Đối xử tốt với người khác là một cách quan trọng để lan tỏa sự tử tế và thái độ lạc quan tích cực. Ngoài mang đến lợi ích cho người khác, nghiên cứu cho rằng dạng hành vi thuận xã hội này cũng thúc đẩy sức khỏe tinh thần của chính chủ thể.
Being nice to others is an important way to spread kindness and positivity. In addition to benefitting others, research suggests that this type of prosocial behavior can also boost your own mental well-being.

Làm sao để trở thành một người đáng mến hơn. How to Become a Nicer Person
Trở thành một người đáng mến hơn không khó như bạn tưởng. Có nhiều hành động bạn có thể làm để thể hiện sự yêu thương, lòng thấu cảm, và sự tử tế trong tương tác hằng ngày với người khác.
Becoming a nicer person isn’t as hard as you might think. There are things that you can do to show compassion, empathy, and kindness in your everyday interactions with others.
– Hành xử tử tế. Act With Kindness
Trở thành một người đáng mến là bạn hành xử tử tế với mọi người, và nghiên cứu chỉ ra rằng sự tử tế có thể tác động tích cực lên não bộ. Mỗi hành động tử tế của chúng ta sẽ “châm ngòi” phóng thích oxytocin và endorphin, từ đó có thể thúc đẩy hình thành kết nối thần kinh mới.
Being a nice person means acting with kindness, and research suggests that kindness can positively impact your brain. Individual acts of kindness trigger the release of oxytocin and endorphins and appear to foster the creation of new neural connections.1
Tử tế là một hành vi tự củng cố. Chúng ta khao khát cảm giác thoải mái khi tử tế với mọi người, vậy nên một hành động tử tế có thể dễ dàng đưa đến những hành động tương tự.
Being kind is a self-reinforcing habit. We crave the feel-good sensation of being kind, so one act of kindness can easily lead to another.

– Đừng quá khắt khe. Avoid Being Overly Critical
Bạn khó mà trở thành người tử tế được khi lúc nào đầu óc cũng toàn những suy nghĩ tiêu cực. Khi thấy mình chỉ trích ai đó, hãy cố gắng suy nghĩ tích cực hơn. Tự hỏi bản thân làm sao để chỉnh lại góc nhìn và xem xét mọi thứ một cách lạc quan hơn?
It can be hard to be a nice person when you’re consumed by negative thoughts. When you find yourself criticizing someone, try to adopt a more positive mindset. How can you reframe the situation and be more optimistic?
Ví dụ, nếu một người đồng nghiệp phạm lỗi, hãy ngừng lại một chút trước khi phê bình những gì đối phương làm. Bạn có thể coi lỗi lầm đó là cơ hội để giúp họ thay vì cảm thấy bực bội với họ vì họ không thể hoàn hảo.
For instance, if a co-worker makes a mistake, pause before you criticize their work. Maybe you view their mistake as an opportunity to help them rather than becoming annoyed at them for not being perfect.
– Hãy thành thật. Be Honest
Thành thật với chính bản thân và những giá trị của chính mình. Bạn vẫn có thể thể hiện cái tôi một cách tử tế mà vẫn chân thành.
Stay true to yourself and your values. You can still express yourself nicely while being honest.
Tử tế không có nghĩa là không bao giờ nói “không” hay bạn sẽ làm cả những thứ bạn không muốn làm.
Being nice doesn’t mean that you never say “no” to people or that you do things that you don’t want to do.
Thiết lập ranh giới rõ ràng và vững chắc thể hiện bạn đang chăm sóc cho chính sức khỏe cảm xúc và tinh thần của bản thân. Việc đối xử tốt với mọi người có lẽ sẽ tự nhiên hơn khi bạn cảm thấy an toàn và được tôn trọng.
Setting strong and fair boundaries means you’re taking care of your mental and emotional health.2 Being nice to others can come more naturally when you feel safe and respected.
– Tử tế với bản thân. Be Nice to Yourself
Cách chúng ta đối xử với bản thân, như các cuộc độc thoại nội tâm, đóng một vai trò quan trọng trong cách ta ứng xử với người khác. Rốt cuộc thì, làm sao ta có thể tử tế với mọi người nếu ta không đối xử một cách tốt đẹp với chính bản thân mình?
The way that we treat ourselves, including our self-talk, plays an important role in how we treat others.3 After all, how can we treat others nicely if we don’t treat ourselves nicely?
