Người cầu toàn là người có tính luôn tìm hướng đến sự hoàn thiện toàn mỹ. Người ta thường đạt được điều này bằng cách “chăm chăm” vào những thứ kém hoàn hảo, cố gắng kiểm soát tình hình, làm việc chăm chỉ, và/hoặc liên tục chê bai bản thân hoặc người khác.

A perfectionist is someone who has a personality that strives for flawlessness. This is often accomplished through fixating on imperfections, trying to control situations, working hard, and/or being critical of the self or others.

Nguồn: The Economist

Nếu bạn không biết mình có là người cầu toàn hay không thì có lẽ bạn chính là một người thuộc nhóm này, dù mức độ thấp. Và cũng có khả năng bạn đã đầu tư vào xây dựng một bản dạng là một người cầu toàn vì những hàm nghĩa tích cực của từ “hoàn hảo”.

If you’re wondering whether or not you are a perfectionist, there’s a good chance you are, at least to a degree. There’s also a good chance you have some investment in the identity of being a perfectionist because of the positive connotations of the word “perfect.”

Bài viết này sẽ thảo luận những điều gì tạo nên tính cầu toàn và tại sao nó đôi khi lại tác động tiêu cực lên đời sống của bạn. Bài viết cũng cung cấp một số gợi ý giúp bạn quyết định  mức độ bạn muốn điều tiết một số khía cạnh của tính cách này như thế nào, và những chiến lược giúp bạn đạt được mục tiêu.

This article discusses what constitutes perfectionism and why it can sometimes have a negative impact on your life. It also offers tips to help you decide how much you want to work at moderating some of these traits, and strategies to accomplish your goal.

Cạm bẫy khi trở thành người cầu toàn. Pitfalls of Being a Perfectionist

Vấn đề với thói cầu toàn – và lý do bạn nên biết nếu bạn sở hữu bất kỳ đặc trưng tính cách cầu toàn – là người cầu toàn, thực sự, lại không mấy thành công và gặp nhiều căng thẳng hơn những người thành công thường gặp khác.

The problem with perfectionismand the reason you’ll want to know if you possess any perfectionistic traitsis that perfectionists actually tend to achieve less and stress more than regular high achievers.

Là một người cầu toàn sẽ khiến bạn gặp nhiều khó khăn vì bạn sẽ rất khó đáp ứng mục tiêu trở nên hoàn hảo, hoặc thậm chí là đạt đến những điều tốt nhất có thể của bản thân.

Being a perfectionist is challenging because it’s very difficult to meet the goal of being perfect, or even of reaching a personal best.

Cầu toàn tiêu cực được định hình bởi sự tập trung quá mức vào khả năng kiểm soát. Người cầu toàn có thể cực kỳ kén chọn và bị ám ảnh, luôn muốn đảm bảo mọi thứ không có lỗi lầm gì, điều này khiến họ luôn nỗ lực kiểm soát tình huống và con người. Từ đây góp phần hình thành căng thẳng và gây tổn hại lên các mối quan hệ với người khác.

Unhealthy perfectionism is characterized by an excessive focus on control. Perfectionists can become extremely picky and preoccupied with making sure that everything is flawless, which can lead to attempts to control situations or people. This can contribute to stress and take a toll on interpersonal relationships.

Căng thẳng gây ra do cầu toàn quá mức có thể gây cảm giác lo âu và làm đưa đến những hệ quả như lòng tự trọng thấp, rối loạn ăn uống, rối loạn giấc ngủ và các bất ổn tâm lý khác.

The stress caused by this level of perfectionism can lead to feelings of anxiety and has been linked to outcomes such as low self-esteem, eating disorders, sleep disturbances, and psychological distress.1

Tổng kết. Recap

Cầu toàn tiêu cực có thể khiến bạn khó đạt được mục tiêu. Nó cũng đưa đến một số hệ quả tiêu cực tiềm ẩm như lo âu, căng thẳng, bồn chồn, và trầm cảm, v.v…

Unhealthy perfectionism can make it difficult to achieve your goals. It can also lead to worry, stress, anxiety, and depression, among other potential negative outcomes.

