Cuộc đời này đầy những lựa chọn và ngã rẽ bạn phải chọn, vậy nên chẳng có gì đáng ngạc nhiên khi con người ta đôi lúc cảm thấy hối hận vì những quyết định mình đã đưa ra và cả những điều mình đã không làm.

Life is full of choices and paths not taken, so it isn’t surprising that people sometimes feel regret over both the decisions they made and the ones they didn’t.

Nguồn: Shortform

Hối hận có lẽ là một cảm xúc cực kỳ khó chịu. Mặc dù có nguồn căn từ cảm giác hối lỗi, thất vọng, tội lỗi hoặc tiếc nuối những thứ đã xảy ra trong quá khứ, nhưng cảm xúc này vẫn có thể tác động mạnh mẽ lên đời sống của bạn trong hiện tại. Vấn đề là khi bạn cảm thấy hối hận về những gì đã làm trong quá khứ, thì bạn có thể đôi lúc sẽ bỏ lỡ những niềm vui của thời khắc hiện tại.

Regret can be an incredibly painful emotion. While rooted in feelings of contrition, disappointment, guilt, or remorse for things that have happened in the past, such feelings can have a powerful influence over your life in the here-and-now. The problem is that when you are feeling regret over past choices or past mistakes, you might sometimes miss out on the joys of the present moment.

Hối hận là gì? What Is Regret?

Hối hận được định nghĩa là một cảm xúc khó chịu tập trung vào một niềm tin rằng, một sự kiện nào đó trong quá khứ đáng lẽ có thể được thay đổi để tạo ra kết quả tốt đẹp hơn.

Regret is defined as an aversive emotion focused on the belief that some event from the past could have been changed in order to produce a more desirable outcome.1

Nó là một lối suy nghĩ phản thực tế, khi bạn tưởng tưởng ra những viễn cảnh mà cuộc sống của bạn có thể đã khác đi. Đôi lúc, lối suy nghĩ này bao gồm việc trân trọng sự may mắn của bản thân khi tránh được tai ương, nhưng cũng có khi nó tập trung nhiều vào niềm thất vọng hoặc nỗi ân hận.

It is a type of counterfactual thinking, which involves imagining the ways your life might have gone differently. Sometimes counterfactual thinking might mean appreciating your good luck at avoiding disaster, but at other times it focuses on being disappointed or regretful.

Đặc điểm của nỗi ân hận. Characteristics of Regret

– Nó tập trung vào quá khứ. It focuses on the past

– Nó là một cảm xúc tiêu cực, khó chịu. It is a negative, aversive emotion

– Nó tập trung vào những khía cạnh của chính bản thân. It focuses on aspects of the self

– Nó khiến bạn hay nhìn lên và so sánh. It leads to upward comparisons

– Nó thường khiến chủ thể tự trách. It often involves self-blame

Lý do tại sao nỗi ân hận lại cực kỳ kinh khủng vì, về bản chất, nó thể hiện rằng có một điều gì đó bạn đáng lẽ ra đã làm, một số lựa chọn đáng lẽ nên xuất hiện, hoặc một số hành động vốn nên thực hiện để một điều gì đó tốt đẹp đáng ra nên xuất hiện hoặc một điều khủng khiếp có thể tránh được.

The reason why regret feels so awful is because, by its nature, it implies that there is something you could have done, some choice you could have made, or some action you might have taken that would have made something good happen or avoided something terrible.

Hối hận không chỉ là ước rằng mọi chuyện diễn ra khác đi, mà nó còn thể hiện khía cạnh cố hữu của chúng ta về thái độ tự trách cứ, thậm chí là cả cảm giác tội lỗi.

Regret isn’t just wishing events had gone differently; it also involves an inherent aspect of self-blame and even guilt. 

Hối hận là một cảm xúc khó chịu, nhưng các chuyên gia lại cho rằng nó cũng có tác động tích cực nếu bạn xử lý tốt và cho phép nó giúp bạn đưa ra những lựa chọn tốt hơn trong tương lai.

Regret is a difficult thing to feel, but some experts suggest it can also have a positive impact if you cope with it well and allow it to help you make better choices going forward.

