successes, there is a strong sign that they are an overachiever.
Có nhiều bối cảnh khác nhau nơi những người quá thành công có thể xuất hiện các dạng hành vi có vấn đề. Một số bao gồm:
There are many different settings where overachievers may display problematic behavior patterns. Some of these include:
Trường học. School

Trong các viện trường, người quá thành công thường được xác định là những học sinh có năng lực trên và vượt chuẩn so với độ tuổi thực. Chúng thường đối lập với những trò yếu kém, là những học sinh có năng lực kém hơn những kỳ vọng của thầy cô.
In academic settings, overachievers are frequently identified as students who perform above and beyond the standards expected of their age level. They are often contrasted with underachievers, who are those who perform less well than educators expect.1
Cả hai “nhãn tên” này đều thường được sử dụng trong bối cảnh giáo dục, nhưng không phải không có những ý kiến trái chiều. Nhiều người tin rằng những học sinh với gánh nặng học hành nặng nề trên vai này, dù “nhãn”nào gắn lên người cũng có thể ảnh hưởng lên cách chúng được đối xử bởi giáo viên và cũng từ đó, có thể ảnh hưởng lên năng lực học tập thực sự của chúng tại trường.
Both labels are often used in educational contexts, but not without controversy. Many believe that saddling students with either label can influence how they are treated by their teachers and as a result, can impact how well students perform in school.
Những đứa trẻ bị gắn nhãn là “quá giỏi” có thể đối mặt với kỳ vọng cao hơn từ giáo viên, trong khi đó, những em bị coi là học kém có thể không nhận được sự hỗ trợ và hướng dẫn mà chúng cần để thành công ở trường.
Kids who are tagged as overachievers may face higher expectations from their teachers, while those viewed as underachievers may not receive the support and guidance that they need to succeed in school.
Nơi làm việc. Work

Những người quá thành công thường rất thành công trong sự nghiệp, nhưng họ lại thường được biết đến là những kẻ tham công tiếc việc. Trong vai trò lãnh đạo, họ có thể được cho là quá khắt khe và độc tài vì những kỳ vọng cao quá mức họ đặt lên thành viên trong nhóm.
Overachievers tend to be very successful in their professional lives, but they are often known as hard-driving workaholics. In leadership roles, they can be perceived as overly harsh and dictatorial due to their excessively high expectations of other group members.2
Họ thường đặt ra cho bản thân những mục tiêu gần như bất khả thi, và họ cũng thường áp dụng những chỉ tiêu tương tự lên những người thuộc tầm giám sát của họ. Những thành viên trong nhóm có thể tôn trọng đạo lý làm việc của những cá nhân này nhưng có thể sẽ cảm thấy gánh nặng quá lớn từ những mong đợi mà người lãnh đạo của họ đặt ra.
They hold themselves to an almost impossibly high standard, and they tend to apply those same measures to those that they supervise. Team members may respect an overachievers work ethic but can feel overburdened by the weight of expectations that these leaders hold.
Mặc dù những người quá thành công dù bằng cách này hay cách khác cũng sẽ thành công, nhưng khuynh hướng ôm đồm quá nhiều việc, về lâu dài, có thể khiến họ bị kiệt sức.
While overachievers may be successful in some ways, their tendency to take on too much work can lead to burnout over the long-term.

Cố gắng duy trì mức độ đầu ra và hiệu suất cao như vậy sẽ gây mệt mỏi cực kỳ hoặc thậm chí bất khả thi khi chủ thể phải cố gắng theo đuổi nó trong thời gian dài. Khi một người quá thành công đạt đới điểm tới hạn, việc thừa nhận thất bại hay thua cuộc có thể hủy hoại họ.
Trying to maintain such a high level of output and performance can be exhausting or even impossible to keep up for a long period of time. When an overachiever does reach the breaking point, the admission of defeat or failure can be devastating.
Trong những bối cảnh khác. Other Settings
Trường học và nơi làm việc không phải là những địa điểm duy nhất hay bắt gặp những người quá giỏi. Con người ta có thể xuất hiện dạng hành vi này trong nhiều bối cảnh khác. Cố gắng hướng đến sự hoàn hảo trong nuôi dạy con cái, ôm đồm việc nhà và có quá nhiều sở thích cũng có xuất hiện tình trạng này.
