Bạn đã bao giờ rơi vào một tình huống bạn cảm thấy lo sợ hoặc nguy hiểm nhưng lại không chắc chắn tại sao cảm thấy vậy? Bạn dòm ngó xung quanh và thấy rằng không ai có vẻ bận tâm cả, nhưng trong bạn vẫn không thoát khỏi cảm giác kỳ lạ ấy.

Have you ever been in a situation where you feel uncertain or in danger but not really sure why? You may look around and see that no one else seems to be bothered, but something still feels off to you?

Nguồn: Thrive Family

Có lẽ bạn không để ý, nhưng bạn đang quanh quẩn trong thế giới này mỗi ngày, đọc ra được hàng ngàn những tín hiệu xã hội trong cuộc sống hằng ngày. Trong những mối tương tác với người khác, ta chọn lọc ra những biểu cảm nét mặt, tông giọng, chuyển động cơ thể và hơn thế nữa. Ta liên tục bận quan sát và tương tác với thế giới và mọi người, coi đó là một phần trong trải nghiệm đời sống con người.

You may not realize it, but you are walking around in the world each day reading thousands of social cues in your environment. In our interacting with others, we pick up facial expressions, tones of voice, bodily movement, and more. We are constantly busy observing and interacting with the world and others as part of the human experience.

Khi ta thực hiện những tương tác này với người khác, cảm quan về bản thân được định hình. Chúng ta hiểu hơn về bản thân và những người khác, người mà ta có thể tin tưởng, và người gây nguy hiểm cho ta. Cơ thể ta liên tục xử lý thông tin qua các tương tác như thế này với thế giới.

As we have these interactions with others, our sense of self is being shaped. We learn about ourselves and about others, who we can trust, and who feels dangerous to us. Our bodies are processing this type of information constantly through these interactions with the world.

Hệ thống giám sát an ninh của cơ thể. The Body’s Surveillance System

Hệ thần kinh của chúng ta là một kết cấu phức tạo, nó thu nhận thông tin từ khắp cơ thể và điều phối các hoạt động. Có hai vùng chính trong hệ thần kinh: hệ thần kinh trung ương và hệ thần kinh ngoại biên.

Our nervous system is a complex structure that gathers information from all over our body and coordinates activity. There are two main parts of the nervous system: the central nervous system and the peripheral nervous system.

Hệ thần kinh trung ương. Central Nervous System

Hệ thần kinh trung ương bao gồm hai kết cấu:

The central nervous system consists of two structures:

– Não bộ. Kết cấu này bao gồm hàng tỷ các neuron hay còn gọi là các tế bào thần kinh kết nối chặt chẽ với nhau được bảo vệ trong hộp sọ và hoạt động như một trung tâm điều phối hầu hết các chức năng của cơ thể.

Brain. This is the structure composed of billions of interconnected neurons or nerve cells contained in the skull and functions as the coordinating center for almost all of our body’s functions. It is the seat of our intellect.

– Tủy sống. Đây là một hệ thống các bó sợi thần kinh, kết nối hầu hết các bộ phận trong cơ thể với não bộ.

Spinal cord. This is a bundled network of nerve fibers, connecting most parts of our body to our brain.

Hệ thần kinh ngoại biên. Peripheral Nervous System

Hệ thần kinh ngoại biên bao gồm tất cả những dây thần kinh nằm ngoài não bộ và tủy sống. Nó có thể được phân thành hai hệ thống riêng:

The peripheral nervous system consists of all of the nerves outside of our brain and spinal cord. It can be categorized into two distinct systems:

– Hệ thần kinh soma (có chủ đích): Hệ thống này cho phép cơ bắp và não bộ giao tiếp với nhau. Hệ thần kinh soma giúp não bộ và tủy sống gửi đi những tín hiệu đến cơ bắp, giúp cơ quan này thực hiện di chuyển, cũng như gửi thông tin từ cơ thể về lại não và tủy sống.

– Somatic nervous system (voluntary). This system allows our muscles and brains to communicate with each other. The somatic system helps our brain and spinal cord to send signals to our muscles to help them move, as well as sends information from the body back to the brain and spinal cord.

– Hệ thần kinh tự chủ (không chủ đích). Hệ thống này giúp kiểm soát các tuyến và các cơ quan nội tạng, như tim, phổi và hệ tiêu hóa. Về cơ bản, đây là những cơ quan giúp vận hành cơ thể mà bản thân ta cũng không nhận ra và bận tâm đến quá trình này. Ví dụ, chúng ta có thể thở mà không phải nghĩ về việc phải mỗi lúc mỗi thở.

