Sự thật là, ai rồi cũng có lúc nói dối. Nói dối một chút để không làm người khác mất lòng, giả vờ bỏ sót thông tin để tránh phải tiết lộ quá nhiều, và đương nhiên, cả những nỗ lực đầy tính toán để khiến người khác hiểu sai, đều là những ví dụ cho thấy nói dối phổ biến như thế nào trong giao tiếp hằng ngày.

The truth is that everyone lies from time to time. Small lies to spare someone’s feelings, omissions to avoid revealing too much, and yes, even blatant attempts to mislead are all examples of how lies can work their way into everyday communication.1

Nguồn: NPR

Nhưng nói nối vẫn gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng. Nó có thể phá hủy các mối quan hệ, bào mòn lòng tin và gây ảnh hưởng nghiêm trọng lên đời sống cá nhân.

But lies can have a serious impact. They can destroy relationships, undermine trust, and wreak havoc on your personal life.2

Nhưng có một tin tốt là, bạn hoàn toàn có thể ngừng nói nối. Có thể không dễ và tốn thời gian nhưng mong muốn ngừng nói dối có thể là “điều kiện đủ” để giúp bạn vượt qua cám dỗ tiếp diễn dạng hành vi này.

The good news is that you can stop lying. It might not be easy, and it might take time, but the desire to stop lies can be enough to help you overcome the temptation to continue with this behavior.

Những dấu hiệu nói dối mức nguy hại. Signs of a Lying Problem

Vậy làm sao để biết được khi nào thì nói dối bắt đầu làm xói mòn niềm tin và giao tiếp trong các mối quan hệ? Làm sao để nhận ra được những lời nói dối đang bắt đầu gây hại cho cuộc sống của bạn? Một số dấu hiệu cho thấy tình trạng nói dối của bạn đang ở mức có vấn đề:

So how can you tell when lying has started to erode the trust and communication in your relationships? How do you recognize that lies are starting to harm your daily life? Some signs that you might have a problem with lying:

– Bạn nói dối mà không có lý do hợp lý. You tell lies for no justifiable reason.

– Bạn tìm mọi cách để bao biện cho lời nói dối của mình, nghĩ rằng như vậy sẽ giúp bảo vệ mọi người khỏi sự thật đau lòng. You find ways to excuse your lies, such as thinking they are necessary to protect people from the truth.

– Bạn đã đang bắt đầu thêu dệt những câu chuyện về người và việc nhằm che dấu sự thật. You have begun to fabricate stories about people and events to hide the truth.

– Đã có người góp ý về tật nói dối của bạn. Other people have commented on your lies.

– Những người thân thiết đã không còn tin vào những gì bạn nói. People close to you no longer trust the things you say.

– Bạn cảm thấy không ai biết được “con người thật” của bạn. You feel like no one knows the “real you.”

– Những lời nói dối đưa đến những hệ quả nghiệm trọng, như mất đi những mối quan hệ, công việc hoặc những cơ hội khác. Your lies have led to serious consequences such as losing relationships, work, or other opportunities.

Nếu bạn thấy bản thân đang nói dối nhiều đến mất kiểm soát, thì đây chính là lúc bạn cần bắt đầu tìm hiểu lý do cũng như làm cách nào để sự việc này không tiếp diễn nữa.

If you notice yourself lying more than you want to, then it is time to begin examining why this happens, as well as how you can stop it from happening again.

Nguồn: Interesly

Ngừng thanh minh cho sự thiếu thành thật. Stop Justifying Dishonesty

Nói dối không phải là dạng hành vi hiếm gặp, và tất cả mọi người đều ít nhiều có nói dối. Nhưng điều quan trọng, chúng ta phải công nhận rằng con người nói chung đều vẫn khá thành thật trong giao tiếp hằng ngày, theo nhiều nghiên cứu về sự lừa dối khẳng định.

Lying isn’t an uncommon behavior, and everyone does lie from time to time. But it’s important to recognize that people are generally quite truthful in their everyday communication, according to much of the research on deception.

Rất khó để phán đoán chính xác tần suất nói dối của mọi người vì bản thân sự đo lường này hoàn toàn dựa trên, đương nhiên là, sự thành thật của mọi người. Một số số liệu đáng tin nhất cho rằng, con người ta nói dối khoảng tầm một hoặc hai lần một ngày. Nghiên cứu cũng cho thấy có một phần trăm nhỏ trường hợp nói dối vượt quá mức trung bình.

