Bạn có bao giờ đưa ra một dự đoán và tự huyễn hoặc bản thân rằng mình có khả năng tiên tri khi dự đoán của bạn “thành hiện thực”?

Do you ever make a prediction and fancy yourself prescient when your prediction “comes true?”

Có thể bạn không nghĩ mình là thầy bói nhưng bạn vẫn thấy mình đoán “siêu chuẩn” ít nhiều cũng một vài lần.

You may not believe yourself to be a fortune-teller, but you likely find yourself to be surprisingly accurate with your predictions at least once in a while.

Ví dụ, bạn có thể dự đoán một dự án bạn đang làm sẽ có đầu ra cực tốt, và cảm thấy tự tin vào khả năng nhìn thấy trước tương lai khi công sức làm việc miệt mài của bạn được trả công xứng đáng và dự án sẽ nhận được phản hồi tích cực.

For instance, you may predict that a project you are working on will turn out exceedingly well, and feel confident in your ability to foresee the future when your hard work pays off and your project is received positively.

Một ví dụ khác, bạn dự đoán bài diễn văn bạn sắp trình bày tại một sự kiện ở chỗ làm sẽ có kết quả tệ hại và bạn cảm thấy chẳng có gì ngạc nhiên khi bản thân nói lắp, trệu trạo và liên tục quên này quên kia trong lúc trình bày.

Alternatively, you might expect that a speech you have to give at a work event will go terribly, and you feel no surprise when you stutter, mumble, and frequently forget your next point while speaking.

Mặc dù bạn có thể vin vào những ví dụ này làm bằng chứng thể hiện rằng bạn hiểu rõ bản thân và năng lực của mình (và điều này có thể đúng), nhưng có lẽ bạn không biết về một dạng hiệu ứng khi mà những mong đợi trong bạn ảnh hưởng lên chính hành vi của bạn.

Although you could take these instances as evidence that you know yourself and your abilities quite well (and this may be true as well), you might not think about the effects your expectations have on your behavior.

Khi những niềm tin và mong đợi của chúng ta ảnh hưởng lên hành vi ở cấp độ tiền ý thức thì chúng ta đang kích hoạt cái gọi là lời tiên tri tự ứng nghiệm.

When our beliefs and expectations influence our behavior at the subconscious level, we are enacting what is known as a self-fulfilling prophecy.

2000winter_the-other-prophecy_1920x1080.jpg
Nguồn: Vision.org

Lời tiên tri tự ứng nghiệm là gì? What is a Self-Fulfilling Prophecy?

Bạn chắc hẳn đã từng nghe về khái niệm lời tiên tri tự ứng nghiệm trước đây, nhưng hãy cũng tìm hiểu một định nghĩa cơ bản nhất để đảm bảo rằng chúng ta đang cùng nhìn về một hướng.

You’ve surely heard of self-fulfilling prophecies before, but we’ll cover a basic definition to make sure we’re on the same page.

Lời tiên tri tự ứng nghiệm là một niềm tin hoặc một mong đợi của một người về một sự kiện trong tương lai cuối cùng trở thành hiện thực vì chủ thể kiên trì tin và mong là như vậy (Good Therapy, 2015).

A self-fulfilling prophecy refers to a belief or expectation that an individual holds about a future event that manifests because the individual holds it (Good Therapy, 2015).

Ví dụ, nếu bạn thức dậy và ngay lập tức nghĩ rằng – dù là vì bất kỳ lý do gì hay không vì lý do gì cả – ngày hôm nay sẽ là một ngày cực kỳ tồi tệ, thì thái độ của bạn có thể khiến dự đoán này trở thành hiện thực. Bạn có thể tìm mọi cách để chứng thực niềm tin này trong vô thức, bằng cách bỏ qua những điều tích cực, phóng đại những điều tiêu cực và hành xử theo những cách khó mà khiến ngày hôm đó thành một ngày vui vẻ được.

For example, if you wake up and immediately thinkfor whatever reason or for no particular reason at allthat today is going to be a terrible day, your attitude might make your prediction come true. You may unconsciously work to affirm your belief by ignoring the positive, amplifying the negative, and behaving in ways that are unlikely to contribute to an enjoyable day.

Đây là một khái niệm khá phổ biến trong nền văn hóa đại chúng và thường được đề cập bởi những chuyên gia hỗ trợ tự lực, và những người đang “kiếm cơm” bằng cách tạo động lực và khích lệ người khác. Một trong những ví dụ kinh điển về lời tiên tri tự ứng nghiệm đến từ thần thoại Hy Lạp về Oedipus.

This concept is a popular one in pop culture and oft-referenced by self-help gurus, life coaches, and others looking to make their living by motivating and encouraging others. One of the classic examples of a self-fulfilling prophecy comes from the Greek story of Oedipus.

Chuyện kể rằng, Laius, cha của Oedipus được cảnh báo rằng một ngày nào đó con trai của ông sẽ giết chết ông ta. Để tránh khỏi định mệnh bi thảm này, ông ta đã bỏ rơi đứa con của mình và để mặc cho nó chết. Tuy nhiên, Oedipus được tìm thấy và được nuôi dưỡng bởi cha mẹ nuôi mà cứ tưởng họ là cha mẹ đẻ của mình. Một ngày nọ, Oedipus cũng nhận được một lời cảnh báo kinh khủng – ông sẽ giết cha mình và cưới chính mẹ của mình. Đương nhiên là Oedipus không hề muốn giết người mà ông đang tin là cha của mình hay kết hôn với người mà ông tin là mẹ của mình, vậy nên ông bỏ nhà, bỏ cha mẹ nuôi và tìm đường đến thành phố.

In the story, Oedipus’ father Laius is warned that one day his son will kill him. To avoid meeting this fate, he abandons the child and leaves him to die. However, Oedipus was found and raised by foster parents, under the assumption that they were his real parents. One day, he is also confronted with a dire warningthat he will kill his father and marry his widowed mother. Of course, Oedipus has no wish to kill the man he believes is his father or marry the woman he believes is his mother, so he abandons his home and foster parents and heads off to the city.