10 đặc điểm của người cầu toàn. 10 Perfectionist Traits

Người cầu toàn trông rất giống với những người thành công cao, nhưng lại có một số khác biệt quan trọng. Dưới đây là 10 đặc điểm thường được công nhận ở người cầu toàn mà bạn có thể cũng sẽ thấy bản thân hoặc người bạn biết sở hữu một vài trong số chúng. Có cái nào dưới đây nghe quen thuộc với bạn không?

Perfectionists are a lot like high achievers, but with some key differences. The following are ten telltale traits of perfectionists that you may be able to spot in yourself or in people you know. Do any of these sound familiar?

1. Thói suy nghĩ “được ăn cả ngã về không.” All-or-Nothing Thinking

Người cầu toàn, giống như người thành công, thường hay đặt ra những mục tiêu cao và làm việc chăm chỉ để hướng đến chúng. Tuy nhiên, người thành công có thể hài lòng khi bản thân đã cố gắng làm tốt và đạt được kết quả tốt nhất (hoặc gần như vậy), thậm chí ngay cả khi họ không hoàn toàn đạt đến mục tiêu cao chót vót của họ. Người cầu toàn tuyệt đối không chấp nhận bất kỳ điều gì trừ sự hoàn hảo. “Gần như hoàn hảo” bị xem là một thất bại.

Perfectionists, like high achievers, tend to set high goals and work hard toward them. However, a high achiever can be satisfied with doing a great job and achieving excellence (or something close), even if their very high goals aren’t completely met. Perfectionists will accept nothing less than perfection. “Almost perfect” is seen as failure.

Nguồn: Daily Sabah

2. Hay phê bình. Being Highly Critical

Người cầu toàn hay chê bai bản thân và người khác hơn những người thành công. Trong khi người thành công tự hào về thành tích của mình và hỗ trợ mọi người thì người cầu toàn lại hay tìm thấy những lỗi sai và những điều kém hoàn hảo.

Perfectionists are more critical of themselves and others than high achievers. While high achievers take pride in their accomplishments and tend to be supportive of others, perfectionists tend to spot mistakes and imperfections.

Họ xoáy vào những điểm kém hoàn hảo, và không thể nhìn thấy điều gì khác. Họ hay phán xét và khó khăn với chính bản thân và người khác khi “thất bại” xuất hiện.

They hone in on imperfections and have trouble seeing anything else. They’re more judgmental and hard on themselves and on others when “failure” does occur.

3. Bị thúc đẩy bởi nỗi sợ. Feeling Pushed By Fear

Người thành công thường hướng về mục tiêu và được thúc đẩy bởi khao khát đạt được chúng. Họ hạnh phúc với từng bước đi họ đạt được trong hướng đi đúng đắn họ đã xác định.

High achievers tend to be pulled toward their goals and by a desire to achieve them. They are happy with any steps made in the right direction.

Người cầu toàn, mặt khác, lại hướng đến mục tiêu của mình bằng nỗi sợ rằng mình không đạt được chúng và bất cứ điều gì không chạm đến ngưỡng hoàn hảo đều bị coi là một thất bại.

Perfectionists, on the other hand, tend to be pushed toward their goals by a fear of not reaching them and see anything less than a perfectly met goal as a failure.

4. Có những tiêu chuẩn thiếu thực tế. Having Unrealistic Standards

Nguồn: Psychlopaedia

Mục tiêu của người cầu toàn không phải lúc nào lúc hợp lý. Trong khi người thành công có thể cũng có mục tiêu cao, họ cũng tận hưởng việc cố thêm một chút nữa sau khi đã đạt đến mục tiêu đề ra, thì người cầu toàn thường đặt ra những mục tiêu ban đầu vượt ngoài tầm với.