“Không hối tiếc” đã trở thành một câu thần chú phổ biến với nhiều người, hàm ý rằng hối hận là tốn thời gian và làm mệt người. Nó là một góc nhìn thường gặp trong các nền văn hóa đại chúng và được nhiều người góp nhặt từ những nhân vật có tầm ảnh hưởng trên mạng xã hội đến những người nổi tiếng và cả những người có khả năng tự lực cao.

“No regrets” has become a popular mantra for many, signifying the idea that regret is a waste of time and energy. It’s a worldview repeated in popular culture and touted by everyone from social media influencers to celebrities to self-help gurus.

Và, theo nhà tâm lý học Daniel Pink, tác giả của cuốn “Sức mạnh của sự hối hận”, điều này sai 100%. Ông cho rằng hối hận không chỉ là điều hoàn toàn bình thường, mà thậm chí nó còn khá tốt cho sức khỏe. Theo Pink, hối hận có thể là một nguồn thông tin có giá trị. Khi được sử dụng đúng, nó có thể dẫn dắt, thúc đẩy và truyền cảm hứng giúp bạn đưa ra những chọn lựa tốt hơn trong tương lai.

And, according to psychologist Daniel Pink, author of “The Power of Regret,” it is 100% wrong. He suggests that regret is not only perfectly normal, it can even be healthy. According to Pink, regret can act as a source of valuable information. When utilized well, it can guide, motivate, and inspire you to make better choices in the future.2

Gợi ý đối phó với nỗi ân hận. Tips for Coping With Regret

Mặc dù bạn không thể không hối hận, nhưng có một số điều bạn có thể làm để hạn chế cảm giác này. Hoặc loại ra cái tiêu cực trong những cảm xúc này và biến sự ân hận thành cơ hội để phát triển và thay đổi.

While you can’t avoid regret, there are things that you can do to minimize these feelings. Or take the negativity out of these feelings and turn your regrets into opportunities for growth and change.

Hối hận thường được định hình rõ nhất bằng một cảm xúc tiêu cực, nhưng nó có thể đảm nhận một chức năng quan trọng và thậm chí còn là một nguồn lực tích cực vào một số thời điểm trong cuộc sống. Ví dụ, hối hận có thể tạo động lực cho bạn. Nó có thể khiến bạn vượt qua những lầm lỗi trong quá khứ và hành động để sửa chữa những sai lầm này.

Regret is most often characterized as a negative emotion, but it can serve an important function and even act as a positive force in your life at times. For example, regret can be motivating. It can drive you to overcome past mistakes or take action to correct them

Nghiên cứu cũng phát hiện ra rằng cả hối hận do trải nghiệm quá khứ và hối hận dự đoán cho tương lai đều có thể gây ảnh hưởng lên việc đưa ra quyết định của bạn trong tương lai. Nỗ lực nhằm tránh phải hối hận về sau có thể giúp bạn đưa ra lựa chọn đúng đắn hơn.

Research has also found that both experienced regret and anticipated regret can influence the decisions that you make in the future. Efforts to avoid future regrets can help you make better decisions.3

Tập chấp nhận bản thân. Practice Self-Acceptance

Thừa nhận và chấp nhận cảm xúc của bạn là cực kỳ quan trọng. Khi bạn chấp nhận bản thân và những gì bạn đang cảm thấy, thì bạn sẽ có thể nhận ra rằng giá trị của bạn không được định hình bởi những lỗi lầm hoặc thất bại.

Acknowledging and accepting what you are feeling is essential. When you accept yourself and what you are feeling, you are able to recognize that your value isn’t defined by your mistakes or failures.

Chấp nhận bản thân và cảm xúc của chính mình không có nghĩa là bạn không muốn thay đổi hoặc cải thiện để tốt hơn. Nó chỉ là bạn có thể nhận ra rằng mình luôn học hỏi, thay đổi và phát triển.

Accepting yourself and your feelings does not mean you don’t want to change things or do better. It just means that you are able to recognize that you are always learning, changing, and growing.

Tổng kết. Recap

Hãy nhắc nhở bản thân mình rằng những việc trong quá khứ không làm nên tương lai của bạn, và bạn có thể đưa ra những lựa chọn đúng đắn hơn trong tương lai.

Remind yourself that the events of the past don’t determine your future, and you are capable of making better choices in the future.

