Dời chỗ là một cơ chế tự vệ tâm lý xuất hiện khi một người chuyển một cảm xúc tiêu cực từ nguồn căn ban đầu sang một đối tượng tiếp nhận ít mang tính đe dọa hơn. Ví dụ thường gặp của cơ chế tự vệ này là thói “giận cá chém thớt”. Nếu chủ thể tức giận nhưng lại không thể hướng sự tức giận của mình vào đúng nguồn gây ra cảm xúc này mà không phải lãnh chịu hậu quả, thì ngưới này có thể “trút” cơn bực dọc của mình lên một người hay một vật ít gây đe dọa với bản thân hơn.
Displacement is a psychological defense mechanism in which a person redirects a negative emotion from its original source to a less threatening recipient. A classic example of the defense is displaced aggression.1 If a person is angry but cannot direct their anger toward the source without consequences, they might “take out” their anger on a person or thing that poses less of a risk.

Các cơ chế tự vệ của tâm lý. Defense Mechanisms
Khi có những thôi thúc và cảm xúc tiêu cực, con người ta thường tìm cách để xử lý chúng. Không giống như những chiến lược đối phó với căng thẳng ta sử dụng lúc tỉnh táo, các cơ chế tự vệ của tâm lý vận hành ở cấp độ hoàn toàn thuộc về vô thức.
When people have negative emotions or impulses, they often look for ways to cope with these unwanted feelings. Unlike the conscious coping strategies that we use to manage daily stress, defense mechanisms operate on an entirely unconscious level.2
Dời chỗ, cũng tương tự như các cơ chế khác của tâm lý, thường xảy ra trong tiềm thức – là khi chủ thể không nhận thức bản thân đang sử dụng nó.
Displacement, like many other psychological defense mechanisms, often occurs subconsciously—the person is not aware they are doing it.
Các cơ chế tự vệ là cách để tâm trí vô thức giảm bớt lo âu và tái lập trạng thái cân bằng cảm xúc. Các cơ chế này thường vận hành khi con người ta không để ý đến nó nhằm giúp ta đối phó với những con người, sự vật và sự việc mang tính đe dọa. Chúng ta có thể không nhận thức rõ ràng những thôi thúc và cảm xúc này, nhưng chúng vẫn ảnh hưởng lên hành vi của chúng ta và có thể gây ra chứng lo âu.
Defense mechanisms are one way the mind unconsciously attempts to reduce our anxiety and restore emotional balance.3 Psychological defenses operate without our conscious awareness to help us cope with threatening people, things, or environments. We might not be aware of these feelings and urges, but they still influence our behavior and can cause anxiety.
Khi ta sử dụng cơ chế dời chỗ, tâm trí ta cảm nhận được rằng việc phản ứng với nguồn căn ban đầu làm ta bực dọc có thể là một việc không thể chấp nhận được – thậm chí còn hơi nguy hiểm. Vì vậy, thay vào đó, nó tìm ra cho ta một sự vật “vô hại” hơn để ta có thể sử dụng làm “nơi phát tiết” an toàn hơn.
When we use displacement, our mind senses that reacting to the original source of our frustration might be unacceptable—even dangerous. Instead, it finds us a less threatening subject that can serve as a safer outlet for our negative feelings.4
Thăng hoa. Sublimation
Sigmund Freud tin rằng có một dạng dời chỗ nhất định gọi là “thăng hoa”, là một nguồn lực quan trọng tạo nên sự sáng tạo và truyền cảm hứng. Thăng hoa là di dời những ham muốn tính dục (ham muốn thuộc về bản năng – ND) không thể chấp nhận được đến những hoạt động không liên quan đến tính dục, được xã hội chấp nhận và tạo hiệu suất cao hơn, như làm việc và sáng tạo. Thăng hoa mang đến một “nơi trút bỏ” lành mạnh cho những thôi thúc tiêu cực trong nội tâm.
