Trầm cảm có thể có nhiều nguyên do, tất cả đều phức tạp và khó hiểu. Có nhiều khi, cảm giác trầm cảm có thể có liên quan rõ ràng với một trải nghiệm nào đó trong cuộc sống, như một mất mát lớn hay một vụ bạo lực. Có người biết một số người thân trong nhà có tiền sử bệnh tâm thần, và kết quả là, việc bị chẩn đoán mắc trầm cảm với họ cũng không có gì gọi là quá bất ngờ.
Depression can have many causes, all of which are complex and can be difficult to understand. In some cases, feelings of depression can be clearly connected to an experience in someone’s life, such as a tragic loss or a violent event. Other people may be aware they have a family history of mental illness and, as a result, may not be caught off guard by a diagnosis of depression.

Tuy nhiên, một số người bị trầm cảm và không biết vì sao mình lại bị như vậy. Họ cảm thấy mình chẳng có “lý do” gì để trầm cảm hết – đặc biệt là nếu họ nhận thấy cuộc sống của bản thân đang khá “tốt” hay “dễ dàng” so với nhiều người khác.
However, some people become depressed and don’t know why. They may feel they do not have a “reason” to be depressed—especially if they perceive their life as being “good” or “easy” compared to others.
Áp lực phải giải thích hay bào chữa cảm xúc có thể khiến trầm cảm trở nên tệ hơn và có thể ngăn người bệnh tiếp cận dịch vụ điều trị cần thiết.
The pressure to explain or justify how they feel can make depression worse and may prevent people from getting necessary treatment.
Trải nghiệm của người đã từng mắc Trầm cảm. The Lived Experience of Depression
Một người có sức khỏe thể chất tốt, có công việc, có ngôi nhà an toàn để ở, đủ tiền để chăm sóc bản thân và gia đình, có bạn bè luôn hỗ trợ, có thú vui sở thích riêng, lại không thể hiểu được tại sao mình lại liên tục cảm thấy buồn, giận hay cáu bẳn.
A person who is in good physical health, is employed, has a safe home to live in, enough money to care for themselves and their family, supportive friends, and hobbies may struggle to comprehend why they feel persistently sad, angry, or irritable.
Khi không có sự hiện diện của một “ngòi nổ” rõ ràng như cái chết của người thân, ly hôn hay mất việc, có lẽ họ cảm thấy việc bị trầm cảm đúng là không hợp lý chút nào.
In the absence of a clear “trigger” such as the death of a loved one, a divorce, or the loss of a job, they may feel that it doesn’t make sense for them to feel depressed.
Sự hiện diện của những điều này trong đời sống có thể khiến một người cảm thấy mình “không có quyền” cảm thấy buồn. Nếu gia đình của một người không có tiền sử bệnh trầm cảm, họ lại cho rằng mình không thể mắc bệnh do ảnh hưởng của di truyền được.
The presence of these things in their lives may make someone feel that they have “no right” to be unhappy. If a person’s family does not have a history of depression, they may assume that means they couldn’t be genetically prone themselves.
Tương tự, một người nhớ về tuổi thơ của mình và thấy rối và bận lòng nếu bản thân không tìm ra được một sự kiện cụ thể nào đó có thể “làm sáng tỏ” được tình trạng trầm cảm mà họ đang phải trải qua lúc trưởng thành.
Likewise, a person may look back at their childhood and become confused and concerned if they don’t find a specific event that would “justify” the depression they are experiencing as an adult.
Khi nhận ra mọi người xung quanh không ai bị trầm cảm, họ dần cảm thấy đơn độc. Họ bắt đầu lo người khác sẽ nghĩ mình không biết trân trọng những gì mình đang có nếu thể hiện cho mọi người thấy mình đang buồn hay thất vọng. Họ lo mình sẽ là một gánh nặng cho mọi người – hoặc bị xem một dạng nghĩa vụ.
When they realize the people around them have not experienced depression, they may feel very alone. They may start to worry that others will think they don’t appreciate what they have if they appear sad or down. They may worry about being a burden to others—or seen as a liability.