Tha thứ cho bản thân. Forgive Yourself

Vì hối hận cấu thành từ cảm giác tội lỗi và khiển tránh bản thân, nên tìm cách tha thức cho chính mình sẽ giúp bạn giải tỏa được một số cảm xúc tiêu cực có liên quan. Tha thứ cho chính mình là tự nguyện chọn cách buông bỏ cơn nóng giận, oán giận, hoặc thất vọng dành cho bản thân.

Because regret involves a component of guilt and self-recrimination, finding ways to forgive yourself can help relieve some of the negative feelings associated with regret. Forgiving yourself involves making a deliberate choice to let go of the anger, resentment, or disappointment you feel about yourself.

Chấp nhận lỗi lầm là một phần trong quá trình này, nhưng muốn tha thứ bạn cũng cần phải tập yêu thương chính mình. Thay vì trừng phạt bản thân vì đã mắc lỗi, hãy đối xử với bản thân bằng sự tử tế và vị tha tương tự như những gì bạn đang dành cho người bạn thương yêu.

Accepting your mistakes is one part of this process, but forgiveness also requires you to practice self-compassion. Rather than punishing yourself for mistakes, treat yourself with the same kindness and forgiveness that you would show a loved one.

Bạn có thể làm điều này bằng cách chịu trách nhiệm vì những gì đã diễn ra, thể hiện sự ăn năn vì lỗi sai mình phạm phải, hành động để sửa lỗi. Bạn có lẽ không thay đổi được quá khứ nhưng từng bước cải thiện tốt hơn trong tương lai có thể giúp bạn tha thứ cho bản thân và hướng về phía trước mà không phải ngoảnh đầu lại.

You can do this by taking responsibility for what happened, expressing remorse for your errors, and taking action to make amends. You might not be able to change the past, but taking steps to do better in the future can help you forgive yourself and move forward instead of looking back.4

Xin lỗi vì đã phạm lỗi. Apologize for Mistakes

Nguồn: RTL Nieuws

Ngoài tha thứ cho bản thân, bạn cũng nên xin lỗi cả những người vốn đã đang bị ảnh hưởng bởi sai lầm của bạn. Điều này có thể cực kỳ quan trọng nếu nỗi hối hận xuất hiện trong xung đột ở các mối quan hệ hoặc những vấn đề khác khiến tinh thần bạn bị khó chịu và đau khổ.

In addition to forgiving yourself, you may find it helpful to apologize to other people who may have also been affected. This can be particularly important if your regrets are centered on conflicts in relationships or other problems that have caused emotional distress and pain.

Một lời xin lỗi chân thành có thể giúp người kia hiểu được bạn cảm thấy ân hận vì những gì đã xảy ra và bạn thấu cảm với cảm xúc của chính mình.

A sincere apology can let the other person know that you feel remorse about what happened and that you empathize with their feelings.

Hành động. Take Action

Một cách giúp đối phó với cảm giác hối hận là sử dụng những trải nghiệm này để cải thiện hành động trong tương lai. Hãy cân nhắc bạn đáng lẽ thay đổi và làm khác đi như thế nào, nhưng thay vì trầm đắm suy tư về những thứ không thể thay đổi, hãy “tái chỉnh khung” nhận thức, coi nó như một cơ hội học hỏi giúp bạn đưa ra những lựa chọn tốt hơn trong tương lai.

One way to help cope with feelings of regret is to use those experiences to fuel future action. Consider what you might have changed and done differently, but instead of ruminating over what cannot be changed, reframe it as a learning opportunity that will allow you to make better choices in the future.

Trong thực tế, bạn có lẽ không thể đưa ra lựa chọn “tốt hơn” trong quá khứ vì bạn không có kiến thức, kinh nghiệm hoặc không thể đoán trước được kết quả. Bạn đưa ra lựa chọn dựa trên những gì bạn biết lúc đó và những công cụ và thông tin bạn nắm giữ ngay lúc đó.

In reality, you may not have been capable of making a “better” choice in the past simply because you didn’t have the knowledge, experience, or foresight to predict the outcome. You made the choice you did based on what you knew then and the tools and information you had at your disposal.