Autonomic nervous system (involuntary). This is the system that controls the glands and internal organs, such as the heart, lungs and digestive system. These are, essentially, the things that run our body without us having to intentionally think about them. For example, we can breathe without having to think about taking a breath each time.

Đọc hiểu những dấu hiệu nguy hiểm. Reading Danger Cues

Hệ thần tinh tự chủ của chúng ta (hệ thống giúp ta kiểm soát những thứ như nhịp thở, nhịp tim, tiêu hóa và tiết nước bọt) là một hệ thống phức tạp và luôn bận rộn. Ngoài việc vận hành những chức năng quan trọng trong cơ thể như giúp ta thở, tim đập, và tiêu hóa thức ăn thì hệ thần kinh tự chủ còn giúp chúng ra chụp quét, phiên giải và phản ứng lại với những dấu hiệu nguy hiểm.

Our autonomic nervous system (the involuntary system that helps to control things like our breathing, heart rate, digestion, and salivation) is complex and always busy. In addition to running these important functions in our bodies such as helping us breathe, helping our heart pump, and helping us digest food, our autonomic nervous system is also helping us to scan, interpret, and respond to danger cues.

Có hai hệ thống làm việc độc lập trong hệ thần kinh tự chủ, giúp ta đọc hiểu và phản ứng lại với những dấu hiệu nguy hiểm:

There are two separate systems at work within our autonomic nervous system that are helping us to read and respond to danger cues:

– Hệ thần kinh giao cảm. Hệ thống này đóng vai trò trong việc kích thích cơ thể phản ứng bằng cách khiến chúng ta phải hành động trong những tình huống khẩn cấp. Nhiều người cho rằng hệ thống này thúc đẩy phản ứng “chống trả hay bỏ chạy” với mối nguy hiểm trong môi trường. Nó cũng chịu trách nhiệm kích hoạt tuyến thượng thận tiết epinephrine vào máu, còn được gọi là hiện tượng “Phóng thích Adrenaline”. Khi chúng ta nhìn thấy rắn, hệ thần kinh giao cảm sẽ đọc hiểu dấu hiệu này là một dấu hiệu đe dọa tiềm ẩn, và thúc đẩy cơ thể phản ứng, có thể là gây adrenaline tăng cao và khiến chúng ta ngay lập tức chạy khỏi con rắn.

Sympathetic nervous system. This system is involved in arousing our bodies to respond by mobilizing us to move when in dangerous situations. Many refer to this system as prompting our “fight or flight” reactions to danger cues in our environment. It is also responsible for activating our adrenal glands to release epinephrine into our bloodstream, otherwise known as an adrenaline rush. When we see a snake, our sympathetic nervous system will read the cue of the potential threat and prompt our body to respond, likely involving a quick adrenaline rush and us immediately moving away from the snake.

– Hệ thần kinh đối giao cảm. Hệ thống này có liên quan đến việc làm bình ổn cơ thể, bảo tồn năng lượng khi nó bắt đầu làm chậm lại nhịp tim, điều tiết hệ tiêu hóa và làm giảm huyết áp. Một số người gọi hệ thống này là hệ thống “nghỉ ngơi và tiêu hóa”. Khi ta bắt đầu thấy một dấu hiệu không còn mang đến nguy hiểm nào nữa thì cơ thể sẽ bắt đầu bình ổn lại với sự giúp đỡ của hệ thần kinh đối giao cảm.

Parasympathetic nervous system. This system is involved in calming our bodies, conserving energy as it begins to do things like slow our heart rate, regulate our digestion and lower our blood pressure. Some refer to this system as the “rest and digest” system. As we begin to read that a cue is not dangerous, our body begins to calm with the help of our parasympathetic nervous system.

Dây thần kinh phế vị. The Vagus Nerve

Có một dây thần kinh đặc biệt cũng là mối quan tâm của TS. BS. Stephen Porges. TS. Porges là một giảng viên đại học tầm cỡ, một nhà khoa học và là một người xây dựng cái gọi là Học thuyết Polyvagal. Dây thần kinh phế vị là dây thần kinh thứ 10 trong hộp sọ, rất dài và độ bao phủ cao, bắt đầu từ hành não. Hành não là một bộ phận của não, nằm ở vùng dưới của não, ngay ở trên đoạn nối giữa não và tủy sống.

