Tâm lý trị liệu là một thuật ngữ chung dùng để mô tả quá trình điều trị các rối loạn tâm lý và các vấn đề tâm thần thông qua sử dụng các kỹ thuật tâm lý và trò chuyện. Qua đó, một trị liệu viên tâm lý được đào tạo bài bản sẽ giúp khách hàng xử lý những vấn đề chung hoặc cụ thể như một bệnh lý tâm thần hay một nguồn căn gây căng thẳng trong cuộc sống.

Psychotherapy is a general term that is used to describe the process of treating psychological disorders and mental distress through the use of verbal and psychological techniques. During this process, a trained psychotherapist helps the client tackle specific or general problems such as a particular mental illness or a source of life stress.

Nguồn: National Elf Service

Tùy thuộc vào phương pháp trị liệu viên sử dụng mà sẽ có nhiều kỹ thuật và chiến thuật được áp dụng. Hầu hết mọi hình thức tâm lý trị liệu đều bao gồm hình thành một mối quan hệ trị liệu, giao tiếp và khởi tạo các cuộc hội thoại, giúp khách hàng nỗ lực vượt qua những suy nghĩ và hành vi có vấn đề.

Depending on the approach used by the therapist, a wide range of techniques and strategies can be used. Almost all types of psychotherapy involve developing a therapeutic relationship, communicating and creating a dialogue, and working to overcome problematic thoughts or behaviors.

Tâm lý trị liệu ngày càng được công nhận là một nhóm ngành chuyên môn biệt lập với nhóm quyền dành riêng, nhưng chuyên gia từ nhóm ngành khác cũng có thể cung cấp hình thức điều trị này, như các nhà tâm lý học lâm sàng, bác sĩ tâm thần, tư vấn viên, trị liệu viên hôn nhân và gia đình, nhân viên công tác xã hội, tư vấn viên sức khỏe tâm thần, và điều dưỡng viên tâm thần.

Psychotherapy is increasingly viewed as a distinct profession in its own right, but many different types of professionals offer it, including clinical psychologists, psychiatrists, counselors, marriage and family therapists, social workers, mental health counselors, and psychiatric nurses.

Bài viết này sẽ cùng thảo luận những dạng thức tâm lý trị liệu hiện có và những lợi ích tiềm tàng của hình thức điều trị này. Bài viết cũng đề cập những bệnh lý có thể được điều trị bằng phương pháp này cũng như tính hiệu quả của nó trên nhiều rối loạn khác nhau.

This article discusses the different types of psychotherapy that are available and the potential benefits of psychotherapy. It also covers the different conditions it can treat and its effectiveness for a variety of disorders.

Các dạng thức. Types of Psychotherapy

Tâm lý trị liệu có thể xuất hiện dưới nhiều dạng thức tùy thuộc vào phong cách của trị liệu viên và nhu cầu của người bệnh. Một vài dạng thức thường gặp:

Psychotherapy can take different formats depending on the style of the therapist and the needs of the patient. A few formats that you might encounter include:

– Trị liệu cá nhân, là làm việc tương tác một-một với giữa một khách hàng và một trị liệu viên tâm lý.

Individual therapy, which involves working one-on-one with a psychotherapist.

– Trị liệu cặp đôi, là một trị liệu viên sẽ cùng làm việc với một cặp đôi nhằm cải thiện mối quan hệ giữa khách hàng.

Couples therapy, which involves working with a therapist as a couple to improve how you function in your relationship.

Nguồn: The Science of Psychotherapy

– Trị liệu gia đình, tập trung vào cải thiện tương tác trong gia đình, có thể có nhiều thành viên trong gia đình đó tham gia.

Family therapy, which centers on improving the dynamic within families and can include multiple individuals within a family unit.

– Trị liệu nhóm, tập trung vào một nhóm nhỏ những người có một mục tiêu chung. (Dạng trị liệu này cho phép thành viên trong nhóm cho và nhận hỗ trợ lẫn nhau, cũng như thực hành những hành vi mới trong một môi trường hỗ trợ và cởi mở tiếp nhận)

Group therapy, which involves a small group of individuals who share a common goal. (This approach allows members of the group to offer and receive support from others, as well as practice new behaviors within a supportive and receptive group.)

Kỹ thuật. Techniques

Khi nghe đến cụm từ “tâm lý trị liệu”, nhiều người tượng tượng đến một hình ảnh máy móc: một bệnh nhân nằm trên băng ghế dài trò chuyện, còn trị liệu viên ngồi trên một cáu ghế gần đó, gật đầu ghi chép trên sổ. Thực tế là có nhiều kỹ thuật và phương pháp khác nhau được sử dụng trong tâm lý trị liệu.