Sigmund Freud believed that a certain subtype of displacement called sublimation served as an important source of creativity and inspiration.5 Sublimation involves displacing unacceptable sexual urges toward non-sexual activities that are productive and socially acceptable, like work and creativity. Sublimating provides a constructive outlet for unacceptable urges.6

Lịch sử. History
Con gái Sigmund Freud – Anna Freud, là một trong những nhà tâm lý học đầu tiên xây dựng một danh sách các cơ chế tự vệ của tâm lý. Tuy nhiên, dời chỗ ban đầu không nằm trong danh sách các cơ chế tự vệ trong cuốn “Bản ngã và các cơ chế tự vệ” (xuất bản lần đầu tại Đức năm 1936).
Sigmund Freud’s daughter Anna Freud was one of the first psychologists to make a list of defense mechanisms. However, displacement was not on the list of original defense mechanisms included in her book, “The Ego and the Mechanisms of Defense” (originally published in Germany in 1936).7
Sau này Anna Freud phát biểu rằng mặc dù danh sách của bà đã liệt kê một số các cơ chế tự vệ chính nhưng bà tin rằng danh sách này chưa kết thúc. Những nhà tâm lý học tiên phong sau đó đã thực sự xác định dời chỗ là một cơ chế phòng vệ quan trọng của bản ngã.
Anna Freud later stated that although her list outlined several prominent defenses, she believed that it was far from definitive. Subsequent pioneers in psychology did identify displacement as being an important ego defense mechanism.8
Nghiên cứu. Research
Nghiên cứu về tính xác thực của dời chỗ đưa đến nhiều kết quả khác nhau. Ví dụ, một nghiên cứu năm 1998 cho rằng dời chỗ không có nhiều bằng chứng bằng thực nghiệm. Tuy nhiên, các nghiên cứu về sau này vào năm 2015 đã ủng hộ quan điểm cho rằng trạng thái kích thích thể chất và cảm xúc từ một tình huống thường sẽ được “truyền” cho tình huống tiếp theo.
Research on the validity of displacement has been mixed. For example, a study from 1998 suggested that displacement is poorly supported by empirical evidence.9 However, later research in 2015 supported the theory that physical and emotional arousal states tend to carry over from one situation to the next.10
Ví dụ, mặc dù bạn luôn cố kiềm chế bản thân trong một tình huống tương tác xã hội vì bạn biết việc phản ứng lại là thiếu phù hợp, nhưng kìm nén cảm xúc sẽ không khiến chúng biến mất. Trạng thái cảm xúc của bạn sẽ vẫn như vậy. Sau đó, bạn thấy mình rơi vào một tình huống nơi bạn có thể phản ứng lại mà ít để lại hậu quả hơn, lúc đó bạn sẽ tháo dỡ mọi cảm xúc bạn đã đè nén.
For example, while you might restrain yourself in a social setting because reacting would be inappropriate, pushing your feelings down won’t make them go away. Your emotional state will stay the same. Later on, you might find yourself in a setting where you can react with fewer consequences, at which time you will unleash the feelings you suppressed.
Các nghiên cứu khác cũng đưa ra bằng chứng ủng hộ sự tổng tại và tác động của các cơ chế tự vệ tâm lý bao gồm đổi chỗ, coi đó là một phần quan trọng trong sức khỏe và các mối quan hệ của con người. Nhìn vào dữ liệu trong một nghiên cứu theo chiều dọc, một nhóm các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng các cơ chế tự vệ của tâm lý có thể gây ảnh hưởng lên cơ thể cũng như tinh thần của chủ thể.
Other studies have also offered broad support for defense mechanisms, including displacement, as being important to human health and relationships. Looking at data from a 70-year longitudinal study, a group of researchers found that psychological defense mechanisms might influence the body as well as the mind.