Hãy để ý đến cách bạn nói chuyện với chính mình và cách bạn phản ứng lại khi có điều gì không hay xảy ra – bạn có đổ lỗi hay trừng phạt bản thân? Bạn có tự sỉ vả bản thân? Tập kiên nhẫn và hành xử tử tế với chính bản thân, bạn sẽ dễ tử tế với mọi người hơn.
Notice how you talk to yourself and how you react when something goes wrong—do you blame or punish yourself? Do you call yourself names? By practicing patience and niceness toward ourselves, we make it easier to be nice to others.
– Giữ tâm trí rộng mở. Be Open-Minded
Cuộc sống luôn thay đổi. Khi ta đối mặt với những ý tưởng, tình huống và con người xa lạ, những cảm xúc tiêu cực có thể xuất hiện khiến bạn khó mà giữ được thái độ tử tế.
Life is full of change. When we’re confronted with ideas, situations, or people that are unfamiliar to us, negative emotions can arise that make it difficult to be nice.
Giữ tâm trí rộng mở là phẩm chất tối quan trọng trong quá trình học và tiếp thu thông tin một cách vô tư, không phán xét. Giữ đầu óc mở có thể giúp bạn định hướng được những địa hạt vốn không quen thuộc với bản thân mà vẫn giữ được sự bình tĩnh và thoải mái.
Open-mindedness is an essential quality for learning and absorbing information without judgment.4 Keeping an open mind can help you navigate unfamiliar territory while staying calm and relaxed.
Bạn sẽ dễ cư xử tử tế hơn khi bạn cảm thấy an toàn với chính mình và với môi trường xung quanh – ngay cả khi vô vàn đổi thay trong cuộc sống có cuốn bạn đi đâu chăng nữa.
It’s much easier to be nice when you’re comfortable with yourself and your environment—even amidst the many changes life throws your way.
Hãy lịch sự. Be Polite
Lịch sự không chỉ là một khía cạnh trong hành xử tử tế, mà nó còn là một phương thức quan trọng giúp bạn thiết lập một thái độ tích cực trong tương tác xã hội. Hãy nhớ rằng bạn không cứ gì phải buồn phiền với những gì người khác làm.
Politeness is only one aspect of being nice, but it is an important way to set a positive tone in social interactions. Remember that other people’s behavior does not need to bring yours down.
Nếu họ cư xử thô lỗ hay cộc lốc, phản hồi bằng thái độ lịch sự có thể là một cách giúp đảo chiều tương tác.
If others are being abrupt or rude, responding with politeness can be a way to change the direction of the interaction.
Trong giao tiếp hằng ngày, những từ ngữ đơn giản như “vui lòng” và “cảm ơn” có thể giúp bạn rất nhiều trong việc thể hiện cho ai đó thấy bạn trân trọng họ.
In everyday conversations, simple words like “please” and “thank you” can go a long way in showing someone you appreciate them.
– Tìm cách giúp đỡ người khác. Look for Ways to Be Helpful
Hãy nỗ lực giúp đỡ người khác trong cuộc sống hằng ngày với mọi người bằng những những cách nho nhỏ. Từ mỉm cười với người khác ở tiệm tạp hóa đến giúp đỡ đồng nghiệp trong một dự án, giúp đỡ mọi người có thể là một cách tuyệt vời để thực hành sự tử tế mỗi ngày.
Make an effort to find small ways to be helpful in your daily interactions with other people. From smiling at others in the grocery store to helping a co-worker with a project, being helpful can be a great way to practice being nice throughout your day.
– Tha thứ. Practice Forgiveness
Buông bỏ những oán giận trong quá khứ và tha thứ cho người khác có thể giúp bạn hướng về phía trước với một thái độ tích cực hơn. Bạn sẽ dễ tử tế hơn khi bạn cảm thấy tốt về người khác.
Letting go of past resentments and forgiving others can help you move forward with a more positive attitude. It’s easier to be nice when you feel good about others.
Tha thứ cho bản thân cũng rất quan trọng, vậy nên hãy cứ buông bỏ những trải nghiệm tiêu cực trong quá khứ đang kìm hãm không cho bạn vun đắp một tư tưởng sống tích cực hơn.
Forgiving yourself is also important, so work on letting go of negative experiences from the past that hold you back from cultivating a more positive mindset.