School and work are not the only areas in which overachievement is common. People can engage in this type of behavior in a number of settings. Striving to be perfect at parenting, housework, and hobbies are just a few other areas in which overachievement can take place.
Ví dụ, một người quá giỏi tham gia vào một giải đấu thể thao đồng đội hay tỏ ra nghiêm túc hơn rất nhiều so với những người khác, tập luyện không ngừng nghỉ để đảm bảo màn thể hiện của mình phải vượt xa hơn những người khác trong đội.
For example, an overachiever who takes part in a community sports league might take this role much more seriously than the other participants, working endlessly to ensure that his performance is far better than anyone else’s on the team.
Những dấu hiệu của một người quá thành công. Signs of an Overachiever
Trở thành một người quá giỏi không phải lúc nào cũng là điều tệ. Nếu ai đó nói rằng bạn quá thành công, thì có lẽ họ đơn giản muốn nói bạn là người thông minh, thành công và chăm chỉ. Nhưng nếu bạn cảm thấy thành công của mình lúc nào cũng đầy rẫy lo âu hay một nỗi sợ chẳng ra sao về thất bại, thì có lẽ đây là lúc bạn cần xem lại việc theo đuổi thành công không ngừng này.
Being an overachiever is not necessarily a bad thing. If people suggest that you are an overachiever, they may simply mean that you are smart, successful, and hard-working. But if you feel that your success is being overshadowed by anxiety or a crippling fear of failure, it might be time to reevaluate your relentless pursuit of achievement.
Nếu bạn cho rằng mình có thể là một người quá thành công, có lẽ bạn nên hỏi bản thân một số câu hỏi dưới đây.
If you think that you might be an overachiever, here are a few questions you might want to ask yourself.
Bạn chỉ quan tâm đến kết quả? Do You Only Care About the Outcome?
Những người quá thành công thường tin rằng điều quan trọng duy nhất là đạt cho bằng được kết quả. Họ phán xét bản thân bằng tiêu chuẩn này và cũng tin rằng những người khác cũng đánh giá họ như vậy.
Overachievers tend to believe that the only thing that matters is reaching the outcome. They judge themselves by this standard and they also believe that others judge them in the same way.
Thất bại không chỉ là một phần trong quá trình đạt mục tiêu của những con người này – nó còn là cách họ đo lường giá trị của bản thân. Kết quả kém xó thể là một điều cực kỳ kinh khủng với họ, vậy nên những người này sẽ làm đủ mọi cách để tránh thất bại.
Failure is not just part of the process for an overachiever—it is how they measure their worthiness. Poor outcomes can be devastating, so an overachiever will go to any ends to avoid such failings.
Khi đã đạt đến mục tiêu, người quá thành công sẽ có cảm giác bớt căng thẳng khi mình không bị thua cuộc. Thay vì cảm thấy tự hào hay vui sướng với thành tích của mình, họ đơn giản chỉ cảm thấy nhẹ nhõm vì đã không thất bại.
When they do reach a goal, an overachiever is more likely to experience feelings of relief that they were able to avoid failing. Rather than feeling pride or joy in their accomplishment, they are simply relieved that they have not failed.
Bạn là người cầu toàn? Are You a Perfectionist?
Người quá thành công đôi khi quá bận tâm đến việc phải trở nên hoàn hảo. Không hoàn hảo là dấu hiệu của thất bại, vậy nên những người này đôi lúc sẽ không quản ngại khó khăn để giữ vững hình ảnh hoàn hảo của bản thân.
Overachievers may sometimes become very concerned with being perfect. Not being perfect is a sign of failure, so overachievers sometimes go to almost any length to maintain their perfect image.
Cũng giống như thành tích thường là một điều tốt thì việc có chút cầu toàn cũng không có gì là xấu. Có nghĩa là bạn trân trọng sự hết mình trong công việc và cam kết cố gắng hết mình. Chỉ đến khi sự cầu toàn trở thành nguồn căn gây căng thẳng và lo âu thì nó mới bắt đầu tác động tiêu cực lên sức khỏe thể chất và sời sống tinh thần của bạn.
Just as achievement is usually a good thing, being something of a perfectionist is not always bad news. It often means that you value good work and are committed to doing your best. It is when this perfectionism becomes a source of stress and anxiety that it can start to take a toll on your physical and mental well-being.
Bạn có chỉ trích bản thân? Do You Criticize Yourself?