It’s difficult to gauge exactly how frequently people lie since estimating that number relies on people being, well, honest. Some of the best estimates suggest that people lie around once or twice per day. Research also suggests that there is a small proportion of people who lie far more than the average.1

Nghiên cứu về tính lừa gạt ở con người cũng phát hiện ra một phần nhỏ những kẻ “nói dối như cuội” thực sự là chủ nhân của đa phần những lời nói dối.

Deception studies have found that a small percentage of highly prolific liars actually tell the vast majority of lies.

Trong một mẫu nghiên cứu, chỉ có 5% người nói dối là chủ nhân của 50% lời nói dối được ghi nhận. Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng những thông tin sai lệch từ những kẻ nói dối quen mồm này có xu hướng gây ra những hệ quả đáng kể hơn một khi bị phát hiện.

In one sample, just 5% of the people told a whopping 50% of the reported lies. Studies also suggest that the mistruths told by these practiced liars also tend to have more significant consequences if discovered.1

Vậy nên nếu bạn nói dối nhiều hơn một người bình thường mỗi ngày, thì khả năng cao là sự dối trá đã ảnh hưởng lên nhiều khía cạnh trong đời sống của bạn rồi. Thừa nhận hành vi có vấn đề này thường sẽ là bước đầu tiên đưa bạn đến những thay đổi lâu dài hơn.

So if you are telling more lies than the average person each day, there’s a strong chance that this dishonesty might affect different areas of your life. Acknowledging the problematic behavior is often the first step toward making a lasting change.

Hiểu được tại sao bản thân lại nói dối. Understand Why You Lie

Nếu đang cố gắng thành thật với mọi người trong giao tiếp hằng ngày, thì bạn hãy cố gắng hiểu rõ những dạng nói dối của bản thân và tại sao ngay từ đầu mình lại phát ngôn chúng.

If you are trying to be more honest in your everyday communication, it can be helpful to understand the types of lies you’re telling and why you’re telling them in the first place.

Nhà nghiên cứu về sự gian dối của con người – Bella DePaulo, cho rằng con người ta hay nói dối về 5 chủ đề chính sau:

Deception researcher Bella DePaulo suggests that people tend to lie about five key topics:3

– Ý kiến và cảm nhận cá nhân. Their opinions and feelings

– Hành động, kế hoạch và địa điểm. Their actions, plans, and location

– Thành tích, kiến thức và những lần thất bại. Their achievements, knowledge, and failings

– Giải thích cho những hành vi của bản thân. Explanations for their behaviors

– Thông tin và tài sản cá nhân. Facts and personal possessions

Đôi khi những lời nói dối này đều là những nỗ lực có chủ đích nhằm thao túng người khác để đạt được một số lợi ích cá nhân nhất định. Ở một số trường hợp khác, chúng có thể là một cách để tránh nói ra sự thật làm tổn thương ai đó hoặc để che giấu một thứ gì đó mà bạn không muốn người khác biết.

Sometimes these lies are deliberate attempts to manipulate others to achieve some personal benefit. In other cases, they might be a way to avoid hurting someone with the truth or hide something that you prefer to keep private.1

Trong thực tế, các nhà nghiên cứu đã phân biệt được 2 nhóm nói dối. Nói dối thuận xã hội là những lời nói dối nhỏ nhặt ta hay nói để bảo vệ cảm xúc hoặc tránh xung đột. Mặt khác, nói dối phản xã hội là những lời nói dối có chủ đích khiến người khác hiểu sai hoặc lừa dối ngưới khác để đạt được những lợi ích cá nhân.

In fact, researchers distinguish between two different types of lies. Prosocial lies are the small lies that people tell to protect feelings or avoid conflict. On the other hand, antisocial lies intentionally mislead or deceive others for personal gain.4

Một nghiên cứu năm 2004 đã phát hiện ra rằng những lời nói dối thuận xã hội có thể giúp tăng cường sự hòa hợp giữa con người với nhau, còn những lời nói dối phản xã hội khiến các mạng lưới mối quan hệ xã hội bị phá vỡ.

One 2014 study found that while prosocial lies could help promote social harmony, antisocial lies lead to greater fragmentation of social networks.5

Hãy thử nghĩ đến ảnh hưởng của thói nói dối lên đời sống của bạn. Hãy thành thật với bản thân về tác động của hành động này lên bản thân và người khác.

Consider how lying is affecting your life. Be honest with yourself about how lying is affecting yourself and others.