When people hear the word “psychotherapy,” many imagine the stereotypical image of a patient lying on a couch talking while a therapist sits in a nearby chair jotting down thoughts on a yellow notepad. The reality is that there are a variety of techniques and practices used in psychotherapy.

Nguồn: Everyday Health

Phương pháp chính xác sử dụng trong từng tình huống có thể khác nhau tùy vào nhiều yếu tố, bao gồm nền tảng học vấn và quá trình đào tạo của trị liệu viên, lựa chọn của khách hàng và bản chất chính xác vấn đề hiện tại của bệnh nhân. Dưới đây là một góc nhìn tổng quan về các dạng thức trị liệu.

The exact method used in each situation can vary based upon a variety of factors, including the training and background of the therapist, the preferences of the client, and the exact nature of the client’s current problem. Here is a brief overview of the main types of therapy.

Trị liệu hành vi. Behavioral Therapy

Khi thuyết hành vi trở thành một trường phái tư tưởng thống trị trong suốt những năm đầu thế kỷ 20 thì các kỹ thuật dựa trên quá trình điều kiện hóa bắt đầu đóng một vai trò quan trọng trong tâm lý trị liệu.

When behaviorism became a more prominent school of thought during the early part of the twentieth century, conditioning techniques began to play an important role in psychotherapy.

Mặc dù thuyết hành vi có thể không còn vị thế thống trị như trước đây nữa nhưng nhiều phương pháp của học thuyết này vẫn khá thịnh hành hiện nay. Trị liệu hành vi thường sử dụng điều kiện hóa cổ điển, điều kiện hóa từ kết quả và thuyết học tập xã hội để giúp khách hàng thay thế những hành vi có vấn đề.

While behaviorism may not be as dominant as it once was, many of its methods are still very popular today. Behavioral therapy often uses classical conditioning, operant conditioning, and social learning to help clients alter problematic behaviors.

Trị liệu nhận thức hành vi. Cognitive Behavioral Therapy

Phương pháp này có tên gọi Trị liệu nhận thức – hành vi (CBT) là một nhình thức điều trị tâm lý giúp bệnh nhân hiểu được quá trình những suy nghĩ và cảm xúc ảnh hưởng lên hành vi. CBT được áp dụng để điều trị nhiều bệnh lý như các chứng ám ảnh sợ, nghiện, trầm cảm và lo âu.

The approach known as cognitive behavioral therapy (CBT) is a psychotherapeutic treatment that helps patients understand the thoughts and feelings that influence behaviors. CBT is used to treat a range of conditions including phobias, addiction, depression, and anxiety.

CBT bao gồm các kỹ thuật can thiệp vào nhận thức và hành vi nhằm thay đổi những suy nghĩ tiêu cực và hành vi không tốt. Phương pháp này giúp con người ta thay đổi những suy nghĩ trong đầu góp phần gây ra cảm giác khó chịu và điều chỉnh những hành vi có vấn đề – là kết quả của những dạng suy nghĩ này.

CBT involves cognitive and behavioral techniques to change negative thoughts and maladaptive behaviors. The approach helps people to change underlying thoughts that contribute to distress and modify problematic behaviors that result from these thoughts.

Trị liệu nhận thức. Cognitive Therapy

Cuộc cách mạng nhận thức trong những năm 1960 cũng có tác động to lớn lên thực tiễn vận dụng tâm lý học trị liệu, khi các nhà tâm lý học ngày một tập trung vào quá trình suy nghĩ của con người ảnh hưởng lên hành vi và vận hành đời sống thường nhật.

The cognitive revolution of the 1960s also had a major impact on the practice of psychotherapy, as psychologists began to increasingly focus on how human thought processes influence behavior and functioning.

Ví dụ, nếu bạn hay tập trung vào những khía cạnh tiêu cực trong mọi chuyện thì bạn khả năng cao là có góc nhìn/lối suy nghĩ tiêu cực và tâm trạng lúc nào cũng ảm đạm.

For example, if you tend to see the negative aspects of every situation, you will probably have a more pessimistic outlook and a gloomier overall mood.

Mục tiêu của trị liệu nhận thức là nhằm xác định những méo mó trong nhận thức đưa đến những dạng suy nghĩ này và thay thế chúng bằng những suy nghĩ thực tế và tích cực hơn. Bằng cách đó, con người ta có thể cải thiện tâm trạng và sức khỏe nói chung.

