Nhân loại có bản tính xã hội. Những kết nối ta xây dựng cùng mọi người là cực kỳ quan trọng cho sức khỏe thể chất, cảm xúc và xã hội. Biết cách duy trì những mối quan hệ với mọi người có thể giúp bạn xây dựng hệ thống hỗ trợ đưa đến cho bạn sức mạnh để đối phó với những khó khăn trong cuộc sống.
Human beings are social by nature. The connections we build with others are critical to social, emotional, and physical health. Knowing how to maintain interpersonal relationships can help you build a support system that provides strength as you cope with life’s challenges.

Bài viết này sẽ thảo luận những điều bạn có thể làm để duy trì những mối quan hệ với người thân, bạn bè, đồng nghiệp và mọi người trong cuộc sống. Nó cũng đề cập lý do tại sao những mối quan hệ này lại quan trọng như vậy và bạn có thể làm gì khi những mối hệ này chấm dứt.
This article discusses things you can do to maintain strong interpersonal relationships with loved ones, friends, colleagues, and others in your life. It also covers why these relationships are so important and what you can do when they do end.
Mối quan hệ liên nhân là gì? What is an interpersonal relationship?
Một mối quan hệ liên nhân là một kết nối hoặc liên minh xã hội giữa ít nhất 2 người. Những mối quan hệ liên nhân có thể là giữa bạn và bạn đời, người thân, bạn bè thân thiết, người quen, đồng nghiệp và những người khác góp phần vào những kết nối xã hội trong cuộc đời của bạn.
An interpersonal relationship is a social connection or affiliation between two or more people. Interpersonal relationships can include your partner, loved ones, close friends, acquaintances, co-workers, and many others who make up the social connections in your life.
Cởi mở. Be Open
Để tạo dựng và duy trì những gắn kết vững mạnh với mọi người, cần phải có sự cho đi nhận lại giữa các bên khi chia sẻ thông tin. Mọi người phải cởi mở với bạn, nhưng bạn cũng cần sẵn lòng để mọi người bước vào và chia sẻ với những thông tin về trải nghiệm, cảm xúc và ý kiến của bạn.
In order to form and maintain strong bonds with others, there needs to be a mutual give-and-take when it comes to sharing information with one another.1 People need to open up to you, but you also have to be willing to let others in and share details about your experiences, emotions, and opinions.
Cuối cùng, chính nhờ chia sẻ qua lại này mà các bên sẽ hiểu rõ hơn về nhau. Quá trình này, gọi là tự bộc lộ bản thân, sẽ dần kiến tạo các gắn kết và làm cho mọi người dần thân mật với nhau hơn.
After all, it is through this mutual sharing that you get to know each other. This process, known as self-disclosure, forges bonds and deepens intimacy between people.2
Hãy thử nghĩ xem bạn cảm thấy thế nào khi một ai đó bạn quan tâm không chia sẻ thông tin với bạn về những điều đang xảy ra trong cuộc sống của họ. Bạn sẽ có cảm giác họ không tin tưởng mình hoặc họ không coi bạn là bạn thân.
Consider how you might feel if someone you care about did not share important information with you about things that are happening in their life. You might be left feeling that they don’t trust you or that they don’t consider you a close friend.
Cởi mở với mọi người không phải lúc nào cũng dễ dàng. Bằng cách chia sẻ, bạn đang cho họ thấy bạn tin tưởng và quan tâm đến họ – và cho họ cơ hội để thể hiện sự quan tâm tương tự với bạn.
Letting others in isn’t always easy. By sharing, you are showing them that you trust and care for them—and giving them the opportunity to show the same care in return.
Để duy trì những mối quan hệ liên nhân, hãy học cách mở lòng với mọi người trong đời sống của bạn. Cho phép bản thân được tổn thương. Tìm kiếm cơ hội khi bạn có thể để mọi người biết được con người “thật” của bạn.
In order to maintain interpersonal relationships, work on learning to be open with the people in your life. Allow yourself to be vulnerable. Look for opportunities where you can let people get to know the “real” you.

Duy trì ranh giới. Maintain Boundaries
Mở lòng không có nghĩa là bạn phải cho người khác cơ hội tiếp cận không giới hạn với những suy nghĩ, cảm xúc và thời gian của bạn. Ranh giới lành mạnh cũng là nền tảng sống còn của bất kỳ một mối quan hệ vững bền nào. Bạn cũng cần vừa thiết lập ranh giới vừa phải củng cố chúng.
