Nếu bạn chứng kiến một tình huống khẩn cấp xảy ra ngay trước mắt, bạn có chắc mình sẽ hành động để giúp đỡ người đang trong tình huống đó không? Chúng ta đều nghĩ rằng mình sẽ hành động, nhưng các nhà tâm lý học lại cho rằng việc bạn có can thiệp giúp đỡ hay không còn phụ thuộc vào số lượng người có mặt cũng chúng ta trong lúc đó.
If you witnessed an emergency happening right before your eyes, you would certainly take some sort of action to help the person in trouble, right? While we might all like to believe that this is true, psychologists suggest that whether or not you intervene might depend upon the number of other witnesses present.
Tìm hiểu Hiệu ứng Người ngoài cuộc. Understanding the Effect
Thuật ngữ Hiệu ứng Người ngoài cuộc (hay còn gọi là Hiệu ứng Bàng Quan) mô tả hiện tượng khi càng nhiều người có mặt thì lại càng có ít người giúp đỡ người nạn.
The term bystander effect refers to the phenomenon in which the greater the number of people present, the less likely people are to help a person in distress.
Khi một tình huống khẩn cấp xảy ra, những người quan sát có thể sẽ hành động khi chỉ có ít hoặc không có nhân chứng nào khác ở đó. Việc coi mình là một phần của đám đông khiến không ai đứng ra chịu trách nhiệm để hành động (hay không hành động).
When an emergency situation occurs, observers are more likely to take action if there are few or no other witnesses. Being part of a large crowd makes it so no single person has to take responsibility for an action (or inaction).
Trong những nghiên cứu cổ điển, hai nhà nghiên cứu Bibb Latane và John Darley đã phát hiện ra rằng thời gian mà một người tham gia nghiên cứu cần để thực hiện hành động và tìm kiếm sự giúp đỡ biến động tùy vào số lượng quan sát viên đang có mặt trong phòng. Trong một thí nghiệm khác, các đối tượng được xếp vào một trong 3 bối cảnh khác nhau: Một mình trong phòng, ở trong phòng với 2 tham dự viên khác hoặc 2 hai người đóng giả làm tham dự viên.
In a series of classic studies, researchers Bibb Latane and John Darley found that the amount of time it takes the participant to take action and seek help varies depending on how many other observers are in the room. In one experiment, subjects were placed in one of three treatment conditions: alone in a room, with two other participants or with two confederates who pretended to be normal participants.
Khi các tham dự viên đang điền vào bảng hỏi, khói bắt đầu lan ra khắp phòng. Khi các tham dự viên ở một mình, 75% số tham dự viên báo lại tình trạng này với người thực hiện thí nghiệm. Ngược lại, chỉ có 38% tham dự viên báo về vụ việc khi ở cùng 2 tham dự viên khác. Và trong nhóm cuối cùng, 2 người đóng giả nhận thấy khói nhưng rồi lại ngó lơ, và ở phòng này, chỉ có 10% tham dự viên thông báo cho người thực hiện thí nghiệm.
As the participants sat filling out questionnaires, smoke began to fill the room. When participants were alone, 75% reported the smoke to the experimenters. In contrast, just 38% of participants in a room with two other people reported the smoke. In the final group, the two confederates in the experiment noted the smoke and then ignored it, which resulted in only 10% of the participants reporting the smoke.
Các thí nghiệm tiếp đó của Latane và Rodin (1969) cũng phát hiện ra rằng 70% người tham dự sẽ giúp đỡ 1 người phụ nữ đang bị đau khi họ ở một mình, và chỉ có 40% hỗ trợ khi ở cùng người khác.
Additional experiments by Latane and Rodin (1969) found that while 70 percent would help a woman in distress when they were the only witness, only about 40 percent offered assistance when other people were also present.
Các ví dụ về Hiệu ứng Người ngoài cuộc. Example of the Bystander Effect
Ví dụ được nhắc đến nhiều nhất liên quan đến hiệu ứng này trong các sách giao khoa nhập môn tâm lý học là vụ giết người dã man tại Mỹ, người phụ nữ bị giết là Catherine “Kitty” Genovese.
The most frequently cited example of the bystander effect in introductory psychology textbooks is the brutal murder of a young woman named Catherine “Kitty” Genovese.
Vào thứ Sáu ngày 13/03/1964, Genovese 28 tuổi đang trở về nhà sau khi đi làm về. Khi gần đến lối vào căn hộ, cô bị tấn công và bị đâm bởi một người đàn ông, sau đó được xác định là Winston Moseley.
On Friday, March 13, 1964, 28-year-old Genovese was returning home from work. As she approached her apartment entrance, she was attacked and stabbed by a man later identified as Winston Moseley.
Mặc cho cô gái không ngừng kêu cứu, khoảng hơn chục người ở căn hộ gần đó nghe thấy tiếng kêu khóc của cô gái mà không ai gọi cảnh sát báo về vụ việc. Cuộc tấn công bắt đầu lúc 3:20 sáng, những mãi đến 3:50 sáng mới có người đầu tiên nhấc máy gọi cảnh sát.
Despite Genovese’s repeated calls for help, none of the dozen or so people in the nearby apartment building who heard her cries called the police to report the incident. The attack first began at 3:20 AM, but it was not until 3:50 AM that someone first contacted police.
Được đăng lần đầu trên tờ New York Times năm 1964, vụ việc đã gây kích động quần chúng và xuất hiện một số thông tin sai sự thật. Mặc dù được trích dẫn thường xuyên trong các sách giáo khoa tâm lý, nhưng một bài báo do Hiệp hội các nhà Tâm lý học Hoa Kỳ xuất bản tháng 9/2007 đã kết luận rằng câu chuyện đã được lan truyền sai sự thật hầu như là nguồn tin không chính xác do báo chí và các sách giáo khoa thêu dệt.