Người mắc trầm cảm sẽ hay bận tâm về việc phải nói ra mọi thứ và sợ không biết thay đổi gì sẽ diễn ra ở trường học hoặc chỗ làm, cũng như trong những mối quan hệ của họ.
People with depression may be concerned about speaking up in fear of what might change at school or work, as well as in their relationships.
Họ lo rằng ông chủ sẽ nghĩ họ không thể làm được việc nếu họ biết mình bị trầm cảm. Khi thanh thiếu niên đi học mà bị trầm cảm, chúng có thể bị hiểu lầm và bị gắn mác là “kẻ lười nhác” hoặc bị nói là “không cố gắng đủ.”
They may worry that their boss won’t think them capable of doing their job if they know they have depression. When young people in school are depressed, they may be wrongly labeled “slackers” or told that they are not “trying hard enough.”
Khi một người bệnh trầm cảm tiếp thu những thông điệp này, họ sẽ tin rằng bản thân mình không thông minh hoặc không có năng lực – và trầm cảm lại có cơ hội củng cố những niềm tin sai lệch này bằng cách khiến một người có xem thường chính mình.
When a person with depression internalizes these messages, they may come to believe they are not smart or capable—and depression has a way of reinforcing those false beliefs by making someone have a low opinion of themselves.
Trong các mối quan hệ, người bệnh trầm cảm thường không chia sẻ về những trải nghiệm của mình vì họ sợ mọi người sẽ không hiểu được họ. Họ có thể lo rằng bạn đời, gia đình và bạn bè sẽ không còn yêu thương họ nữa. Họ sợ những người họ yêu thương sẽ đổ lỗi cho họ vì để bản thân xuất hiện những cảm xúc này.
In relationships, people with depression may not talk about their experience because they are afraid others won’t understand. They may worry that their spouse, family, and friends will stop loving them. They may fear the people they care about will blame them for the feelings they have.

Người bệnh cũng lo rằng những người thân yêu cũng sẽ tự trách vì không thể giúp đỡ họ, và điều này có thể khiến người mắc trầm cảm cảm thấy tội lỗi và thấy mình như một gánh nặng.
They may also be worried that their loved ones will blame themselves if they are unable to help, which can make a person who is depressed feel guilty or like a burden.
Phụ huynh mắc trầm cảm sẽ hay lo lắng về phản ứng của con trẻ. Họ thậm chí còn sợ mình bị coi là người người cha mẹ “thiếu tư cách” nếu họ thừa nhận mình có cảm giác trầm cảm.
Parents who are experiencing depression may worry about how their children could be affected. They may even fear that they will be seen as “unfit” parents if they admit to having feelings of depression.
Áp lực “làm sáng tỏ” tình trạng trầm cảm có thể khiến bạn khó chịu, nhưng hãy nhớ người xưa có nói, bạn “không thể đánh giá một cuốn sách chỉ qua trang bìa.” Những điều thể hiện ra bên ngoài trong cuộc sống một người có thể không nói lên hết được sự thật đằng sau.
The pressure to “justify” depression can be overwhelming, but remember the old saying that you “can’t judge a book by its cover.” The way someone else’s life appears to be may not show the whole truth.
Người trầm cảm có thể sẽ làm việc rất chăm chỉ để cố che đậy cảm xúc thật. Nhìn bên ngoài, họ có thể trông, thậm chí hành xử như thể mình rất ổn và mọi thứ vẫn tốt.
People who are depressed may work very hard to try to hide how they really feel. On the outside, they may look and even act as though they feel OK and that everything is fine.
Dù bạn có đang mắc trầm cảm hoặc đang quan tâm đến một người nào đó mắc căn bệnh này, bạn nên “tái chỉnh khung” cách bạn nhìn nhận về bệnh lý này. Hãy bắt đầu bằng cách tập trung vào những căn nguyên của trầm cảm (có bằng chứng thực tế rõ ràng) thay vì tập trung vào những lý do (vốn khá chủ quan và tương đối.)