Lúc ở thành phố, ông gặp một người lạ và rồi lao vào đánh nhau với người này. Ngay khi giết được người đàn ông, ông cưới người góa phụ. Sau này ông mới biết được rằng người đàn ông mình giết là cha đẻ của mình và tân nương của ông chính là người mẹ đẻ của mình. Vì cùng cố tìm cách thoát khỏi định mệnh đời mình mà cả Laius và Oedipus đều trở thành bảo chứng cho sự ứng nghiệm của lời tiên tri.

In the city, he meets a stranger and ends up in a fight with him. Once Oedipus kills the strange man, he marries his widow. He later learns that the man he killed was his actual father and that his new bride is actually his mother. By trying to avoid fate, both Laius and Oedipus ensured that the prophecy would manifest.

Giai thoại thú vị này giúp lời tiên tri tự ứng nghiệm trở thành một phép tu từ phổ biến trong thơ văn và phim ảnh, nhưng nó cũng là một khái niệm được tìm hiểu khá kỹ lưỡng trong tâm lý học.

This compelling tale helped the self-fulfilling prophecy to become a popular trope in literature and film, but it’s also a much-researched concept in psychology.

 Lời tiên tri tự ứng nghiệm theo góc nhìn tâm lý học. Self-Fulfilling Prophecy in Psychology

Các nhà tâm lý học đã phát hiện ra các bằng chứng mạnh mẽ về tác động của những niềm tin và mong đợi lên kết quả, đặc biệt là khi ta bị thuyết phục rằng những mong đợi của chúng ta sẽ thành hiện thực, và thậm chí khi ta không thực sự nhận thức được sự tồn tại của những mong đợi đó.

Psychologists have found strong evidence for the impact of our beliefs and expectations on outcomes, particularly when we are convinced that our predictions will manifest, and even when we don’t necessarily consciously know that we hold the expectation.

Một ví dụ bị nhiều người hiểu nhầm về lời tiên tri tự ứng nghiệm trong tâm lý học là cái gọi là hiệu ứng giả dược (Isaksen, 2012). Hiệu ứng giả dược là những cải thiện về kết quả đo lường được ngay cả khi tham dự viên không nhận được bất cứ hình thức điều trị thực sự có ý nghĩa nào, ở đây là do niềm tin của tham dự viên về sự hiệu nghiệm của hình thức “điều trị” mà họ nhận được. Hiệu ứng này được đào sâu trong các cuộc thử nghiệm điều trị lâm sàng và có hiệu quả mạnh mẽ đến mức người ta bổ sung thêm các biện pháp mới dựa trên hiệu ứng này nhằm thể hiện tác động của nó trên những kết quả thực nghiệm.

A commonly understood example of the self-fulfilling prophecy in psychology is what is known as the placebo effect (Isaksen, 2012). The placebo effect refers to the improvements in outcomes measured even when the participants did not receive any meaningful treatment, which is caused by the participants’ belief in the effectiveness of the “treatment” they received. This effect was discovered during clinical trials of treatments and can be so strong that new measures were put in place to account for its impact on an experiment’s findings.

Thí nghiệm về hiệu ứng giả dược đã chứng minh rằng niềm tin là một thứ cực kỳ quyền lực!

Experiments on the placebo effect have proven that belief is a very powerful thing!

Lời tiên tri tự ứng nghiệm trong xã hội học: Một góc nhìn từ học thuyết của Robert Merton. Self-Fulfilling Prophecy in Sociology: A Look at the Theory of Robert Merton

Lời tiên tri tự ứng nghiệm không chỉ là một khái niệm quan trọng trong nghiên cứu tâm lý học, mà nó còn là một hiện tượng nổi tiếng trong lĩnh vực xã hội học, nơi nó lần đầu tiên được khám phá và định nghĩa bởi nhà xã hội học Robert Merton.

Not only is the concept of self-fulfilling prophecy an important one in psychological research, it is also a well-known phenomenon in the field of sociology, where it was first discovered and defined by sociologist Robert Merton.

Merton sinh năm 1910 trong một gia đình người nhập cư nghèo từ Đông Âu và lớn lên ở Philadelphia, nơi ông bắt đầu hứng thú với xã hội học sau khi tham dự một lớp học về lãnh vực này tại Temple College. Sau khi tốt nghiệp, ông chuyển đến Harvard và bắt đầu theo học một số nhà xã hội học hàng đầu thời bấy giờ. Đến năm thứ hai, ông đã xuất bản bài báo cùng một số nhà xã hội học nổi tiếng, và bản thân ông thậm chí còn trở thành một trong những nhà khoa học xã hội có tầm ảnh hưởng nhất. (Calhoun, 2003).

Merton was born in 1910 to poor immigrants from Eastern Europe and raised in Philadelphia, where he became fascinated with sociology after attending a class at Temple College. After graduating, he moved on to Harvard and began studying under some of the leading sociologists of the time. By his second year, he was already publishing with some of these leading sociologists, and he eventually became one of the most influential social scientists himself (Calhoun, 2003).

Có lẽ việc lớn lên tại một trong những khu “ổ chuột” vùng Nam Philadelphia đã giúp ông xây dựng được học thuyết về lời tiên tri tự ứng nghiệm; rốt cuộc thì trường hợp của ông là một trong những ví dụ kinh điển về “Giấc mơ Mỹ” thường song hành bằng sự chứng thực mạnh mẽ về năng lực và tài năng của một người.

Perhaps it was his upbringing in one of the “slums” of South Philadelphia that informed his theory of the self-fulfilling prophecy; after all, his is one of the classic “American dream” trajectories that is usually accompanied by a strong conviction in one’s talents and abilities.

Merton đặt tên hiện tượng là “Lời tiên tri tự ứng nghiệm” vào năm 1948, định nghĩa là:

Merton coined the term “self-fulfilling prophecy” in 1948, defining it as:

“Một nhận định sai lệch về tình huống làm xuất hiện một hành vi khiến nhận định sai lầm ban đầu trở thành sự thật.”

“A false definition of the situation evoking a new behavior which makes the originally false conception come true” (Merton, 1968, p. 477).