Being open doesn’t mean you should give others unlimited access to your thoughts, feelings, or time. Healthy boundaries are also a vital foundation of any strong relationship. It is important not only to establish these boundaries but to enforce them as well.
Một ranh giới có thể được xác định bằng những điều bạn sẵn sàng chấp nhận trong một mối quan hệ. Những ranh giới này đại diện cho các giá trị, mong đợi và giới hạn của bạn.
A boundary can be defined as what you are willing to accept in a relationship. These boundaries represent your values, expectations, and limitations.
Một ranh giới trong mối quan hệ liên nhân có thể là giới hạn khi nào các bạn ở cùng nhau hoặc những mong đợi về thời gian bạn đến với họ. Nó có thể còn là mức độ sẵn sàng chia sẻ về những điều thuộc về bản thân bao gồm cảm xúc, cơ thể và thậm chí là cả nội dung trên các đồ dùng công nghệ.
A boundary in your interpersonal relationships might look like having limits on when you spend time together or expectations for when you will be there for one another. It can also involve how much you are willing to share about yourself emotionally, physically, and even digitally.
Những ranh giới này rất quan trọng trong mối quan hệ giữa bạn và mọi người, nhưng chúng cũng quan trọng cho mối quan hệ giữa bạn và chính mình.
These boundaries are important in your relationships with other people, but they’re also important for your relationship with yourself.3
Người khác cần tôn trọng ranh giới của bạn, nhưng bạn cũng cần tôn trọng ranh giới của họ. Tôn trọng những ranh giới này cho thấy bạn quan tâm đến những giá trị, mục tiêu, cảm xúc và nhu cầu của đối phương.
It’s important that others respect your boundaries, but it is just as important for you to respect theirs. Respecting these boundaries shows that you care about each other’s values, goals, emotions, and needs.
Lắng nghe. Listen
Giao tiếp hiệu quả là điều cốt lõi trong bất kỳ mối quan hệ nào, nhưng bạn cũng phải nhớ rằng giao tiếp hiệu quả còn là phải biết lắng nghe.
Good communication is essential in any relationship, but it’s important to remember that communicating well involves being able to listen.
Lắng nghe chủ động là gắn kết với những gì đối phương đang nói. Bạn không chỉ yên lặng và để họ nói xong phần của họ – bạn chiêm nghiệm nhưng lời họ nói, diễn giải lại những gì họ đã nói để thể hiện bạn đang lắng nghe và đặt câu hỏi nếu có.
Active listening involves being engaged with what your conversation partner is saying. You’re not just being quiet and letting them say their piece—you’re reflecting on their words, paraphrasing what they have said to show you are listening, and asking questions you may have.
Lắng nghe thể hiện rằng bạn quan tâm. Nó cho thấy bạN gắn kết với cuộc sống của người kia và để tâm đến những gì họ nói.
Listening shows that you care. It shows that you are involved in the other person’s life and interested in what they have to say.
Lắng nghe là cách rất hay để hiểu rõ hơn về đối phương. Nó cũng giúp bạn đưa ra hỗ trợ và công nhận cảm xúc của người kia, thứ vốn có thể đi rất xa trong việc khiến người kia thực sự coi bạn là người bạn và một người đồng hành.
Listening is a great way to learn more about the other person. It also allows you to offer support and emotional validation, which can go a long way toward making the other person value you as a friend and confidant.
Gợi ý giúp lắng nghe chủ động. Tips for Active Listening

– Không ngắt lời. Don’t interrupt
– Tránh nêu ý kiến hoặc phán xét. Avoid voicing opinions or judgments
– Duy trì tiếp xúc bằng mắt. Maintain good eye contact
– Đặt câu hỏi mở. Ask open-ended questions
– Nói lại theo ý hiểu những gì đối phương nói. Paraphrase what the other person has said
Thể hiện sự tôn trọng. Show Respect
Để duy trì mối quan hệ với mọi người, bạn cũng nên thể hiện sự tôn trọng với họ. Điều này không có nghĩa là bạn phải đồng ý với tất cả những gì họ nói hoặc làm theo những gì họ muốn. Nói đúng ra là bạn nên thể hiện với họ rằng bạn coi trọng những cảm xúc, ý kiến, thời gian và những điều họ quan tâm.