The goal of cognitive therapy is to identify the cognitive distortions that lead to this type of thinking and replace them with more realistic and positive ones. By doing so, people are able to improve their moods and overall well-being.

Trị liệu nhận thức tập trung vào quan điểm cho rằng suy nghĩ của chúng ta có sức ảnh hưởng mạnh mẽ lên sức khỏe tinh thần.

Cognitive therapy is centered on the idea that our thoughts have a powerful influence on our mental well-being.

Trị liệu nhân văn. Humanistic Therapy

Nguồn: Better Outcomes Now

Bắt đầu từ những năm 1950, trường phái tư tưởng có tên tâm lý học nhân văn bắt đầu gây ảnh hưởng lên tâm lý trị liệu. Nhà tâm lý học nhân văn Carl Rogers đã phát triển một phương pháp tiếp cận có tên gọi là trị liệu tập trung vào khách hàng, liệu pháp này đi sâu vào quá trình trị liệu viên thể hiện thái độ và sự tập trung tích cực vô điều kiện hướng đến khách hàng.

Starting in the 1950s, the school of thought known as humanistic psychology began to have an influence on psychotherapy. The humanist psychologist Carl Rogers developed an approach known as client-centered therapy, which focused on the therapist showing unconditional positive regard to the client.

Ngày nay, các nội dung trong phương pháp này vẫn được sử dụng rộng rãi. Trị liệu hướng nhân văn tập trung vào giúp đỡ người bệnh tối đa hóa những tiềm năng và nhấn mạnh tầm quan trọng của quá trình khai phá chính mình, tự do ý chí và khả năng hiện thực hóa bản thân.

Today, aspects of this approach remain widely used. The humanistic approach to psychotherapy focuses on helping people maximize their potential and stresses the importance of self-exploration, free will, and self-actualization.

Trị liệu phân tâm học. Psychoanalytic Therapy

Mặc dù tâm lý trị liệu được thực hành theo nhiều dạng thức khác nhau kể từ thời Hy Lạp cổ đại nhưng nó được chính thức công nhận kể từ khi Sigmund Freud bắt đầu sử dụng liệu pháp trò chuyện để làm việc với bệnh nhân. Các kỹ thuật thường được Freud sử dụng bao gồm phân tích sự chuyển di, giải mã giấc mơ và liên tưởng tự do.

While psychotherapy was practiced in various forms as far back as the time of the ancient Greeks, it received its formal start when Sigmund Freud began using talk therapy to work with patients. Techniques commonly used by Freud included the analysis of transference, dream interpretation, and free association.

Tiếp cận theo phân tâm học là đào sâu vào suy nghĩ và những trải nghiệm quá khứ của chủ thể nhằm tìm ra những suy nghĩ, cảm xúc và những ký ức trong vô thức có thể đã đang ảnh hưởng lên hành vi.

This psychoanalytic approach involves delving into a person’s thoughts and past experiences to seek out unconscious thoughts, feelings, and memories that may influence behavior.

Nguồn: Well – The New York Times

Tổng kết. Recap

Có nhiều hình thức trâm lý trị liệu khác nhau. Hình thức phù hợp nhất với bạn sẽ trùy thuộc vào nhiều yếu tố bao gồm sở thích cá nhân, tình trạng hiện tại và mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng.

There are many different types of psychotherapy available. The kind that is most appropriate for you depends on a variety of factors including your preferences, your condition, and the severity of your symptoms.

Những vấn đề có thể được can thiệp hiệu quả bằng tâm lý trị liệu. What Psychotherapy Can Help With

Tâm lý trị liệu có thể tồn tại dưới nhiều dạng thức, nhưng tất thảy đều được xây dựng nhằm giúp con người ta vượt khó khăn, hình thành những chiến lược đối phó và sống một cuộc sống hạnh phúc và lành mạnh hơn.

Psychotherapy comes in many forms, but all are designed to help people overcome challenges, develop coping strategies, and lead happier and healthier lives.

Nếu bạn đang gặp phải những triệu chứng của một rối loạn tâm thần hay tâm lý, thì một bài đánh giá bởi một trị liệu viên tâm lý có kinh nghiệm và đã qua đào tạo, người có đủ năng lực đánh giá, chẩn đoán và điều trị các bệnh lý sức khỏe tâm thần, sẽ có thể giúp ích cho bạn.

If you are experiencing symptoms of a psychological or psychiatric disorder, you might benefit from an evaluation by a trained and experienced psychotherapist who is qualified to assess, diagnose, and treat mental health conditions.