There is one nerve, in particular, that is of interest to Dr. Stephen Porges, Ph.D. Dr. Porges is a distinguished university lecturer, scientist, and developer of what is referred to as The Polyvagal Theory. The vagus nerve is the tenth cranial nerve, a very long and wandering nerve that begins at the medulla oblongata. This part of the brain, the medulla oblongata, is located in the lower part of the brain, sitting just above where the brain connects with our spinal cord.

Dây thần kinh phế vị có 2 mặt, mặt lưng (mặt sau) và mặt bụng (mặt trước). Từ đó, hai mặt này sẽ chạy xuống khắp nơi trên cơ thể, được coi là loại dây thần kinh có mức độ bao phủ rộng nhất trong cơ thể con người.

There are two sides to this vagus nerve, the dorsal (back) and the ventral (front). From there, the two sides of the vagus nerve run down throughout our body, considered to have the widest distribution of all the nerves within the human body.

Rà soát môi trường xung quanh. Scanning our Environment

Từ khi sinh ra, trực giác luôn mách bảo chúng ta phải rà soát môi trường xung quanh xem có dấu hiệu nguy hiểm hay an toàn nào hay không.

From the time we are born, we are intuitively scanning our environment for cues of safety and danger.

Chúng ta luôn ở trong những kết nối và, để giúp bản thân sinh tồn, cơ thể chúng ta được sinh ra và được chuẩn bị để quan sát, xử lý, và phản ứng lại môi trường.

We are wired for connection and, in order to help us survive, our bodies are designed and prepared for observing, processing, and responding to our environment.

Một đứa bé phản ứng bằng cảm giác an toàn khi gần gũi với cha mẹ và người chăm sóc. Tương tự, đứa bé cũng sẽ phản ứng lại với những dấu hiệu bị cho là đáng sợ và nguy hiểm, như một người lạ, một tiếng động đáng sợ, hoặc sự vắng mặt của người chăm sóc. Chúng ta luôn rà soát những dấu hiệu thể hiện sự an toàn và hiểm nguy trong suốt cuộc đời.

A baby responds to the safe feelings of closeness with their parent or caregiver. Likewise, a baby will respond to cues that are perceived as scary or dangerous, like a stranger, a scary noise, or a lack of response from their caregiver. We scan for cues of safety and danger our entire lives.

Nhận thức thần kinh. Neuroception

Trong thuyết Polyvagal, TS. Porges mô tả quá trình các mạch thần kinh đọc hiểu những gợi ý nguy cơ từ môi trường là quá trình nhận thức thần kinh. Qua quá trình nhận thức này, chúng ta trải nghiệm thế giới bằng cách vô tình “rà soát” mọi tình huống và con người quanh ta nhằm xác định xem chúng hay họ nguy hiểm hay an toàn.

In polyvagal theory, Dr. Porges describes the process in which our neural circuits are reading cues of danger in our environment as neuroception. Through this process of neuroception, we are experiencing the world in a way in which we are involuntarily scanning situations and people to determine if they are safe or dangerous.

Nguồn: Modern Intimacy

Là một phần của hệ thần kinh tự chủ, quá trình này xảy ra mà bản thân chúng ta cũng không nhận thức sự tồn tại của nó. Cũng y như khi ta có thể hít thở mà không phải chú tâm nói với bản thân là phải thở, ta cũng có thể rà soát môi trường để tìm ra những gợi ý mà không cần nhắc nhở bản thân phải làm như vậy. Dây thần kinh phế vị là một cấu phần quan trọng đặc biệt trong quá trình nhận thức thần kinh.

As part of our autonomic nervous system, this process is happening without us even being aware that it is happening. Just as we are able to breathe without having to intentionally tell ourselves to take a breath, we are able to scan our environment for cues without telling ourselves to do so. The vagus nerve is of particular interest during this process of neuroception.

Trong quá trình nhận thức thần kinh, cả hai mặt của dây thần kinh phế vị đều có thể bị kích thích. Mỗi mặt (bụng và lưng) phản ứng theo những cách khác nhau khi ta rà soát và xử lý thông tin từ môi trường và những tương tác xã hội.

In the process of neuroception, both sides of our vagus nerve can be stimulated. Each side (ventral and dorsal) has been found to respond in distinct ways as we scan and process information from our environment and social interactions.

