Trị liệu tiếp xúc là một dạng trị liệu hành vi được xây dựng nhằm giúp bạn đối mặt với nỗi sợ hãi.
Exposure therapy is a form of behavioral therapy designed to help you face your fears.
Khi bạn sợ một sự vật hay một hoạt động cụ thể nào đó, bạn thường sẽ né tránh nó. Ví dụ, nếu bạn sợ ở trong không gian kín, bạn sẽ tránh đi thang máy, đặc biệt là nếu nó còn đông người. Mặc dù né tránh tình huống có thể giúp bạn chống cự lại nỗi sợ trong ngắn hạn nhưng nó có thể khiến nỗi sợ và lo âu trong bạn tệ hơn về lâu dài.
When you’re scared of a specific object or activity, you may avoid it. For instance, if you’re afraid of enclosed spaces, you may avoid taking the elevator, especially if it’s crowded. While avoiding it can help keep your fear at bay in the short term, it can cause your fear and anxiety to worsen in the long term.

Trị liệu tiếp xúc có thể giúp phá vỡ chu kỳ sợ hãi – né tránh này. Nó buộc bạn phải “tiếp xúc” với nguồn căn gây sợ hãi ở một môi trường an toàn hơn. Trị liệu tiếp xúc hướng đến giúp bạn vượt qua nỗi sợ hãi để từ đó những sự vật, hoạt động hay sự việc đó không còn làm bạn lo lắng nữa và bạn có thể hòa nhập tốt hơn với chúng.
Exposure therapy can help break this cycle of fear and avoidance. It involves exposing you to the source of your fear in a safe environment. Exposure therapy aims to help you overcome your fear so that the object, activity, or situation doesn’t cause anxiety, and you can engage with it meaningfully.
Tiến sỹ tâm lý học Courtney DeAngelis, một nhà tâm lý học lâm sàng tại Bệnh viện Đại học Columbia, chuyên gia về hình thức trị liệu này đã chia sẻ, “Tôn chỉ của trị liệu tiếp xúc là ‘Cảm thấy thoải mái với điều không thoải mái.”
“A motto of exposure therapy is ‘Let’s get comfortable with being uncomfortable,’” says Courtney DeAngelis, PsyD, a licensed clinical psychologist at Columbia University Medical Center who specializes in this form of therapy.
Các dạng trị liệu tiếp xúc. Types of Exposure Therapy
Trị liệu tiếp xúc có thể giúp điều trị một số bệnh lý, bao gồm các chứng ám ảnh sợ, rối loạn lo âu lan tỏa, và rối loạn lo âu xã hội. Tuy nhiên, có một dạng trị liệu tiếp xúc chuyên biệt, có tên gọi là liệu pháp ngăn tiếp xúc và phản ứng (ERP hoặc Ex/RP) có thể giúp điều trị rối loạn ám ảnh cưỡng chế (RLAACC).
Exposure therapy can help treat several conditions, including phobias, generalized anxiety disorder, and social anxiety disorder. However, there is a specialized form of exposure therapy, known as exposure and response prevention therapy (ERP or Ex/RP), that can help treat obsessive-compulsive disorder (OCD).
Theo DeEngelis, ERP giúp người bệnh RRAACC đối mặt với những tình huống khó chịu và làm giảm tính “cưỡng chế” ở hành vi của người bệnh, từ đó làm dịu bớt lo âu ở họ. “Bằng cách ngăn chặn hành vi cưỡng chế, bạn có thể giúp người bệnh hiểu rằng những điều tồi tệ sẽ không xảy ra, ngay cả khi họ không thực hiện theo nguyên tắc mà RLAACC bắt bạn phải làm”, TS. DeAngelis chia sẻ.
According to DeAngelis, ERP helps individuals with OCD face uncomfortable situations and reduce compulsions, which they might engage in to relieve anxiety. “By preventing the compulsion or ritual, you can build insight so that individuals learn that bad things do not happen, even when they do not follow the OCD ‘rule,’” says DeAngelis.
Một nghiên cứu năm 2015 cho thấy thành công đáng kể trọng việc giảm bớt các triệu chứng của RLAACC – một bệnh lý mà người ta từng nghĩ là không cứu chữa được.