– Biết ơn. Practice Gratitude
Dành một vài phút mỗi ngày để suy nghĩ về một điều gì đó mà bạn cảm thấy biết ơn. Bạn có thể ghi chép lại nhật ký biết ơn của chinh mình.
Spend a few minutes each day thinking about something for which you are grateful. You might find it helpful to keep a gratitude journal.
Nghiên cứu cho rằng lòng biết ơn có thể đưa đến nhiều ích lợi sức khỏe, bao gồm làm giảm căng thẳng và gia tăng hạnh phúc. Tập trung vào những suy nghĩ tích cực có thể giúp bạn hình thành một thái độ sống tích cực và giúp bạn dễ đối phó với những rắc rối và khó khăn trong đời sống thường nhật.
Research suggests that gratitude can have many health benefits, including reducing stress and increasing happiness.5 Focusing on positive thoughts can help you develop a more positive attitude and can make it easier to cope with life’s daily hassles and difficulties.
Tôn trọng người khác. Respect Others
Thấu cảm và tôn trọng cũng là những thành tố quan trọng trong sự tử tế. Mỗi ngày, hãy cố nhìn nhận mọi thức từ góc độ của người khác và nghĩ về những điều bạn có thể làm để tôn trọng nhu cầu của đối phương.
Empathy and respect are also important components of niceness. During your day, try to see things from the perspective of the other people in your life and think about things that you can do to respect their needs.
Thậm chí ngay cả khi bạn bất đồng với những gì một người đang làm, cố gắng đối xử với họ bằng sự tử tế và tôn trọng.
Even if you disagree with what someone else is doing, try to treat them with niceness and respect.
Hãy tôn trọng cả thời gian của người khác. Nếu bạn đang gặp gỡ một người bạn chẳng hạn, cố gắng đến đúng giờ và để tâm đến cuộc trò chuyện với họ. Tránh dán mắt vào điện thoại. Hãy chủ động lắng nghe.
Respect people’s time as well. If you are meeting a friend, for instance, try to show up on time and stay present during your conversations. Avoid staring at your phone too much. Practice active listening.
Định nghĩa “tử tế”. Defining Nice
Tử tế nghĩa là gì? Làm sao để biết mình có phải người tử tế hay không? Một số đặc tính thường được nhắc đến trong định nghĩa về sự tử tế bao gồm:
What does it mean to be nice? How do you know if you are a nice person? Some characteristics that are often included in definitions of niceness include:
– Vị tha. Altruism
– Thấu cảm. Empathy
– Công bằng. Fairness
– Hào phóng. Generosity
– Hay giúp đỡ. Helpfulness
– Chân thành. Honesty
– Tốt bụng. Kindness
– Lịch sự. Politeness
– Trách nhiệm. Responsibility
– Chu đáo. Thoughtfulness
Định nghĩa chính xác về “tử tế” có thể khác nhau tùy theo mỗi người. Ngành tâm lý học tính cách đưa ra một số đặc trưng tính cách khác nhau có liên quan đến phẩm chất này.
The exact definition of “nice” can vary from one person to the next. The field of personality psychology suggests that there are a few different personality traits associated with this quality.
Các nhà tâm lý học thường mô tả tính cách theo 5 yếu tố. Một trong những yếu tố đó có tên gọi là sự dễ chịu. Có bao gồm một số đặc tính có liên quan đến cách ta đối xử với mọi người. Ví dụ, nhiều đặc điểm liên quan đến sự tốt bụng, bao gồm tử tế và thấu cảm, đều là những khía cạnh khác nhau của “sự dễ chịu”.
Psychologists often describe personality in terms of five broad dimensions. One of these dimensions is known as agreeableness. It encompasses several traits that relate to how you treat others. For example, many of the characteristics associated with niceness, including kindness and empathy, are aspects of agreeableness.
Nghiên cứu cũng cho thấy rằng sự dễ chịu có thể được chia làm hai thành tố: lòng yêu thương và thái độ lịch sự. Cả hai đặc tính này đều đóng một vai trò tạo dựng cái mà ta gọi là “tử tế”.
Research also suggests that agreeableness can then be broken down into two main components: compassion and politeness.6 Both of these traits play a role in what we often think of as “being nice.”
Tình yêu thương là một đặc tính thể hiện sự thấu hiểu và thông cảm với trạng thái cảm xúc của người khác và cảm thấy muốn giúp đỡ họ. Lịch sự là những hành vi tôn trọng người khác và thường được thúc đẩy bởi khao khát sự công bằng.