Trong bài báo xuất bản năm 2013, nhóm nghiên cứu phát biểu rằng các đối tượng trong nghiên cứu của họ đã sử dụng các cơ chế tự vệ để thích nghi (bao gồm cơ chế dời chỗ) trong những năm trung niên đã cho thấy sức khỏe cải thiện trong những năm tháng sau này của cuộc đời. Các nhà nghiên cứu cũng cho rằng các cơ chế tự vệ mang tính trưởng thành đóng một vai trò chủ chốt trong việc tạo ra những mối quan hệ xã hội vững chắc, hỗ trợ lẫn nhau, từ đó góp phần cải thiện sức khỏe thể chất.
In their paper, which was published in 2013, the researchers stated that the subjects in their study who used adaptive defense mechanisms (including displacement) at mid-life had better physical health later in life. The researchers suggested that mature defenses play a key role in creating solid and supportive social relationships, which contribute to improved physical health.11
Cách vận hành. How It Works
Thử tưởng tượng bạn bị sếp khiển trách. Xả giận hay trút bỏ bực dọc lên người sếp không chỉ là một hành động thiếu khôn ngoan mà còn có thể khiến bạn mất việc. Thay vào đó, bạn kiềm nén (hay đè nén) cảm xúc của mình lại cho đến hết ngày.
Imagine that you were reprimanded by your manager at work. Venting your anger or frustration directly to your boss would not only be unwise, but it might even cost you your job. Instead, you withhold (or suppress) your emotions until the end of the day.

Ngay khi về đến nhà, bạn giải phóng cơn giận của mình lên người bạn cùng phòng chẳng có can hệ gì đến chuyện kia hoặc bạn sẽ phản ứng thái quá với một sự kiện châm ngòi nào đó như con bạn không ngoan. Thường trong những tình huống này, sự kiện châm ngòi sẽ không có gì ghê ghớm lắm. Chính phản ứng của bạn mới là thứ bất thường – thậm chí vượt ngoài kiểm soát.
As soon as you get home, you may unleash your anger on your unsuspecting roommate or find yourself overreacting to a triggering event like your children misbehaving. More often than not, the triggering event is relatively insignificant. It’s your reaction that is out of proportion—even over the top.
Cơn giận tồn tại trong bạn về người sếp kia rồi cũng sẽ được xả ra nhưng theo chiều hướng gián tiếp. Hệ quả của việc la lối người bạn cũng phòng hay mắng mỏ con cái sẽ không đến nỗi nghiêm trọng như vậy giá mà bạn (được) trút nỗi bực dọc lên sếp hay đồng nghiệp. Vật hay người trở thành đối tượng để bạn “dời chỗ” cảm xúc có thể khác nhau nhưng thường được bạn chọn vì ít gây đe dọa (hay không hề có sức mạnh tác động) với bạn hơn.
The anger you were feeling at your boss is eventually released but in an indirect way. The consequences of yelling at your roommate or scolding your children are likely to be less severe than if you had taken out your frustration at your boss or coworkers. The object or person that becomes the subject of displaced feelings can vary but is usually chosen because it is less threatening (or even powerless).
Nếu bạn đã trút những cảm xúc tiêu cực lên một người bạn, thành viên gia đình hay thậm chí một người hoàn toàn xa lạ khi bực bội về một điều gì đó khác, thì hẳn bạn đã sử dụng dời chỗ làm cơ chế tự vệ cho bản thân (ngay cả khi bạn thậm chí còn không nhận ra sự tồn tại của nó).
If you have ever taken out negative feelings on a friend, family member, or even a complete stranger when you were upset about something else, then you have used displacement as a defense mechanism (even if you weren’t aware of it).
Ví dụ. Examples of Displacement
Dưới đây là một số viễn cảnh có thể xảy ra (một số bạn sẽ cảm thấy khá quen thuộc) minh họa cho cơ chế dời chỗ:
Here are a few imagined scenarios (many of which might sound or feel familiar to you) that exemplify displacement:
– Một nhân viên bị sếp mắng vì hiệu suất làm việc kém trong một buổi trình bày. Người nhân viên này đi ăn trưa ở một nhà hàng gần đó nơi anh ta/ cô ta la mắng nhân viên phục vụ chỉ vì một sai sót nhỏ trong lúc gọi món.
