Tâm lý trị liệu hay liệu pháp trò chuyện (có nơi gọi là Trò chuyện chữa lành) là một hình thức chăm sóc sức khoẻ tinh thần quan trọng. Hình thức điều trị này bao gồm nhiều loại can thiệp giúp làm giảm các triệu chứng tâm lý, hành vi và đôi khi là thể chất tác động lên sức khỏe tinh thần nói chung.
Psychotherapy or talk therapy is a major form of mental health care. This treatment is made up of a number of interventions that relieve psychological, behavioral, and sometimes even physical conditions that affect mental wellbeing.

Thường thì, liệu pháp trò chuyện được thực hiện tại những buổi gặp gỡ giữa bệnh nhân và một chuyên gia sức khỏe tâm thần, ở đây có thể là một nhà tâm lý, một bác sĩ tâm thần, một tư vấn viên hoặc một chuyên gia đã qua đào tạo và được công nhận. Những cuộc gặp này thường sử dụng nhiều kỹ thuật và hướng tiếp cận với nỗ lực giúp cải thiện chất lượng đời sống của người bệnh.
In most cases, talk therapy takes place in meetings between a patient and a mental health professional who may be a psychologist, psychiatrist, counselor, or another certified expert. These meetings usually employ a number of techniques and approaches in an attempt to improve the patient’s quality of life.
Các dạng thức. Types of Therapy
Nhằm đạt được mục đích cuối cùng là cải thiện đời sống tâm lý, cảm xúc và xã hội của bệnh nhân, trị liệu viên có thể chọn nhiều dạng thức khác nhau để áp dụng trong các buổi làm việc với bệnh nhân. Bao gồm:
To achieve the ultimate goal of improving the psychological, emotional, and social wellbeing of patients, therapists can choose different formats when holding their sessions. These formats include:
Trị liệu cá nhân. Individual therapy
Đây là các phiên trị liệu một-một nơi trị liệu viên và người bệnh định hướng và thảo luận bất cứ vấn đề nào có thể ảnh hưởng đến người bệnh.
These are one-on-one sessions where the therapist and patient navigate and hash out whatever issues may be affecting the individual.
Trị liệu nhóm. Group therapy
Hình thức trị liệu này bao gồm ít nhất một trị liệu viên giám sát phiên làm việc với từ 2 đến 15 bệnh nhân. Những nhóm này thường nhắm vào một vấn đề cụ thể có chung ở các thành viên, mặc dù cũng có khi họ tập trung cả vào những vấn đề cảm xúc chung của nhóm hơn. Trị liệu nhóm không chỉ mang đến hỗ trợ mà còn là cơ hội giúp người bệnh hiểu được các chiến thuật giúp kiểm soát vấn đề từ trưởng nhóm cũng như những thành viên khác trong nhóm. Để giúp giải quyết vấn đề của từng người, dạng trị liệu này thường tồn tại dưới dạng nhóm hỗ trợ dành cho các thành viên.
This form of therapy involves one to more therapists who oversee a session of between two to 15 patients.1 These groups usually target a specific problem that is commonly shared by the members, although they can also focus on more general emotional issues. Group therapy not only offers support, but also provides the opportunity to learn strategies to manage problems from the group leaders as well as the other members of the group. To help with managing the issue, this form of therapy usually takes the form of a support group for its members.
Trị liệu hôn nhân. Marital therapy
Hình thức trị liệu này sẽ giúp cho các cặp đôi giải quyết cung đột trong mối quan hệ một cách lành mạnh. Dạng trị liệu này cũng giúp cải thiện giao tiếp giữa các bên trong một mối quan hệ, cũng như tăng cường sự gắn kết vốn nên được thể hiện một cách tinh tế hơn.
Couples therapy helps spouses and significant others resolve conflicts within their relationship in a healthy manner. This form of therapy also helps to improve communication within the relationship, as well as to enhance other areas of the union that may require refinement.
Trị liệu gia đình. Family therapy

Hình thức trị liệu này khuyến khích tạo dựng các tương tác lành mạnh trong gia đình. Nó có thể mang lợi ích cho những gia đình đang trải qua thay đổi lớn như mất đi một thành viên, hay một người anh/chị/em, cha mẹ, v.v… cần được hỗ trợ chăm sóc vì một căn bệnh nào đó. Trị liệu gia đình hướng đến khuyến khích giao tiếp và thấu hiểu tích cực giữa các thành viên.