Nếu bạn đang nói dối vì tư lợi cá nhân hoặc để thao túng người khác, thì khả năng cao là chất lượng các mối quan hệ thân thiết của bạn đang bị suy giảm. Khi bạn càng hiểu rõ được tác hại của nói dối thì sẽ càng ít dựa dẫm vào nó trong tương lai.

If you are telling lies for personal gain or manipulating others, you will likely experience a decline in the quality of your close relationships. Sometimes when you better understand the harm that lying can do, you’ll be less likely to rely on it in the future.

Cân nhắc hậu quả. Consider the Consequences

Nguồn: Medium

DePaulo cho rằng mặc dù nói chung chúng ta đều biết nói dối là sai nhưng những dạng nói dối phổ biến nhất lại là những lời ta nói ra để bảo vệ lòng tự tôn của mình, để không làm mất lòng người khác hoặc để người khác thích mình. Những dạng nói dối này không phải là không có hại nhưng nói chung vẫn dễ cảm thông hơn những lời nói ra với mục đích hoàn toàn để khai thác hoặc thao túng người khác.

DePaulo has suggested that while we generally view lying as wrong, the most common types of lies people tell are those designed to protect their self-esteem, spare other people’s feelings, or get other people to like them.3 These kinds of lies might not necessarily be harmless but tend to be more understandable than those intended to outright exploit or manipulate others.

Rõ ràng là, nói dối cũng có thể có mục đích nhất định. Ví dụ, bạn có thể che giấu ý kiến của bản thân về một cuốn sách yêu thích của bạn bạn vì bạn không muốn làm người đó cụt hứng. Hoặc bạn có thể không chia sẻ rằng bạn đã tham dự một sự kiện mà bạn của bạn không được mời. Mặc dù mục tiêu của những lời nói dối này để không làm mất lòng người khác, nhưng điều đó không có nghĩa là những lời nói dối với chủ đích tốt đẹp nhất đều sẽ không để lại hậu quả.

Clearly, there are times when lying can serve a purpose. For example, you might hide your opinion about a book that your friend loves because you don’t want to lessen their enjoyment. Or you might not share that you attended a social event to which your friend was not invited. While the goal of these lies by omission is to spare someone’s feelings, that doesn’t mean that even the most well-intentioned lies won’t have consequences.

Có một số trường hợp nhất định, việc che đậy sự thật hoặc thậm chí là nói dối trắng trợn là điều dễ hiểu. Nhưng nhiều khi, vấn đề ở đây lại là liệu đối phương có thực sự được lợi từ việc nghe được những lời nói không đúng sự thật này không.

There are certain situations where it is understandable to withhold the truth or even lie outright. In other cases, the question then becomes whether the other person actually benefits from being told a lie.

Phản hồi chân thành có thể giúp ngưới khác tiến bộ hơn trong tương lai, và việc chia sẻ sẽ giúp xây dựng những mối gắn kết bền chặt, cởi mở hơn giữa người với người.

Honest feedback can help people do better in the future, and sharing the truth can help build stronger, more open bonds between individuals.

Thậm chí khi bạn có một lời nói dối vì nghĩ cho người khác, để không làm tổn thương cảm nhận của họ thì bạn cũng cần nhớ rằng tự bạn đang mặc định đó là những gì người kia muốn nghe. Liệu đối phương có đang tìm kiếm một sự xác nhận tích cực về một lựa chọn họ đã đưa ra, hay họ thực sự muốn nghe một lời đánh giá chân thật?

Even when you tell an altruistic lie to spare someone else’s feelings, it is important to remember that you are making assumptions about what you think the other person wants to hear. Is that person looking for positive affirmation about a choice they have already made, or do they really want to hear your honest assessment?

Đặt ưu tiên cho mối quan hệ. Put Your Relationships First

Nói dối có thể có nhiều tác động tiêu cực, bao gồm những tổn hại lâu dài lên những mối quan hệ. Thậm chí cả khi bạn tưởng mấy lời nói dối vụn vặt sẽ chẳng làm tổn thương ai đâu, thì vẫn có rất nhiều lý do để hạn chế thói quen nói dối này.

Lying can have several negative effects,6 including lasting damage to your relationships. Even if you feel like the occasional fib can’t hurt, there are many compelling reasons to curb the lying habit.