Tâm lý trị liệu được sử dụng để điều trị nhiều bệnh lý tâm thần, bao gồm: Psychotherapy is used to treat a wide range of mental health conditions, including:

– Nghiện. Addiction

– Rối loạn lo âu. Anxiety disorders

– Rối loạn lưỡng cực. Bipolar disorder

– Trầm cảm. Depression

– Rối loạn ăn uống. Eating disorders

– Rối loạn ám ảnh cưỡng chế. Obsessive-compulsive disorder

– Chứng ám ảnh sợ. Phobias

– Rối loạn căng thẳng sau sang chấn. Post-traumatic stress disorder

– Rối loạn sử dụng chất. Substance use disorder

Nguồn: Adolescent Counseling Services

Ngoài ra, tâm lý trị liệu còn được chứng minh là hỗ trợ giúp người bệnh đối phó với những tình trạng dưới đây:

In addition, psychotherapy has been found to help people cope with the following:

– Đau mãn tính hoặc các bệnh lý nghiêm trọng. Chronic pain or serious illnesses

– Ly hôn và chia tay. Divorce and break-ups

– Mất mát hay đau buồn. Grief or loss

– Mất ngủ. Insomnia

– Lòng tự trọng thấp. Low self-esteem

– Vấn đề trong các mối quan hệ. Relationship problems

– Căng thẳng. Stress

Làm sao để tận dụng tối đa tâm lý trị liệu? How to Get the Most Out of Psychotherapy

Tính hiệu quả của trị liệu có thể khác nhau tùy thuộc vào nhiều yếu tố. Bản chất và mức độ nghiêm trọng của vấn đề đóng một vai trò quan trọng nhưng cũng có một số điều bạn có thể làm để tối ưu hóa hiệu quả của các phiên trị liệu, bao gồm:

The efficacy of therapy can vary depending on a wide range of factors. The nature and severity of your problem will play a role, but there are also things you can do to get the most out of your sessions, including:

– Thành thật với trị liệu viên: Đừng cố che giấu vấn đề hay cảm xúc của mình. Mục tiêu của bạn là thể hiện ra con người thật của mình mà không cố che đậy những khía cạnh tính cách mà bạn sợ người khác biết.

Being honest with your therapist: Don’t try to hide problems or feelings. Your goal is to show up as your true self without trying to hide aspects of your personality that you might be afraid to reveal.

– Chân thật với cảm nhận của chính mình: Đừng cố che giấu những cảm xúc khó chịu hay tiêu cực như đau buồn, tức giận, sợ hãi hay ganh tỵ. Trao đổi về những cảm xúc này với trị liệu viên trong bối cảnh trị liệu có thể giúp bạn hiểu rõ chúng hơn.

Feeling your feelings: Don’t try to hide negative or distressing emotions such as grief, anger, fear, or jealousy. Talking about these feelings within the context of therapy can help you understand them better.

– Cởi mở trong cả quá trình: Nỗ lực tạo dựng một liên minh trị liệu cởi mở và chân thành với trị liệu viên. Một số nghiên cứu cho rằng trị liệu có liệu quả nhất khi bạn cảm thấy được kết nối với chuyên gia đang điều trị cho bạn.

Being open to the process: Work on forming an open and genuine therapeutic alliance with your therapist. Some research suggests that therapy is most effective when you feel a connection with the mental health professional treating you.1

– Tham gia đầy đủ các phiên trị liệu: Đời sống ngày càng bận rộn, nhưng hãy cố gắng cam kết tuân thủ kế hoạch điều trị và tham gia đầy đủ các buổi thăm khám đã lên kế hoạch từ trước.

Attending your sessions: Life gets busy, but try to stick to your treatment plan and scheduled appointments as best you can.

– Thực hiện những nhiệm vụ được giao: Nếu trị liệu viên giao cho bạn một “bài tập về nhà” để bạn thực hiện ngoài các buổi trị liệu, hãy nỗ lực hoàn thành nó trước khi phiên trị liệu tiếp theo diễn ra.

Doing the work: If your therapist assigns homework to work on outside of your sessions, make an effort to finish it before the next session.

Lợi ích. Benefits

Tâm lý trị liệu thường có chi phí “dễ thở” hơn các dạng điều trị khác và là một lựa chọn tiềm năng cho những người không cần nhiều thuốc điều trị tâm thần.

Psychotherapy is often more affordable than other types of therapy and a viable option for those who don’t require psychotropic medication.

Bạn có thể gặt hái được nhiều lợi ích tiềm năng từ tâm lý trị liệu ngay cả khi bạn chỉ cảm thấy có một chút gì đó “chệch hướng” trong cuộc sống, những thứ có thể được cải thiện thông qua tham vấn với một chuyên gia sức khỏe tâm thần.