Initially reported in a 1964 New York Times article, the story sensationalized the case and reported a number of factual inaccuracies. While frequently cited in psychology textbooks, an article in the September 2007 issue of American Psychologist concluded that the story is largely misrepresented mostly due to the inaccuracies repeatedly published in newspaper articles and psychology textbooks.
Mặc dù vụ Genovese đã trở thành đối tượng cho hàng loạt những thông tin sai lệch và thiếu chính xác, nhưng bên cạnh đó vẫn có khá nhiều vụ tương tự xảy ra trong những năm gần đây.
While Genovese’s case has been subject to numerous misrepresentations and inaccuracies, there have been numerous other cases reported in recent years.
Hiệu ứng người ngoài cuộc có thể tác động mạnh mẽ lên hành vi xã hội, nhưng chính xác là tại sao nó lại xuất hiện? Tại sao chúng ta lại không giúp đỡ khi là một phần của đám đông?
The bystander effect can clearly have a powerful impact on social behavior, but why exactly does it happen? Why don’t we help when we are part of a crowd?
Lý giải Hiệu ứng Người ngoài cuộc. Explanations for the Bystander Effect
Có 2 yếu tố chính góp phần hình thành hiệu ứng này.
There are two major factors that contribute to the bystander effect.
Đầu tiên, sự có mặt của nhiều người tạo ra lập lờ trong trách nhiệm. Vì có những người khác cũng ở đó nên mỗi cá nhân đều cảm thấy không áp lực phải hành động lắm, họ nghĩ trách nhiệm hành động được chia đều cho tất cả những người có mặt ở đó.
First, the presence of other people creates a diffusion of responsibility. Because there are other observers, individuals do not feel as much pressure to take action, since the responsibility to take action is thought to be shared among all of those present.
Lý do thứ hai là nhu cầu hành động đúng và được đông đảo xã hội chấp nhận. Khi người khác cũng quan sát đó mà không hành động thì mỗi cá nhân thường xem đó là một dấu hiệu rằng việc phản ứng là không cần thiết và không phù hợp. Các nhà nghiên cứu cũng đã phát hiện ra rằng mọi người thường ít can thiệp hơn trong tình huống mang tính mơ hồ. Trong vụ Kitty Genovese, khoảng 38 nhân chứng kia tin rằng mình đang chứng kiến một cặp tình nhân đang cãi vã, và không nhận ra được người phụ nữ thực sự bị giết hại.
The second reason is the need to behave in correct and socially acceptable ways. When other observers fail to react, individuals often take this as a signal that a response is not needed or not appropriate. Other researchers have found that onlookers are less likely to intervene if the situation is ambiguous. In the case of Kitty Genovese, many of the 38 witnesses reported that they believed that they were witnessing a “lover’s quarrel,” and did not realize that the young woman was actually being murdered.
Đặc tính của tình huống có thể cũng đóng một vai trò nhất định. Trong suốt quá trình khủng hoảng, mọi thứ đều trở nên hỗn loạn và tình huống không phải lúc nào cũng rõ ràng. Khán giả có thể tự hỏi chính xác là điều gì đang xảy ra. Trong những khoảng khắc hỗn độn như vậy, người ta thường nhìn sang những người khác để xem nên làm gì cho phù hợp. Khi người ta thấy mọi người trong đám đông không ai phản ứng gì, đây là dấu hiện cho rằng có thể mình cũng không cần phải làm gì.
Characteristics of the situation can play a role. During a crisis, things are often chaotic and the situation is not always crystal clear. Onlookers might wonder exactly what is happening. During such chaotic moments, people often look to others in the group to determine what is appropriate. When people look at the crowd and see that no one else is reacting, it sends a signal that perhaps no action is needed.
Có thể nào ngăn chặn được hiệu ứng này? Can You Prevent the Bystander Effect?
Như vậy bạn có thể làm gì để tránh không rơi vào cái “bẫy bàng quan” này? Một số nhà tâm lý học đề xuất chúng ta đơn giản là chỉ cần nhận biết khuynh hướng này, đây có lẽ là cách tốt nhất để phá vỡ nó. Khi đối mặt với một tình huống đòi hỏi phải hành động, việc hiểu ra rằng hiệu ứng người ngoài cuộc có thể đang níu giữ bạn lại có thể giúp bạn chủ động vượt qua nó và thực hiện hành động. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là bạn phải đặt bạn vào tình huống nguy hiểm.
So what can you do to avoid falling into this trap of inaction? Some psychologists suggest that simply being aware of this tendency is perhaps the greatest way to break the cycle. When faced with a situation that requires action, understanding how the bystander effect might be holding you back and consciously taking steps to overcome it can help. However, this does not mean you should place yourself in danger.
Nhưng nếu bạn là người cần giúp đỡ thì sao? Làm sao bạn có thể khiến người khác chìa tay giúp đỡ mình? Một chiến thuật thường được đề xuất là chọn ra một người trong đám đông đó. Sử dụng kết nối bằng ánh mắt và nhờ một người cụ thể giúp mình. Bằng cách cá nhân hóa đối tượng nhờ vả, người đó sẽ khó mà từ chối.
But what if you are the person in need of assistance? How can you inspire people to lend a hand? One often-recommended tactic is to single out one person from the crowd. Make eye contact and ask that individual specifically for help. By personalizing and individualizing your request, it becomes much harder for people to turn you down.
Nguồn: https://www.verywell.com/the-bystander-effect-2795899
Như Trang.