Whether you’re experiencing depression yourself or you care about someone who is, it can be helpful to reframe how you think about the condition. Start by focusing on the causes of depression (which are backed by facts) rather than focusing on reasons (which are subjective and relative).
Tầm quan trọng của việc tập trung vào “Nguyên nhân”, không phải “Lý do”. The Importance of Focusing on “Causes” Not “Reasons”
Các nhà nghiên cứu vẫn đang tìm hiểu về tất cả những cơ chế khác nhau góp phần thúc đẩy trầm cảm. Có nhiều nguyên nhân và trong hầu hết mọi trường hợp, các yếu tố thường kết hợp lại và cuối cùng khiến cho một người mắc trầm cảm.
Researchers are still learning about all the different mechanisms that drive depression.1 There are many causes and in most cases, it’s a combination of factors that ultimately cause a person to become depressed.

Một số nguyên nhân phổ biến. Some Common Causes of Depression
Khía cạnh “hóa học” của trầm cảm vẫn chưa được hiểu đầy đủ, nhưng các nhà nghiên cứu thực sự đã biết được có sự bất cân bằng trong các chất hóa học trong não, gọi là các chất dẫn truyền thần kinh, có thể xuất hiện ở bất kỳ ai, thậm chí ngay cả khi không có bất kỳ “yếu tố châm ngòi” rõ ràng nào.
The “chemistry” of depression is not well understood, but researchers do know that an imbalance of brain chemicals called neurotransmitters can happen in anyone, even in the absence of an obvious “trigger.”2
Một số ảnh hưởng, như cấu trúc não, bẩm sinh di truyền, và các yếu tố tác động từ môi trường không phải là những thứ mà con người ta có thể kiểm soát được. Các yếu tố nguy cơ thuộc nhóm lựa chọn cuộc sống được coi là có thể điều chỉnh được, nhưng mức độ một người có thể điều chỉnh còn tùy thuộc vào khả năng cá nhân và mức độ hỗ trợ họ nhận được.
Some influences, such as brain structure, genetic predisposition, and environmental exposures, are not something a person can control. Risk factors that fall under the category of lifestyle choices are considered modifiable, but the extent to which an individual can do so will depend on their own ability and how much support they have.
Trầm cảm có thể sẽ khiến bạn khó giải quyết các yếu tố góp phần gây ra căn bệnh này, như sử dụng chất ma túy hoặc chế độ ăn uống. Dù là một bệnh lý tâm thần, trầm cảm cũng là bệnh thể chất. Các triệu chứng như đau và mệt mỏi kéo dài có thể khiến người bệnh khó điều chỉnh lối sống, như tập thể dục thể thao, thậm chí dù họ có muốn và tin mình có thể làm được.
Depression can make it much more challenging to address factors that might be contributing to depression, such as substance use or diet. As much as it is a mental illness, depression can also be physical. Symptoms like chronic pain and fatigue can make it difficult for people to take on lifestyle modifications, such as exercise, even if they want to and believe they could help.3
Để tạo ra được những thay đổi này (và duy trì chúng) con người ta cần có công cụ đúng và được hỗ trợ đầy đủ. Để được điều trị, người mắc trầm cảm cần cảm thấy an toàn khi nói về những gì mình đang cảm thấy.
To make these changes (and stick with them) people need to have the right tools and a good deal of support. To get treatment, a person with depression needs to feel safe talking about how they are feeling.
Một người tin mình bị trầm cảm “không nguyên do” có thể cảm thấy mình “không xứng đáng” đòi hoặc nhờ trợ giúp. Đó là lý do tại sao việc bớt tập trung vào “lý do” mắc trầm cảm và nghĩ nhiều hơn về nguyên nhân là rất quan trọng.
A person who believes they are depressed “for no reason” may not feel they “deserve” to ask for or get help. That’s why it’s important to focus less on the “reason” for depression and instead think about the causes.
Tìm hiểu các nguyên nhân giúp con người ta (cả người bệnh và những người muốn chăm sóc họ) hiểu được rằng bị trầm cảm là một bệnh lý y khoa, không phải một lựa chọn.