Hãy nhắc bản thân nhớ rằng nhờ những gì bạn đã biết trong quá khứ màbây giờ bạn mới có kiến thức cần thiết để đưa ra lựa chọn tốt hơn cho lần tới khi gặp phải tình thế tương tự.

Remind yourself that now that because of what you learned in the past, you now have the knowledge you need to make a better choice the next time you encounter a similar dilemma.

Tổng kết. Recap

Nhớ rằng những sự kiện trong quá khứ không quyết định tương lai của bạn, và bạn có thể đưa ra lựa chọn tốt hơn trong tương lai.

Remember that the events of the past don’t determine your future, and you are capable of making better choices in the future.

Tái chỉnh khung. Reframe It

Tái chỉnh khung nhận thức là một kỹ thuật giúp bạn thay đổi tư uy và cách suy nghĩ về một vấn đề. Phương pháp này có thể giúp bạn thay đổi góc nhìn, cho thấy sự yêu thương bản thân, và công nhận những cảm xúc đang có trong bạn. Nó cũng có thể giúp bạn nhìn nhận tình huống theo một cách tích cực hơn và vượt qua những méo mó nhận thức gây ra lối suy nghĩ tiêu cực.

Cognitive reframing is a strategy that can help you change your mindset and shift how you think about a situation. This approach can help you change your perspective, show compassion for yourself, and validate the emotions that you are feeling. It can also help you to see situations in a more positive way and overcome some of the cognitive distortions that often play a role in negative thinking.

Như Pink đã từng trình bày trong cuốn sách của mình, triết lý “Không hối hận” không hẳn là không hề hối hận, mà là tái chỉnh khung nhận thức về nó, hay như ông gọi là tối ưu hóa nó. Là thừa nhận lỗi lầm trong quá khứ đã giúp định hình con người bạn hôm nay.

As Pink notes in his book, the popular “no regrets’ philosophy isn’t so much about denying regret as it is about reframing it, or as he calls it, optimizing it. It is an acknowledgment that mistakes of the past have shaped who you are today.

Ta sẽ tái chỉnh khung nỗi hối hận đó và xem nó như một cơ hội học hỏi giúp xây dựng sức bật tinh thần và sự khôn ngoan. Không phải là bạn không thay đổi quá khứ nếu có cơ hội – mà ở đây là nhận ra rằng những lựa chọn này giúp bạn học hỏi và có thể giúp bạn đưa ra những quyết định đúng hơn trong tương lai.

It is about reframing that regret and seeing it as a learning opportunity that helps build resilience and wisdom. It’s not that you wouldn’t change past decisions if you couldits about recognizing that those choices helped you learn and can help you make better decisions in the future.

Tổng kết. Recap

Thay đổi cách suy nghĩ về những điều đã xảy ra trong quá khứ có thể giúp bạn nhìn nhận hối hận theo góc nhìn khác. Thay vì đắm chìm trong cảm xúc tiêu cực, bạn có thể coi nó như một nguồn thông tin hướng bạn đi về phía trước.

Changing how you think about things that have happened in the past can also help you see regret in a different way. Instead of dwelling on negative feelings, you can see it as information that can guide you going forward.

Điều gì tạo nên sự hối hận? What Causes Regret?

Bất cứ khi nào bạn phải đưa ra lựa chọn, bạn đều có khả năng hối hận. Bạn có đưa ra quyết định đúng đắn không? Mọi chuyện đáng lẽ có thể tốt hơn? Bạn sẽ vui hơn chứ nếu bạn lựa chọn khác đi?

Anytime you are required to make a choice, there is an opportunity for regret. Did you make the right decision? Could things have turned out better? Would you be happier if you’d chosen differently?

Những kiểu hối hận này đôi khi tập trung từ những điều khá bình thường (như bữa trưa mình nên ăn súp hay sandwich) đến những quyết định thay đổi cuộc sống (như có nên chọn một ngành nghề khác hay cưới một người khác).

Such regrets sometimes center on the mundane (like whether you should have had the soup or the sandwich for lunch) to the life-altering (like whether you should have picked a different career or married a different partner).

Những chính xác thì điều gì khiến con người ta hối hận về quyết định này mà không phải số còn lại? Theo các nhà nghiên cứu, bản thân cơ hội cũng đóng một vai trò quan trọng.