Khi mọi người không còn cảm thấy bạn thành thật thì niềm tin với gia đình, bạn bè, người yêu và xã hội sẽ bị tổn bạn. Và một khi người ta cảm thấy họ không thể tin bạn được nữa thì việc lấy lại lòng tin là điều vô cùng khó khăn.

When people feel that they cannot rely on you to be truthful, it impairs your trust with friends, family, romantic partners, and others in your life. And once people feel they can’t trust you, it can be difficult to regain that trust.

Nhớ rằng nói dối tạo ra căng thẳng. Remember That Lies Create Stress

Nói dối có thể nhanh chóng giải quyết một vấn đề, nhưng tiếp diễn lời nói dối có thể gây ra căng thẳng và đưa đến những vấn đề kéo dài hơn. Thậm chí, lời nói dối nhỏ có thể lớn dần và nghiêm trọng hơn dự định ban đầu của bạn. Thường thì ta sẽ dễ quên cái giá phải trả khi duy trì một thói quen khi mà kết quả nó mang lại tạm thời là kết quả tích cực.

Telling a lie might solve a problem quickly, but maintaining a lie can be stressful and lead to long-lasting problems.7 Even small lies can snowball and grow bigger than you intended. It is easy to forget how much it costs to maintain the habit when the results are temporarily positive.

Một số chuyên gia thậm chí còn cho rằng nói dối còn có thể gây nguy hại cực kỳ lên sức khỏe thể chất và tinh thần của bạn. Trong nghiên cứu sơ bộ được thực hiện bởi các nhà nghiên cứu Đại học Nortre Dame, người nào giảm bớt tần suất nói dối ghi nhận sự cải thiện tương ướng trong tình trạng sức khỏe.

Some experts even suggest that telling lies can take a serious toll on your health and well-being. In preliminary research conducted by Notre Dame researchers, people who decreased their lying experienced subsequent improvements in their health.8

Mặc dù cần thực hiện thêm nghiên cứu để hiểu rõ hơn mối quan hệ giữa nói dối và sức khỏe nhưng căng thẳng giảm bớt là một yếu tố có thể giúp giải thích được những lợi ích này.

While more research is needed to understand the connection, decreased stress is one factor that might play a role in explaining these benefits.

Nguồn: Polygon

Tập cho bản thân thành thực. Practice Being Authentic

Đôi khi, con người ta nói dối vì họ nghĩ việc tiết lộ cảm xúc thật sẽ khiến họ vấp phải sự từ chối. Vấn đề là khi bạn che giấu những điều bạn thực sự nghĩ hoặc cảm thấy thì bạn đang không cho người khác cơ hội để hiểu rõ “con người thật” của bạn.

Sometimes people lie because they think revealing their true feelings about something will lead to rejection. The problem is that by hiding what you really think or feel, you’re not giving people the opportunity to know the “real you.”

Những gì đang xảy ra ở đây là bạn rồi sẽ cảm thấy cần duy trì một vỏ bọc để tiếp tục những mối quan hệ này. Họ cách thành thật, bạn sẽ có thể là chính mình mà không cảm thấy cần phải che giấu điều gì.

What happens is that you then feel the need to maintain a facade to maintain those relationships. By being honest, you’ll be able to be who you truly are without feeling the need to hide.

Vì việc tự bộc lộ bản thân là một phần quan trọng trong những mối quan hệ thân thiết nên không thành thật cũng khiến việc hình thành mối quan hệ có ý nghĩa với người khác trở nên khó khăn hơn.

Because self-disclosure is an important part of close relationships, not being truthful also makes it harder to form meaningful connections with other people.

Bạn chỉ có thể thực sự thành thật khi bạn hoàn toàn chấp nhận để bản thân bị tổn thương bởi chính những cảm nhận và trải nghiệm của bản thân. Khi bạn nói dối về quá khứ hay hiện tại, bạn sẽ khó mở lòng với người khác.

You can only be truly honest when you are completely vulnerable with your feelings and experiences. When you lie about the past or present, it makes it hard to be open with others.

Hãy nghĩ đến cảm nhận của người khác. Consider How Others Feel

Nguồn: The Monday Campaigns

Con người ta thường tự cho rằng bản thân mình giỏi phát hiện nói dối; nghiên cứu cho thấy rằng con người ta thực sự phát hiện lời nói dối cực kỳ kém. Trong một nghiên cứu, các tham dự viên chỉ có thể phát hiện chính xác lời nói dối 54% trong tổng thời gian – cao hơn tỷ lệ đoán mò một chút.