Compassion is a trait that involves understanding and sympathizing with the emotional states of others and feeling moved to help.7 Politeness involves behaviors that are respectful of others and often motivated by a desire for fairness.8
Những dấu hiệu cho thấy bạn là một người tử tế. Signs You’re a Nice Person
– Mọi người thích ở bên cạnh bạn. People seem to enjoy your company.
– Bạn yêu thương và dành lòng thấu cảm cho mọi người. You feel compassion and empathy for others.
– Bạn khen ngợi người khác thật lòng. You give people genuine compliments.
– Bạn lắng nghe những gì người khác nói. You listen to what other people have to say.
– Bạn chịu trách nhiệm với những lỗi lầm của mình. You take responsibility for your mistakes.
– Bạn chân thành nhưng vẫn tôn trọng người khác. You’re honest but respectful.
– Bạn tốt bụng với mọi người. You’re kind to others.
– Bạn tử tế với bản thân. You’re kind to yourself.
– Bạn hay hỗ trợ người khác.You’re supportive of other people.

Ích lợi của tử tế. The Benefits of Being Nice
Hành vi thuận xã hội là một thuật ngữ mà các nhà tâm lý học sử dụng để chỉ những hành động liên quan mang đến sức khỏe, sự an toàn và cảm xúc dành cho người khác. Nói cách khác, nhiều hành vi “tốt” như chia sẻ, hợp tác, và an ủi đều là những hành vi thuận xã hội vì lợi ích của những người khác.
Prosocial behavior is the term psychologists use to refer to actions concerned with the well-being, safety, and feelings of others. In other words, many “nice” behaviors such as sharing, cooperating, and comforting are all prosocial actions that promote the welfare of other people.
Những hành vi như vậy rõ ràng mang đến lợi ích cho những người ta giúp và vun đắp một xã hội kết nối rộng mở hơn. Tuy nhiên, nghiên cứu cũng cho rằng đối xử tử tế với người khác có thể mang đến lợi ích cho chính bản thân bạn.
Such behaviors obviously benefit those we help and foster greater social connectedness. However, research also suggests that being nice to other people can also benefit your own mental health.
Gia tăng thu hút với nửa kia. Increased Attractiveness as a Potential Partner
Là một người tử tế có thể giúp bạn trở nên thu hút hơn với nửa kia. Trong một nghiên cứu xuất bản năm 2019 trên Tập san Nhân cách, tham dự viên đã xếp hạng tử tế là đặc điểm đơn lẻ quan trọng nhất ở một người bạn đời. Điều này có nghĩa là người ta cảm thấy nó quan trọng hơn tình hình tài chính, thu hút ngoại hình và óc hài hước.
Being a nice person can make you more attractive as a partner. In a 2019 study published in the Journal of Personality, participants rated kindness as the single most important characteristic in a life partner.9 This means people felt it was more important than financial prospects, physical attractiveness, and a sense of humor.
Tâm trạng tốt hơn. Better Mood
Bạn cảm thấy tốt khi là người tử tế. Nghiên cứu cho rằng việc gắn kết vào những hành động tử tế và giúp đỡ người khác giúp bạn cải thiện tâm trạng. Trong một nghiên cứu, các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra rằng việc thực hiện những hoạt động tử tế mỗi ngày trong một tuần làm gia tăng cảm giác hạnh phúc và cải thiện sức khỏe.
Being nice feels good. Research suggests that engaging in kind and helpful acts can help improve your mood. In one study, researchers found that engaging in kindness activities each day for seven days increased feelings of happiness and well-being.10
Nghiên cứu cũng nhận thấy rằng chúng ta càng làm nhiều hành động tốt đẹp, thì chúng ta sẽ càng cảm thấy hạnh phúc. Dù cho hành vi này hướng trực tiếp đến ai, dù là bạn bè, người lạ hay thậm chí chính bản thân mình – tất thảy đều mang đến hiệu ứng tích cực như nhau.
The study also found that the more kind acts people performed, the happier they reported feeling. It also didn’t matter if these acts of kindness were directed toward friends, strangers, or even the self—all had an equally positive impact.