A perfectionist’s goals aren’t always reasonable. While high achievers can set their goals high, perhaps enjoying the fun of going a little further once goals are reached, perfectionists often set their initial goals out of reach.

Người thành công thường hạnh phúc và thành công hơn người cầu toàn trong hành trình theo đuổi mục tiêu của mình.

High achievers tend to be happier and more successful than perfectionists in the pursuit of their goals.

5. Chỉ tập trung vào kết quả. Focusing Only on Results

Người thành công có thể tận hưởng quá trình theo đuổi mục tiêu tương tự hoặc nhiều hơn việc thực tế đạt được mục tiêu. Ngược lại, người cầu toàn chỉ nhìn thấy mục tiêu, không hề có thứ gì khác. Họ quá tập trung vào việc đạt được mục tiêu và tránh thất bại nên không thể tận hưởng quá trình cố gắng và hoàn thiện mình.

High achievers can enjoy the process of chasing a goal as much or more than the actual reaching of the goal itself. Conversely, perfectionists see the goal and nothing else. They’re so concerned about meeting the goal and avoiding the dreaded failure that they can’t enjoy the process of growing and striving.

6. Cảm thấy trầm cảm khi không đạt được mục tiêu. Feeling Depressed by Unmet Goals

Người cầu toàn cũng ít hạnh phúc và thoải mái hơn người thành công. Trong khi người thành công có thể hồi phục khá dễ dàng sau khi bị thất vọng, thì người cầu toàn lại hay chì chiết bản thân nhiều hơn và đắm chìm trong cảm xúc tiêu cực khi những mong đợi cao ngất của họ không đạt được. Họ vật lộn để đi tiếp khi mọi thứ không diễn ra theo đúng những gì họ mong đợi.

Perfectionists are much less happy and easygoing than high achievers. While high achievers are able to bounce back fairly easily from disappointment, perfectionists tend to beat themselves up much more and wallow in negative feelings when their high expectations go unmet. They struggle to move on when things don’t work out the way they had hoped.

7. Sợ thất bại. Fear of Failure

Nguồn: Forbes

Người cầu toàn sợ thất bại hơn người thành công rất nhiều. Vì họ đặt cược quá nhiều vào kết quả và trở nên thất vọng khi mọi chuyện không hoàn hảo, thất bại trở thành một viễn cảnh đáng sợ. Và vì bất kỳ thứ gì kém hoàn hảo đều bị coi là thất bại nên người cầu toàn sẽ khó mà có khởi đầu mới với bất kỳ chuyện gì.

Perfectionists are much more afraid to fail than high achievers are. Because they place so much stock in results and become so disappointed by anything less than perfection, failure becomes a very scary prospect. And since anything less than perfection is seen as a failure, it makes it difficult to get started on anything new.

8. Trì hoãn. Procrastination

Nghe có vẻ hơi ngược đời khi người cầu toàn lại hay trì hoãn, vì đặc tính này gây cản trở năng suất, nhưng cầu toàn và trì hoãn thực sự lại song hành với nhau.

It seems paradoxical that perfectionists would be prone to procrastination, as that trait can be detrimental to productivity, but perfectionism and procrastination do tend to go hand in hand.

Đó là vì người cầu toàn sợ thất bại, nên họ đôi khi sẽ cực kỳ lo lắng về một thứ gì đó chưa hoàn hảo, từ đây họ chần chừ và rồi không làm bất cứ điều gì cả.

This is because, fearing failure as they do, perfectionists will sometimes worry so much about doing something imperfectly that they become immobilized and fail to do anything at all.

Trì hoãn có thể đưa đến cảm giác thất bại nặng nề hơn, từ đó duy trì một chu kỳ sa lầy và lẩn quẩn.

Procrastination can lead to greater feelings of failure, further perpetuating a vicious and paralyzing cycle.