Looking at the causes helps people (both those with depression and those who want to support them) understand that being depressed is a medical condition, not a choice.
Trầm cảm có thể, cần phải, và xứng đáng được điều trị. Tuy nhiên, có nhiều cách để điều trị bệnh lý này. Cách hiệu quả với người này chưa chắc đã hiệu quả với người kia, và một số người có khi phải thử rất nhiều cách trước khi tìm ra được cách hiệu quả với bản thân.
Depression can be, needs to be, and deserves to be treated. However, there are many different ways to treat the condition. What works for one person may not work for another, and some people have to try many different options before finding something effective.
Cũng chẳng có gì lạ khi một người cần phải thử nhiều hình thức điều trị trong suốt cuộc đời để kiểm soát trầm cảm, vì bệnh lý này có thể thay đổi và tiến hóa theo những thay đổi trong cuộc đời một người (cả thể chất và tinh thần.)
It’s also not unusual for people to need to try different treatments throughout their lives to manage depression, as the condition can change and evolve in response to changes in a person’s life (both physically and emotionally).
Nếu bạn đang bị trầm cảm nhưng lại không hiểu tại sao, bạn có thể nhận ra mình cần sự giúp đỡ và có thể cũng muốn được giúp, nhưng cũng sẽ vật lộn với cảm xúc cho rằng mình không “có quyền” đòi hỏi sự giúp đỡ.
If you are depressed but don’t understand why, you may recognize that you need help and may want it, but may also be struggling with the feeling that you don’t “have the right” to ask for help.
Hãy nhớ: Tất cả những người mắc trầm cảm đều xứng đáng được điều trị.
Know this: Every person with depression deserves treatment.
Điều trị có giúp được không? Will Treatment Help?
Rất khó để dự đoán hình thức điều trị nào sẽ hiệu quả nhất với một cá nhân nào đó mắc trầm cảm. Mức độ thành công mà một hình thức trị liệu cụ thể nào đó có thể tùy thuộc vào dạng trầm cảm mà người đó đang mắc phải. Bạn cần phối hợp chặt chẽ với bác sĩ hoặc chuyên gia sức khỏe tâm thần (như bác sỹ tâm thần, đặc điệt là đối với điều trị bằng thuốc) khi bạn tìm hiểu các lựa chọn điều trị khác nhau.
It’s hard to predict which treatments will work best for someone with depression. How well a specific treatment works also depends on the type of depression a person is experiencing. It’s important to work closely with your doctor and/or a mental health care professional (such as a psychiatrist, especially if you take medications) as you are exploring different treatment options.

Thuốc chống trầm cảm như Prozac (fluoxetine) và Zoloft (sertraline) thường là một số các loại thuốc phổ biến nhất được bác sĩ kê toa. Tâm lý trị liệu cũng là một lựa chọn và thường được áp dụng kết hợp với thuốc điều trị.
Antidepressant medications such as Prozac (fluoxetine) and Zoloft (sertraline), are among the most commonly prescribed. Psychotherapy is another option and is often used in combination with medication.
Nghiên cứu đã chỉ ra rằng với nhiều người, sử dụng trị liệu kết hợp với thuốc chống trầm cảm có thể giúp điều trị hiệu quả. Tuy nhiên, chỉ những can thiệp này thôi là chưa đủ để giải quyết các triệu chứng của tất cả người bệnh trầm cảm.
Research indicates that for many people, using therapy and antidepressants together can effectively treat depression. However, these interventions alone may not adequately address symptoms for every person with depression.4
Trong những trường hợp này, những hình thức điều trị khác như liệu pháp sốc điện (ECT) có thể được áp dụng. Ở liệu pháp sốc điện, người ta áp xung điện lên vùng da đầu để gây ra hiện tượng co giựt. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng phản ứng của não với kích thích như thế này có thể sẽ rất nhanh và có thể giúp điều trị các triệu chứng vốn không đáp ứng với điều trị bằng thuốc và tâm lý trị liệu.