A 2015 study notes that ERP has shown great success in reducing the symptoms of OCD, a condition that was once considered untreatable.1
Các kỹ thuật. Techniques
Trị liệu tiếp xúc tiến triển với tốc độ khác nhau. Theo DeAngelis, trị liệu viên sẽ hướng dẫn bạn đối mặt với nỗi sợ theo mô hình tháp hoặc mô hình “thang” đóng vai trò như một lộ trình điều trị. Họ cũng có thể giúp bạn đối phó với sang chấn và lo âu liên quan trong mỗi tiến trình điều trị.
Exposure therapy can progress at different paces. Per DeAngelis, your therapist will guide you to face your fears according to a fear hierarchy or “ladder” that serves as a roadmap for treatment. They can also help you cope with the trauma and anxiety that each step of the process involves.
– Tiếp xúc theo cấp độ: Dạng trị liệu này cho bạn tiếp xúc với nguồn gây sợ hãi một cách từ từ bằng cách leo từng bước trên thang. Ví du, bạn sợ kim, quá trình can thiệp có thể là nhìn vào ảnh một que kim, đặt để một que kim được bọc lại gần bạn, cầm một que kim, v.v… cho đến khi bạn có thể làm điều bạn sợ nhất, chính là tiêm.
Graded exposure: This involves exposing you to the source of your fear gradually by going up the ladder one step at a time. So, for instance, if you are afraid of needles, the steps could include looking at a picture of a needle, having a covered needle near you, holding a needle, etc., until you’re able to do what you fear most, which is getting an injection.

– Giải mẫn cảm có hệ thống: Trị liệu viên sẽ sử dụng phương pháp giải mẫn cảm có hệ thống để giúp bạn thư giãn và cảm thấy thoải mái trong tiến trình trị liệu. Phương pháp này có thể bao gồm các bài tập thư giãn như thiền, hít thở sâu, mường tượng theo hướng dẫn, và thư giãn cơ bắp tăng dần.
Systematic desensitization: Your therapist may employ systematic desensitization methods to help you relax and get comfortable with each step of this process. These methods can include relaxation exercises like meditation, deep breathing, guided imagery, and progressive muscle relaxation.
– “Nhấn chìm”: Phương pháp này khiến bạn phải tiếp xúc với cấp độ cao nhất trong ngay tức thời. Trị liệu viên có thể sử dụng phương pháp “nhấn chìm” nếu nỗi sợ hãi của bạn ảnh hưởng quá nhiều lên quá trình vận hành đời sống thường nhật của bạn. Mặc dù phương pháp này có thể giúp bạn vượt qua nỗi sợ hãi nhanh hơn, nhưng việc trải nghiệm nó sẽ gây ra sang chấn lớn. Trị liệu viên có thể cân nhắc thực hiện phương pháp này chỉ sau khi nỗi lo âu trong bạn đã giảm bớt đáng kể.
Flooding: This method involves exposing you to the highest level of the ladder all at once. Therapists may use flooding if your fear interferes with your ability to go about your daily life. While this approach can help you overcome your fear faster, flooding can be traumatic to experience. A therapist may consider this method only after your anxiety has decreased significantly.
Trị liệu viên thực hành liệu pháp này có thể sẽ sử dụng nhiều kỹ thuật khác nhau, theo như mô tả bên dưới của DeAngelis.
Therapists who practice exposure therapy may draw upon a variety of techniques, which DeAngelis outlines below.
– Tiếp xúc In Vivo. In Vivo Exposure
Trong kỹ thuật tiếp xúc In Vivo, người bệnh sẽ được cho tiếp xúc trực tiếp với tác nhân hoặc tình huống gây sợ hãi trong thực tế. Ví dụ, một cậu thanh niên sợ xa cha mẹ thì kỹ thuật nãy sẽ giúp cậu ta dần tập sống xa cha mẹ trong nhiều tình huống khác nhau (với sự dẫn dắt của chuyên gian và sự đồng ý từ phụ huynh.)
In vivo exposure involves directly approaching a feared stimulus or situation in real time. For instance, if an adolescent is afraid to be away from their parents, this would mean practicing to gradually separate from the parents in various situations (with guidance from a clinician and consent from the parents).
– Tiếp xúc mường tượng. Imaginal Exposure
Tiếp xúc mường tượng là hình dung ra tình huống gây sợ hãi sẽ thành hiện thực với các chi tiết rõ ràng. Ví dụ, nếu bạn ám ảnh sợ nôn ói, không hình thức trị liệu nào lại khuyến khích bạn cố tình ăn một cái gì đó để nôn ra cả.
Imaginal exposure involves imagining the feared situation coming true in great detail. So, for instance, if you have a phobia of vomiting, you probably would not be encouraged to eat something to intentionally vomit as an exposure.