Nói cách khác, ông thấy rằng có đôi khi một niềm tin sẽ đưa đến những hệ quả khiến sự thật dần khớp với niềm tin đó. Nói chung, những người là nạn nhân của lời tiên tri tự ứng nghiệm không hiểu rằng niềm tin của họ gây ra hệ quả mà họ đang mong đợi hay sợ sệt; tác động không nằm trong chủ đích, không liên quan đến động lực bản thân hay tự tin vào bản thân của chủ thể.

In other words, he noticed that sometimes a belief brings about consequences that cause the reality to match the belief. Generally, those at the center of a self-fulfilling prophecy don’t understand that their belief caused the consequences they expected or feared; it is more unintentional effect than self-motivation or self-confidence.

Lời tiên tri kiểu này có thể có liên quan đến các quá trình tư duy nội tại (tức là, niềm tin của một người ảnh hưởng lên hành vi của chính họ) và/hoặc quá trình tương tác ngoại tại với những người xung quanh (tức là, niềm tin của một người ảnh hưởng lên hành vi của người khác). Hiệu ứng giả dược là một ví dụ về lời tiên tri tự ứng nghiệm ngoại tại, trong khi mong đợi hay dự đoán rằng bạn đời của mình “lăng nhăng” đưa đến việc người bạn đời ngoại tình thật sẽ được coi là một lời tiên tri tự ứng nghiệm nội tại. (Biggs, 2009).

These prophecies can involve intrapersonal processes (i.e., an individual’s belief affects his or her own behavior) and/or interpersonal processes (i.e., an individual’s belief affects another’s behavior). The placebo effect is one example of an interpersonal self-fulfilling prophecy, while expectations about a spouse cheating that lead to that spouse cheating would be considered an interpersonal self-fulfilling prophecy (Biggs, 2009).

Mặc dù lời tiên tri tự ứng nghiệm có thể xuất hiện theo nhiều cách, nhưng Merton quan tâm nhất việc tìm hiểu cách thức hoạt động của hiện tượng này trong tình trạng phân biệt đối xử và định kiến sắc tộc. Ông để ý thấy rằng người nào có định kiến về những người thuộc sắc tộc khác có thể sẽ đối xử với họ theo đúng cái cách khuyến khích những người này hành xử làm sao để bị khinh miệt thật. Ví dụ, ai nghĩ người da đen có trí tuệ kém sẽ tránh nói chuyện với những người này về bất kỳ điều gì “đụng chạm” đến trí tuệ, khiến họ không có cách nào chứng mình định kiến trên là sai lầm.

Although self-fulfilling prophecies can manifest in a variety of ways, Merton was most interested in understanding how the phenomenon plays out in racial prejudice and discrimination. He noticed that people with prejudices about individuals of other races were likely to treat them in such a way that these individuals were actually encouraged to behave in ways that confirmed the prejudices. For example, those who considered black people to be intellectually inferior would avoid talking to them about anything that could be considered intellectual, giving them no room to prove the prejudiced individual wrong.

Không có gì đáng ngạc nhiên khi một nhóm lớn những người bị đối xử như thể mình có đầu óc kém cỏi không có cơ hội đủ để trau dồi kiến thức và cải thiện năng lực của bản thân. Vì không có cơ hội để tăng cường kiến thức và năng lực, nên năng lực họ thể hiện thấp hơn người khác, khiến nhận định về họ là đầu óc kém cỏi trở thành sự thật.

Unsurprisingly, when a whole group of people is treated as if they are intellectually inferior, they are not given the opportunities that are afforded to others to add to their knowledge and improve their abilities. Since they do not have the opportunities to boost their knowledge and abilities, their average performance is lower than others, making it seem as if they truly are intellectually inferior.

Hiệu ứng Rosenthal và Pygmalion. Rosenthal and the Pygmalion Effect

Nghiên cứu cũng gợi ý nhẹ rằng, không chỉ các mong đợi của ta về bản thân mới ảnh hướng lên kết quả mà những mong đợi ta hình thành về người khác cũng có một tác động lên chính những suy nghĩ, cảm nhận và hành vi của ta về họ.

These studies hinted at the idea that, not only do our expectations for ourselves influence outcomes, our expectations of others also have an impact on our thoughts, feelings, and behavior toward them.

Thí nghiệm kinh điển thực hiện bởi Rosenthal và Jacobsen vào những năm 1960 cho thấy nhận định này là chính xác. Những phát hiện từ thí nghiệm này (và những phát hiện tiếp sau đó) đưa ra bằng chứng cho thấy mong đợi của giáo viên về học sinh gây ảnh hưởng lên màn thể hiện của học sinh, điều này lớn và mạnh hơn bất cứ khác biệt vốn có nào trong tài năng và trí thông minh của học sinh ấy.

The classic experiment by Rosenthal and Jacobsen in the 1960s showed that this idea was accurate. Findings from this experiment (and other subsequent explorations) provided evidence that teacher expectations of students exerted influence over student performance, over and above any inherent differences in talent or intelligence.

Các nhà nghiên cứu thực hiện thí nghiệm tại một trường tiểu học công, nơi họ chọn ra ngẫu nhiên một nhóm học sinh và nói với giáo viên rằng những học sinh này đã tham dự bài kiểm tra về khả năng tiếp thu đa biến của Đại học Harvard và được công nhận là “phát triển vượt bậc”. Họ giải thích rằng những đứa trẻ này có nhiều tiềm năng và có thể tăng trưởng trí tuệ vượt bậc trong năm tới.

The researchers conducted their experiment at a public elementary school, where they chose a group of children at random and told teachers that these students had taken the Harvard Test of Inflected Acquisition and were identified as “growth spurters.” They explained that these children had a lot of potential and would likely experience a great deal of intellectual growth within the next year.

Họ thu thập dữ liệu về kết quả học hành của tất cả học sinh và so sánh giữa thành tích của các học sinh “bình thường” với thành tích của nhóm “phát triển vượt bậc” và phát hiện ra rằng những học sinh mà giáo viên kỳ vọng sẽ thể hiện tốt (được chọn ngẫu nhiên) thực sự đã gặt hái được thành tích tốt hơn các bạn khác.

They gathered performance data on all students and compared the “ordinary” students’ gains with the gains of the “growth spurters” and found that those students the teachers expected to do well (who were chosen at random) actually did show greater improvements than their peers.