Mặt bụng (mặt trước) của dây thần kinh phế vị phản ứng với những gợi ý về tính an toàn trong môi trường và những tương tác. Nó giúp mang đến cảm giác an toàn thể chất và an toàn tinh thần có liên quan đến những người khác trong môi trường tương tác xã hội.

The ventral (front) side of the vagus nerve responds to cues of safety in our environment and interactions. It supports feelings of physical safety and being safely emotionally connected to others in our social environment.

Mặt lưng (mặt sau) của dây thần kinh phế vị phản ứng với gợi ý về các mối nguy hiểm. Nó kéo ta ra khỏi những kết nối, khỏi nhận thức và đưa ta vào trạng thái tự vệ. Vào những lúc ta có thể bắt được một gợi ý cực kỳ nguy hiểm từ môi trường, ta ngừng lại mọi việc và cảm thấy như bị đóng băng, đây là lúc mặt lưng dây thần kinh phế vị đang thể hiện vai trò kiểm soát.

The dorsal (back) side of the vagus nerve responds to cues of danger. It pulls us away from connection, out of awareness, and into a state of self-protection. In moments when we might experience a cue of extreme danger, we can shut down and feel frozen, an indication that our dorsal vagal nerve has taken over.

Nguồn:Assured Pharmacy

Ba giai đoạn phát triển của phản ứng. Three Developmental Stages of Response

Trong thuyết Polyvagal, Porges mô tả rằng có 3 giai đoạn tiến hóa liên quan đến sự phát triển của hệ thần kinh tự chủ ở con người. Thay vì cho rằng có một sự cân bằng giữa hệ thần kinh giao cảm và đối giao cảm, Porges lại tin thực sự có sự tồn tại của một tháp phản ứng được tạo dựng bên trong hệ thần kinh tự chủ của chúng ta.

Within his polyvagal theory, Porges describes that there are three evolutionary stages involved in the development of our autonomic nervous system. Rather than simply suggesting that there is a balance between our sympathetic and parasympathetic nervous system, Porges describes that there is actually a hierarchy of responses built into our autonomic nervous system.

– Chết lặng. Được mô tả là con đường thân quen nhất, là trạng thái phản ứng khi chủ thể bất động. Chắc bạn cũng nhớ, mặt lưng của dây thần kinh phế vị phản ứng với những gợi ý mối nguy hiểm cực kỳ cao, khiến chúng ta trở nên bất động, hay “chết lặng”. Có nghĩa là chúng ta sẽ phản ứng lại nỗi sợ bằng cách đóng băng, tê liệt, và thực sự “tắt điện”. Gần như ngay khi hệ thần kinh đối giao cảm của chúng ta rơi vào trạng thái quá tải, phản ứng của chúng ta sẽ là đóng băng, thay vì chỉ đơn giản là di chuyển chậm lại.

Immobilization. Described as the oldest pathway, this involves an immobilization response. As you might remember, the dorsal (back) side of the vagus nerve responds to cues of extreme danger, causing us to become immobile. This means that we would respond to our fear by becoming frozen, numb, and shutting down. Almost as if our parasympathetic nervous system is kicking into overdrive, our response actually results in us freezing, rather than simply slowing down.

– Hoạt động. Trong phản ứng này, ta sẽ “đánh động” hệ thần kinh giao cảm, nơi mà, nếu bạn còn nhớ, chính là hệ thống giúp chúng ta thực hiện hành động khi đối mặt với một mối nguy hiểm. Chúng ta hành động khi adrenaline tăng cao để trốn khỏi mối nguy hiểm hoặc đối đầu chống lại nó. Học thuyết Polyvagal cho rằng đây chính là con đường phát triển tháp tiến hóa.

Mobilization. Within this response, we are tapped into our sympathetic nervous system which, as you might remember, is the system that helps us mobilize in the face of a danger cue. We spring into action with our adrenaline rush to get away from danger or to fight off our threat. Polyvagal theory suggests that this pathway was next to develop in the evolutionary hierarchy.

– Gắn kết xã hội. Đây là phần bổ sung mới nhất trong tháp phản ứng, dựa theo mặt bụng của dây thần kinh phế vị. Cũng cần nhớ đây là bộ phận phản ứng với cảm giác an toàn và kết nối, gắn kết xã hội cho phép ta cảm thấy mình có nơi thuộc về và hoạt động này do mặt bụng dây thần kinh phế vị hỗ trợ thực hiện. Theo đó, ta có thể cảm thấy an toàn, bình ổn, được kết nối và gắn kết với mọi người.