9. Thói chống chế. Defensiveness

Nguồn: Soar with Mary

Vì màn thể hiện “kém hoàn hảo” là một thứ rất đau khổ và đáng sợ với người cầu toàn, nên họ thường hay đáp lại bằng thái độ chống chế với những phê bình mang tính xây dựng. Người thành công, mặt khác, có thể tìm thấy được những thông tin hữu ích từ lời phê bình nhằm cải thiện tốt hơn trong tương lai.

Because a less-than-perfect performance is so painful and scary to perfectionists, they tend to respond defensively to constructive criticism. High achievers, on the other hand, can see criticism as valuable information to help their future performance.

10. Lòng tự trọng thấp. Low Self-Esteem

Người thành công thường có lòng tự trọng cao; nhưng người cầu toàn lại không như vậy. Người cầu toàn thường hay tự chỉ trích bản thân, không hạnh phúc và khổ sở vì lòng tự trọng thấp.

High achievers tend to have equally high self-esteem; that’s not so with perfectionists. Perfectionists tend to be very self-critical and unhappy and suffer from low self-esteem.

Họ cũng có thể cô đơn hoặc bị cô lập bởi bản tính hay chê bai và tính cứng nhắc của họ có thể đẩy mọi người ra xa. Điều này lại càng khiến lòng tự trọng của họ suy giảm. Cuối cùng, nó có thể tác động nghiêm trọng lên cách một người nhìn nhận bản thân và mức độ hài lòng cuộc sống nói chung.

They can also be lonely or isolated as their critical nature and rigidity can push others away as well. This can lead to even lower self-esteem. Ultimately, this can have a serious impact on a person’s self-image and overall life satisfaction.

Tổng kết. Summary

Chủ nghĩa cầu toàn tích cực có thể thúc đẩy giúp con người ta thể hiện năng lực tốt hơn, nhưng cầu toàn tiêu cực có thể đưa đến căng thẳng, lo âu, lòng tự trọng thấp và những vấn đề khác có thể ảnh hưởng lên chất lượng cuộc sống. Người cầu toàn thường hay chê bai, lấy nỗi sợ làm động lực, có những mong đợi thiếu thực tế, sợ thất bại và hay chống chế khi bị người khác chỉ trích.

Healthy perfectionism can drive people to perform their best, but unhealthy perfectionism can lead to stress, anxiety, low self-esteem, and other problems that can affect quality of life. Perfectionists are often critical, driven by fear, have unrealistic expectations, fear failure, and are defensive when they face any criticism.

Kết luận. Final thoughts

Nếu bạn thấy được một số đặc tính cầu toàn ở bản thân, đừng lo. Việc nhận ra rằng bạn có thể cần phải thay đổi đã là một bước khởi đầu cực kỳ quan trọng rồi. Một khi bạn nhận ra sự ảnh hưởng tiêu cực của đặc tính này lên bản thân thì bạn đã có thể bắt đầu ngồi lại tìm ra một hướng đi lành mạnh, vẫn cho phép bạn đạt được mục tiêu nhưng ít căng thẳng và tiêu cực hơn.

If you see some of these perfectionist traits in yourself, don’t despair. Recognizing that a change may be needed is a very important first step. Once you recognize how these tendencies might be affecting you negatively, you can begin working toward taking a healthier approach that will still allow you to achieve your goals with less stress and negativity.

“Bạn sinh ra để làm chính mình, chú không phải để hoàn hảo.” Nguồn: Perfectionism and Weddings — Maravilla Gardens

Nguyên nhân xuất hiện tính cầu toàn? What causes perfectionism?

Cầu toàn có thể bị gây ra bởi nỗi sợ bị phê bình hoặc sợ người khác không chấp nhận. Trải nghiệm thời thơ ấu, như việc có cha mẹ đặt ra mong đợi cao bất thường, cũng đóng một vai trò nhất định. Người mắc các bệnh lý tâm thần như rối loạn ám ảnh cưỡng chế (OCD) cũng có thể làm xuât hiênj khuynh hướng cầu toàn.