With this therapy, healthy interactions within the family unit are encouraged. This form of therapy may also be helpful for families that have experienced major changes such as the loss of a member, or a sibling, parent, etc who may require additional care due to an illness. Family therapy looks to encourage healthy understanding and communication between members.
Các kỹ thuật trị liệu. Therapy Techniques
Cứ 5 người trưởng thành tại Hoa Kỳ thì có gần 1 người mắc một bệnh lý tâm thần, vậy nên một số liệu pháp trò chuyện nhất định sẽ cần được sử dụng để kiểm soát và phục vụ giải quyết một số vấn đề đặc thù. Lựa chọn phương pháp nào còn tùy vào bệnh tình cụ thể của người bệnh, cũng như chuyên môn của chuyên gia. Hiệp Hội Tâm Lý Học Hoa Kỳ đã chia các kỹ thuật thành 5 nhóm chính:
With nearly one in five adults in the United States living with a mental illness,2 specific types of talk therapy may be required to manage and cater to their unique problems. The approach used may depend on the condition being treated, as well as the expertise of the mental health professional. The American Psychological Association classifies these approaches into five broad categories:3
Liệu pháp tâm động học. Psychodynamic therapy
Phương pháp trị liệu này giúp khách hàng hiểu rõ hơn về bản thân bằng cách tìm hiểu những tầng nghĩ vô thức của các hành động họ thực hiện.
This approach to therapy looks to help clients understand more about themselves by examining the unconscious meanings of actions they engage in.
Trị liệu tâm động học thường sử dụng mối quan hệ trị liệu như một cách để khám phá và thay đổi cách tư duy, cảm nhận và hành xử có vấn đề của người bệnh.
Psychodynamic therapy often uses the therapeutic relations as a way to explore and change patient’s problematic ways of reasoning, feeling, or behaving.
Liệu pháp hành vi. Behavioral therapy
Trị liệu hành vi sử dụng nhiều kỹ thuật đa dạng nhằm giúp người bệnh xác định và thay đổi những hành vi tiêu cực hoặc hủy hoại bản thân. Dạng trị liệu này tập trung vào vấn đề, và đi sâu vào ảnh hưởng của các kiểu học tập và điều kiện hóa khác nhau lên hành vi của bệnh nhân.
Behavioral therapy adopts a number of techniques to help with identifying and changing negative or self-destructive behaviors in patients. This form of therapy is problem focused, and focuses on the influence of different types of learning and conditioning on a patient’s behaviors.
Liệu pháp nhận thức. Cognitive therapy
Dạng trị liệu này nhấn mạnh tìm hiểu dạng thức suy nghĩ của người bệnh.
This form of therapy emphasizes an examination of patient’s thought patterns.
Liệu pháp nhận thức hướng đến thay đổi cách suy nghĩ tiêu cực và bất ổn nhằm tránh những hành động tiêu cực và bất ổn gây ra do cách tư duy này. Bằng cách điều chỉnh suy nghĩ, bệnh nhân có thể thay đổi cách họ cảm nhận và hành xử theo hướng lành mạnh hơn. Nó thường được kết hợp với liệu pháp hành vi thành một liệu pháp có tên Liệu pháp nhận thức – hành vi (CBT).
Cognitive therapy looks to change negative and dysfunctional ways of thinking to avoid negative and dysfunctional ways of acting. By modifying these thoughts, patients can change how they feel and act in healthier ways. It is often combine with behavioral approaches in cognitive behavioral therapy (CBT).

Liệu pháp nhân văn. Humanistic therapy
Cốt lõi của liệu pháp nhân văn là con người ta có khả năng đạt đến những tiềm năng hoàn chỉnh nhất của bản thân nhờ nuôi dưỡng đúng cách. Dạng trị liệu này có thể tập trung vào công cuộc tìm kiếm ý nghĩa sống cho bệnh nhân, và có thể là một phương pháp giúp người bệnh thể hiện bản thân một cách trọn vẹn.
At the core of humanistic therapy is the idea that people have the capacity to reach their full potential through proper nurturing. This form of therapy may focus on a patient’s search for a sense of meaning in life, and may be an approach to take when searching for self-actualization.
Trị liệu tích hợp. Integrative therapy
Vì trị liệu viên về cơ bản đều quan tâm đến làm sao để mang lại kết quả điều trị tốt nhất cho khách hàng của mình, nên đôi lúc họ sẽ kết hợp nhiều phương pháp tâm lý trị liệu lại với nhau. Điều này thường đưa đến những kỹ thuật “thiết kế riêng” để giải quyết được bất kỳ khó khăn nào mà khách hàng có thể gặp phải.