An employee is berated by their boss for their poor performance during a presentation. The employee leaves work to have lunch at a local restaurant where they yell at the wait staff over a small mistake with their order.
– Bạn bực dọc với nửa kia vì họ không giúp bạn làm việc nhà. Khi bạn nhờ con phụ và chúng rên rỉ lại, cơn giận của bạn bùng phát. Bạn la chúng và kết tội chúng không bao giờ làm việc nhà.
You are frustrated with your spouse because they have not been helping you with household chores. When you ask your kids to start their chores, and they respond by whining, your anger explodes. You yell at them and accuse them of never helping around the house.
– Một người bị thu hút bởi bạn thân của vợ/chồng mình, nhưng họ biết hành động theo bản năng sẽ để lại hậu quả không lường. Thay vào đó, ham muốn trong họ bị dời chỗ trong vô thức, và họ hình thành một sự tôn sùng tính dục cho những chiếc kính tương tự như cái mà người bạn kia đeo.
A person is attracted to their spouse’s best friend, but they know that acting on it would have catastrophic consequences. Instead, the desire they feel is unconsciously displaced, and they develop a sexual fetish for glasses similar to the ones worn by the spouse’s best friend.
– Bạn mất việc và gặp khó khăn trong việc tìm công việc mới. Sợ mình không thể chi trả các chi phí, bạn bắt đầu đổ mọi bực dọc và cảm giác thất bại lên những người nhập cư trong cộng đồng của mình, đổ lỗi vì họ mà bạn không thể tìm được việc.
You lose your job and have a hard time finding a new one. Fearing that you won’t be able to pay your bills, you start taking your frustration and feelings of failure out on immigrants in your community, blaming them for your inability to find employment.

Những hậu quả ngoài dự liệu. Unintended Consequences
Dời chỗ có thể gây ra một chuỗi phản ứng ngoài dự liệu. Ví dụ, một cơn giận sau khi bị dời chỗ có thể xoay vòng tiếp diễn. Ví dụ, tưởng tượng một người nhân viên tức giận sếp mình. Người này trút giận lên vợ/chồng mình khi về nhà. Bây giờ người bạn đời này, khi phải gánh chịu nỗi tức giận của người kia, sẽ trở nên cáu bẳn với con cái trong nhà. Ngược lại, những đứa trẻ có thể sẽ trút bỏ nỗi bực dọc lên nhau.
Displacement can cause an unintended chain reaction. Displaced aggression, for example, can become a cycle. For example, imagine an employee who is angry with their boss. They take out their anger on their spouse when they get home. Now angry themselves, the spouse might be irritable with their children. In turn, the kids might take their frustrations out on each other.

Hành động hung hăng sau khi bị “dời chỗ” có thể đưa đến định kiến chống lại một nhóm xã hội cụ thể nào đó. Ví dụ, một vài học giả tranh cãi về tình trạng thù địch của người Đức dành cho người Do Thái sau chiến tranh Thế giới thứ nhất có thể là một ví dụ về cảm xúc tức giận đã bị chuyển dời qua các khía cạnh kinh tế của cuộc chiến.
Displaced interpersonal aggression can also lead to prejudice against specific social groups. For example, some scholars have argued that the animosity Germans felt toward the Jewish people following World War I may have been an example of displaced feelings of anger over the economic ramifications of the war.12
Thay vì hướng sự tức giận chất chồng của mình lên hành động của chính phủ hay chính bản thân chính phủ, những người này lại di dời cơn thịnh nộ của mình lên nhóm người có vẻ ít đe dọa hơn. Hiện tượng này cón có tên gọi là “con dê tế thần”.