Untitled.png
Nguồn: Nobel Coaching & Tutoring

Vì nhóm nghiên cứu cũng không nói cho nhóm học sinh về kết quả bài kiểm tra trí tuệ là giả, nên cách giải thích duy nhất cho thành tích của chúng là sự mong đợi của giáo viên ảnh hưởng lên màn thể hiện của nhóm học sinh này.

Since the children were not told of their false Test of Inflected Acquisition results, the only explanation for these outcomes is that the teachers’ expectations influenced student performance.

Hiệu ứng này, còn được gọi là Hiệu ứng Pygmalion, là một ví dụ về lời tiên tri tự ứng nghiệm hướng tập trung vào người khác (ngoại tại), theo Rosenthal giải thích.

This effect, known as the Pygmalion Effect, is an example of the other-focused self-fulfilling prophecy; as Rosenthal put it,

“Khi ta mong đợi sự xuất hiện của một dạng hành vi nào đó ở người khác, chúng ta có thể hành xử theo cách khiến khả năng xuất hiện hành vi đó trở nên cao hơn.” (Rosenthal & Babad, 1985)

“When we expect certain behaviors of others, we are likely to act in ways that make the expected behavior more likely to occur” (Rosenthal & Babad, 1985).

Vòng tuần hoàn của lời tiên tri tự ứng nghiệm. The Cycle of Self-Fulfilling Prophecies

Quay trở lại với nội dung cơ bản về lời tiên tri tự ứng nghiệm, ta dễ dàng nhận thấy cách những lời tiên tri này đưa đến những chu kỳ lặp đi lặp lại – hoặc tốt hoặc xấu.

Getting back to self-fulfilling prophecies in general, it’s easy to see how such prophecies can lead to cyclesgood or bad.

Khi ta tin vào điều gì đó về chúng ta, chúng ta có khả năng hành xử theo cách đáp ứng lại những niềm tin đó, rồi củng cố chúng và khuyến khích sự xuất hiện của hành vi tương tự. Tương tự, khi ta tin vào điều gì ở người khác, ta có thể hành xử làm sao để khuyến khích họ xác nhận giả định của chúng ta là đúng, từ đó củng cố niềm tin của ta về họ.

When we believe something about ourselves, we are more likely to act in ways that correspond to our beliefs, thus reinforcing our beliefs and encouraging the same behavior. Similarly, when we believe something about others, we may act in ways that encourage them to confirm our assumptions, thus reinforcing our beliefs about them.

Ta không nghĩ nhiều về những chu kỳ này khi kết quả đầu ra là tích cực, nhưng lại có hẳn một thuật ngữ chung cho các chu trình này khi kết quả đầu ra là tiêu cực: những vòng luẩn quẩn.

We don’t think much about these cycles when the outcomes are positive, but we have a common term for these cycles when the outcomes are negative: vicious cycles.

Một người luôn nghi ngờ về năng lực của mình trong công việc có thể vô tình hủy hoại chính mình; vì cứ chắc mẩm rằng việc mình làm cũng xoàng xĩnh, nên anh này không bỏ quá nhiều thời gian và công sức vào nó hoặc không làm cho tới nơi tới chốn. Điều này dẫn đến sự thiếu hụt trong thực hành và kinh nghiệm, khiến hiệu suất công việc của anh ta càng trở nên kém cỏi, từ đây anh ta lại càng ngờ vực bản thân và thậm chí hạ thấp lòng tự trọng của mình xuống.

A person who is constantly doubting his ability to perform at his job may inadvertently sabotage himself; since he is sure his work is sub-par, he may avoid putting much time and effort into it or avoid doing it altogether. This results in a lack of practice and experience, which only serves to make his work even less competent, leading to even more self-doubt and even lower self-esteem.

Hình ảnh này mô tả chu kỳ khi lời tiên tri tự ứng nghiệm ngoại tại vận hành: This image visualizes the cycle when interpersonal self-fulfilling prophecies are in play:

– Đầu tiên, ta gầy dựng một niềm tin hay một chuỗi các niềm tin về bản thân chúng ta. First, we harbor a belief or set of beliefs about ourselves.

– Những niềm tin này ảnh hưởng lên hành động của chúng ta với mọi người. These beliefs influence our actions towards others.

– Hành động của chúng ta với mọi người bị định hình bởi niềm tin của chúng ta về họ, tác động lên chính niềm tin của chúng ta về bản thân mình. Our actions towards others, shaped by our beliefs about them, impact their beliefs about us.

– Niềm tin đó khiến họ hành xử khớp với niềm tin của họ về chúng ta, củng cố niềm tin ban đầu của ta về bản thân. Their beliefs cause them to act in ways consistent with those beliefs towards us, which reinforces our initial beliefs about ourselves.

Chu kỳ này có thể áp dụng trong nhiều bối cảnh và tình huống, nhưng đặc biệt dễ nhận thấy trong các tình huống như nghiên cứu nổi tiếng về hiệu ứng Pygmalion của Rosenthal (mặc dù có thay đổi một chút ở bước một)

This cycle can apply in many scenarios and situations, but it’s particularly easy to identify each step in situations like Rosenthal’s famous Pygmalion effect studies (although with an alteration to the first step):

Giáo viên có thể đã có nhận xét nhất định về một số học sinh; một số họ tin là có tài năng thiên bẩm và đầy hứa hẹn, số khác bị cho là những kẻ gây rối hoặc trí tuệ yếu kém.

Teachers may have preconceived notions about some of their students; some they believe are inherently talented and promising students, while others they see as troublemakers or intellectually inferior.

Một người giáo viên có thể vô tình đối xử với những học sinh “đầy triển vọng” theo những cách thức khớp với niềm tin có sẵn trong họ (ví dụ, hỗ trợ nhiều hơn, khích lệ nhiều hơn) và đối với những học sinh “khó trị” theo đúng như cái niềm tin họ có về những học sinh này (ví dụ, quyết định không đầu tư nhiều công sức vào dạy dỗ chúng, cho phép chúng né tránh bằng những nhiệm vụ hay bài tập tầm thường khác.)