Social engagement. The newest addition to the hierarchy of responses, this is based in our ventral (front) side of the vagus nerve. Remembering that this part of the vagus nerve responds to feelings of safety and connection, social engagement allows us to feel anchored and is facilitated by that ventral vagus pathway. In this space, we can feel safe, calm, connected, and engaged.

Tháp phản ứng trong đời sống thường nhật. The Response Hierarchy in Daily Life

Trên mỗi bước đường ta sống trong thế giới này, có vô cùng nhiều khoảnh khắc ta cảm thấy an toàn, cũng có nhiều khi cảm thấy bất an hoặc nguy hiểm. Học thuyết Polyvagal cho rằng quá trình này luôn xê dịch và ta có thể di chuyển vào ra các bậc trong phạm vi tháp phản ứng.

As we go through life engaging with the world, there are inevitably those moments when we will feel safe and others or in which we will feel discomfort or danger. Polyvagal theory suggests that this space is fluid for us and we can move in and out of these different places within the hierarchy of responses.

Chúng ta có thể trải nghiệm cảm giác gắn kết xã hội khi ở trong vòng tay của người ta yêu thương, và cũng trong cùng ngày hôm đó, ta thấy mình phải hành động khi đối mặt với mối nguy hiểm như gặp một con chó dại, một vụ cướp hay một cuộc xung đột nghiêm trọng với đồng nghiệp.

We might experience social engagement in the embrace of a safe loved one and, within the same day, find ourselves in mobilization as we are confronted with danger such as a rabid dog, a robbery, or an intense conflict with a coworker.

Có nhiều khi ta đọc và phản ứng lại một mối nguy hiểm và xử lý tình huống theo cách khiến ta cảm thấy bị mắc kẹt và không thể thoát ra khỏi tình huống đó. Những lúc như vậy, cơ thể chúng ta đang phản ứng với cảm giác khó chịu và nguy hiểm gia tăng, “tiến vào” một khoảng bất động mang tính nguyên thủy hơn. Mặt lưng của dây thần kinh phế vị đang bị tác động và nó “khóa” ta vào những cảm giác tê liệt, bất động, thậm chí là rơi vào trạng thái phân ly (nhân cách) theo như quan điểm của một số nhà nghiên cứu.

There are times when we might read and respond to a danger cue and process the situation in a way that leads us to feel trapped and unable to get out of the situation. In those moments, our body is responding to increased feelings of danger and distress, moving into a more primal space of immobilization. Our dorsal vagus nerve is being impacted and locking us down to a place of freezing, feeling numb and, as some researchers believe, dissociation.

Mối nguy hiểm có thể quá mức chịu đựng trong những tình huống này và ta không thể tìm cách nào để thoát ra được. Ví dụ như những khi bị lạm dụng tình dục hoặc cơ thể.

The danger cues can become too overwhelming in those moments and we see no viable way out. An example of this could be moments of sexual or physical abuse.

Tác động của sang chấn. Impact of Trauma

Nguồn: The Well Project

Khi mội ai đó đã từng trải qua sang chấn, đặc biệt là những trải nghiệm mà họ bị người khác làm “đứng hình”, thì năng lực rà soát môi trường để tìm ra những gợi ý nguy hiểm có thể bị kém đi. Đương nhiên, mục tiêu của cơ thể là giúp ta không bao giờ phải trải nghiệm những khoảnh khắc đáng sợ như vậy nữa, vậy nên nó sẽ làm bất kỳ điều gì cần thiết để giúp bảo vệ chúng ta.

When someone has experienced trauma, particularly in experiences where they were left immobilized, their ability to scan their environment for danger cues can become skewed. Of course, our body’s goal is to help us never experience a terrifying moment like that again, so it will do whatever it needs to do in order to help protect us.

Khi hệ thống giám sát rơi vào tình trạng làm việc quá tải, vất vả để bảo vệ chúng ta, nó có thể sẽ phiên giải nhiều gợi ý trong môi trường thành mối nguy hiểm – thậm chí ngay cả khi những gợi ý này vốn được xem là trung tính hoặc vừa phải với những người khác.