Because therapists are ultimately interested in producing the best results for their clients, they may sometimes merge different approaches to psychotherapy. This is usually to produce a tailor-made technique for tackling whatever difficulty a client may be facing.
Trị liệu tích hợp hay “chiết trung” sử dụng những thành tố quan trọng trong nhiều kỹ thuật trị liệu và kết hợp vào một dạng trị liệu toàn diện cho khách hàng.
Integrative or eclectic therapy takes the required elements of different therapeutic techniques, and combines them into a holistic approach for the client.
Những vấn đề có thể can thiệp được bằng tâm lý trị liệu. What Psychotherapy Can Help With

Khi kết hợp với thuốc trị liệu hay điều trị độc lập, tâm lý trị liệu thường được coi là một cách hiệu quả giúp kiểm soát và cải thiện các triệu chứng bệnh lý tâm thần như:
Combined with medication, or as a solo treatment, psychotherapy is often recommended as an effective way to manage and improve the symptoms of mental health conditions such as:4
– Trầm cảm. Depression
– Lo âu. Anxiety
– Rối loạn ăn uống. Eating disorders
– Vấn đề về giấc ngủ. Sleep problems
– Rối loạn lưỡng cực. Bipolar disorder
Tâm lý trị liệu cũng hiệu quả trong tăng cường sự phát triển cảm xúc và phát triển cá nhân, cải thiện cách đối phó với vấn đề, lòng tự trọng và các mối quan hệ.
Psychotherapy may also be effective in helping with personal and emotional growth, and improving coping, self-esteem, and relationships.
Lợi ích của tâm lý trị liệu. Benefits of Psychotherapy
Tâm lý trị liệu thường được ca ngợi là phương pháp điều trị hiệu quả vì nhiều lý do. Một số đó bao gồm:
Psychotherapy is often praised as an effective treatment method for a number of reasons. Some of these include:
– Tâm lý trị liệu đã được chứng minh hiệu quả ngang ngửa với thuốc điều trị trong can thiệp cho những bệnh lý như trầm cảm và lo âu.
Psychotherapy has been found to be just as effective as medication in treating conditions such certain types of depression and anxiety.4
– Ngoài các bệnh lý tâm thần, hình thức điều trị này còn giúp người bệnh nhìn nhận thế giới một cách tích cực và ít nguy hại hơn.
Beyond mental health conditions, this treatment also helps clients to view the world in less harmful, and more positive ways.
– Trị liệu là một cách hiệu quả để cải thiện mối quan hệ của người bệnh với gia đình, bạn bè, đồng nghiệp và những người khác.
Therapy is an effective way of improving interpersonal relations with family, peers, colleagues, and others.
– Phương pháp điều trị này dạy cho khách hành học cách chấp nhận bản thân hơn. Nó sử dụng các kỹ thuật cần thiết giúp người bệnh tự yêu thương bản thân mình.
This treatment method teaches clients to be more accepting of themselves. It ingrains techniques necessary to show self-compassion.
– Bằng cách tham gia trị liệu, người bệnh có thể học được những cách bộc lộ cảm xúc khó chịu một cách lành mạnh.
By going to therapy, healthy methods of expressing difficult emotions may be learned.5
Tính hiệu quả. Effectiveness of Psychotherapy

Dù là sử dụng để can thiệp các bệnh lý tâm thần, hay giúp cải thiện chất lượng cuộc sống thì tâm lý trị liệu đã được chứng minh là có hiệu quả, cụ thể như sau:
Whether used for managing mental health conditions, or as a method of improving the quality of life, psychotherapy has been found effective in the following ways:6
– Hình thức điều trị này làm giảm bớt các triệu chứng trong các rối loạn sức khỏe tâm thần như lo âu và trầm cảm.
This treatment reduces the symptoms of mental health disorders like anxiety and depression.
– Tâm lý trị liệu thường mang đến lợi ích lâu dài, thậm chí ngay cả sau khi kết thúc các phiên điều trị.
When therapy is adopted to manage these conditions, it usually produces long-term benefits that linger even after sessions have been discontinued.
– Sử dụng tâm lý trị liệu để can thiệp các bệnh lý tâm thần thường mang đến bảo vệ tốt hơn cho khách hàng khỏi tình trạng tái phát so với điều trị bằng thuốc trong một số bệnh lý nhất định.
Therapy as a management option for mental health conditions usually offers better protection against a relapse when compared to medication in certain conditions.