You can reap the possible benefits of psychotherapy even if you just feel that there is something “off” in your life that might be improved by consulting with a mental health professional.

Những lợi ích đáng lưu ý của tâm lý trị liệu: Notable benefits of psychotherapy include:

– Cải thiện kỹ năng giao tiếp. Improved communication skills

– – Suy nghĩ lành mạnh hơn và nhận thức rõ hơn về những suy nghĩ tiêu cực trong đầu. Healthier thinking patterns and greater awareness of negative thoughts

– Hiểu rõ hơn về cuộc sống của chính mình. Greater insights about your life

– Có khả năng đưa ra những lựa chọn tốt hơn. Ability to make healthier choices

– Có những chiến lược ứng phó tốt hơn với căng thẳng. Better coping strategies to manage distress

– Gắn kết gia đình bền chặt hơn. Stronger family bonds

Tính hiệu quả. Effectiveness

Một trong những phê bình ngày càng đáng lưu tâm về tâm lý trị liệu là câu hỏi về tính hiệu quả. Trong nghiên cứu đầu tiên và mới đây về vấn đề này, nhà tâm lý học Hans  Aysenck đã phát hiện ra rằng hai phần ba tham dự viên tự có cải thiện hoặc hồi phục trong vòng hai năm, dù có tham gia tiếp nhận tâm lý trị liệu hay không.

One of the major criticisms leveled against psychotherapy calls into question its effectiveness. In one early and frequently cited study, a psychologist named Hans Eysenck found that two-thirds of participants either improved or recovered on their own within two years, regardless of whether they had received psychotherapy.

Tuy nhiên, trong nhiều nghiên cứu sau đó, các nhà nghiên cứu thấy rằng tâm lý trị liệu có thể giúp cải thiện sức khỏe của khách hàng.

However, in numerous subsequent studies, researchers found that psychotherapy can enhance the well-being of clients.2

Trong cuốn “Cuộc tranh luận vĩ đại về tâm lý trị liệu”, nhà thống kê kiêm nhà tâm lý học Bruce Wampold ghi nhận các yếu tố như tính cách của trị liệu viên cũng như niềm tin về tính hiệu quả của họ dành cho trị liệu đóng một vai trò quan trọng trong kết quả điều trị của hình thức này.

In his book “The Great Psychotherapy Debate,” statistician and psychologist Bruce Wampold reported that factors such as the therapist’s personality as well as their belief in the effectiveness of the treatment played a role in the outcome of psychotherapy.

Điều đáng ngạc nhiên là, Wampold cho rằng dạng trị liệu và nền tảng lý thuyết của hình thức điều trị không ảnh hưởng gì nhiều đến kết quả điều trị. Sự bất đồng này đã thúc đẩy các nhà nghiên cứu tiếp tục tìm hiểu và nghiên cứu tính hiệu quả của hình thức trị liệu này.

Surprisingly, Wampold suggested that the type of therapy and the theoretical basis of the treatment do not have an effect on the outcome. The disagreement has motivated researchers to continue to examine and study the effectiveness of psychotherapy.3

Nhiều nghiên cứu gần đây cho thấy tâm lý trị liệu là một dạng điều trị có hiệu quả đối với một số rối loạn lo âu, rối loạn khí sắc, và rối loạn ăn uống cũng như giảm bớt nỗi đau buồn và sang chấn.

More recent research has shown that psychotherapy is an effective form of treatment for some anxiety disorders, mood disorders, and eating disorders as well as grief and trauma.4

Tổng kết. Recap

Các bệnh lý tâm thần có thể gây khó chịu và khiến người bệnh khó vận hành cuộc sống nhưng tâm lý trị liệu có thể giúp cải thiện sức khỏe và giảm bớt các tác động tiêu cực của nhiều triệu chứng.

Mental health conditions can create distress and make it difficult to function, but psychotherapy can help improve well-being and reduce the negative impact of many symptoms.

Những điều cần cân nhắc. Things to Consider

Có nhiều vấn đề hoặc quan ngại cho cả trị liệu viên và khách hàng. Khi cung cấp dịch vụ cho khách hàng, trị liệu viên tâm lý cần cân nhắc những vấn đề như sự đồng thuận tham gia, bảo mật thông tin người bệnh và trách nhiệm cảnh cáo khách hàng.

There are a number of issues or concerns for both therapists and clients. When providing services to clients, psychotherapists need to consider issues such as informed consent, patient confidentiality, and duty to warn.