But what exactly causes people to regret some decisions and not others? According to researchers, opportunity itself plays a major role.1

Nếu quyết định không nằm trong tay bạn hoặc bị ảnh hưởng lớn từ các thế lực bên ngoài, thì bạn sẽ ít có cảm giác hối hận về những thứ đã xảy ra. Lý do là vì các quá trình như bất hòa nhận thức và hợp lý hóa đã, trong vô thức, tác động làm giảm thiểu trách nhiệm cá nhân của bạn lên kết quả đã diễn ra.

If the decision was out of your hands or largely influenced by outside forces, you’re less likely to feel regretful about what happened. The reason for this is that processes such as cognitive dissonance and rationalization kick in to unconsciously minimize your personal responsibility for the outcome.

Ví dụ, nếu bạn mua một thứ đồ mà bạn biết mình không thể đổi trả, bạn sẽ ít hối hận hơn. Theo các nhà nghiên cứu, con người ta thường đè nén hoặc làm méo mó nhiều nỗi hối hận trong đời sống thường nhật trong khi thậm chí lại không hề nhận thứ rõ những gì đang thực sự diễn ra.

For example, if you buy an item knowing you cannot return it, you’re less likely to regret your purchase. According to researchers, people often unconsciously suppress or distort many of life’s daily regrets without even realizing that it is happening.

Đó là khi bạn có nhiều cơ hội để đổi ý, như khi bạn biết mình có thể trả lại một món đồ và chọn một thứ khác, thì bạn sẽ ước rằng mình chọn khác đi. Các nhà nghiên cứu gọi đây là nguyên lý cơ hội, cho rằng cơ hội càng lớn, hối hận càng nhiều.

It is when you have more opportunities to change your mind, such as when you know you can return an item and pick something different, that you are more likely to wish you had chosen differently. Researchers refer to this as the opportunity principle, which suggests that more opportunity leads to more regrets.5

Kiểm soát và cơ hội có thể đóng  một vai trò quyết định liệu bạn có hay không hối hận. Khi năng lực kiểm soát kết quả không nằm trong tay bạn, bạn có thể sẽ ít hối hận vì lựa chọn của mình hơn. Nhưng khi có nhiều lựa chọn xuất hiện, bạn sẽ hay hối hận hơn.

Control and opportunity can play a role in whether or not you experience regret. When your ability to control the outcome is out of your hands, you may be less likely to regret your choice. But when many different options are present, you’re more likely to regret your choice.

Người ta hối hận cái gì nhất? What Do People Regret Most?

Trong một nghiên cứu xuất bản năm 2008, các nhà nghiên cứu đã phân tích dữ liệu đã lưu trữ để tìm hiểu rõ hơn khía cạnh nào dễ khơi gợi nên cảm giác hối hận nhất. Kết quả cho thấy 6 khía cạnh phổ biến nhất tập trung vào giáo dục, sự nghiệp, tình cảm, làm cha mẹ, bản thân và thú vui. Ngoài top 6 này, thì hối hận cũng hay rơi vào những chủ đề như tài chính, gia đình, sức khỏe, bạn bè, tâm linh và cộng đồng.

In an older study published in 2008, researchers analyzed archival data to learn more about which areas were most likely to trigger feelings of regret. The results indicated that the six most common regrets were centered in the areas of education, career, romance, parenting, the self, and leisure.1 Beyond those top six, regrets then centered on the topics of finance, family, health, friends, spirituality, and community.

Điều thú vị là con người ta hay hối hận vì những gì mình không làm hơn là những gì mình đã làm. Ví dụ, bạn hối hận vì đã không chọn theo một ngành nghề nào đó hoặc không mời ai đó mình thích đi chơi hơn là hối hận vì công việc hay người bạn đời mình đã chọn. Đó là vì cái mình không làm hay đưa đến những kết quả trong tưởng tượng.

Interestingly, people are often more likely to regret inaction than action. For example, you’re more likely to regret not choosing a certain career or not asking out someone you were interested in than to feel regret over the job and partner you did choose. This is because actions not taken are more subject to imagined outcomes.