Giảm căng thẳng. Decreased Stress
Tử tế có thể đóng vai trò làm giảm căng thẳng. Nghiên cứu cho thấy hành xử tử tế có thể cũng giúp con người ta ứng phó hiệu quả hơn với tác động của căng thẳng. Ví dụ trong một nghiên cứu, các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra rằng những người nào thường xuyên hành xử tử tế ghi nhận ít căng thẳng và cảm giác tiêu cực hơn.
Niceness may also play a role in stress relief. Studies suggest that being nice may also help people cope more effectively with the effects of stress. For example, in one study, researchers found that people who performed acts of kindness reported feeling less stress and negativity.11
Lòng tử tế được bồi đắp. Increased Kindness
Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng tử tế có thể “lây lan”. Một nghiên cứu phát hiện ra rằng những hành vi giúp đỡ nhau sẽ tạo ra hiệu ứng hình tháp, lam truyền ba cấp độ từ khởi nguồn ban đầu.
Research has also shown that kindness can be contagious. One study found that cooperative behavior tends to have a cascade effect, spreading up to three degrees of separation from the source.12
Điều này có nghĩa là đối xử tử tế với người khác có thể khiến họ đối xử tốt với những người tiếp theo, châm ngòi một làn sóng hành vi tử tế và hỗ trợ lẫn nhau trong các mạng lưới xã hội.
This means that being nice to others is likely to cause them to be nice to others as well, triggering a wave of kind and cooperative behaviors within social networks.
Những điều cần cân nhắc. Things to Consider
Mặc dù rõ ràng tử tế mang lại nhiều lợi ích quan trọng, nhưng nó cũng đưa đến một số điểm tiêu cực. Điều này đặc biệt đúng khi nhu cầu hành xử tử tế gây cản trở quá trình trao đổi thành thật và tính xác thực.
While there are clearly several important benefits, being nice can also have some downsides. This is particularly true if the need to be nice impedes genuine communication and authenticity.
Một số hệ quả tiêu cực của việc đè nén cảm xúc thật khi bạn nỗ lực muốn “tử tế” bao gồm:
Some potential negative outcomes of suppressing your real feelings in an effort to be “nice” include:
– Bùng nổ cảm xúc: Nếu bạn liên tục đàn áp những suy nghĩ và cảm xúc thật của bản thân chỉ để thể hiện mặt nạ “tử tế” của mình, thì có lẽ những cảm xúc đó sẽ lớn dần và vượt ra tầm kiểm soát ở một mức độ nào đó. Áp lực có thể tiếp tục dồn nén cho đến khi căng thẳng làm xuất hiện phản ứng, và phản ứng này có thể xuất hiện dưới dạng một cơn bộc phát tức giận bất ngờ hoặc một cơn thịnh nộ.
Emotional outbursts: If you are constantly repressing your true thoughts and emotions just for the sake of presenting a “nice” persona, chances are that those feelings are going to rise to the surface at some point. Pressure may continue to build until some stress sets off a reaction, which might manifest as a sudden outburst of irritability or outright anger.
– Cảm giác oán giận: Che giấu cảm xúc thật hoặc chối bỏ những gì mình thực sự muốn vì những cảm xúc hay khao khát này không được coi là “tốt đẹp” có thể đưa đến cảm giác oán hận và cay đắng về sau. Điều này làm phản tác dụng và ảnh hưởng tiêu cực đến những mối quan hệ của bạn với người khác.
Feelings of resentment: Hiding your real feelings or denying what you really want because those emotions or desires are not seen as “nice” can ultimately lead to feelings of resentment or bitterness. This can create a backfire effect and negatively affect your relationships with others.
– Những mối quan hệ hời hợt: Nếu bạn không nói ra những điều mình thực sự muốn trong một mối quan hệ vì để tránh xung đột và để thể hiện mình tử tế thì điều đó có nghĩa là bạn không cho mọi người thấy con người thật của bạn. Điều này sẽ khiến các mối quan hệ trở nên thiếu đi chiều sâu và thân mật cảm xúc. Cãi vã và xung đột có thể xuất hiện, nhưng sự thiếu kết nối và tình trạng dần bớt thân thiết cũng có thể tồn tại.
Superficial relationships: If you aren’t stating the things you really want in a relationship for the sake of avoiding conflict and being nice, it may mean that you aren’t revealing your authentic self to others. This often results in relationships that lack both depth and emotional intimacy. There may be few arguments and conflicts, but there is also a lack of connection and closeness.