To maintain interpersonal relationships, you should also show respect for others. This doesn’t mean you have to agree with everything they say or do what they want to do. However, It does mean you should show that you value their feelings, opinions, time, and interests.
Khi thể hiện sự tôn trọng với người khác, bạn nên: When showing respect in interpersonal relationships, you should:
– Tránh xem thường những thứ họ yêu thích. Avoid disparaging the things they enjoy
– Làm theo những gì bạn đã cam kết với họ. Keep the commitments you’ve made to them
– Đến đúng giờ. Show up on time
– Để ý tới cảm xúc của họ. Be mindful of their feelings
– Lắng nghe, thậm chí ngay cả khi bạn không đồng ý với họ. Listen to them, even when you disagree
Thấu cảm. Be Empathetic
Thấu cảm là có thể đặt mình vào vị trí của người kia và cảm nhận những gì họ đang cảm thấy. Có nghĩa là bạn nhìn nhận mọi thứ từ góc nhìn của họ và cảm nhận nỗi đau của họ như thể đó là nỗi đau của chính bạn.
Empathy involves being able to put yourself in another person’s shoes and feel what they feel. It means you see things from their perspective and feel their pain as if it was your own.
Thấu cảm mang đến lợi ích cho những mối quan hệ của bạn với mọi người theo nhiều cách. Khi bạn thể hiện rằng mình cảm nhận được những cảm xúc đối phương đang có, người kia sẽ cảm thấy họ được thuộc về. Nó giúp họ cảm thấy được thấu hiểu, và thấu hiểu đóng vai trò như một nền móng cho sự tin tưởng và gần gũi trong một mối quan hệ.
Interpersonal relationships benefit from empathy in many ways. When you show that you feel what someone else is feeling, it helps the other person gain a sense of belonging. It helps others feel understood, and that understanding serves as a foundation for trust and closeness in a relationship.

Nghiên cứu cũng cho rằng ngoài giúp tăng cường mối quan hệ, thấu cảm còn có thể thúc đẩy lòng tử tế, hợp tác, những hành động giúp người và cải thiện sức khỏe tinh thần.
Research also suggests that in addition to strengthening relationships, empathy also fosters kindness, cooperation, and helping behaviors and improves mental health.4
Những gợi ý khác. Other Tips
– Cố gắng và trở nên xứng đáng được mọi người tin tưởng. Earn and be worthy of trust
– Nỗ lực thể hiện sự quan tâm của bản thân. Make an effort to show you care
– Cải thiện kỹ năng lắng nghe. Improve your listening skills
– Chia sẻ nhiều hơn về bản thân. Share things about yourself
– Chấp nhận phản hồi. Accept feedback
– Thành thật. Be honest
– Coi trọng cảm xúc của người khác. Validate their feelings
Tại sao các mối quan hệ lại quan trọng? Why Relationships Matter
Nghiên cứu đã phát hiện ra rằng các mối quan hệ với người khác có thể mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe thể chất và tinh thần. Một số có thể kể đến:
Research has found that interpersonal relationships can have a number of important benefits for physical and psychological health. Some of these include:5
– Giúp đương đầu với sự cô đơn. Combating loneliness
– Làm tăng sức bật tinh thần trước căng thẳng. Increasing resilience to stress
– Làm giảm nguy cơ mắc trầm cảm và tự sát. Decreasing the risk of depression and suicide
– Làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch. Lowering the risk of cardiovascular disease
– Tăng tuổi thọ. Improving longevity6
Khi bạn có những quan hệ vững mạnh với mọi người, bạn có thể sẽ có động lực thực hiện những hành vi tốt cho sức khỏe của bản thân. Nghiên cứu đã phát hiện ra rằng những người gắn kết nhiều hơn vào các mối quan hệ xã hội cũng có chế độ ăn uống lành mạnh, tập thể dục thường xuyên và tránh hút thuốc.
