Nhu cầu thuộc về là một quan niệm cho rằng con người có một nguồn động lực mang tính nền tảng là muốn bản thân được chấp nhận trong những mối quan hệ với người khác và là một phần của các nhóm xã hội. Cảm giác thuộc về là một nhu cầu mà ở đó, con người phải thiết lập và duy trì một số lượng tối thiểu các mối quan hệ dài lâu với người khác. Những mối quan hệ này phải có nhiều tính cực hơn là tiêu cực và phải có ý nghĩa lớn lao đối với những người trong mối quan hệ ấy.
The need to belong refers to the idea that humans have a fundamental motivation to be accepted into relation-ships with others and to be a part of social groups. The fact that belongingness is a need means that human beings must establish and maintain a minimum quantity of enduring relationships. These relationships should have more positivity than negativity and be meaningful and significant to the relationship partners.

Bối cảnh và lịch sử. The Need to Belong Background and History
Nhu cầu thuộc về trong tâm lý học có một lịch sử khá dài lâu, khi các nhà tâm lý học như Sigmund Freud công nhận rằng con người cần phải là một phần của các nhóm và các mối quan hệ. Freud tin rằng khao khát có được những mối quan hệ đến từ động cơ tình dục hoặc có liên quan nhiều đến tương tác cha mẹ và con cái. Abraham Maslow, người nổi tiếng với di sản tâm lý vĩ đại qua mô hình tháp nhu cầu, đã đặt nhu cầu thuộc về ở giữa thái cực thỏa mãn các nhu cầu thể chất (như được cho ăn no và ngủ đủ) và nhu cầu bồi đắp lòng tự trọng. Vì lẽ đó, những nhà tâm lý học sơ khai này đã nhận ra rằng con người luôn khao khát được trở thành một phần của những mối quan hệ, nhưng họ lại không chú tâm đáng kể vào dạng nhu cầu này.
The psychological history of a belongingness motive has a long history, with psychologists including Sigmund Freud recognizing that humans need to be a part of groups and relationships. Freud believed that the desire for relationships comes from people’s sex drive or was connected more to bonds between parents and children. Abraham Maslow, whose great psychological legacy was to create a motivational hierarchy, put belongingness needs in between satisfying physical needs (such as being fed and getting enough sleep) and needs for self-esteem. Thus, these early psychologists recognized that humans strive to be a part of relationships, but they did not place supreme significance on this drive.
John Bowlby có lẽ là nhà tâm lý học đầu tiên hình thành ý tưởng cho rằng nhu cầu thuộc về là một nhu cầu đặc biệt và là một trong những người đầu tiên thực hiện các bài thí nghiệm kiểm tra tính đúng đắn của ý tưởng này. Bowlby nổi tiếng nhất với học thuyết gắn bó, học thuyết này cho rằng những mối quan hệ sơ khởi nhất của chúng ta với người chăm sóc (như cha mẹ) là nền tảng xây dựng nên cách con người tương tác lại với những người khác trong các mối quan hệ thân thiết trong suốt cuộc đời sau này. Bowlby thấy rằng mỗi người có mỗi cách khác nhau trong việc hành xử với những người họ thân thiết, và rằng những khác biệt này có thể được quan sát trên nhóm trẻ và mẹ của chúng.
John Bowlby was probably the first psychologist to develop the idea that belongingness is a special need and was one of the first to perform experimental tests on the idea. Bowlby is best known for his attachment theory, which says that people’s early relationships with their caregivers (e.g., parents) are the foundation for how people will respond to others in close, intimate relationships for the rest of their lives. Bowlby saw that people varied in how they behaved toward people they were close to, and that these variations could be observed among children and their mothers.
Phiên bản nhu cầu thuộc về có tầm ảnh hưởng nhất được đưa ra bởi Roy Baumeister và Mark Levy, học thuyết này đặt nhu cầu thuộc về một mối quan hệ nào đó là một trong những nhu cầu quan trọng nhất mà con người phải đạt được. Họ so sánh việc thỏa mãn nhu cầu thuộc về với việc đảm bảo những nhu cầu thiết yếu nhất, như thức ăn và nơi ở, vốn là những nhu cầu mang tính sinh tồn. Baumeister và Leary nói, việc thoả mãn nhu cầu thuộc về đòi hỏi đáp ứng hai khía cạnh của mối quan hệ: Đầu tiên là con người ta cần phải có những tương tác tích cực, thoải mái chứ không phải tiêu cực với đối phương. Khía cạnh thứ hai là những tương tác này không thể diễn ra tùy tiện ngẫu nhiên mà phải trở thành một phần trong mối quan hệ ổn định vững bền, nơi con người ta quan tâm chăm sóc sức khỏe và hạnh phúc cho nhau trong thời gian lâu dài.