People often describe themselves as good at spotting a lie; research suggests that people are actually surprisingly poor at detecting deception. In one study, participants were only able to detect lies accurately 54% of the timeonly slightly better than what they might catch by simply guessing.9

Nhưng điều này không có nghĩa là họ sẽ không phát hiện ra bạn nói dối hoặc hành vi lừa dối sẽ không làm họ tổn thương. Một khi họ phát hiện mình bị lừa, họ có thể sẽ cảm thấy bị tổn thương, bị thao túng, lợi dụng và bị phản bội.

But this doesn’t mean that they won’t discover your lie or that your deception won’t hurt them. If and when people find that they have been deceived, they may feel hurt, manipulated, exploited, and betrayed.

Tìm ra những lựa chọn thay thế cho việc nói dối. Find Alternatives to Lying

Một cách quan trọng để ngừng nói dối có thể là xác định cho ra những tình huống bạn có thể bị thôi thúc phải nói dối và nghĩ đến những cách ứng phó thay thế khác. Vậy có những lựa chọn thay thế nào cho hành động nói dối?

One important way to stop lying can be to identify the situations where you might be tempted to lie and think of alternatives ways to cope. So what are some substitutes that you can use in place of lying?

– Bắt đầu từ những điều nhỏ. Hãy nghĩ đến một tình huống khi bạn nghĩ mình có thể sẽ nói dối, sau đó tập trung vào thay đổi một hành vi. Ví dụ, nếu bạn hay nói dối khi bạn đời hỏi ý kiến của bạn về một thứ gì đó, hãy cân nhắc xem mình có thể làm gì để thành thật hơn trong tình huống đó.

Start small. Think of one situation where you are the most likely to tell a lie, then focus on changing that one behavior. For example, if you are most likely to lie when your partner asks for your opinion on something, consider what you can do to be more honest in that situation.

– Tử tế và lịch thiệp. Hãy cân nhắc một cách giúp mô tả cảm xúc hay quan điểm của bản thân mà vẫn không khiến đối phương cảm thấy buồn. Lời thật lòng không phải lúc nào cũng phải khó nghe hay làm tổn thương mới là thật. Thay vào đó, bạn có thể thử chia sẻ ý kiến một cách nhẹ nhàng nhưng chân thành về những gì bạn thực sự cảm thấy mà vẫn duy trì được những mối quan hệ tốt đẹp với mọi người.

Be kind and tactful. Consider how you can phrase your feelings or opinions in a way that won’t make the other person feel bad. Honest feedback doesn’t have to be brutal or hurtful. Instead, you might try sharing gentle but honest opinions about what you truly feel in a way that maintains prosocial relationships.

– Viết ra. Nếu việc nói ra sự thật quá khó thì bạn hãy cân nhắc viết nó ra và chia sẻ nó bằng một bức thư, email hoặc tin nhắn.

Write it down. If sharing the truth out loud is too difficult, consider writing it down and sharing it in a letter, email, or text message.

– Đừng nói hết mọi chuyện. Bạn có thể nói thật nhưng không cần phải nói hết thảy mọi thứ. Ví dụ, nếu mọi người tò mò về một số chuyện trong cuộc sống của bạn, hãy chân thành nói cho họ cảm xúc của bạn. Nói những câu đại loại như, “Mình không cảm thấy thoải mái khi chia sẻ về chuyện này lắm.” Cách làm này giúp bạn vẫn thành thật thể hiện cảm xúc mà không cần phải nói dối.

Don’t share everything. You can tell the truth without sharing everything. For example, if people are curious about some aspect of your life that you don’t want to share, be honest about your feelings. Say something like, “I’m not comfortable sharing that.” This allows you to be honest about your feelings without resorting to a lie.

– Đổi đề tài. Nếu bạn thực sự không muốn chia sẻ hoặc cố giữ điều gì đó cho riêng mình, thì hãy thử chuyển đề tài nói chuyện sang một thứ khác thay vì cố nói dối.

Change the subject. If you truly don’t want to share something or are trying to keep something private, consider shifting the topic of the conversation to something else rather than telling a lie.

Thay đổi một thói quen cần thời gian, vì vậy bạn nên lên kế hoạch làm thế nào để bắt đầu vượt qua hành vi này. Vạch ra những bước làm để bản thân dần trở nên thành thật hơn kể từ bây giờ.

Changing a habit takes time, so it can be helpful to plan how you’re going to start overcoming this behavior. Map out some of the steps you will follow to start being more truthful from now on.