A teacher may inadvertently treat the “promising” students in ways consistent with their beliefs (e.g., offering them more help, encouraging them to do well) and “troublesome” students in ways similarly consistent with their beliefs (e.g., deciding not to invest much effort into teaching them, allowing them to skate by with mediocre work).

Học sinh bắt đầu nghĩ về bản thân mình theo hướng suy nghĩ của giáo viên; học sinh đầy hứa hẹn cảm thấy tự tin và có động lực, trong khi những học sinh hay gây rối thì cảm thấy mình không thông minh và xứng đáng ra rìa.

The students may become to think of themselves as their teacher does; the promising students feel confident and motivated, while the troublesome students feel unintelligent and neglected.

Những học sinh này rồi sẽ hành xử khớp với những niềm tin họ có về bản thân, củng cố nhận định ban đầu của giáo viên về họ.

The students might then act in ways that match their beliefs about themselves, reinforcing the teacher’s initial assumptions about them.

Chu kỳ của lời tiên tri tự ứng nghiệm có thể là tích cực cho những học sinh “đầy hứa hẹn”, nhưng lại gây hại cho những người bị (bản thân họ hoặc người khác) cho là yếu kém hoặc thiếu hụt năng lực.

The cycle of self-fulfilling prophecies can be positive for the “promising” students, but the cycle has a lot of potential to damage those who are assumed to be incompetent or lacking (by themselves and/or by others).

Lời tiên tri tự ứng nghiệm và Trầm cảm. Self-Fulfilling Prophecy and Depression

Không có gì đáng ngạc nhiên rằng bản chất tuần hoàn của lời tiên tri tự ứng nghiệm có thể đóng một vai trò trong quá trình phát triển và và sự vật lộn chống lại căn bệnh trầm cảm này.

Unsurprisingly, this cyclical nature of self-fulfilling prophecies can play a role in the development and continuing struggle against depression.

pexels-photo-568027.jpeg
Nguồn: Your Positive Reality

Một người bị trầm cảm có thể có một số suy nghĩ vô cùng tiêu cực về bản thân, kiểu như:

A person suffering from depression may hold some very negative thoughts about herself, thoughts like:

“Tôi là người vô dụng”. I’m worthless.”

“Tôi không thể hành xử phù hợp.”“I can’t function properly.”

“Không ai yêu thương tôi hết.” “I’m unlovable.”

“Không ai ưa tôi, họ đều nghĩ tôi là một kẻ gây tụt hứng.”“No one likes me, they all think I’m a downer.”

“Vì không ai thích tôi nên tôi không có bạn.”“Since no one likes me, I have no friends.”

 Những suy nghĩ kiểu như “Tôi vô dụng” và “Tôi không thể ứng xử phù hợp” có thể thuyết phục một người từ bỏ việc phát triển bản thân và ngưng cố gắng bổ sung kiến thức, cải thiện kỹ năng, hoặc tăng cường sức bật tinh thần cảm xúc. Người này sẽ nghĩ, “Rốt cuộc thì có gì quan trọng đâu? Đằng nào thì cũng chẳng có tác dụng gì.”

Thoughts like “I’m worthless,” and “I can’t function properly” may persuade her to give up on self-development and stop trying to add to her knowledge, improve her skills, or enhance her emotional resilience. “After all,” she thinks, “what does it matter? It won’t work anyway.”

Nếu các suy nghĩ này cứ tiếp diên như vậy trong thời gian kéo dài thì người này sẽ thấy mình thực sự không thể sống bình thường được nữa; cô ta có thể dần rơi vào trầm cảm và thấy mình vô dụng không thể làm những việc cơ bản nhất như nói chuyện với người khác, nấu ăn hay tắm rửa.

If her thoughts continue this way for a prolonged period of time, she might find that she truly can’t function normally anymore; she may become too depressed and worthless to do even the most basic of functions, like speaking to others, making food, or showering.

Những suy nghĩ kiểu như “Không ai yêu thương tôi” “Không ai ưa tôi, họ đều nghĩ tôi là kẻ gây tụt hứng.” và “Vì không ai thích tôi nên tôi không có bạn bè” đều có thể dễ dàng trở thành hiện thức. Cô ta có thể sẽ hoàn toàn né tránh tương tác với người khác, vì cô ta tin chắc rằng họ sẽ không thích mình ở bên, và rồi ca này cũng chẳng có ai bè bạn. Cô ta có thể tương tác với người khác nhưng hành xử theo cách tiêu cực và không mấy thân thiện vì cô chắc chắn rằng họ sẽ không chào đón và thân thiện với mình, để rồi chính điều này khiến những người cô ta tương tác sẽ hình hành những ý kiến chuẩn xác với đúng những suy nghĩ tiêu cực của cô ta về họ.”

Thoughts like “I’m unlovable,” “No one likes me, they all think I’m a downer,” and “Since no one likes me, I have no friends,” can easily transfer into reality. She may avoid interacting with others at all, since she is sure they will not enjoy her company, leaving her with no friends. She might interact with others but behave in a negative and unfriendly way since she is sure they will be unfriendly or unwelcoming to her, causing those she interacts with to form opinions consistent with her negative thoughts.

Trầm cảm là một chứng bệnh đặc biệt âm ỉ vì những chu kỳ như thế này, theo cách giải thích của TS. Allan Schwartz:

Depression is particularly insidious because of cycles such as these; as Dr. Allan Schwartz puts it:

Tất cả chúng ta đều dọn sacsch những lối tư duy “tôi thật tội nghiệp”. Không hữu ích và thực tế chút nào. Lối suy nghĩ tiêu cực là có thể lây lan vì nó đưa đến những cuộc trao đổi tiêu cực và lời tiên tri tự ứng nghiệm. Nếu bạn thuyết phục bản thân rằng cuộc sống bạn sẽ tồi tệ thì rồi bạn sẽ chính là người khiến cuộc sống mình tồi tệ thực sự.

“All of us have to clear ourselves of this ‘poor me’ way of thinking. It is not helpful and not realistic. Negative thinking is contagious because it leads to negative talk and the self-fulfilling prophecy. If you convince yourself that your life is awful then you go about making your life awful” (2010).