The most influential version of the need to belong theory was proposed by Roy Baumeister and Mark Leary, whose theory put relationship needs as one of the most important needs that humans must fulfill. They compared satisfying the need to belong to securing necessities, such as food and shelter, which are needed to survive. Baumeister and Leary said that satisfying the belongingness motive requires that two aspects of relationships be met: The first part is that people need to have positive and pleasant, not negative, interactions with others. The second part specifies that these interactions cannot be random but, rather, should take place as part of stable, lasting relationships in which people care about each other’s long-term health and well-being.
Lý do tại sao nhu cầu thuộc về lại thiết yếu với con người là vì việc trở thành một phần của nhóm và các mối quan hệ thân thiết giúp con người sinh tồn trong lịch sử tổ tiên xa xưa. Khi kẻ thù tấn công, khi bị thú đuổi bắt, hoặc khi khó tìm thức ăn và nơi trú ẩn thì những người nào thuộc về nhóm sẽ có khả năng sinh tồn cao hơn những cá nhân buộc phải tự mình lo liệu. Chức năng sinh sản cũng sẽ dễ thực hiện hơn rất nhiều với người khác, và rõ ràng là, những người nào có thể bắt đầu và tham gia một nhóm nào đó sẽ có khả năng sinh con đẻ cái cao hơn, từ đó truyền lại bộ gen của mình cho thế hệ tương lai. Dù rằng những kẻ “đơn côi lẻ bóng” vẫn có thể mang thai nhờ vào những cuộc gặp mặt tình cờ ngẫu nhiên nhưng những đứa trẻ được sinh ra sẽ ít có khả năng sinh tồn và trưởng thành hơn những trẻ sinh ra và được chăm sóc, bảo bọc bởi một nhóm người. Vì những lẽ đó, quá trình tiến hóa khá thiên vị cho những người vốn có nhu cầu thuộc về mạnh mẽ hơn từ xa xưa, nhân loại ngày nay cũng chủ yếu là hậu duệ của họ – và vì thế cũng thừa hưởng nhu cầu mạnh mẽ này.
The reason that the need to belong is essential for humans is that being a part of groups and intimate relationships helped humans to survive in ancestral history. When enemies would attack, when animals would prey, or when it was difficult to find food or shelter, those people who were part of a group were more likely to survive than was the lone man or woman needing to fend for himself or herself. Reproduction too was much easier with another person, as is fairly obvious, and those people who could get into and start a part of a band of others were more likely to have offspring and thus pass their genes onto future generations of humans. Even if loners can create a pregnancy by having sex during a chance encounter with one another, those children would be less likely to survive to adult-hood than would children who grow up supported and protected by a group. In these ways, evolution likely favored early humans with a stronger need to belong, and so today’s humans are mainly descended from them—and therefore probably inherited that strong need.

Mặc dù những học thuyết đầu tiên về nhu cầu thuộc về nhấn mạnh những mối quan hệ một-một, nhưng các công trình gần đây cũng đã làm rõ rằng những nhóm lớn có thể cũng cần thỏa mãn nhu cầu này. Một số người (và có lẽ nhiều nam giới hơn phụ nữ) có thể cảm thấy mình thuộc về một nhóm lớn, như một đội ngũ, một công ty hoặc một trường đại học, và mối gắn kết này có thể cũng có ở một số mối quan hệ tình cảm thân mật ở một mức độ nào đó.
Although early theories about the need to belong emphasized one-to-one relationships, more recent work has made clear that larger groups can satisfy the need also. Some people (and perhaps men more than women) can feel connected to a large group, such as a team or company or university, and this bond can take the place of intimate relationships to some extent.