– Hình thức trị liệu này cũng đã được chứng minh là một cách hiệu quả để kiểm soát các triệu chứng và các hành vi không tốt ở các nhóm dễ bị tổn thương như phụ nữ có thai và trẻ em. Phương pháp này là một lựa chọn thay thế cực kỳ quan trọng trong những trường hợp sử dụng thuốc có thể mang đến một số quan ngại về tính an toàn.
Therapy has also been found to be an effective way of managing some symptoms and maladaptive behaviors in vulnerable groups like pregnant women and children. This is an especially important alternative in circumstances that there may be safety concerns around consuming medications.7
Những điều cần cân nhắc. Things to Consider
Sức khỏe tinh thần của bạn là một phần quan trọng trong sức khỏe nói chung ở bất kỳ giai đoạn nào trong cuộc đời. Đây là lý do tại sao tâm lý trị liệu có thể là một lựa chọn được bác sĩ đề xuất đề cải thiện sức khỏe tâm lý của bạn từ thời thơ ấu, kéo dài cho đến lúc về già. Tuy nhiên, có những bối cảnh đặc biệt khi việc tham gia trị liệu sẽ đặc biệt cần thiết cho sức khỏe của bạn. Bao gồm:
Your mental health is an important part of your well-being at any stage of your life. This is why therapy is an advisable option to improve your psychological wellbeing from childhood, all the way to old age. However, there are particular instances where going to therapy becomes especially important for the sake of your welfare. These include:8
– Khi bạn liên tục cảm thấy vô vọng hoặc buồn bã. Where you constantly feel helpless or sad
– Uống rượu bia quá mức, hoặc có thực hiện các hành vi nguy hiểm khác. Drinking in excess, or engaging in other dangerous behaviors
– Bạn thấy khó tập trung vào công việc hoặc những hoạt động thường ngày. You find it difficult to concentrate on work or everyday activities
– Đương đầu với một thay đổi lớn trong cuộc sống như có người thân mất, chia tay người yêu, ly hôn. Dealing with a significant life transition such as a death in the family, a break-up, divorce
– Liên tục bị mất ngủ, hoặc nhu cầu ngủ ngày cao bất thường. Experiencing persistent insomnia, or the unusual need to sleep throughout the day
– Những khó khăn ngày càng trở nên nghiêm trọng dù bạn đã được bạn bè và gia đình hỗ trợ. Your challenges seem to fester regardless of support from friends and family
Đối với trẻ em, chúng nên được cho tham gia trị liệu khi xuất hiện những đặc điểm gây ảnh hưởng lên học tập hoặc tương tác với gia đình cũng như bạn bè.
For children, it may be wise for them to attend therapy where they exhibit traits that interfere with their school life or interaction with family and their peers.
Bắt đầu như thế nào. How to Get Started
Nếu những lợi ích của hình thức điều trị này phù hợp với tình hình hiện tại của bạn hay bất cứ khó khăn nào bạn đang gặp phải thì bạn cần biết một số điều liên quan tới chặng đường điều trị sắp tới:
If the benefits of therapy might be worthwhile to your present circumstances or any challenges you are facing, there are a few things you need to know about the journey you are about to begin:
Tìm kiếm trị liệu viên ở đâu? Where to Find a Therapist
Chọn lựa một trị liệu liên cung cấp dịch vụ chăm sóc đời sống tinh thần cho bạn là một trong những bước quan trọng đầu tiên trong quá trình tự cải thiện bản thân. Bạn sẽ cần trao khảo thông tin, kiên nhẫn và kiên trì tìm kiếm trị liệu viên phù hợp. Bạn có thể bắt đầu bằng cách trao đổi với chuyên gia chăm sóc ban đầu của mình. Các trung tâm y khoa thuộc các trường đại học hay phòng khám chuyên về tâm thần và tâm lý cũng là một lựa chọn. Hiện cũng có nhiều nhà cung cấp dịch vụ trực tuyến nhưng xác minh liệu trị viên đó có đủ phẩm chất hay không và tin tưởng vào trực giác là những điều rất quan trọng.
Selecting a therapist to properly care for your mental health is one of the most important steps you’ll take in your process of self-improvement. It can take some research, patience, and persistence to find the right therapist. You can start by talking with your primary care provider. University or medical center departments of psychiatry or psychology may be another response. There are currently many options online, but verifying a clinician’s credentials and trusting your intuition on the match is important.