Mặc dù tử tế hời hợt có thể cũng có điểm tiêu cực, nhưng điều đó không có nghĩa là bạn không nên cố gắng để trở thành người tử tế. Chìa khóa nằm ở sự tập trung vào thái độ tử tế được vun đắp bởi sự tận tâm và chu đáo, không phải bởi vẻ lịch sự giả tạo nhằm che giấu cảm xúc thật của bạn.
While superficial niceness can be a negative force, that doesn’t mean that you shouldn’t strive to be a nice person. The key is to focus on niceness driven by consideration and mindfulness and not by an artificial veneer of politeness that masks your real feelings.
Kết luận. Bottom lines
Có rất nhiều cách bạn có thể thực hành sự tử tế trong đời sống thường nhật. Bạn cũng có thể bắt đầu bằng cách thể hiện sự biết ơn với một ai đó trong cuộc sống hoặc tình nguyện làm việc gì đó mà bạn quan tâm. Tử tế khiến bạn cảm thấy vui – biến tử tế thành một thói quen cũng tự khiến nó trở thành một phần thưởng.
There are plenty of ways that you can incorporate niceness into your daily life. You might start by showing your appreciation for someone in your life or volunteering for a cause you care about. Being nice feels good—making niceness a habit is often its own reward.
Gặp khó khăn khi cố gắng trở thành một người tử tế là chuyện bình thường. Cũng giống như bất kỳ kỹ năng nào khác, trở thành một người tử tế hơn có thể cần nhiều thời gian và công sức. Nếu bạn gặp khó khăn lớn, bạn có thể trao đổi với một trị liệu viên hoặc một chuyên gia sức khỏe tâm thần để cùng bạn vượt qua các trở ngại này.
It’s OK if you’re struggling to be a nicer person. Like any skill, being a nicer person may take time and effort. If you’re struggling, you may wish to speak to a therapist or trained mental health professional to work through any obstacles.

Tham khảo. Sources
Mathers N. Compassion and the science of kindness: Harvard Davis Lecture 2015. Br J Gen Pract. 2016;66(648):e525-e527. doi:10.3399/bjgp16X686041
Pluut H, Wonders J. Not able to lead a healthy life when you need it the most: Dual role of lifestyle behaviors in the association of blurred work-life boundaries with well-being. Front Psychol. 2020;11:607294. doi:10.3389/fpsyg.2020.607294
Geurts B. Making sense of self talk. Rev Philos Psychol. 2018;9(2):271-285. doi:10.1007/s13164-017-0375-y
Lord M. Group learning capacity: The roles of open-mindedness and shared vision. Front Psychol. 2015;6:150. doi:10.3389/fpsyg.2015.00150
Emmons RA, Stern R. Gratitude as a psychotherapeutic intervention. Journal of Clinical Psychology. 2013;69(8):846-855. doi:10.1002/jclp.22020
DeYoung CG, Quilty LC, Peterson JB. Between facets and domains: 10 aspects of the Big Five. Journal of Personality and Social Psychology. 2007;93(5):880–896. doi:10.1037/0022-3514.93.5.880
Zhao K, Ferguson E, Smillie LD. Politeness and compassion differentially predict adherence to fairness norms and interventions to norm violations in economic games. Sci Rep. 2017;7(1):3415. doi:10.1038/s41598-017-02952-1
Zhao K, Ferguson E, Smillie LD. Individual differences in good manners rather than compassion predict fair allocations of wealth in the dictator game: Good manners and compassion in the dictator game. J Pers. 2017;85(2):244-256. doi:10.1111/jopy.12237
Thomas AG, Jonason PK, Blackburn JD, et al. Mate preference priorities in the East and West: A cross‐cultural test of the mate preference priority model. J Pers. 2020;88(3):606-620. doi:10.1111/jopy.12514
Rowland L, Curry OS. A range of kindness activities boost happiness. J Soc Psychol. 2019;159(3):340-343. doi:10.1080/00224545.2018.1469461
Raposa EB, Laws HB, Ansell EB. Prosocial behavior mitigates the negative effects of stress in everyday life. Clinical Psychological Science. 2016;4(4):691-698. doi:10.1177/2167702615611073
Fowler JH, Christakis NA. Cooperative behavior cascades in human social networks. Proceedings of the National Academy of Sciences. 2010;107(12):5334-5338. doi:10.1073/pnas.0913149107
Nguồn: https://www.verywellmind.com/6-ways-to-become-a-nicer-person-5194074
Như Trang