In these cases, other types of treatment such as electroconvulsive therapy (ECT) can be used. ECT involves the brief application of an electrical pulse to the scalp in order to produce a seizure. Research has shown that the brain’s response to such stimulation can be rapid and may be able to treat symptoms that were resistant to medication and therapy.5
Những hình thức điều trị trầm cảm mới hơn bao gồm nhiều hình thức trị liệu kích thích não bộ như kích thích dây thần kinh phế vị và kích thích từ xuyên hộp sọ. Những hình thức điều trị này có thể được đề xuất áp dụng đối với những người có triệu chứng không đáp ứng với điều trị bằng thuốc và tâm lý trị liệu.
Newer depression treatments include various types of brain stimulation therapy such as vagus nerve stimulation (VNS) and transcranial magnetic stimulation (TMS). These treatments may be recommended for someone whose symptoms haven’t responded to medication or therapy.6
Liệu pháp kích thích từ xuyên hộp sọ và Liệu pháp sốc điện cho các ca trầm cảm nặng. TMS vs. ECT for Severe Depression
Mặc dù điều trị trầm cảm có thể khiến ta kiệt sức, bực dọc, tốn thời gian và trong một số trường hợp còn khá tốn kém, nhưng điều quan trọng là ta cần cố tìm ra phương án can thiệp hiệu quả nhất. Trầm cảm (và điều trị trầm cảm) là một quá trình phức tạp và không có một công thức chung nào cho tất cả mọi người.
While it can be exhausting, frustrating, time-consuming, and in some cases costly to try different methods of treating depression, it’s important to try to find the option that will be the most effective for you. Depression (and its treatment) is a complex process that’s not one-size-fits-all.
Hiểu được chứng trầm cảm ở người thân. Understanding a Loved One’s Depression
Nếu một ai đó bạn yêu thương đang phải vật lộn với căn bệnh trầm cảm, nhiều khi bạn không biết phải giúp họ thế nào. Nếu những nỗ lực hỗ trợ của bạn bị từ chối hoặc như thể chẳng mang lại tác dụng gì, thì bạn sẽ hay bực dọc và mất kiên nhẫn.
If someone you care about is dealing with depression, you may not be sure how to support them. If your attempts to help are rejected or don’t seem to do any good, you may become frustrated and impatient.
Nếu bạn hay nói với người bệnh trầm cảm là phải “cố lên” hay “thôi đừng nghĩ đến nó nữa”, đó có thể là một dấu hiệu cho thấy bạn đang bị quá tải hoặc kiệt sức. Nều điều này xảy ra, bạn cần ngừng lại và dành thời gian tự chiêm nghiệm chính những cảm xúc của bản thân. Bạn sẽ không thể giúp người khác trừ khi bạn đã đang chăm sóc cho chính những nhu cầu cảm xúc của bản thân mình.
If you feel tempted to tell someone who is depressed to “try harder” or “just snap out of it,” it may be a sign that you are overwhelmed or experiencing burnout. If this happens, it’s important that you pause and take time to reflect on your own feelings. You won’t be able to help someone else until you have taken care of your own emotional needs.

Làm sao để tự chăm sóc bản thân khi đang chăm sóc cho người khác? How to Take Care of Yourself When Caring for Others
Khi bạn lo cho ai đó, cảm giác sợ hãi trong bạn khi nói chuyện với người khác sẽ khiến họ tưởng bạn đang tức giận. Thậm chí ngay cả khi bạn chẳng giận dỗi hay nói chuyện một cách tức giận thì trầm cảm cũng có thể khiến đối phương khó mà thực sự nghe được những gì bạn đang nói. Họ có thể phiên giải lời nói của bạn như đang xem nhẹ, buộc tội họ hoặc khiến họ thất vọng, hoặc rất nhiều những cảm xúc vốn không hề đúng như những gì đang diễn ra.
When you’re worried about a person you care about, the feelings of fear you have may come across as anger when you’re talking to them. Even if you aren’t mad or speaking in anger, depression can make it harder for a person to really hear what you are saying. They may interpret your words as being dismissive, accusatory, disappointed, or any number of emotions that aren’t necessarily accurate.