Nguồn: Fronzuto Law Group

Đồng thuận tham gia là cho khách hàng biết tất cả những nguy cơ tiềm tàng và lợi ích có liên quan đến quá trình điều trị. Bao gồm giải thích chính xác tính chất của điều trị, tất cả những nguy cơ tiềm tàng, chi phí và những lựa chọn thay thế khác. Trách nhiệm cảnh cáo cho phép tư vấn viên và trị liệu viên quyền vi phạm tính bảo mật nếu khách hàng gây ra một mối nguy hiểm nào đó.

Informed consent involves notifying a client of all of the potential risks and benefits associated with treatment. This includes explaining the exact nature of the treatment, any possible risks, costs, and the available alternatives. Duty to warn gives counselors and therapists the right to breach confidentiality if a client poses a risk to another person.

Vì khách hàng thường xuyên thảo luận về những vấn đề mang có tính cá nhân và nhạy cảm cao nên trị liệu viên tâm lý cũng có trách nhiệm pháp lý trong việc bảo vệ quyền lợi của bệnh nhân liên quan đến tính bảo mật thông tin. Tuy nhiên, cũng có lúc trị liệu viên có quyền vi phạm tính bảo mật này nếu khách hàng gây đe dọa cho bản thân hoặc người khác.

Because clients frequently discuss issues that are highly personal and sensitive in nature, psychotherapists also have a legal obligation to protect a patient’s right to confidentiality. However, one instance where psychotherapists have a right to breach patient confidentiality is if clients pose an imminent threat to either themselves or others.

Làm sao để biết mình cần đến tâm lý trị liệu? How to Know If You Need Psychotherapy

Tâm lý trị liệu có thể giúp giải quyết các vấn đề trong cuộc sống, nhưng bạn cũng gặp khó khăn trong việc tìm kiếm hỗ trợ hoặc thậm chí nhận ra khi nào là thời điểm bạn cần đi gặp chuyên gia.

You might realize that psychotherapy can help with life’s problems, but it can still be difficult to seek help or to even recognize when it is time to talk to a professional.

Một số dấu hiệu chính cho thấy có lẽ bạn cần gặp một trị liệu viên tâm lý: Some key signs that it might be time to see a psychotherapist are when:

– Vấn đề đó đang gây ra những khó chịu hoặc gián đoạn đáng kể trong cuộc sống của bạn. Nếu bạn cảm thấy vấn đề đang gặp làm gián đoạn nhiều khía cạnh quan trọng trong đời sống, như công việc, học tập và các mối quan hệ, thì có lẽ đây là lúc bạn cần thử tham gia tâm lý trị liệu.

The issue is causing significant distress or disruption in your life. If you feel that the problem you are facing interrupts a number of important areas of your life, including school, work, and relationships, it may be time to try psychotherapy.

– Bạn đang dựa vào những cơ chế đối phó nguy hiểm hoặc kém lành mạnh. Nếu bạn thấy mình đang xử lý vấn đề bằng những cách kém lành mạnh như hút thuốc, uống rượu bia, ăn uống vô độ hoặc trút bỏ bực dọc lên người khác, tìm kiếm hỗ trợ có thể giúp bạn tìm ra những chiến lược ứng phó có lợi và lành mạnh hơn.

You are relying on unhealthy or dangerous coping mechanisms. If you find yourself dealing with your problem in unhealthy ways such as by smoking, drinking, overeating, or taking out your frustrations on others, seeking assistance can help you find healthier and more beneficial coping strategies.

– Gia đình và bạn bè có thể sẽ quan tâm đến sức khỏe của bạn. Nếu tình trạng của bạn đã đến một mức độ khiến những người khác phải lo lắng về sức khỏe tinh thần của bạn, thì có lẽ đã đến lúc bạn nên thử xem xem tâm lý trị liệu có thể giúp bạn cải thiện tình trạng tâm lý của mình hay không.

Friends and family are concerned about your well-being. If it has reached a point where other people are worried about your emotional health, it may be time to see if psychotherapy can improve your psychological state.

– Những cách bạn thử làm trước giờ đều không có tác dụng. Bạn đã đang đọc sách tự lực, tìm hiểu các kỹ thuật bạn đọc thấy trên mạng, hoặc thậm chí thử ngó lơ vấn đề nhưng mọi thứ dường như vẫn không thay đổi thậm chí còn tệ hơn.

Nothing you have tried so far has helped. You’ve read self-help books, explored some techniques you read about online, or even tried just ignoring the problem, yet things just seem to be staying the same or even getting worse.