Điều cần mong đợi trong buổi hẹn đầu tiên. What to Expect on the First Appointment
Sau khi xác định được một vài ứng cử viên cho vị trí trị liệu viên, bạn có thể trò chuyện sơ với họ để biết được bằng cấp chuyên môn, phong cách trị liệu họ sử dụng và xem xem bản thân có dễ dàng tin tưởng, cảm thấy thoải mái với trị liệu viên này hay không. Khi bạn thấy mình khó mà bình tâm khi trao đổi với một người nào, bạn luôn có thể bỏ qua người đó để tìm kiếm người phù hợp hơn.
After identifying likely candidates for your choice of therapist, a preliminary conversation can give an idea of their qualifications, the style of treatment they will likely adopt, and how easily trust and comfort are established with the therapist. Where you find that you struggle with being at ease with a candidate, you can always skip them for someone better suited.
Đặt câu hỏi cho trị liệu viên. Questions to Ask the Therapist
Trong lúc trao đổi về một lựa chọn điều trị sắp tới, bạn có thể đặt ra một số câu hỏi để đảm bảo phương pháp của trị liệu viên phù hợp với mong đợi của bạn. Bao gồm:
While speaking with a prospective choice, there are a number of questions you can ask to make sure their methods align with your expectations. They include:
– Phẩm chất của họ trong công việc? What are their credentials?
– Họ có sử dụng kỹ thuật trị liệu cụ thể nào không? Are there any specific therapeutic techniques they employ?
– Họ có kinh nghiệm điều trị bệnh lý này hay bạn có quan ngại nào muốn trình bày với họ? Do they have experience treating the condition or concern you will be presenting to them?
– Mục tiêu điều trị của bạn?What are the goals of your therapy?
– Bạn nghĩ mình sẽ tham gia điều trị trong bao lâu? How long can you expect to be in treatment?
– Hình thức đo lường nào sử dụng để định nghĩa sự tiến triển qua các phiên trị liệu? What metrics will be adopted to define progress during meetings?
– Bạn nghĩ điều gì sẽ khiến bạn không hài lòng với quá trình điều trị nếu có? How will your dissatisfaction with treatment be handled if you have any?
– Họ có khuyến nghị sử dụng thuốc điều trị không? Will medication be recommended?
Bạn cũng có thể hỏi các câu hỏi khác nhưng những câu hỏi ở trên là một bộ khung hữu ích giúp bạn trong quá trình tham gia điều trị.
Other questions may be asked, but these can provide a useful framework for your treatment.
Bạn cũng nên biết rằng ngoài các buổi gặp mặt trực tiếp, các hình thức gọi điện, internet, và các dịch vụ lưu động cũng giúp điều trị các vấn đề sức khỏe tâm thần. đây đều là những hình thức đặc biệt hữu ích ở những nơi khan hiếm các chuyên gia y tế.
You should also know that beyond physical meetings, there are measures such as telephone, internet, and mobile services to help with treatments for mental health. These are especially useful in areas where mental health professionals are scarce.
Một số câu hỏi tương tự cũng có thể được đặt ra nếu tham gia trực tuyến. Tuy nhiên, bạn nên biết rằng dạng điều trị này có thể không hiệu quả đối với một số người khi so với tham vấn trực tiếp.
Similar lines of questioning may be adopted in these cases. However, you should know that this form of treatment may not be as effective for some people as in-person consultations.
Tham khảo. Sources
Apa.org (2019, October 31) Psychotherapy: Understanding group therapy
Nimh.nih.gov. (n.d) Mental illness
Apa.org (2009) Different approaches to psychotherapy
Harvey AG, Gumport NB. Evidence-based psychological treatments for mental disorders: modifiable barriers to access and possible solutions. Behav Res Ther. 2015;68:1-12. doi:10.1016/j.brat.2015.02.004
Wampold BE. How important are the common factors in psychotherapy? An update. World Psychiatry. 2015;14(3):270-277. doi:10.1002/wps.20238
Fansi A, Jehanno C, Lapalme M, Drapeau M, Bouchard S. Efficacité de la psychothérapie comparativement à la pharmacothérapie dans le traitement des troubles anxieux et dépressifs chez l’adulte : une revue de la littérature [Effectiveness of psychotherapy compared to pharmacotherapy for the treatment of anxiety and depressive disorders in adults: A literature review]. Sante Ment Que. 2015;40(4):141-173.
Hofmann SG, Asnaani A, Vonk IJ, Sawyer AT, Fang A. The Efficacy of Cognitive Behavioral Therapy: A Review of Meta-analyses. Cognit Ther Res. 2012;36(5):427-440. doi:10.1007/s10608-012-9476-1
Nimh (n.d) Psychotherapies
Nguồn: https://www.verywellmind.com/different-types-of-psychotherapy-5186909
Như Trang