Thi thoảng phê bình những hành vi không tốt và những khuyết điểm của bản thân là điều bình thường. Tuy nhiên, những người quá giỏi lại có khuynh hướng nhiếc móc bản thân vì không thể vươn đến những tiêu chuẩn vốn đã cao quá mức dành cho chính mình.
It is normal to be a bit critical at times of our own behaviors and shortcomings. Overachievers, however, have a tendency to berate themselves for failing to live up to their own excessively high expectations.
Họ sẽ đặt mục tiêu nói chung là bất khả thi và rồi chĩa mũi rìu về phía chính mình, phê phán và tố cáo bản thân vì đã không đạt được những tiêu chuẩn cao vô lý đó.
They may set goals that are simply impossible to achieve and then subject themselves to criticism and self-recrimination for failing to live up to these unreachable standards.
Là một người quá giỏi có nghĩa là bạn sẽ xuất hiện cảm giác tự nghi ngờ bản thân và lo âu nhiều hơn. Căng thẳng từ việc liên tục cố đạt đến những mục tiêu bất khả thi cộng với nỗi sợ thất bại thường trực có thể là nguồn căn chính gây căng thẳng.
Being an overachiever may mean that you are more likely to suffer from self-doubt and anxiety. The stress of constantly striving to reach an almost impossible goal coupled with the ever-present fear of failure can be a major source of stress.
Bạn chỉ tập trung vào tương lai? Are You Only Focused on the Future?
Vì lúc nào cũng đau đáu nghĩ làm sao để tránh kết quả tiêu cực, những người quá giỏi luôn luôn lo lắng cho tương lai. Vấn đề ở đây là họ liên tục bỏ qua những khoảnh khắc của hiện tại.
Because they are so wrapped up in avoiding negative outcomes, overachievers are always worried about the future. The problem with this is that they regularly neglect the hear and now.
Họ không sống trong thì hiện tại vì quá bận rộn lo lắng về những thứ có thể xảy ra (hoặc không) trong tương lai. Họ không thể tận hưởng mọi thứ như chúng vốn là vì họ quá bận lo lắng cho những thứ vốn chưa xảy ra.
They do not live in the present because they are too busy worrying about things that may or may not happen later on down the road. They are unable to enjoy things as they happen because they are too busy worrying about what is yet to come.
Bạn làm việc quá nhiều? Do You Work Too Much?
Nếu bạn thấy mình lúc nào cũng làm việc và hình như chưa hề có đợt nghỉ ngơi nào thì có lẽ bạn đang là người quá thành công. Không bao giờ có kỳ nghỉ, ngày nghỉ hay thậm chí giải lao ngắn vài phút trong cả ngày làm việc đều là những dạng hành vi của người quá thành công.
If you find that you are working all the time and it seems like you can never take a break from it, you might be an overachiever. Never taking a vacation, day off, or even a mini-break during the day are all common behaviors for overachievers.
Những hành vi như vậy thi thoảng sẽ xuất hiện, đặc biệt là trong suốt những khoảng thời gian bận rộn và bạn cảm thấy mình có quá nhiều thứ phải làm cho xong.
Such behavior patterns may happen from time to time, particularly during busy periods when you feel that you have a great deal to get done.
Nếu hành vi này kéo dài và bạn dường như không thể “tắt máy” để đi nghỉ, thì khả năng cao là bạn đang ép bản thân mình quá mức.
If this behavior becomes chronic and you don’t seem able to “turn it off” and relax, there is a strong chance that you are pushing yourself too hard.
Người quá thành công thường xuyên ở lại làm việc trễ, dành hết thời gian để làm việc và bỏ qua những hoạt động và sở thích dành cho bản thân dù là đơn giản nhất để liên tục làm việc.
Overachievers regularly stay late at the office, spend all of their time working, and skip out of even simple self-care activities and hobbies in order to work.
Bạn có làm liều để đạt được mục tiêu? Do You Take Risks to Reach Your Goals?

Nhu cầu phải đạt được nhiều thứ có thể trở nên nguy hiểm khi con người ta có xuất hiện những hành vi liều lĩnh và thiếu đạo đức để đạt được mục tiêu. Người quá thành công có khuynh hướng đặt ra những mục tiêu không thực tế. Kết quả là, họ có thể sẵn sàng làm mọi thứ để không thất bại.