Hệ quả của những gì bạn đã làm là khá cố định và rõ ràng, nhưng những điều bạn không làm giống như kiểu những cơ hội vô hạn đã bị bỏ lỡ. Nói cách khác, những gặt hái thu được từ những cái bạn không lựa chọn thường hay lớn hơn những hệ quả thực tế từ những hành động đã làm, vậy nên nỗi ân hận vì đã bỏ lỡ cơ hội trong tâm trí bạn sẽ khá đáng kể.

The consequences of the actions you did take are set in stone and readily apparent, but the ones you didn’t take seem like boundless opportunities wasted. In other words, the perceived gains of the choices you didn’t make seem to outweigh the actual consequences of your actions, so the sting of regret for missed opportunities looms much larger in your mind.6

Tổng kết. Recap

Nỗi hối hận thường gặp tập trung vào nhiều khía cạnh khác nhau của cuộc sống, bao gồm giáo dục, sự nghiệp và tình cảm. Ngoài việc hối hận những thứ đã chọn, người ta còn hay hối hận vì những thứ mình đã không làm.

Common regrets center on areas of life including education, career, and romance. In addition to regretting choices, people often regret not taking certain actions in the past.

Tác động của sự hối hận. Impact of Regret

Hối hận có thể gây hại lên cả thể chất và tinh thần của bạn. Cảm giác hối hận có thể đưa đến những triệu chứng trên cơ thể như căng cơ, rối loạn giấc ngủ, khẩu vị thay đổi, đau đầu, đau cơ, đau khớp và căng thẳng mãn tính.

Regret can take both a physical and emotional toll on your body and mind. Feelings of regret can often lead to physical symptoms such as muscle tension, sleep disturbances, changes in appetite, headaches, muscle pain, joint pain, and chronic stress.

Nghiên cứu đã chỉ ra rằng liên tục hối hận có thể làm tăng nguy cơ mắc các vấn đề về hô hấp, đau tức ngực, đau khớp và tình trạng sức khỏe đi xuống.

Studies have shown that persistent regret can increase your risk of problems with breathing issues, chest pain, joint pain, and poorer overall health.7

Liên tục đắm chìm vào những nỗi ân hận trong quá khứ làm xuất hiện những triệu chứng như lo âu, trầm cảm, lòng tự trọng kém, bất lực và cảm giác vô vọng.

Constantly ruminating on past regret can lead to symptoms such as anxiety, depression, poor self-esteem, helplessness, and feelings of hopelessness.

Nỗi sợ rằng mình sẽ ân hận trong tương lai cũng ảnh hưởng lên hành vi. Hối hận dự đoán trước, hay tin rằng mình sẽ hối hận một điều gì đó trong tương lai, cũng có thể đóng một vài trò gây ra các hành vi liều lĩnh và ảnh hưởng lên sức khỏe trong đời sống hiện tại.

Fear of future regret can also affect your behavior. Anticipated regret, or the belief that you will regret something in the future, can also play a role in risk-taking and health-related behaviors you engage in today.

Khi con người ta nghĩ rằng việc hành động sẽ đưa đến ân hận lớn hơn, họ cũng ít có gây ra các hành vi liều lĩnh hơn. Và khi con người ta nghĩ rằng không hành động khiến bản thân hối hận (như không chăm lo sức khỏe hoặc không tập thể dục thường xuyên), thì họ sẽ dễ hành động để tránh né sự ân hận trong dự đoán này.

When people think taking an action will lead to greater regret, they are less likely to engage in risky behavior. And when people think that not taking action will lead to feelings of regret (such as not taking care of their health or not engaging in regular exercise), they become more likely to take steps to avoid those anticipated regrets.8

Nghiên cứu cũng đã phát hiện ra rằng việc để tâm đến nỗi ân hận dự đoán trước có thể ảnh hưởng lên những quyết định đưa ra khi ta đại diện cho những người khác. Khi ta lo rằng mọi người sẽ thất vọng hoặc hối hận thì ta sẽ dễ đưa ra những lựa chọn mang tính bảo thủ hơn.

Studies have also found that concern about anticipated regret can influence the decisions that people make on the behalf of others.9 When people are worried that people are going to be disappointed or regretful, they are more likely to make more conservative choices.