Ví dụ về lời tiên tri tự ứng nghiệm. Examples of Self-Fulfilling Prophecies

Ngoài những ví dụ kể trên, hiện tượng lời tiên tri tự ứng nghiệm còn có thể tìm thấy ở rất nhiều lĩnh vực khác của cuộc sống. Ví dụ cụ thể trong 3 lãnh vực dưới đây:

In addition to the examples listed above, the phenomenon of self-fulfilling prophecies can be seen in plenty of other areas of life. Examples in three such areas are listed below.

Ví dụ trong giáo dục. Examples in Education

Một ví dụ kinh điển về lời tiên tri tự ứng nghiệm (hay Hiệu ứng Pygmalion) trong giáo dục đến từ nghiên cứu gây chấn động của Rosenthal năm 1968 trên nhóm giáo viên và học sinh.

A classic example of a self-fulfilling prophecy (/the Pygmalion effect) in education comes from Rosenthal’s groundbreaking 1968 study on teachers and students.

Người ta đưa cho giáo viên một bản báo cáo rực rỡ về một số học sinh, giáo viên sẽ làm việc với những học sinh này để giúp chúng cải thiện kỹ năng và bổ sung kiến thức, điều này khiến những học sinh đó thực sự có kết quả tốt hơn trong học hành.

Teachers who are given a glowing report on certain students are more likely to work with those students to help them improve their skills and add to their knowledge, which in turn causes those students to perform better in their academic work.

Không may thay là điều ngược lại cũng không hề sai: khi giáo viên cảnh cáo một số học sinh có hành vi không tốt hay năng lực học tập kém thì họ có thể vô tình đối xử với những học sinh này như thể chúng yếu kém, không thông minh và không vâng lời thực sự. Học sinh tiếp nhận những nhận xét và mong đợi này và có thể bắt đầu áp nó vào bản thân, từ đó, chúng hành xử theo đúng như niềm tin ban đầu của thầy cô giáo.

Unfortunately, the opposite is also true: when teachers are warned over a student’s bad behavior or inability to perform, they may inadvertently treat the student as if they are incompetent, unintelligent, or disobedient. Students pick up on these assumptions and expectations and may begin to internalize these beliefs, leading them to act in ways that reflect the teacher’s initial beliefs.

great_expectations.jpg
Nguồn: Discover Magazine

Ví dụ tại chỗ làm. Examples in the Workplace

Có lẽ ví dụ nổi bật nhất về lời tiên tri tự ứng nghiệm tại chỗ làm là cuộc phỏng vấn xin việc – một trong những tương tác đầu tiên trong công việc. Tưởng tượng, hai người có bằng cấp như nhau, nền tảng học vấn như nhau, kinh nghiệm như nhau, kỹ năng như nhau. Một người cực kỳ tự tin vào năng lực ứng phó với cuộc phỏng vấn, người khi cảm thấy bất an về kỹ năng đi phỏng vấn và dự đoán mình không thể được nhận. Người tự tin bước vào cuộc phỏng vấn với một nụ cười trên môi và trả lời gãy gọn hết các câu hỏi được đưa ra, trong khi người kia luôn bồn chồn bất an, trả lời ấp úng, ngập ngừng trong lúc nói.

Perhaps the most salient example of self-fulfilling prophecies in the workplace is one of the first workplace interactionsthe interview. Imagine two people with the same qualifications: the same education, the same experience, the same skills. One is supremely confident in her ability to ace the interview, while the other is feeling insecure about his interview skills and predicts he will not get the job offer. The individual who is confident goes into the interview with a smile and answers every question confidently, while the individual who is insecure stumbles through his answers and second guesses himself every time he speaks.

nervous-candidate-job-interview.jpg
Nguồn: CareerAddict

Bạn nghĩ ai có khả năng là người được nhận? Rõ ràng là người được phỏng vấn nào tin tưởng bản thân và hành xử dựa trên niềm tin đó sẽ có cơ hội được nhận cao hơn người nào cứ chăm chăm nghĩ mình sẽ thất bại.

Who do you think is more likely to get the job? Clearly, the interviewee who believes in herself and acts on that belief is more likely to get a job offer than the interviewee who expects to fail!

Lời tiên tri này có thể đóng vai trò nhất định cả trong công việc. Nếu một nhân viên được phân công một nhiệm vụ mới mà cô này cảm thấy là nằm ngoài khả năng và điều kiện của mình thì cô này có thể tự nghĩ trong đầu, “Sao mà mình làm nổi. Kiểu gì cũng thất bại cho mà xem.” Người này có thể không để ý thấy rằng mình đã bớt nỗ lực cho dự án, vì cô ta nghĩ rằng có nỗ lực cũng vô ích. Cô ta có thể tránh nhờ người khác giúp đỡ vì cô tin rằng dự án này kiểu gì cũng “bung”. Khi dự án “bung” thực sự, cô này sẽ lại nghĩ, “Mình nói có sai đâu, làm sao mà làm nổi,” mà không nhận ra rằng hành vi của cô lại càng đảm bảo cho sự thất bại này của dự án.

This prophecy can play out in the work itself as well. If an employee is assigned a new task that she feels is outside of her wheelhouse, she might think to herself, “There’s no way I can do this. I’m going to fail.” The employee might not notice that she puts less effort into the project, thinking it’s a lost cause. She might avoid asking others for help since she believes the project is doomed anyway. When the project indeed fails, she might think to herself, “I was right, I just couldn’t do this task,” without realizing that her behavior all but guaranteed that the project would fail.

Chỗ làm có thể là nơi diễn ra các quá trình tương tác giữa người với người, là kết quả của những lời tiên tri tự ứng nghiệm. Thử tưởng tượng nhân viên trong ví dụ trước có một thái độ khác về năng lực hoàn thành dự án của mình; cô này sẽ cảm thấy lo lắng về việc nhận một nhiệm vụ mới, đòi hỏi cô phải học thêm kiến thức mới và luyện tập những kỹ năng mới, nhưng cô ta biết rằng mình làm được! Tuy nhiên, giám sát của cô lại không quả quyết được như vậy. Ông ta quyết định không đầu tư quá nhiều thời gian và công sức vào dự án vì ông này không nghĩ kết quả đầu ra sẽ tốt. Ông ta phớt lờ kết nối nhân viên này với những người cô ta cần trao đổi và từ chối kết nạp cô vào các khóa huấn luyện có thể giúp cô phát triển những kỹ năng cô cần, vì ông ta cho rằng sẽ tốn thời gian của cô và tiền bạc của công ty. Vì cô không nhận được sự hỗ trợ cần có để hoàn thành tốt công việc nên rốt cuộc, dự án cũng “banh” – nhưng ở đây là do người quản lý chứ không phải bản thân cô nhân viên.