Tầm quan trọng và Hệ quả của nhu cầu thuộc về. Importance and Consequences of the Need to Belong
Tầm quan trọng của nhu cầu thuộc về được ghi chép lại bởi Baumeister và Leary khi họ mô tả chi tiết những khía cạnh cảm xúc, nhận thức và thể chất của nhu cầu này. Một cách để thấy được tầm quan trọng của nhu cầu này là ghi chép lại những gì diễn ra khi nhu cầu này không được đáp ứng. Lý do các nhà khoa học tìm hiểu những hậu quả khi nhu cầu thuộc về không được đáp ứng cũng chính là lý do họ phải nghiên cứu những điều sẽ xảy ra khi con người ta không thể có đủ thức ăn và nước uống; việc không có đủ thứ gì đó và chứng kiến những hệ quả tiêu cực kèm theo mang những thông tin khoa học đầy ý nghĩa, nói lên rằng những “mảnh ghép thất lạc” (trong trường hợp này là mối quan hệ với người khác) là vô cũng thiết yếu giúp tạo dựng một đời sống khỏe mạnh.
The importance of the need to belong was documented by Baumeister and Leary when they detailed the emotional, cognitive, and physical aspects of the need to belong. One way to look at the importance of the need to belong is to document what happens when the need is unmet. The reason that scientists would examine the consequences of an unsatisfied need to belong is the same reason that scientists would need to study what happens when people fail to get enough food or water; not having enough of something and seeing the negative outcomes that follow gives meaningful scientific information that the missing piece (in this case, relationships with others) is essential for healthy functioning.
Có một nghiên cứu ủng hộ cho ý tưởng về nhu cầu thuộc về, nghiên cứu cho rằng những ràng buộc xã hội dễ dàng được hình thành mà không cần phải có nhu cầu xuất hiện bối cảnh và yếu tố phụ kèm đặc biệt nào. Thậm chí ngay cả khi con người ta phải đối mặt với sự chia tay (như lúc tốt nghiệp đại học), họ cũng thường cảm thấy buồn vì phải chia xa và từ đây, họ hứa hẹn sẽ tiếp tục duy trì mối quan hệ qua các buổi thăm hỏi, thư từ, điện thoại, v.v… Đôi lúc, những người không nghĩ sẽ gặp lại đối phương nữa sẽ nói “Hẹn sớm gặp lại” như một kiểu xác định cho sự chia ly vì họ không thể thoải mái nói ra rằng “Tôi nghĩ chúng ta khó mà gặp nhau nữa.”
Support for need to belong idea was demonstrated by research showing that social bonds are formed easily and without the need for special circumstances or additions. Even when people must part (such as when graduating from college), they are often quite upset about having to part and consequently make promises to keep the relationships going through visits, mail, telephone, and so on. Sometimes people who are not going to see each other again will say “see you soon” as a parting because the idea of not seeing someone again is too unsettling to say aloud.

Nhu cầu thuộc về cũng bao hàm thành tố nhận thức (thuộc tâm trí). Ví dụ, người ta hay phân loại thông tin theo các mối liên hệ giữa chúng và dần dà những người này cũng nhìn con người theo các mối quan hệ, thậm chí ngay cả khi mối quan hệ đó không hề tồn tại. Bạn đã từng bao giờ ở trong một cửa hàng và nhân viên bán hàng hỏi bạn với người kế bên (một người xa lạ) có đi chung không? Đây là một ví dụ về khuynh hướng nhìn ra những mối quan hệ giữa người và người. Khi hai người là một cặp, những đại diện nhận thức về bản thân và đối phương liên kết lại với nhau trong tâm trí, khiến những thông tin về đối phương được phân loại tương tự như cách thức của chủ thể. Khi mối quan hệ tan vỡ, người ta thấy bản thân cứ mãi nghĩ suy về mối quan hệ này, là khi những suy nghĩ về đối phương cứ xâm chiếm cả những luồng suy nghĩ khác trong tâm trí.
There are cognitive (mental) components to the need to belong. For instance, people seem to categorize information in terms of relationships, and they readily see relationships between people, even when they do not exist. Have you ever been at a store and had the clerk ask if you and the person next to you in line (a stranger) are on the same bill? This is an example of people’s tendency to see relationships between others. When two people are part of a couple, the cognitive representations of the self and the partner get clumped together in mind, making it so that information about the partner is classified in a similar manner as to the self. When relationships break up, people find themselves thinking about the relationship partner over and over again, with thoughts of the other person intruding into other thoughts.