Rather than directing their collective anger toward their own actions or their own government, people redirected their rage toward a group of people they deemed to be less threatening targets. This phenomenon is also known as scapegoating.13
Đặc điểm. Characteristics
Các cơ chế tự vệ rất thường gặp và thường là một khía cạnh bình thường trong vận hành đời sống thường ngày. Cơ chế dời chỗ giúp chúng ta chuyển hướng cảm xúc và thôi thúc bị coi là thiếu phù hợp hoặc gây hại thành sang một nơi phát tiết lành mạnh, an toàn và hiệu quả hơn.
Defense mechanisms are very common and are usually a normal aspect of daily functioning. Displacement as a defense helps us channel emotions and urges that could be considered inappropriate or harmful to more healthy, safe, or productive outlets.
Khi được sử dụng hợp lý, các cơ chế tự vệ như dời chỗ có thể bảo vệ chúng ta khỏi những cảm xúc tiêu cực, giúp giảm thiểu sự thất vọng, bảo vệ lòng tự trọng và giúp kiểm soát mức độ căng thẳng. Dời chỗ có thể bảo vệ chúng ta khỏi lo âu bằng cách che giấu những thứ gây căng thẳng hoặc không thể chấp nhận được đối với bản thân và giúp bảo tồn cảm nhận của chính chúng ta về bản thân.
When used appropriately, defenses such as displacement protect us from negative feelings, help minimize disappointment, protect our self-esteem, and manage stress levels.14 Displacement can protect us from anxiety by hiding things that are stressful or unacceptable to us and helping to preserve our sense of self.
Nhưng các cơ chế tự vệ như dời chỗ có thể cũng gây hại nếu người ta quá dựa dẫm vào chúng, hoặc khi chúng đưa đến những hành vi và tương tác không tốt với người khác. Lạm dụng những cơ chế này có liên hệ mật thiết với những vấn đề tâm lý và vận hành đời sống kém.
But defense mechanisms like displacement can also be unhelpful if people rely on them too heavily, or when they lead to problematic behaviors and interactions with others. Overuse of these mechanisms has been linked to psychological distress and poor functioning.
Dời chỗ đóng vai trò là một cách dời hướng cảm xúc, nhưng nó cũng có khả năng gây ra tổn hại. Có nhiều yếu tố ảnh hưởng lên quá trình và thời điểm xuất hiện dời chỗ.
Displacement serves as a way to redirect feelings, but it also has the potential to cause harm. There are several factors that influence how and when displacement occurs.
Tuổi tác. Age
Trẻ em thường sẽ thể hiện cảm xúc trực tiếp hơn. Vì vậy, chúng thường hay thể hiện cảm xúc tiêu cực với chính đối tượng gây ra chúng (bất kể phản ứng có phù hợp hay không).
Young children are more direct about expressing their feelings. Therefore, they are more likely to express their negative emotions toward the original target (regardless of the appropriateness of the response).
Ví dụ, một đứa trẻ 4 tuổi đơn giản là sẽ la hét cha mẹ khi chúng tức giận. Mặt khác, một cậu bé 14 tuổi có thể sẽ di dời sự bực dọc của mình với cha mẹ bằng cách đánh lộn với đứa em của mình.
For example, a 4-year-old child is likely to simply yell at a parent when they are upset. On the other hand, a 14-year-old might displace their frustration with a parent by fighting with a younger sibling.
Cường độ. Intensity
Những thôi thúc và cảm xúc khó chịu mức độ cao có thể gây ra nhiều dạng biểu hiện cực đoan hơn của cảm xúc đó lên đối đượng đích thay thế. Ví dụ, một ham muốn không phù hợp (như khao khát đánh đập ai đó ngoài xã hội) có thể bị thể hiện ra dưới hình thức một cú bùng nổ cảm xúc cường độ cao (như la hét vợ/chồng mình).
Highly upsetting urges or feelings might result in greater displays of emotion toward the substitute target. For example, an inappropriate urge (such as the desire to hit someone) might be expressed as a highly charged emotional outburst (such as yelling at a spouse).