The workplace can also act as host to interpersonal processes that result in self-fulfilling prophecies. Imagine that the employee in the last example has a different attitude about her ability to complete the project; she may feel nervous about taking on a new task that will require her to learn new knowledge and practice new skills, but she knows she can do it! However, her manager is less certain. He decides not to invest too much time and effort into the project since he doesn’t think it will turn out well. He neglects to connect his employee with the people she needs to talk to and refuses to enroll her in the training that will help her develop those required skills since he feels it will be a waste of her time and company money. Because she does not receive the resources she needs to complete the project successfully, it is indeed doomed to failbut it is the manager who doomed it, not the employee herself.

Project-Scope-Management-Cover.jpg
Nguồn: Simplilearn

Ví dụ trong các mối quan hệ. Examples in Relationships

Có nhiều ví dụ về lời tiên tri tự ứng nghiệm trong các mối quan hệ.

There are many examples of the self-fulfilling prophecy within relationships.

Nếu một người phụ nữ hẹn hò một người đàn ông và cho rằng anh này không thực sự “nghiêm túc trong các mối quan hệ“ hoặc “nghiêm túc về hôn nhân”, khả năng cao là cô ta sẽ không coi mối quan hệ là nghiêm túc và kiềm lại, không đầu tư quá nhiều thời gian và công sức vào nó. Vì thiếu đầu tư vào mối quan hệ nên đối phương có thể cảm thấy cô này xa cách và không dành cho mình, anh ta sẽ không theo đuổi cô này lâu bền. Khi anh ta rời đi, cô lại nghĩ rằng quan điểm của mình hoàn toàn chính xác – anh ta không nghiêm túc trong các mối quan hệ. Tuy nhiên, có lẽ cô ta không nhận ra rằng chính nhận định của cô đã làm ảnh hưởng lên hành vi của bản thân và rằng cô ta thực sự khiến mối quan hệ gẫy vỡ qua hành vi của chính mình.

If a woman starts dating a man under the assumption that he is not really “relationship material” or “marriage material,” she will likely not take the relationship seriously and refrain from investing too much time or effort into it. Because of her lack of investment into the relationship, her partner may feel that she is distant and unavailable, and he probably won’t stick around very long. When he leaves, she might think that she was ultimately proven righthe wasnt relationship material. However, she may fail to notice that her assumption influenced her behavior and that she actually caused the relationship to flounder through her own behavior.

Finding-a-Mate_Marriage-Material.jpg
Nguồn: Marriage Mojo

Trong một góc nhìn tích cực hơn, lời tiên tri tự ứng nghiệm cũng có thể đưa đến kết quả tích cực cho các mối quan hệ. Nếu một người đàn ông bắt đầu hẹn hò một ai đó mà anh ta cảm thấy cực kỳ gắn kết thì có thể anh ta sẽ cảm thấy rằng người này là “người được chọn.” Vì anh ta mong đợi mối quan hệ sẽ bền lâu nên anh ta đối xử với đối phương bằng tình yêu và sự tôn trọng, đầu tư thời gian và công sức, biến mối quan hệ trở nên trọn vẹn và hạnh phúc cho đôi bên. Tình yêu và sự chú ý này đảm bảo rằng đối phương cũng sẽ thỏa mãn với mối quan hệ này, từ đây người này cũng sẽ đầu tư mức độ công sức và thời gian tương đương vào mối quan hệ. Việc dự đoán mối quan hệ sẽ dài lâu và hạnh phúc khiến anh ta cư xử theo một cách góp phần tạo nên một mối quan hệ bền lâu và hạnh phúc, và rồi kết quả thực sự diễn ra theo như anh ta muốn.

On a more positive note, a self-fulfilling prophecy can also lead to good outcomes in relationships. If a man begins dating someone who he feels strongly connected to, he may feel that this person is “the one.” Since he expects the relationship to last, he treats his partner with love and respect and invests his time and energy into making it fulfilling and happy for both partners. This love and attention ensures that his partner is satisfied with the relationship as well, and causes his partner to invest a similar level of time and energy into the relationship. Because his prediction that the relationship will be a long and happy one causes him to behave in a way that contributes to a long and happy relationship, that is indeed the outcome that manifests.

Cách nó định hình giao tiếp? How Does it Shape Communication?

Những ví dụ ở trên cho thấy lời tiên tri tự ứng nghiệm có thể tác động mạnh mẽ lên những mối quan hệ và những tác động này xuất hiện hoặc được củng cố bằng chính cách ta giao tiếp với người khác.

The examples above show that self-fulfilling prophecies can have profound effects on relationships, and these effects are brought about or enhanced by the way that we communicate with one another.

Khi ta nắm giữ niềm tin và mong đợi trong đầu hay dự đoán về một ai đó, ta thường hành xử với họ sao cho thống nhất với những niềm tin và mong đợi đó. Ví dụ, nếu ai đó nói bạn rằng người mà bạn sắp gặp mặt là một người cực kỳ thú vị và tuyệt vời với nhân cách tỏa sáng, thì khả năng cao là bạn sẽ cư xử hơi khác bình thường một chút, thân thiện hơn, và hỏi nhiều câu hỏi hơn. Khi người này cảm nhận được sự quan tâm bạn dành cho anh ta và thích thú khi được quan tâm thì anh ta cũng sẽ quan tâm ngược trở lại bạn và đưa ra những câu trả lời đầy đủ, chặt chẽ cho câu hỏi của bạn. Anh ta có thể trở thành một người mà có lẽ không ai mô tả là thú vị hay được gắn nhãn là “nhân cách tỏa sáng”, nhưng sự chú ý của bạn dành cho anh ta khiến anh ta cảm thấy mình thực sự được coi trọng và từ đó hành vi của anh ta cũng điều chỉnh lại cho phù hợp.