The need to overachieve can become dangerous when people start engaging in risky or unethical behavior in order to reach their goals. Overachievers have a tendency to set goals that are unrealistic. As a result, they may be willing to do almost anything to avoid failure.
Những mục tiêu không thực tế về sức khỏe chẳng hạn, có thể dẫn đến những hành vi nguy hiểm làm hủy hoại sức khỏe của chủ thể. Cắt giảm quá nhiều calo để giảm cân và chạy quá nhiều một ngày để chuẩn bị cho một cuộc thi chạy là hai ví dụ đơn cử. Ở chỗ làm, một người quá thành công có thể đốt cháy giai đoạn thậm chí làm những điều thiếu đạo đức để đạt thành công.
Unrealistic health goals, for example, can lead to dangerous behaviors that can undermine a person’s overall health. Cutting too many calories to reach a weight loss goal and running too many miles each day in order to prepare for a race are two examples. At work, an overachiever may find themselves cutting corners or even doing things that are unethical in order to be successful.
Bạn có bộc phát tức giận? Do You Have Outbursts of Anger?
Nhu cầu đạt được nhiều hơn mong đợi có thể tạo ra căng thẳng vô cùng lớn – điều này có thể gây ra những cơn bộc phát cảm xúc khi mọi thứ không diễn tiến theo kế hoạch.
The demand to achieve beyond the bounds of expectations can create a tremendous amount of stress—which may result in emotional outbursts when things do not go according to plan.
Một người đã gần như đang đứng trên bờ vực có thể cực kỳ dễ bị chọc giận bởi đồng nghiệp, là những người mà họ tin là đang cản đường họ hoặc là gánh nặng với họ. Đôi lúc nhất thời nóng giận là bình thường, nhưng làm quá lên khi mọi chuyện chưa có gì đến nỗi là một dấu hiệu cho thấy bạn đang đặt quá nhiều áp lực lên bản thân để đạt được điều không thể.
A person who is already on edge may become easily frustrated by co-workers who they feel are holding them back or not pulling their own weight. Losing your temper once in a while is normal, but acting out inappropriately with little provocation can be a sign that you are putting too much pressure on yourself to achieve the impossible.
Bạn có thể đương đầu với sự phê bình? Can You Deal With Criticism?
Những đánh giá mang tính phê bình năng lực là thứ ai cũng khó đối mặt, nhưng những lời này sẽ lại cực kỳ kinh khủng với những người quá thành công.
Critical evaluations of performance are tough for anyone, but they can be particularly devastating to overachievers.
Đối với những người này, phê bình ngụ ý rằng họ thất bại và thất bại là nỗi sợ lớn nhất của người quá giỏi. Nếu bạn thấy mình đang quá để ý đến những lời phê bình dù là nhỏ nhất thì có lẽ đây là dấu hiệu cho thấy bạn cần “lùi” lại một chút và bình tĩnh hơn.
To an overachiever, criticism implies failure and failure is an overachiever’s greatest fear. If you find yourself taking even the smallest critiques personally, it might be a sign that you need to step back.

Bạn có từng cảm thấy hài lòng? Do You Ever Feel Satisfied?
Người quá thành công chẳng bao giờ có thể sống chậm lại và tận hưởng khoảnh khắc hiện tại. Thậm chí ngay sau khi đã đạt được một mục tiêu quan trọng nào đó, họ vẫn không dành thời gian để thực sự tận hưởng thành công. Tiếp theo phải làm như thế nào mới là cái quan trọng với họ.
Overachievers are never able to settle down and just enjoy the present. Even after achieving some important goal, they do not take the time to really enjoy their success. All that matters is what comes next.
Nếu bạn dường như đang chuyển từ mục tiêu này sang mục tiêu kế tiếp quá nhanh mà không hề dừng lại để tận hưởng thành công mình vừa đạt được, có lẽ bạn đang là một người quá thành công.
If it seems like you are simply moving from one goal to the next without ever stopping to relish your accomplishments, it is possible that you are an overachiever.
Bạn cảm thấy mình chẳng làm được cái gì nên hồn? Do You Feel Stretched Too Thin?
Nói chung, ngoài chuyện làm việc quá nhiều ra, người quá giỏi thường tham gia quá nhiều dự án. Họ không thỏa mãn với việc chỉ giỏi trong một vài lĩnh vực – họ muốn thành công trên tất cả mọi phương diện.