Tần suất. Frequency
Hầu hết chúng ta đều đã từng trút bỏ cảm xúc tiêu cực lên một mục tiêu thứ cấp. Mặc dù dời chỗ có thể là một phản ứng bình thường, nhưng nó thể vượt ra khỏi rằn giới hạn trở thành một hành vi không tốt, thậm chí mang tính ngược đãi người khác. Nếu một người lấy dời chỗ làm cơ chế tự vệ để đối phó với tất cả những khó chịu cảm xúc thì cơ chế này sẽ ngày càng không có lợi và có thể gây hại.
Most people have experienced taking out their negative emotions on a secondary target. While displacement can be a normal response, but it can cross the line into maladaptive or even abusive behavior. If a person relies on displacement as a defense mechanism to deal with all of their emotional upset, it is less likely to be helpful and may cause harm.15
Điều bạn có thể làm. What You Can Do
Dựa dẫm quá mức vào cơ chế dời chỗ hay bất cứ cơ chế tự vệ nào khác đều có thể đưa đến vấn đề, hoặc ít nhất là không mang lại ích lợi gì cả. Nếu bạn quan ngại về việc sử dụng cơ chế đổi chỗ, bạn có thể trao đổi với trị liệu viên hoặc tư vấn viên như một phần trong quá trình trị liệu tâm lý. Dưới đây là một số cách giúp bạn nhìn nhận hành vi của chính mình để hiểu rõ hơn xem mình có đang sử dụng cơ chế này một cách hợp lý hay không.
Overreliance on displacement or any other defense mechanism can be problematic, or at the very least, unhelpful. If you are concerned about your use of displacement as a defense mechanism, it’s something you can address with a therapist or counselor as part of psychotherapy. Here are some ways you can look at your own behavior to get a better sense of whether you use displacement in a helpful way.
Đánh giá. Assess
Một trong những bước đi đầu tiên cũng là một trong những nhiệm vụ khó nhất: Quan sát hành vi và hành động của chính mình, xác định xem có phải chúng bị gây ra bởi cơ chế dời chỗ không. Dời chỗ không phải là thứ dễ nhìn ra. Thường thì, bạn chỉ có thể suy luận dựa vào cái bạn tự kiểm nghiệm được từ hành vi của chính mình.
One of the first steps is also one of the more difficult: observing your behavior and actions and determining whether displacement could be causing them. Displacement is not something that can be easily viewed. Often, it’s only possible to make inferences based on what you can examine of your own behavior.
Ở giai đoạn này, bạn sẽ cần làm việc với một trị liệu viên. Họ có thể nhìn vào hành vi của bạn từ góc nhìn của người “bên ngoài” và giúp bạn nhìn nhận mọi chuyện từ góc độ khách quan hơn.
At this stage, it can be helpful to work with a therapist. They can look at your behavior from an “outside” point of view and help you see things from a more objective perspective.
Một trị liệu viên có thể chứng kiến (và chỉ ra) sự trái ngược giữa hành vi và lời nói của bạn, ngôn ngữ cơ thể và những dấu hiệu khác.
A therapist is able to witness (and point out) contradictions between your behavior and your words, body language, or other signals.16
Ví dụ, bạn có thể nói với trị liệu viên của mình rằng bạn không phiền hà gì với việc người bạn đời của mình làm việc khuya và làm luôn cuối tuần, nhưng ngôn ngữ cơ thể và lời bạn nói có thể cho thấy điều ngược lại. Khi bạn chia sẻ nhiều hơn về hành vi của mình, mọi thứ sẽ rõ ràng hơn khi bạn nổi nóng với con mình lúc tối, đó thực sự là một dấu hiệu của cơn bực dọc mà bạn có với vợ/chồng mình.
For example, you might tell your therapist that you do not mind that your spouse works late nights and weekends, but your body language and your speech might suggest otherwise. As you share more about your behavior, it might become clear that when you are short-tempered with your kids in the evening, it’s really a sign of the frustration you feel with your spouse.