Perfectionism can be caused by a fear of judgment or disapproval from others. Early childhood experiences, such as having parents with unrealistically high expectations, may also play a role. People with mental health conditions such as obsessive-compulsive disorder (OCD) may also exhibit perfectionist tendencies.

Làm sao để vượt qua tính cầu toàn? How can I overcome perfectionism?

Một số cách giúp bạn vượt qua tính cầu toàn bao gồm độc thoại nội tâm tích cực và không so sánh bản thân với người khác. Sử dụng các kỹ thuật từ trị liệu nhận thức – hành vi (CBT), như thách thức suy nghĩ tiêu cực, có thể sẽ khá hữu ích. Tập thiền chánh niệm cũng có thể giúp bạn học cách tập trung vào hiện tại mà không lo lắng nhiều đến quá khứ hoặc tương lai.

Strategies that can help you overcome perfectionism include positive self-talk and not comparing yourself to others. Using techniques from cognitive behavioral therapy (CBT), such as challenging negative thoughts, can also be helpful. Practicing mindfulness may also help you learn how to focus on the present without worrying as much about the past or future.

Làm sao mà cầu toàn lại dẫn đến lo âu? How might perfectionism lead to anxiety?

Nguồn: UPMC HealthBeat

Người cầu toàn thường luôn phải vật lộn với cảm giác “thiếu đầy đủ” và lo lắng rằng mình sẽ không thể sống xứng với những mong đợi bản thân đặt ra. Điều này xuất hiện liên tục có thể góp phần gây ra cảm giácc lo âu, đặc biệt là khi cầu toàn có khuynh hướng khiến bạn tập trung chỉ trích bản thân mình.

Perfectionists often struggle with feelings of inadequacy and worry that they will fail to live up to their own expectations. This constant worry can contribute to feelings of anxiety, particularly when perfectionism tends to focus on being self-critical.2

Làm sao để hỗ trợ cho trẻ có tính cầu toàn? How can I help a perfectionist child?

Có nhiều cách để giúp con trẻ có tình cầu toàn. Cha mẹ và người lớn nên có những mong đợi hợp lý và tập trung vào khen ngợi nỗ lực của trẻ thay vì kết quả.

There are a number of strategies that can help a child who exhibits unhealthy perfectionism. Parents and other adults should have reasonable expectations3 and focus on praising their child’s efforts rather than outcomes.

Bạn cũng cần làm gương cho trẻ về việc tự động viên khích lệ tích cực bản thân, thể hiện rằng bạn có thể tử tế và yêu thương bản thân, ngay cả khi bạn phạm lỗi sai.

It is also important to model healthy, positive self-talk that shows how you can be kind and compassionate to yourself, even when you make mistakes.4

Tham khảo. Sources

Limburg K, Watson H, Hagger M, Egan S. The Relationship Between Perfectionism and Psychopathology: A Meta-Analysis. J Clin Psychol. 2017;73(10):1301-1326. doi:10.1002/jclp.22435

Dunkley DM, Starrs CJ, Gouveia L, Moroz M. Self-critical perfectionism and lower daily perceived control predict depressive and anxious symptoms over four years. J Couns Psychol. 2020;67(6):736-746. doi:10.1037/cou0000425

Damian LE, Stoeber J, Negru O, Băban A. On the development of perfectionism in adolescence: Perceived parental expectations predict longitudinal increases in socially prescribed perfectionism. Pers Individ Diff. 2013;55(6):688-693. doi:10.1016/j.paid.2013.05.021

Ferrari M, Yap K, Scott N, Einstein DA, Ciarrochi J. Self-compassion moderates the perfectionism and depression link in both adolescence and adulthood. PLoS One. 2018;13(2):e0192022. doi:10.1371/journal.pone.0192022

Nguồn: https://www.verywellmind.com/signs-you-may-be-a-perfectionist-3145233

Như Trang

Advertisement