Trao đổi với chuyên gia. Talk to a Professional

Nếu bạn đang gặp khó khăn trong việc ngừng nói dối hoặc hành vi này trở nên quá bộc phát và mất kiểm soát thì hãy cân nhắc trao đổi với một chuyên gia sức khỏe tâm thần. Bạn cũng nên cân nhắc trao đổi với trị liệu viên nếu việc nói dối này đã bắt đầu tác động tiêu cực lên đời sống của bạn, như làm ảnh hưởng lên những mối quan hệ, công việc, học hành hoặc những khía cạnh khác trong cuộc sống.

If you are struggling to stop lying or if the behavior feels impulsive or out of control, consider talking to a mental health professional. You should also consider talking to a therapist if lying has started to negatively impact your life, such as affecting your relationships, work, academics, or other aspects of your daily life.

Một trị liệu viên có thể giúp bạn hiểu được xem liệu hành vi này có thể có liên quan đến một bệnh lý tâm thần nào đó không, tìm hiểu những lý do sâu xa đằng sau sự thiếu thành thật của bạn và giúp bạn tìm cách ứng phó mà không phải nói dối. Trong trường hợp lời nói dối ảnh hưởng lên những mối quan hệ thân thiết, bạn có thể cân nhắc tham gia các buổi tư vấn cho cặp đôi, trị liệu gia đình hoặc trị liệu nhóm nhằm tìm cách hàn gắn những mối quan hệ này.

A therapist can help you understand if your behavior might be related to a mental health condition, explore the underlying reasons behind your dishonesty, and help you find new ways to cope that don’t involve lying. In cases where lying has affected your close relationships, you might consider couples counseling, family therapy, or group therapy to find ways to mend those connections.

Nguồn: Psychologenie

Tổng kết. Final thoughts

Hãy nhớ rằng thay đổi là không dễ dàng. Hãy hiểu rằng bạn sẽ không dễ dàng ngừng hành vi này lại và khả năng cao là sẽ vẫn lặp lại hành vi này.

Remember that change isn’t easy. Be aware that it isn’t that easy to stop the behavior, and it is possible to repeat the pattern.

Đừng quá khắt khe với bản thên nếu bạn có sai sót. Khi bạn lỡ sai, đầu tiên là phải sửa lại lời nói dối đó bằng một hái độ thành thật, sau đó tiếp tục hướng về tương lai và luôn cố gắng làm tốt hơn. Hãy nhắc nhở bản thân về những lợi ích của sự thành thật, như giúp bạn có những mối quan hệ tốt hơn và cảm thấy mình được sống thật.

Try not to be too hard on yourself if you make mistakes. When you do slip up, work on rectifying the lie first by being honest and then move forward with the intent to do better in the future. Remind yourself of the benefits of honesty, including better relationships and a greater sense of authenticity.

Tham khảo. Sources

Verigin BL, Meijer EH, Bogaard G, Vrij A. Lie prevalence, lie characteristics and strategies of self-reported good liars. PLoS One. 2019;14(12):e0225566. doi:10.1371/journal.pone.0225566

University of Rochester Medical Center. The truth about lying.

DePaulo BM. The many faces of lies. In: Miller AG, ed. The Social Psychology of Good and Evil. New York, NY: The Guilford Press; 2004:303326.

Mann H, Garcia-Rada X, Houser D, Ariely D. Everybody else is doing it: exploring social transmission of lying behavior. PLoS One. 2014;9(10):e109591. doi:10.1371/journal.pone.0109591

Iñiguez G, Govezensky T, Dunbar R, Kaski K, Barrio RA. Effects of deception in social networks. Proc Biol Sci. 2014;281(1790):20141195. doi:10.1098/rspb.2014.1195

Society for Personality and Social Psychology. The consequences of dishonesty. Published May 26, 2015.

Garrett N, Lazzaro SC, Ariely D, Sharot T. The brain adapts to dishonesty. Nat Neurosci. 2016;19(12):1727-1732. doi:10.1038/nn.4426

American Psychological Association. Lying less linked to better health, new research finds. Published August 4, 2012.

Bond CF, DePaulo BM. Accuracy of deception judgments. Pers Soc Psychol Rev. 2006;10(3):214-234. doi:10.1207/s15327957pspr1003_2

Nguồn: https://www.verywellmind.com/how-to-stop-lying-5190954

Như Trang