As our surveillance system kicks into overdrive, working very hard to protect us, it can also read many cues in our environment as dangerouseven those cues that might be perceived as neutral or benign to other people.

Gắn kết xã hội cho phép chúng ta tương tác trơn tru với người khác, cảm thấy mình được kết nối và an toàn. Khi cơ thể tiếp nhận một gợi ý bất an khi đang trong một mối quan hệ, cơ thể sẽ bắt đầu phản ứng. Với nhiều người, gợi ý này có thể đưa họ vào trạng thái hành động, hành động để vô hiệu hóa mối nguy hại hoặc thoát khỏi mối nguy đó.

Our social engagement allows us to interact more fluidly with others, feeling connected and safe. When our body picks up a cue within an interaction that signals we may not be safe, it begins to respond. For many, this cue may move them into a place of a mobilization response, springing into action to attempt to neutralize the threat or get away from the threat.

Với những người đã từng trải quasang chấn, dấu hiệu nguy hiểm có thể khiến họ trực tiếp chuyển từ gắn kết xã hội sang trạng thái bất động. Khi họ thấy nhiều gợi ý trong quá trình tương tác với người khác là nguy hiểm, như thay đổi nhẹ trên nét mặt, tông giọng đặc biệt, hay một số kiểu điệu bộ cơ thể nhất định, thì họ có thể tự quay trở lại về những phản ứng quen thuộc trước đây trong nỗ lực chuẩn bị và bảo vệ bản thân.

For those who have experienced trauma, the signal of a danger cue can move them directly from social engagement to immobilization. As they come to associate numerous interpersonal cues as dangerous, such as a slight change of facial expression, a particular tone of voice, or certain types of body posturing, they can find themselves going back to a place of response that is familiar to them in an effort to prepare and protect themselves.

Một phản ứng dạng hành động có thể không phải là một lựa chọn của cơ thể. Điều này có thể khá khó hiểu với những người sống sót sau sang chấn, họ không nhận ra rằng tháp phản ứng này bị ảnh hưởng bởi những tương tác của họ với người xung quanh và với thế giới.

A response of mobilization may not be registered by the body as an option. This can be quite confusing for trauma survivors, unaware of how this hierarchy of response is influenced by their interactions with others and the world.

Kết nối xã hội và Học thuyết Polyvagal. Connection and Polyvagal Theory

Two hands trying to connect puzzle pieces with sunset background

Mặc dù dây thần kinh phế vị được biết đến là được phân bổ rộng rãi và có liên đới tới nhiều bộ phận trong cơ thể, ta cũng cần lưu ý rằng hệ thống này có thể ảnh hưởng lên nhóm dây thần kinh sọ có vai trò điều tiết sự gắn kết xã hội qua biểu cảm nét mặt và giọng nói. Khi con người được gắn mình vào những mối liên kết với người khác, ta có thể hiểu mức độ xuất hiện thường xuyên của hoạt động rà soát các gợi ý mối nguy hiểm trong các tương tác của ta với người thân yêu hoặc những người hỗ trợ quan trọng trong đời sống của chúng ta.

Although the vagus nerve is known for being widely distributed and connected to a variety of areas of the body, it is important to note that this system can influence cranial nerves that regulate social engagement through facial expression and vocalization. As human beings who are wired for connection, we can understand how scanning for danger cues can happen frequently in our interactions with our significant other or important supportive others in our lives.

Chúng ta bẩm sinh luôn thèm khát sự an toàn, sự tin tưởng và thoải mái trong những mối liên hệ với người khác và nhanh chóng thu nhập những gợi ý cho ta biết có thể ta đang không được an toàn. Khi con người được an toàn hơn với người khác hoặc vì người khác, ta sẽ thấy việc xây dựng những kết nối lành mạnh, chia sẻ những yếu điểm của bản thân và trải nghiệm sự thân thiết với nhau sẽ trở nên dễ dàng hơn.

We innately long for feelings of safety, trust, and comfort in our connections with others and quickly pick up cues that tell us when we may not be safe. As people become safer with and for each other, it can be easier to build healthy bonds, share vulnerabilities, and experience intimacy with each other.

Tham khảo. Article Sources

Dana, D. A beginner’s guide to polyvagal theory. 2018.

Porges, S. Neuroception: A subconscious system for detecting threats and safety. 2019.

Nguồn: https://www.verywellmind.com/polyvagal-theory-4588049

Như Trang.