Thay vào đó, trị liệu viên sẽ yêu cầu bạn mô tả và viết theo lối tường thuật lại cái bạn tưởng tượng ra nếu bạn ói, có thể là giữa chốn đông người. Họ có thể sẽ yêu cầu bạn đọc lại hoặc nghe lại đoạn mô tả này nhiều lần. Nhìn chung, mục đích chính là để giúp bạn “lờn” với những tình huống làm bạn sợ này thay vì khiến bạn lo lắng về nó đến vậy.
Instead, a therapist may ask you to describe in a written narrative what you imagine would happen if you did vomit, perhaps in public. They may ask you to reread or listen to this imagined script repeatedly. The general idea is to help bore you of these feared situations rather than bring about the same level of anxiety.
– Tiếp xúc nội cảm. Interoceptive Exposure
Tiếp xúc nội cảm có thể giúp xử lý những nỗi sợ vật lý; nói chung nó thường được sử dụng trong điều trị các cơn hoảng loạn. Ví dụ, trị liệu viên sẽ cho bạn tập bật nhảy trong một phút nhằm làm tăng nhịp tim. Dần dà bạn sẽ nhận ra điều này không gây nguy hiểm và cũng không phải là dấu hiệu của một cơn đau tim.
Interoceptive exposure can help tackle a feared physical sensation; it is generally employed when treating panic attacks. For instance, your therapist may ask you to do jumping jacks for one minute to increase your heart rate. You will eventually learn that this is not dangerous nor a sign of a heart attack.
– Tiếp xúc thực tế ảo. Virtual Reality Exposure
Tiếp xúc thực tế ảo là một phương thức mới cho phép bạn đối mặt với nỗi sợ thông qua thực tế ảo. Ví dụ, nếu bạn sợ bay, bạn có thể được hỗ trợ bằng cách cho xem những đoạn video giả lập quá trình bay trước khi di chuyển bằng máy bay đi đâu đó trong kỳ nghỉ.
Virtual reality exposure is a more novel approach that allows you to confront your fears using virtual reality. If, for example, you have a fear of flying, you may benefit from videos that simulate flying before going on a vacation that involves air travel.

Trị liệu tiếp xúc có thể hỗ trợ những bệnh lý nào. What Exposure Therapy Can Help With
Theo DeAngelis, trị liệu tiếp xúc đặc biệt hữu ích trong điều trị các bệnh lý gây lo âu. Bà giải thích rằng lo âu có thể khiến bạn đánh giá quá cao mối đe dọa hoặc sự khó chịu mình chịu đựng mà đánh giá quá thấp khả năng ứng phó với chúng.
According to DeAngelis, exposure therapy is particularly helpful when treating conditions that can cause anxiety. She explains that anxiety can prompt you to overestimate the threat of danger/discomfort and underestimate your ability to cope with the danger/discomfort.
“Trị liệu tiếp xúc sẽ giúp giải quyết cả hai vấn đề này, từ đó bạn có thể nhận ra rằng nỗi lo âu trong bạn sẽ tự biến mất dần theo thời gian khi bạn đối mặt với một tình huống đáng sợ hay khó chịu và rằng bạn có thể xử lý nỗi lo âu đó”, bà DeAngelis chia sẻ.
“Exposure therapy works to address both of these challenges so that you can realize that your anxiety will naturally fade over time when facing an uncomfortable or scary situation and that you can handle that anxiety,” says DeAngelis.

Dưới đây là một số bệnh lý và rối loạn lo âu có thể được điều trị bằng liệu pháp tiếp xúc: These are some of the conditions and anxiety disorders exposure therapy can help treat:
– Các chứng ám ảnh sợ. Phobias
– Rối loạn hoảng loạn. Panic disorder
– Rối loạn lo âu lan tỏa. Generalized anxiety disorder (GAD)
– Rối loạn lo âu xã hội. Social anxiety disorder
– Rối loạn ám ảnh cưỡng chế. OCD
Lợi ích của trị liệu tiếp xúc. Benefits of Exposure Therapy
Dưới đây là một số lợi ích từ hình thức điều trị này. Below are some of the benefits that exposure therapy offers.
Trị liệu tiếp xúc có thể làm giảm đi đáng kể các triệu chứng lo âu của người bệnh, làm tăng năng lực hay chuẩn bị cho họ một tâm thế tốt hơn khi tiếp cận những tình huống khó chịu, giúp bản thân người bệnh hiểu được mình có thể xử lý những điều khó khăn.