Phản chiếu. Reflect
Phản chiếu là một kỹ thuật mà các trị liệu viên dùng để giúp bạn nhận ra thời điểm mình đang sử dụng cơ chế tự vệ dời chỗ. Với kỹ thuật này, trị liệu viên sẽ “phản chiếu” cảm xúc của bạn lên chính bạn, khuyến khích bạn cân nhắc những gì mình đã nói hay đã làm.
Reflection is a strategy therapists can use to help you recognize when you are using defense mechanisms like displacement. With this strategy, your therapist reflects your feelings back to you in a way that encourages you to consider what you have done or said.
Mục tiêu của kỹ thuật phản chiếu là tiết lộ những mối lo âu hoặc lo lắng bị giấu kín góp phần hình thành hành vi của bạn.
The goal of using the reflection technique is to reveal concealed worries or concerns that played a role in your behavior.
Ví dụ, khi bạn nói với trị liệu viên về việc trút giận lên đồng nghiệp, bạn có thể tiết lộ một trong những nỗi lo lắng ẩn sâu trong bạn – rằng người sếp mới không công nhận tài năng và nỗ lực của bạn. Thay vì thể hiện cảm xúc với sếp (một đối tượng đích gây đe dọa cao), bạn bộc lộ cơn giận lên đồng nghiệp (một đích ngắm ít đe dọa hơn).
For example, as you are telling your therapist about expressing anger at a coworker, you might reveal one of your underlying worries—that your new manager does not recognize your talents and efforts. Rather than expressing your emotions to your boss (a threatening target), you took your frustration out on your coworker (a less threatening target).
Tái chỉnh khung. Reframe
Một khi bạn bắt đầu nhận ra những lần sử dụng cơ chế dời chỗ thiếu lành mạnh trong cuộc sống, bước tiếp theo là tìm những cách là có chủ đích tốt hơn nhằm thay thế suy nghĩ và hành vi của bạn.Ví dụ, nếu bạn la hét vợ/chồng mình vì bạn di dời cơn bực dọc từ chỗ làm về thì hãy tạm dừng, lùi lại và dành một chút thời gian để lấy lại bình tĩnh.
Once you start to recognize episodes of unhealthy displacement in your own life, the next step is to look for purposeful ways to alter your thinking and behavior. For example, if you are yelling at your spouse because you are displacing your frustrations from work, stop, step back, and take a moment to regain control.
Khi bạn nhận thấy bản thân đang có những hành vi không tốt do bởi cơ chế dời chỗ, hãy cố gắng tái chỉnh khung tình huống và tìm ra những nơi phát tiết lành mạnh hơn cho cảm xúc của mình.
When you find yourself engaging in maladaptive behaviors caused by displacement, try to reframe the situation and find a healthier outlet for your feelings.
Chủ động nỗ lực chuyển hướng cảm xúc tiêu cực lên một đối tượng đích phù hợp. Bạn có thể phát tiết theo những cách làn mạnh như viết lại tình huống và cảm nhận của mình, tham gia một môn thể thao hoặc một tập thể dục, hoặc thực hiện một sở thích lành mạnh.
Make a conscious effort to redirect your negative feelings toward an appropriate target. Alternative outlets could include writing about a situation and how you felt, participating in a sport or physical exercise, or engaging in a productive hobby.
Kết luận. Final thoughts
Cũng như nhưng cơ chế tự vệ khác của tâm lý, dời chỗ có thể là một cách ứng phó bình thường và lành mạnh với những cảm xúc tiêu cực trong vô thức. Tuy nhiên, lạm dụng cơ chế tự vệ này để xử lý những cảm xúc tiêu cực có thể không hữu ích và thậm chí hủy hoại bạn – đặc biệt là khi bạn trút cơn bực dọc của mình lên những người không có khả năng phòng vệ quanh bạn.
Like other psychological mechanisms of defense, displacement can be a normal and healthy way of coping with unconscious negative emotions. However, overly relying on displacement as a way to handle negative feelings can be unhelpful and even destructive—particularly if you take your frustrations out on defenseless people around you.