Khi nói chuyện với người thân mắc trầm cảm, hãy nhớ trong đầu rằng cuộc hội thoại của cả hai nghe lúc nào cũng đầy rẫy những lời nói gây hiểu nhầm. Mặc dù bạn sẽ muốn nhắc họ nhớ đến tất cả những “điều tốt đẹp ở trên đời” hoặc chỉ ra cho họ thấy “như thế này vẫn đang là tốt lắm rồi”, tất cả những lời sáo rỗng này thường không có lợi gì cho người bệnh trầm cảm khi phải lắng nghe chúng.
When you’re speaking to your loved one with depression, keep this in mind if it seems like your conversations are full of miscommunication. Although you may want to remind them of all the “good things in life” or point out that “it could be worse,” platitudes such as these aren’t usually helpful for a person with depression to hear.
So sánh nỗi đau của họ với nỗi đau của người khác (hay của chính bạn) có thể là phương thức bạn sử dụng để cố thay đổi góc nhìn của đối phương, nhưng trong mắt họ, họ nghĩ bạn đang cố xem nhẹ những gì họ đang trải qua. Nếu người bệnh vốn đang phải vật lộn để hiểu được tại sao mình lại mắc trầm cảm thì những lời bình luận kiểu như thế này có thể củng cố cảm giác tội lỗi. Đáp lại bạn lúc này là một người cần giúp đỡ nhưng sẽ “đóng cửa” lòng mình lại.
Comparing their pain to someone else’s (or your own) may be your way of trying to give your loved one some perspective, but it may come across as though you are minimizing their experience. If the person is already struggling to understand why they are depressed, comments like these can reinforce feelings of guilt. In response, a person may “close up.”
Nếu người thân yêu của bạn bị trầm cảm, đặc biệt là khi họ chẳng hiểu tại sao mình lại bị như vậy, thì điều quan trọng nhất bạn có thể làm cho họ đó là trở thành một người lắng nghe chủ động bằng lòng yêu thương.
If someone you care about is depressed, especially if they are struggling with “having no reason” for it, the most important thing you can do for them is to be a compassionate and active listener.
Điều này không có nghĩa là bạn phải dẹp bỏ nhu cầu cảm xúc của mình sang một bên hoặc kiềm nén cảm xúc của bản thân. Giữ tâm thế giao tiếp cởi mở sẽ giúp người kia cảm thấy đủ an toàn để thảo luận những gì họ đang trải qua và thể hiện khao khát được giúp đỡ khi họ sẵn sàng tiếp nhận nó. Nếu bạn lo lắng cho họ, duy trì một “đường dây nóng” để bản thân yên tâm rằng người kia sẽ được an toàn và có một cuộc sống khỏe mạnh.
This doesn’t mean you should put your emotional needs second or withhold your own feelings. Keeping the lines of communication open helps the person you care for feel safe to discuss what they’re going through and express the desire for help when they’re ready. If you are worried about them, maintaining a “lifeline” can reassure you of their safety and well-being.
Tham khảo. Article Sources
National Institute of Mental Health. Depression Basics. 2016.
aan het Rot M, Mathew SJ, Charney DS. Neurobiological mechanisms in major depressive disorder. CMAJ. 2009;180(3):305-313. doi:10.1503/cmaj.080697
Zimmermann JJ, Tiellet Nunes ML, Fleck MP. How do depressed patients evaluate their quality of life? A qualitative study. J Patient Rep Outcomes. 2018;2(1):52. doi:10.1186/s41687-018-0076-z
Cuijpers P, Sijbrandij M, Koole SL, Andersson G, Beekman AT, Reynolds CF 3rd. Adding psychotherapy to antidepressant medication in depression and anxiety disorders: a meta-analysis. World Psychiatry. 2014;13(1):56-67. doi:10.1002/wps.20089
American Psychiatric Association. What Is Electroconvulsive Therapy (ECT)? 2019.
National Institute of Mental Health. Brain Stimulation Therapies. Updated June 2016.
Nguồn: https://www.verywellmind.com/how-can-a-person-be-depressed-for-no-reason-1066765
Như Trang.