Exposure therapy can significantly reduce an individual’s anxiety symptoms, increase a person’s ability or willingness to approach uncomfortable situations, and strengthen learning that individuals can handle hard things.
— Courtney DeAngelis, PsyD
– Tập quen: Khi bạn dần để bản thân mình tiếp xúc nhiều lần với nguồn gây sợ hãi, phản ứng của bạn với nỗi sợ đó sẽ giảm dần theo thời gian.
Habituation: As you gradually and repeatedly expose yourself to the source of your fear, your reaction to it may decrease over time.
– Dập tắt: Trị liệu tiếp xúc có thể mang đến một môi trường an toàn giúp bạn hiểu được rằng tình huống bạn sợ không đem đến đe dọa thực sự cho bạn. Nó có thể giúp suy giảm liên tưởng trong bạn về tình huống và hệ quả tiêu cực mà bạn dự đoán.
Extinction: Exposure therapy can offer a safe environment for you to learn that the situation you fear does not pose a threat to you. It can help weaken your association between the situation and the negative outcome you expect.
– Xử lý cảm xúc: Dạng trị liệu này có thể giúp bạn khám phá và hiểu được nguồn căn nỗi sợ. Nó cũng có thể giúp bạn thay thế phản ứng bản năng bằng những suy nghĩ và niềm tin thực tế hơn về tình huống bạn sợ và khiến bạn cảm thấy thoải mái hơn với nỗi sợ và sự lo âu trong bạn.
Emotional processing: This form of therapy can help you explore and understand the source of your fear. It can also help you replace your instinctive response with more realistic thoughts and beliefs about the feared situation and make you more comfortable with fear and anxiety.
– Tự tin vào năng lực của bản thân: Theo thời gian, hình thức trị liệu này có thể giúp bạn nhận ra mình có thể dung hòa tình huống mình sợ và kiểm soát được nỗi lo âu do nó gây ra.
Self-efficacy: Over time, exposure therapy can help you realize that you can confront the situation you fear and manage the anxiety it causes.
Tính hiệu quả. Effectiveness
Trị liệu tiếp xúc là một hình thức điều trị thực chứng, đơn giản có nghĩa là nghiên cứu đã chứng minh được nó có hiệu quả,” DeAngelis chia sẻ.
“Exposure therapy is an evidence-based treatment, which quite simply means that the research has shown us that it works,” says DeAngelis.
Một nghiên cứu năm 2015 chỉ ra bằng chứng thực nghiệm cho thấy trị liệu tiếp xúc có thể giúp điều trị các rối loạn lo âu, bao gồm các chứng ám ảnh sợ, rối loạn hoảng sợ, rối loạn lo âu xã hội, rối loạn lo âu lan tỏa, rối loạn căng thẳng sau sang chấn và rối loạn ám ảnh cưỡng chế.
According to a 2015 study, empirical evidence has shown that exposure therapy can help treat anxiety disorders, including phobias, panic disorder, social anxiety disorder, GAD, PTSD, and OCD.2
Một nghiên cứu năm 2016 đã phát hiện ra rằng những người có tiếp nhận trị liệu tiếp xúc cho thấy ít triệu chứng hơn, không chỉ ngay sau điều trị mà cả trong 8 năm sau khi điều trị kết thúc, từ đây ta có thể thấy rằng hình thức trị liệu này mang đến lợi ích lâu dài.
A 2016 study found that people who received exposure therapy to treat phobias had fewer symptoms not only immediately after treatment but eight years later as well, suggesting that exposure therapy has long-term benefits.3
Những điều cần cân nhắc. Things to Consider
Đối mặt với nỗi sợ là rất khó khăn, vậy nên trị liệu tiếp xúc có thể không hề dễ chịu và sẽ khá khó để tiếp nhận.
Facing your fears can be difficult, so exposure therapy can be uncomfortable and challenging.
Khi bạn tiếp nhận hình thức trị liệu này, “bạn cần hiểu được mục tiêu của bác sĩ không phải là tra tấn bạn mà là để bạn sẵn sàng dung nạp những tình huống hay tác nhân gây khó chịu mà bạn vẫn đang né tránh,” DeAngelis nói.
When you undertake exposure therapy, “it’s important to understand that the clinician’s goal is not to torture you, and to feel willing to tolerate uncomfortable situations or stimuli that you have been avoiding,” says DeAngelis.