Có thể ta khó nhận ra được sự hiện hữu của cơ chế này trên chính bản thân mình, nếu bạn muốn tìm hiểu quá trình bản thân sử dụng cơ chế tự vệ này, trị liệu có thể giúp bạn nhìn ra được những hành động, lời nói, hoặc hành vi nào thực sự là một cơ chế tự vệ. Một khi bạn đã nhận ra được mình đang dời chỗ, bạn có thể bắt đầu từng bước ứng phó với cơ chế tự về này và tìm những cách xử lý khác hiệu quả hơn.
It can be hard to recognize our own displacement, if you are concerned about how you use this defense mechanism, therapy can help you see when your actions, words, or behaviors are really a defense mechanism. Once you learn to recognize displacement, you can take steps to challenge the defense mechanism and find more effective ways to cope.
Tham khảo. Sources
Rajchert J. Emotional, cognitive and self-enhancement processes in aggressive behavior after interpersonal rejection and exclusion. Eur J Psychol. 2015;11(4):707-721. doi:10.5964/ejop.v11i4.934
Waqas A, Naveed S, Aedma KK, Tariq M, Afzaal T. Exploring clusters of defense styles, psychiatric symptoms and academic achievements among medical students: A cross-sectional study in Pakistan. BMC Res Notes. 2018;11(1):782. doi:10.1186/s13104-018-3876-6
Javanbakht A. A theory of everything: Overlapping neurobiological mechanisms of psychotherapies of fear and anxiety related disorders. Front Behav Neurosci. 2018;12:328. doi:10.3389/fnbeh.2018.00328
Weiner B. Human Motivation. New York: Springer Science & Business Media; 2012:119-123.
Vaillant GE. Adaptation to Life. Harvard University Press; 2012:139-145.
Pulcu E. An evolutionary perspective on gradual formation of superego in the primal horde. Front Psychol. 2014;5:8. doi:10.3389/fpsyg.2014.00008
Freud A. The Ego and the Mechanisms of Defence. New York: Routledge; 2018.
Fenichel O. The Psychoanalytic Theory Of Neurosis. New York: Routledge; 2006:163.
Baumeister RF, Dale K, Sommer KL. Freudian defense mechanisms and empirical findings in modern social psychology: Reaction formation, projection, displacement, undoing, isolation, sublimation, and denial. J Pers. 1998;66(6):1081-1124. doi:10.1111/1467-6494.00043
Sohn JH, Kim HE, Sohn S, Seok JW, Choi D, Watanuki S. Effect of emotional arousal on inter-temporal decision-making: An fMRI study. J Physiol Anthropol. 2015;34:8. doi:10.1186/s40101-015-0047-5
Malone JC, Cohen S, Liu SR, Vaillant GE, Waldinger RJ. Adaptive midlife defense mechanisms and late-life health. Pers Individ Dif. 2013;55(2):85-89. doi:10.1016/j.paid.2013.01.025
The United States Holocaust Memorial Museum. The Great Depression.
Esses V, Haddock G, Zanna M. The Psychology of Prejudice. (Zanna MP, Olsen J, eds.). Hillsdale, NJ: Psychology Press; 1993:78-80.
Mohiyeddini C, Bauer S, Semple S. Displacement behaviour is associated with reduced stress levels among men but not women. PLoS ONE. 2013;8(2):e56355. doi:10.1371/journal.pone.0056355
Fernández-Antelo I, Cuadrado-Gordillo I. Moral disengagement as an explanatory factor of the polyivictimization of bullying and cyberbullying. Int J Environ Res Public Health. 2019;16(13):2414. doi:10.3390/ijerph16132414
Foley GN, Gentile JP. Nonverbal communication in psychotherapy. Psychiatry (Edgmont). 2010;7(6):38-44.
Nguồn: https://www.verywellmind.com/what-is-displacement-in-psychology-4587375
Như Trang