Cảm xúc có thể đóng một vai trò to lớn trong sự hình thành và tan vỡ của các mối quan hệ. Khi hình thành một mối quan hệ mới hoặc phải lòng ai đó, chúng ta sẽ cảm thấy niềm vui và sự hạnh phúc. Việc tham gia vào một nhóm xã hội mình thích, như hội nữ sinh hay một câu lạc bộ học thuật khiến con người ta cảm thấy vui vẻ. Mặc cho những căng thẳng do việc sinh con mang lại thì con người ta vẫn vô cùng hào hứng vì mình sắp trở thành ông bố bà mẹ, họ còn cho thấy thái độ tích cực khi đã đang là những người cha mẹ (thường là) trong suốt những năm trẻ ở nhà, và nhớ lại trải nghiệm này một cách vui vẻ và thỏa mãn. Có một mối quan hệ mới, đặc biệt là những mối quan hệ với một người khác và có con phải chăng chính là lý do làm xuất hiện những cảm xúc tốt đẹp đó. Trong thực tế, hạnh phúc với cuộc sống phần lớn là kết quả từ việc một người có bao nhiêu mối quan hệ và mức độ hài lòng của họ với những mối quan hệ đó. Mặc dù con người ta có thể cho rằng tiền bạc khiến họ hạnh phúc nhưng có lẽ việc được là một phần trong các mối quan hệ vui vẻ, bền lâu lại có ảnh hưởng lớn lao hơn lên niềm hạnh phúc trong họ.
Emotions play a large role in the formation and dissolution of relationships. When people make a new friend or fall in love, they experience happiness and joy. Getting into a desired social group, such as a sorority or academic club, brings people happiness. Despite the stress that comes from having a child, people are excited about becoming a parent before it happens, express positivity with being a parent (usually) during the child’s years at home, and look back on the experience as being joyful and rewarding. Having a new relationship, especially one as central to the person as having one’s own child, is likely responsible for those good feelings. In fact, being happy with one’s life is largely the result of how many relationships one has and how satisfying those relationships are. Although people may think that money makes them happy, it turns out that being a part of happy, stable relationships is a much bigger influence on happiness.
Ngược lại, khi con người ta bị “loại” ra khỏi các nhóm xã hội hoặc khi các mối quan hệ tan vỡ, trong họ sẽ tràn ngập những cảm xúc tiêu cực. Lo âu là một trong những dạng thức cảm xúc tiêu cực sơ khởi nhất, là kết quả của một mối quan hệ bị mất đi. Trẻ một tuổi cho thấy cảm xúc lo lắng khi phải xa mẹ một khoảng thời gian nào đó. Trầm cảm và buồn bã cũng là kết quả của việc không được chấp nhận vào các nhóm hoặc các mối quan hệ, thường thì trầm cảm và lo âu hay song hành với nhau khi con người ta cảm thấy bị chối bỏ. Ghen tỵ là một cảm xúc tiêu cực khác trực tiếp liên quan đến các mối ràng buộc với người khác. Ghen tỵ là cảm xúc khi một ai đó đã đang hoặc sẽ lấy đi từ ta một thứ gì đó mà ta không muốn mất (như nửa kia của ta chẳng hạn). Hơn 50% người thừa nhận mình có ghen và con số này thậm chí còn cao hơn thế vì đôi khi chúng ta có gắng che đậy đi sự ghen tỵ của mình. Cô đơn là một trạng thái cảm xúc kéo dài khi một người không có đủ và thỏa mãn với những mối quan hệ mình có. Cô đơn không chỉ đơn thuần là không có tiếp xúc xã hội vì một người có thể có khá nhiều tương tác với người khác trong ngày nhưng vẫn cảm thấy cô đơn. Cảm thấy cô đơn là một ví dụ minh họa cách những tương tác xuất hiện trong các mối quan hệ lâu dài nhằm thỏa mãn nhu cầu thuộc về.
Conversely, when people are excluded from groups or their relationships fall apart, they feel a variety of negative emotions. Anxiety is one of the primary forms of negative emotions resulting from a loss of a relationship, with children as young as 1 year old showing separation anxiety when they must be without their mothers for some time. Depression and sadness too can result from not being accepted into groups or relationships, and often depression and anxiety go hand in hand when people feel rejected. Jealousy is another negative feeling that is directly related to interpersonal bonds. Jealousy is the feeling that someone is going to (or has) taken away some-thing that one has and does not want to lose (such as a special relationship partner). More than 50% of people say they are jealous people, and the number may be even higher than that because some people try to hide their jealousy. Loneliness is a chronic state of feeling that one does not have enough satisfying relationships. Loneliness is more than not having social contact because a person could have multiple interactions throughout the day but still feel lonely. Feeling lonely is an example of how interactions must take place in the context of long-lasting relationships to satisfy the need to belong.