In addition to working too hard in general, overachievers often become involved in too many projects. They are not satisfied with being skilled in just a few areas—they want to succeed at everything.
Ở trường, họ sẽ tham gia vào mọi câu lạc bộ, đội, nhóm hay bất kỳ hoạt động nào họ có thể. Ở chỗ làm, họ sẽ tình nguyện tham gia nhiều dự án hoặc công việc mà họ có thể tham gia.
In school, they are likely to become involved in every club, organization, or activity that they possibly can. At work, they are likely to volunteer for as many projects or tasks that they can become involved with.
Không may là, thay vì trở nên giỏi giang trong mọi kỹ năng, rốt cuộc họ lại chẳng thành thạo cái gì. Kiệt sức cũng là điều khó tránh khỏi.
Unfortunately, rather than becoming the master of many skills, they may end up being proficient at none. Burnout is also a likely outcome.
Động lực của bạn là nỗi sợ? Are You Motivated by Fear?
Có nhiều nguồn động lực giúp con người làm việc để đạt được mục tiêu, tuy nhiên động lực của người quá thành công thường là nỗi sợ. Sợ thất bại, sợ để người khác thất vọng, hoặc sợ bị người khác thấy mình yếu đuối hoặc không có năng lực.
There are many different sources of motivation that can compel people to work toward their goals, yet overachievers are often motivated out of fear. Fear of failure, fear of letting other people down, or a fear of looking weak or incompetent.
Dạng động lực này đóng vai trò là nguồn gây căng thẳng. Rốt cuộc, bạn đang làm việc vất vả để tránh kết quả tiêu cực (thất bại) thay vì đạt được điều tích cực (đạt được mục tiêu mình muốn).
This type of motivation serves as a source of anxiety. Ultimately, you are working hard in order to avoid a negative outcome (failure) rather than achieve a positive outcome (achieving a desired goal).
Dạng hành vi có gốc rễ từ sự né tránh này thường đưa đến nỗi khó chịu, lo lắng và cảm xúc tiêu cực, tất cả những điều này đều có thể gây hại lên giá trị của bản thân và sự tự tin.
This sort of avoidance-based behavior often leads to distress, worry, and negative feelings, all of which can have a detrimental impact on your self-worth and confidence.
Thành tựu lớn và Quá thành công. High Achievement vs. Overachieving
Vậy người giỏi và người quá giỏi trên thế giới này khác nhau như thế nào? Hai phạm trù lại có thực sự quá khác biệt?
So what distinguishes the overachievers from the high-performers of the world? Are the two really so different?
Người quá thành công quá tập trung vào việc đạt đến vạch đích hơn là đến sản phẩm thực sự cuối cùng. Người quá thành công tập trung chỉ vào điều đó. Dù có phải trả giá như thế nào, họ cũng phải làm cho xong.
Overachievers are more focused on reaching the finish line than they are on the actual end product. Overachievers are focused on doing just that. No matter what it takes, they will get it done.
Những người giỏi tập trung vào đạt được mục tiêu, nhưng họ quan tâm nhiều hơn vào màn thể hiện của họ tốt như thế nào.
High performers are focused on reaching their goals, but they care much more about how well they perform.
Thành công không chỉ đơn giản là hoàn thành đúng thời hạn hay làm cho xong một công việc nào đó trong danh sách. Thay vào đó, nó là cả một hành trình, kết quả cuối tốt như thế nào và mình học được bao nhiêu trong cả chặng đường.
Success does not just mean finishing on time or ticking certain tasks off a list. Instead, it is all about the journey itself, how well the project turns out, and how much they learn along the way.
Làm một việc gì đó không đơn giản chỉ để cho xong, để bạn nói là nó đã hoàn thành – nó là chính màn thể hiện năng lực của bạn. Là làm, làm cho tốt, khiến thứ gì đó trở nên tốt hơn và thậm chí là học hỏi từ những trải nghiệm.
The act of performing something is not simply to reach the end so that you can say that it is finished—it is about the performance itself. It about doing something, doing it well, making something better, and even learning something from the experience.
Điều bạn có thể làm. What You Can Do
Nếu bạn cảm thấy mình là người quá thành công, có một số việc bạn có thể làm để đảm bảo nhu cầu muốn thành công không gây cản trở cho sức khỏe thể chất, đời sống tinh thần và các mối quan hệ xã hội của bạn.