Trị liệu tiếp xúc có thể cũng có một số điểm trừ như sau: Exposure therapy can also have occasional drawbacks:
– Triệu chứng có thể tái phát: Một số bệnh nhân có thể bị tái phát triệu chứng sau một thời gian. Điều này đặc biệt có khả năng xảy ra khi điều trị kết thúc quá sớm.
Symptoms may return: Some patients may see their symptoms return over time.3 This is especially likely if the treatment ended prematurely.
– Những tình huống giả lập không hoàn toàn phản ánh đúng thực tế: Những bệnh lý được can thiệp bởi trị liệu tiếp xúc không phải lúc nào cũng phản ánh đúng thực tế. Vậy nên, một số người bệnh rối loạn căng thẳng sau sang chấn có thể xử lý được các tình huống giả lập ở cơ sở trị liệu nhưng lại không thể đối phó với những tình huống tương tự nếu nó thực sự xảy ra ngoài đời thật.
Simulated conditions don’t always reflect reality: The conditions in exposure therapy do not always reflect reality. So, someone with PTSD, for instance, may be able to handle simulated conditions in a therapist’s office but may not be able to cope with the situation if it presents itself in reality.4
Mặc cho những hạn chế này, trị liệu tiếp xúc vẫn đáng được xem là một lựa chọn điều trị, như các bằng chứng hiệu quả mà nghiên cứu đã chỉ ra.
Despite these limitations, exposure therapy is worth considering as a treatment option, as research supports its effectiveness.
Trong thực tế, một trong những hạn chế của hình thức điều trị này là nó không được tận dụng triệt để. Nhiều trị liệu viên không được đào tạo đầy đủ về hình thức trị liệu này nên không thể thực hành giúp bệnh nhân mắc các rối loạn lo âu.
In fact, one of the limitations of exposure therapy is that it is not utilized enough. Many therapists do not have formal training in exposure therapy and therefore cannot practice it to help people with anxiety disorders.5
Kết luận. Final words
Nếu bạn có một nỗi sợ hay một bệnh lý gây ảnh hưởng lên đời sống thường ngày, bạn có thể tìm hiểu và tham gia hình thức trị liệu này. Mặc dù bản thân việc đối mặt với nỗi sợ hãi vẫn gây ám ảnh, nhưng trị liệu viên có thể dẫn dắt bạn qua cả quá trình và trang bị cho bạn những công cụ giúp bạn đối phó với nỗi lo âu mà bạn gặp phải.
If you have a fear or condition that is getting in the way of you living your life, you can seek exposure therapy to help treat it. While the prospect of facing your fears can be daunting, your therapist can guide you through the process and equip you with tools to help you cope with the anxiety you experience.
“Luôn có một phần thưởng to lớn dành cho những ai sẵn sàng lướt trên con sóng lo âu và bắt đầu cảm thấy hồi phục hơn trong cuộc sống thường nhật,” Ts. DeAngelis chia sẻ.
“There is great reward for those who are willing to ride the wave of anxiety and start to feel better again in their daily life,” says DeAngelis.

Tham khảo. Article Sources
Hezel DM, Simpson HB. Exposure and response prevention for obsessive-compulsive disorder: a review and new directions. Indian J Psychiatry. 2019;61(Suppl 1):S85-S92. doi:10.4103/psychiatry.IndianJPsychiatry_516_18
Kaczkurkin AN, Foa EB. Cognitive-behavioral therapy for anxiety disorders: an update on the empirical evidence. Dialogues Clin Neurosci. 2015;17(3):337-346. doi:10.31887/DCNS.2015.17.3/akaczkurkin
Lange I, Goossens L, Leibold N, et al. Brain and behavior changes following exposure therapy predict outcome at 8-year follow-up. Psychother Psychosom. 2016;85(4):238-240. doi:10.1159/000442292
Markowitz S, Fanselow M. Exposure therapy for post-traumatic stress disorder: factors of limited success and possible alternative treatment. Brain Sci. 2020;10(3):167. doi:10.3390/brainsci10030167
Reid AM, Guzick AG, Fernandez AG, et al. Exposure therapy for youth with anxiety: Utilization rates and predictors of implementation in a sample of practicing clinicians from across the United States. J Anxiety Disord. 2018;58:8-17. doi:10.1016/j.janxdis.2018.06.002
Nguồn: https://www.verywellmind.com/exposure-therapy-definition-techniques-and-efficacy-5190514
Như Trang