Các nhà nghiên cứu đã ghi nhận được nhiều vấn đề thể chất xuất hiện khi con người ta không thuộc về các nhóm xã hội hay các mối quan hệ nhất định. Ví dụ, những người kết hôn có sức khỏe tốt hơn những người độc thân, ly hôn hoặc góa vợ/chồng. Người kết hôn sống lâu hơn, ít bị những vấn đề sức khỏe thể chất hơn và không gặp nhiều vấn đề sức khỏe tâm thần. Những cặp vợ chồng bị chẩn đoán mắc ung thư sống lâu hơn những người độc thân cùng mắc các chứng ung thư tương tự. Đặc biệt, những người cô đơn được cho là có sức khỏe kém. Các nhà nghiên cứu đã nghiên cứu những người cô đơn trong một khoảng thời gian và phát hiện ra rằng họ hay ốm vặt hơn, như đau đầu, cảm, cúm, và nói chung là có hệ miễn dịch yếu hơn. Phụ nữ mắc rối loạn ăn uống có khả năng cao là đã gặp phải rắc rối trong các mối quan hệ với mẹ hồi còn nhỏ. Sau khi trở về từ chiến trường, cựu chiến binh nào nhận được nhiều hỗ trợ xã hội sẽ ít có khả năng mắc rối loạn căng thẳng sau sang chấn (PTSD) hơn. Nói tóm lại, người ta sẽ sống thọ hơn với chất lượng cuộc sống cao hơn khi họ cảm thấy mình là một phần trong các mối quan hệ vững bền, thân thiết.
Researchers have documented physical ills that occur when people are not part of groups or relationships. For instance, married people have better health than single, divorced, or widowed people. Married people live longer, have fewer physical health problems, and have fewer mental health problems. Married people who are diagnosed with cancer survive longer than do single people who have similar forms of cancer. Lonely people are especially known to have ill health. Researchers have studied lonely people for some time and have shown that they get more common illnesses, such as head colds and the flu, as well as have weakened immune systems more generally. Women who have eating disorders are more likely to have had troubled relationships with their mothers when they were young. Veterans who feel they have a lot of social support are less likely to suffer from post-traumatic stress disorder when they return from battle. In short, people have higher quality lives and live longer when they feel a part of supportive, caring relationships.
Sự khác biệt trong nhu cầu thuộc về ở mỗi cá nhân. Individual Differences in the Need to Belong
Mức độ muốn được ở bên người khác và mức độ tệ hại của việc không được người khác chấp nhận ở mỗi người là khác nhau. Mark Leary và cộng sự đã xây dựng một Thang Đo Nhu Cầu Thuộc Về, nhằm đo lường nhu cầu được người khác chấp nhận. Người nào được chấm điểm cao theo thang này sẽ cực kỳ muốn được tiếp nhận vào các tương tác xã hội và phản ứng cực đoan khi bị xua đuổi. Người có điểm thấp không muốn nhiều mối quan hệ thân thiết, mặc dù việc duy trì một số lượng các mối quan hệ thân thiết tối thiểu là rất quan trọng đối với con người.
People differ in how much they need to be around others and how badly it hurts not to have other people accept them. Mark Leary and his colleagues created a scale, the Need to Belong Scale, to measure people’s individual needs for acceptance. People who score high on the Need to Belong Scale want badly to be accepted into social interactions and react strongly to being excluded. People who score low on the scale desire fewer close relationships, although again a minimum number of close ties are important for all human beings.

Tham khảo. Reference:
Baumeister, R. F., & Leary, M. R. (1995). The need to belong: Desire for interpersonal attachments as a fundamental human motivation. Psychological Bulletin, 117, 497-529.
Nguồn: http://psychology.iresearchnet.com/social-psychology/interpersonal-relationships/need-to-belong/
Như Trang
Cái này đúng nè, đặc biệt với tuổi vị thành niên là dễ dính nhất.
ThíchThích