When you have strong interpersonal relationships, you may feel more motivated to engage in behaviors that are good for your health. Research has found that people who participate more in social relationships are also more likely to eat a healthy diet, exercise regularly, and avoid smoking.7

Tại sao mối quan hệ kết thúc? When Relationships End
Không phải tất cả các mối quan hệ đều lành mạnh, và đôi khi bạn sẽ phải bỏ đi một mối quan hệ độ gây đau khổ hoặc độc hại. Ngoài ra, một số mối quan hệ chỉ giới hạn trong một khoảng thời gian đơn giản chỉ bởi bản chất của kết nối giữa hai bên – mối quan hệ với đồng nghiệp, chuyên gia y tế hoặc giáo viên chẳng hạn, có thể kết thúc theo những cú chuyển mình trong cuộc sống của bạn.
Not all relationships are healthy, and sometimes you might need to let go of a toxic or painful relationship. In addition, some relationships are limited in duration simply by the nature of the connection—your relationship with a coworker, healthcare professional, or teacher, for example, may end based on various transitions in your life.
Những mối quan hệ khác có thể kết thúc vì nhiều lý do, bao gồm chia tay, ly hôn, chuyển nhà hoặc qua đời. Hãy nhớ rằng sẽ rất bình thường khi ta có nhiều cảm xúc đan xen khi một mối quan hệ kết thúc, bao gồm buồn bã, tức giận hoặc đau khổ.
Other relationships may end for various reasons, including a breakup, divorce, a move, or death. Remember that it is normal to feel a range of emotions when a relationship ends, including sadness, anger, or grief.
Nếu bạn đang vật lộn đối phó với mọi chuyện sau khi một mối quan hệ kết thúc, hãy cân nhắc trò chuyện với chuyên gia y tế hoặc trị liệu viên.
If you are struggling after the loss of an interpersonal relationship, consider talking to your healthcare provider or therapist.
Kết luận. Final thoughts
Việc có thể duy trì những mối quan hệ vững bền với mọi người đóng một vai trò cốt lõi trong cả sức khỏe thể chất và tinh thần của bạn. Hãy nghĩ về những phẩm chất mà bạn coi trọng trong hầu hết những mối quan hệ của mình – như niềm tin, sự tôn trọng, tình bạn, sự tử tế và chân thành – và cố gắng cho người khác thấy những giá trị tương tự.
Being able to maintain strong interpersonal relationships plays a critical role in both your physical and emotional well-being. Think about the qualities that you value the most in your relationships— such as trust, respect, friendship, kindness, and honestly—and work on showing others those same virtues.
Mặc dù bạn sẽ dễ bị cuốn theo vòng xoáy của đời sống thường nhật, những hãy biến việc dành thời gian gây dựng và bảo vệ các mối quan hệ với những người bạn quan tâm nhất trở thành một thói quen. Một chút thời gian, sự quan tâm và nỗ lực có thể đảm bảo bạn cho mọi người sự hỗ trợ họ cần và bạn cũng nhận được sự ủng hộ tương tự từ họ.
While it can be easy to get caught up in the busyness of everyday life, make it a habit to spend time cultivating and protecting your relationships with the people who matter the most. A little time, attention, and effort can ensure that you are giving people the support they need and that you get the same support in return.
Tham khảo. Sources
Sprecher S, Treger S, Wondra JD, Hilaire N, Wallpe K. Taking turns: reciprocal self-disclosure promotes liking in initial interactions. Journal of Experimental Social Psychology. 2013;49(5):860-6. doi:10.1016/j.jesp.2013.03.017
Kreiner H, Levi-Belz Y. Self-disclosure here and now: combining retrospective perceived assessment with dynamic behavioral measures. Front Psychol. 2019;10:558. doi:10.3389/fpsyg.2019.00558
Love Is Respect. What are my boundaries?
Batson CD. Altruism in Humans. Oxford University Press; 2011.
American Psychological Association. Manage stress: strengthen your support network. Updated October 2019.
Grav S, Hellzèn O, Romild U, Stordal E. Association between social support and depression in the general population: The HUNT study, a cross-sectional survey. J Clin Nurs. 2012;21(1-2):111-20. doi:10.1111/j.1365-2702.2011.03868.x
Crookes DM, Shelton RC, Tehranifar P, et al. Social networks and social support for healthy eating among Latina breast cancer survivors: Implications for social and behavioral interventions. J Cancer Surviv. 2016;10(2):291–301. doi:10.1007/s11764-015-0475-6
Nguồn: https://www.verywellmind.com/how-to-maintain-interpersonal-relationships-5204856
Như Trang