If you feel that you are an overachiever, there are steps that you can take to ensure that your need for success does not hinder your physical health, your emotional well-being, or your social relationships.
– Hãy lùi lại. Take a Step Back
Khi bạn bắt đầu theo đuổi một mục tiêu, hãy dành ra chút ít thời gian cân nhắc lý do tại sao nó quan trọng với bạn. Liệu đây có phải thứ bạn thực sự quan tâm? Bạn sẽ cảm thấy như thế nào nếu không đạt được mục tiêu này? Mục tiêu này có đầu ra thực tế không?
As you begin to pursue a goal, take a moment to consider why it is so important to you. Is this something you really care about? How will you feel if you don’t achieve this goal? Does this goal have a realistic outcome?
Mặc dù điều này có thể không làm bạn đổi ý theo đuổi mục tiêu này, nhưng lùi lại một bước để suy xét động lực của bản thân có thể giúp bạn thu được góc nhìn đầy đủ hơn về lý do tại sao mình lại theo đuổi mục tiêu này.
While it may not change your mind about pursuing your objective, taking a step back consider your motivations may help you gain a bit of perspective about why you are chasing this goal.
– Thực hành tự chăm sóc bản thân. Practice Self-Care

+ Dù có đang làm việc chăm chỉ để đạt được mục tiêu, bạn vẫn cần dành thời gian để tự chăm sóc bản thân mình.
Even if you are working hard toward reaching your goals, you need to take the time to care for yourself.
+ Không bỏ bê sức khỏe, cả thể chất và tinh thần, từ đó bạn mới có thể tiếp tục theo đuổi mục tiêu cuối cùng.
Do not overlook your well-being, both physical and mental, just so you can keep your nose to that grindstone.
+ Cho bản thân nghỉ ngơi, tự thưởng cho mình, và mỗi ngày làm những điều có lợi cho sức khỏe và tinh thần mình.
Give yourself breaks, reward your efforts, and do something each day that will benefit your health and wellness.
– Kết nối với mọi người. Connect With Others
Người quá thành công thường bị coi là hay bỏ bê các mối quan hệ để chạy theo mục tiêu mình muốn. Điều quan trọng ta cần nhớ là việc duy trì những kết nối xã hội lành mạnh thực sự có thể hỗ trợ cho thành công về lâu dài. Tiếp xúc với mọi người, dành thời gian cho người mình yêu thương và sẵn lòng để người khác hỗ trợ bạn.
Overachievers are known to let their relationships suffer in the pursuit of their goals. It is important to remember that maintaining healthy social connections is actually more likely to support your long-term success. Reach out to others, devote time to the ones you love, and be willing to let other people support you along the way.
Kết luận. Final Thoughts
Là một người đạt nhiều thành tựu là một điều tuyệt vời. Điều đó có nghĩa là bạn chú tâm đạt được thành công đầy ý nghĩa – bạn muốn đạt được điều đó bằng quá trình làm việc nổi bật.
Being a high achiever can be a great thing. It means that you care about succeeding meaningfully—you want to achieve that through outstanding work.
Tuy nhiên, quá thành công có thể không tốt và góp phần gây căng thẳng, làm tệ đi những mối quan hệ và tạo ra nỗi sợ. May mắn là, việc lùi lại một chút và tập trung hơn vào chất lượng của thành công thay vì số lượng có thể giúp bạn có được góc nhìn tốt hơn về thành tự cá nhân của mình.
Overachievement, however, can be unhealthy and contribute to stress, poor relationships, and fear. Fortunately, taking a step back and focusing more on the quality of your success rather than the quantity can help you gain a better perspective on personal achievement.
Tham khảo. Article Sources
Veas A, Gilar R, Miñano P, Castejón JL. Estimation of the Proportion of Underachieving Students in Compulsory Secondary Education in Spain: An Application of the Rasch Model. Front Psychol. 2016;7:303. doi:10.3389/fpsyg.2016.00303
Spreier SW, Fontaine MH, Malloy RL. Leadership run amok. The destructive potential of overachievers. Harv Bus Rev. 2006;84(6):72-144.
Nguồn: https://www.verywellmind.com/are-you-an-overachiever-4580606
Như Trang.