Tổng kết. Recap

Không đối phó được với cảm giác hối hận có thể gây ra căng thẳng và nỗi đau tinh thần. Nó cũng có thể ảnh hưởng lên hành vi của bạn trong tương lai. Hối hận dự đoán trước thường sẽ giúp con người ta tránh được những hành vi liều lĩnh hoặc hành động nhằm tránh hệ quả mà rồi sau này bạn sẽ lại tiếp tục hối hận.

Coping poorly with regret can lead to stress and emotional pain. It can also affect your future behavior. Anticipated regret often leads people to avoid risky behavior or engage in certain actions in order to avoid consequences that they might eventually regret.

Kết luận. Bottom lines

Hối hận là một cảm xúc tiêu cực có thể sẽ rất khó để vượt qua. “Chấp nhận cuộc sống và bạn sẽ phải chấp nhận sự hối hận,” triết gia Henri-Frédéric Amial đã chia sẻ. Mặc dù hối hận là một hệ quả khó tránh khỏi khi chúng ta sống và đưa ra lựa chọn, nhưng bạn vẫn có thể tìm cách đối phó với những cảm xúc này và thậm chí biến chúng thành cơ hội để phát triển.

Regret is an aversive emotion that can be difficult to overcome. “Accept life, and you must accept regret,” said the philosopher Henri-Frédéric Amiel. While regret is an unavoidable consequence of living life and making choices, you can find ways to cope with these feelings and even turn them into opportunities for growth.

Nguồn: Ask Alan Heath

Học cách chấp nhận cảm xúc, tha thứ cho bản thân vì những lỗi lầm, và từng bước học tập từ trải nghiệm có thể giúp giảm bớt nhiều cảm xúc tiêu cực gắn liền với hối hận. Mặc dù bạn có thể không thực sự sống một đời sống “không hối hận”, nhưng bạn có thể thay đổi cách bạn nghĩ về những thứ bạn đáng lẽ có thể thay đổi và học cách tập trung vào khoảnh khắc hiện tại thay vì cứ mãi “nhai” lại quá khứ.

Learning to accept your feelings, forgiving yourself for mistakes, and taking steps to learn from your experiences can help minimize many of the negative feelings associated with regret. While you may not truly be able to live life with “no regrets,” you can change how you think about the things you might have changed and learn to focus on the present moment instead of ruminating over the past.

Tham khảo. Sources

Roese NJ, Summerville A. What we regret most… and why. Pers Soc Psychol Bull. 2005;31(9):1273-1285. doi:10.1177/0146167205274693

Pink D. The Power of Regret.

Joseph-Williams N, Edwards A, Elwyn G. The importance and complexity of regret in the measurement of ‘good’ decisions: a systematic review and a content analysis of existing assessment instruments. Health Expect. 2011;14(1):59-83. doi:10.1111/j.1369-7625.2010.00621.x

Cornish MA, Wade NG. A therapeutic model of self-forgiveness with intervention strategies for counselors. Journal of Counseling & Development. 2015;93(1):96-104. doi:10.1002/j.1556-6676.2015.00185.x

Papé L, Martinez LF. Past and future regret and missed opportunities: an experimental approach on separate evaluation and different time frames. Psicol Reflex Crit. 2017;30(1):20. doi:10.1186/s41155-017-0074-8

Gilovich T, Medvec VH, Chen S. Commission, omission, and dissonance reduction: Coping with the “Monty Hall” problem. Personality and Social Psychology Bulletin. 1995;21:182190. doi:10.3389/fpsyg.2015.00353

Wrosch C, Bauer I, Miller GE, Lupien S. Regret intensity, diurnal cortisol secretion, and physical health in older individuals: Evidence for directional effects and protective factors. Psychology and Aging. 2007;22(2):319-330. doi:10.1037/0882-7974.22.2.319

Brewer NT, DeFrank JT, Gilkey MB. Anticipated regret and health behavior: A meta-analysis. Health Psychol. 2016;35(11):1264-1275. doi:10.1037/hea0000294

Kumano S, Hamilton A, Bahrami B. The role of anticipated regret in choosing for others. Sci Rep. 2021;11(1):12557. doi:10.1038/s41598-021-91635-z

Nguồn: https://www.verywellmind.com/how-to-cope-with-regret-5218665

Như Trang

Advertisement