When we hold internal beliefs or expectations or make predictions about someone, we often behave toward them in a manner consistent with those beliefs and expectations. For example, if we are told that someone we are about to meet is a wonderful and interesting person with a sparkling personality, we will likely go out of our way to talk with him, be friendlier than usual, and ask him lots of questions. When he senses our interest in him and enjoys our attention, he will likely return that interest and give full, engaging answers to our questions. He might be someone that nobody would describe as interesting or labeled as a “sparkling personality,” but our attention makes it feel that way and his behavior follows suit.

Dù bạn có nhận thức rõ ràng hiện tượng hay không thì những niềm tin và mong đợi của một ai đó sẽ thấm dần và lan tỏa vào các ta giao tiếp với họ.

Whether we are consciously aware of it or not, our beliefs and expectations of someone will seep into our communications with them.

Hiện tượng này có thể thấy trong cách hình thành và củng cố định định kiến rập khuôn; bạn có thể thấy một người thuộc chủng tộc nào đó có cách hành xử đặc trưng (hoặc ai đó nói, kể lại cho bạn về cách mỗi người thuộc mỗi chủng tộc cư xử) và rồi hình thành một nhận định chung rằng tất cả mọi người thuộc chủng tộc đó đều cư xử như vậy. Lần tiếp theo khi họ thấy ai đó thuộc chủng tộc này, khả năng cao là họ sẽ đối xử với những người này như hình mẫu trong nhận định của họ.

This phenomenon can be seen in how stereotypes are formed and reinforced; an individual may see someone of a certain race behaving in a particular way (or the individual may be told about how people of a certain race behave) and form a global assumption about all people of that race. The next time they see someone of the same race, they will likely treat them as a person who behaves according to their assumption.

berdie031719-FINAL.jpg
Nguồn: Star Tribune

Từ nghiên cứu hiệu ứng Pygmalion, ta biết rằng khi mọi người được đối xử như thể họ là người chăm chỉ và có năng lực thì họ sẽ càng làm việc cần cù hơn và tin vào năng lực của mình hơn; ngược lại, khi con người ta bị coi là không thân thiện hay có đầu óc yếu kém thì họ sẽ càng hành xử thiếu thân thiện và nghi ngờ trí thông minh của mình, từ đó càng khép kín những suy nghĩ cho riêng bản thân mình.

From research on the Pygmalion effect, we know that when individuals are treated as if they are hard-working and capable people, they are more inclined to work hard and believe in their own capability; conversely, when people are treated as unfriendly or intellectually inferior, they are more likely to act in a more unfriendly manner or to doubt their intelligence and keep their deeper thoughts to themselves (Aaronson, 2005).

Thông điệp mang theo. A Take Home Message

Tôi hy vọng bạn thấy những thông tin về các lời tiên tri tự ứng nghiệm là thú vị và bổ ích. Chắc chắn đây là một trong những nội dung vừa có ý nghĩa trong bối cảnh học thuật vừa có liên quan mật thiết đến đời sống từng cá nhân.

I hope you found this exploration of self-fulfilling prophecies interesting and insightful. It’s certainly one of those concepts that is both meaningful in an academic context as well as a more personally relevant context.

Giờ đây khi bạn biết được những niềm tin và nhận định có thể tác động lên chính hành vi của chúng ta và những người xung quanh, thì hãy nhớ kỹ sự tồn tại của hiện tượng này trong đầu, cả khi bạn nói chuyện với người khác và khi trò chuyện với chính mình.

Now that you know about how our beliefs and assumptions can impact our own behavior and that of those around us, be sure to keep this phenomenon in mind, both when you talk to others and in your own self-talk.

Những lời nói tiêu cực có thể trở thành hiện thực, nhưng may mắn là điều này đúng với cả những điều tích cực.

Negative talk can become reality, but the good news is that positive talk can become reality as well.

1 _z_JwzzBEZp71jYKRExGag
Nguồn: Medium

Tham khảo. References

Aaronson, L. (2005). Self-fulfilling prophecies: Expectations of stereotypes will come to pass if people believe in them. Psychology Today. Retrieved from https://www.psychologytoday.com/us/articles/200503/self-fulfilling-prophecies

Biggs, M. (2009). Self-fulfilling prophecies. In P. Bearman & P. Hedstrӧm (Eds.) The Oxford handbook of analytical sociology (pp. 294-314). Oxford, UK: Oxford University Press.

Calhoun, C. (2003). Robert K. Merton remembered. American Sociological Association. Retrieved from http://www.asanet.org/sites/default/files/savvy/footnotes/mar03/indextwo.html

Good Therapy. (2015). Self-fulfilling prophecy. Good Therapy PsychPedia. Retrieved from https://www.goodtherapy.org/blog/psychpedia/self-fulfilling-prophecy

Isaksen. J. V. (2012). The self-fulfilling prophecy. Popular Social Science. Retrieved from http://www.popularsocialscience.com/2012/12/27/the-self-fulfilling-prophecy/

Merton, R. K. (1948). The self-fulfilling prophecy. The Antioch Review, 8, 504-521. doi:10.2307/4609267

Rosenthal, R., & Jacobson, L. (1968). Pygmalion in the classroom. The Urban Review, 3, 16-20. doi:10.1007/BF02322211

Rosenthal, R., and E. Y. Babad. (1985). Pygmalion in the gymnasium. Educational Leadership, 43, 3639.

Schwartz, A. (2010). Woe is me, the self fulfilling prophecy. MentalHelp.net Disorders & Issues. Retrieved from https://www.mentalhelp.net/articles/woe-is-me-the-self-fulfilling-prophecy/

Tartakovsky, M. (2015). How to step pessimistic self-fulfilling prophecies from shaping your life. Psych Central. Retrieved from https://psychcentral.com/blog/how-to-stop-pessimistic-self-fulfilling-prophecies-from-shaping-your-life/

Nguồn: https://positivepsychologyprogram.com/self-fulfilling-prophecy/

Như Trang.