Một trong những điều bệnh nhân hay hiểu lầm về trị liệu là bạn ngay lập tức sẽ cảm thấy khá hơn, tuy nhiên, trong thực tế, đây là một quá trình đặc thù cho từng cá nhân và cần thời gian tùy thuộc vào dạng trị liệu bạn cần cũng như mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng.

A common misunderstanding about therapy among patients is that you’ll immediately start to feel better, however, the reality is that it is an individual process that takes time depending on the type of psychotherapy you need as well as the severity of your symptoms.

Nguồn: iStock

Bắt đầu như thế nào? How to Get Started

Tâm lý trị liệu có thể là một hình thức điều trị hiệu quả cho nhiều vấn đề tâm lý. Bạn không cần phải chờ cho đến khi đời sống quá đỗi khó khăn đến mức không chịu nổi mới đi tìm kiếm giúp đỡ. Càng tìm kiếm hỗ trợ sớm bao nhiêu thì bạn sẽ càng có thể sống một cuộc sống lành mạnh và hạnh phúc bấy nhiêu.

Psychotherapy can be an effective treatment choice for a range of psychological issues. You don’t have to wait until your life becomes so overwhelming that you can’t cope to ask for help. The sooner you reach out, the sooner you can get the help you need to live a healthier, happier life.

Nếu bạn cảm thấy bạn hay người thân có thể được hưởng lợi từ hình thức trị liệu này thì hãy cần nhắc những bước làm tiếp theo dưới đây:

If you feel that you or someone you love might benefit from this form of therapy, consider the following steps:

– Tham vấn bác sĩ. Bác sĩ có thể loại trừ những bệnh lý cơ thể khác có thể gây ra hoặc góp phần gây ra những triệu chứng này. Nếu không thấy xuất hiện căn bệnh nào khác, bác sĩ có thể sẽ chuyển gửi bạn đến cho một chuyên gia tâm thần được đào tạo bài bẳn để giúp chẩn đoán và điều trị bệnh lý tâm thần này.

Consult with your primary physician. Your doctor might begin by ruling out any physical diseases that could cause or contribute to your symptoms. If no specific physical cause is found, your doctor can refer you to a mental health professional who is qualified to diagnose and treat mental illness.

– Tìm người có năng lực. Người cung cấp tâm lý trị liệu có thể giữ nhiều chức danh và bằng cấp. Những chức danh như “nhà tâm lý học” hay “bác sĩ tâm thần” đều được bảo chứng và cho thấy những yêu cầu đào tạo cụ thể và giấy phép hành nghề. Một số người có đủ năng lực để cung cấp tâm lý trị liệu bao gồm bác sĩ tâm thần, nhà tâm lý học, tư vấn viên có giấy phép hành nghề, nhân viên công tác xã hội có chứng chỉ hành nghề, và điều dưỡng tâm thần có tay nghề nâng cao.

Look for a qualified individual. People who provide psychotherapy can hold a number of different titles or degrees. Titles such as “psychologist” or “psychiatrist” are protected and carry specific educational and licensing requirements. Some of the individuals who are qualified to offer psychotherapy include psychiatrists, psychologists, licensed counselors, licensed social workers, and advanced psychiatric nurses.

– Chọn đúng người. Khi lựa chọn trị liệu viên, hãy cân nhắc xem liệu bạn có cảm thấy thoải mái tiết lộ những thông tin cá nhân với người này hay không. Bạn cũng nên đánh giá bằng cấp chuyên môn của trị liệu viên, bao gồm loại bằng cấp và số năm kinh nghiệm. Giới thiệu hay đề cử từ bạn bè và gia đình đôi khi cũng là một hướng đi tốt giúp bạn kết nối được với một trị liệu viên phù hợp.

Choose the right therapist. When selecting a therapist, consider whether you feel comfortable divulging personal information to the therapist. You should also assess the therapist’s qualifications, including the type of degree they hold and years of experience. Referrals from friends and family members can sometimes be a good route to connecting with a therapist who can help you.

– Cân nhắc xem liệu bạn có cần đến thuốc điều trị không. Triệu chứng đóng vai trò quan trọng trong điều trị và lựa chọn trị liệu viên. Ví dụ, nếu hình thức điều trị tốt nhất cho bạn cần kết hợp thuốc kê đơn và tâm lý trị liệu thì việc khám bác sĩ tâm thần có thể sẽ tốt cho bạn. Nếu liệu pháp trò chuyện là đủ mà không cần đến thuốc điều trị do bác sĩ kê đơn thì bạn sẽ được chuyển gửi đến một nhà tâm lý học lâm sàng hoặc một tư vấn viên.

Consider whether you need medication. Your symptoms should play a role in the treatment and therapist you choose. For example, if the best treatment for you would require prescription medications and psychotherapy, seeing a psychiatrist may be beneficial. If you would most benefit from some form of talk therapy without the addition of prescription drugs, you might be referred to a clinical psychologist or counselor.5

– Chuẩn bị hoàn thành các giấy tờ. Khi bắt đầu quá trình trị liệu, trị liệu viên có thể sẽ thu thập tiền sử bệnh cũng như các thông tin liên lạc cá nhân của bạn. Bạn cũng sẽ phải ký một số các mẫu đơn đồng thuận tham gia.

Be prepared to fill out paperwork. When getting started with therapy, your therapist will likely collect your health history as well as personal contact information. You will also likely need to sign some consent forms.

– Đừng sợ thử nhiều trị liệu viên. Tâm lý trị liệu vừa là nghệ thuật vừa là khoa học. Nếu các phiên trị liệu của bạn không có ích hoặc bạn đơn giản là bạn không cảm thấy “ăn rơ” với trị liệu viên hiện tại, thì việc tìm một chuyên gia khác là điều bình thường. Hãy tiếp tục tìm kiếm cho đến khi tìm được một người mà bạn cảm thấy thoải mái khi làm việc cùng.

Don’t be afraid to try different therapists. Psychotherapy is both an art and a science. If your sessions don’t feel helpful or you just don’t seem to “click” with your current therapist, it’s OK to try therapy with someone else. Keep looking until you find a professional that you feel comfortable with.

Khi bạn đánh giá một trị liệu viên tâm lý tiềm năng, hãy cân nhắc những câu hỏi sau: As you evaluate a potential psychotherapist, consider the following questions:

– Người đó có bằng cấp và chuyên môn rõ ràng? Does the therapist seem professional and qualified?

– Bạn có cảm thấy thoải mái chia sẻ cảm xúc và trải nghiệm cá nhân với đối phương? Do you feel comfortable sharing your feelings and experiences?

– Bạn có thích phong cách trò chuyện của trị liệu viên này? Do you like the therapist’s conversational style?

– Bạn có hài lòng với mức độ tương tác với họ? Are you satisfied with the extent of your interaction with the therapist?

– Họ có hiểu được cảm xúc của bạn? Do they seem to understand what you are feeling?

– Phương pháp điều trị của họ? What is their approach to treatment?

– Họ đặt ra mục tiêu gì cho quá trình điều trị của bạn? What type of goals do they have for your treatment?

Nguồn: Christin P. Bellian

Tổng kết. Final thoughts

Tâm lý trị liệu có thể hữu ích với những người mắc một vấn đề về sức khỏe tâm thần, nhưng nó cũng có lợi cho cả những người quan tâm đến việc học và trang bị những kỹ năng ứng phó mới hoặc muốn hiểu rõ hơn những suy nghĩ và trải nghiệm của bản thân.

Psychotherapy can be helpful for people who are experiencing a mental health problem, but it can also be beneficial for people interested in learning new coping strategies or better understanding their own thoughts and experiences.

Nếu bạn muốn thử tham gia tâm lý trị liệu, bạn có thể bắt đầu trao đổi với chuyên gia y tế để biết được các lựa chọn tiềm năng. Giới thiệu từ bạn bè, các dịch vụ chuyển gửi và danh bạ trị liệu viên trực tuyến cũng là những cách tốt để bạn tìm được một trị liệu viên phù hợp.

If you are interested in trying psychotherapy, you might start by talking to your primary care physician about your options. Referrals from friends, referral services, and online therapist directories can also be a great way to find a therapist.

Tham khảo. Sources

Society for the Advancement of Psychotherapy. Conclusions and Recommendations of the Interdivisional (APA Divisions 12 & 29) Task Force on Evidence-Based Therapy Relationships. Published 2014.

Norcross JC, ed. Psychotherapy relationships that work: Evidence-based responsiveness. 2nd edition. Oxford University Press; 2011. doi:10.1093/acprof:oso/9780199737208.001.0001

Wampold BE. The good, the bad, and the ugly: A 50-year perspective on the outcome problem. Psychotherapy (Chic). 2013;50(1):16-24. doi:10.1037/a0030570

Fonagy P. The effectiveness of psychodynamic psychotherapies: An update. World Psychiatry. 2015; 14(2):137-150. doi: 10.1002/wps.20235

American Psychiatric Association. What is Psychotherapy?. Updated January 2019.

Nguồn: https://www.verywellmind.com/psychotherapy-4157172

Như Trang