Ngược đãi cảm xúc là một cách để điều khiển người khác, sử dụng cảm xúc để chỉ trích, làm nhục, lãm bẽ mặt, đổ lỗi hoặc để thao túng người khác. Nói chung, một mối quan hệ có sự hiện diện của ngược đãi cảm xúc khi một loại các lời nói ngược đãi và hành vi bắt nạt liên tục xuất hiện làm tổn hại lòng tự trọng của một người và tàn phá sức khỏe tâm thần của họ.

Emotional abuse is a way to control another person by using emotions to criticize, embarrass, shame, blame, or otherwise manipulate another person. In general, a relationship is emotionally abusive when there is a consistent pattern of abusive words and bullying behaviors that wear down a person’s self-esteem and undermine their mental health.1

Ngoài ra, ngược đãi cảm xúc hay tinh thần, mặc dù khá phổ biến ở các cặp đôi đang hẹn hò hoặc đã kết hôn, nhưng vẫn có thể tồn tại ở bất kỳ dạng quan hệ nào khác bao gồm bạn bè, gia đình và đồng nghiệp.

What’s more, mental or emotional abuse, while most common in dating and married relationships, can occur in any relationship including among friends, family members, and co-workers.

Ngược đãi cảm xúc là một trong những dạng ngược đãi khó nhận biết nhất. Nó có thể khá mờ nhạt và âm ỉ hoặc cũng có thể khá công khai và thao túng người khác lộ liễu. Dù có như thế nào đi nữa thì nó cũng dần bào mòn lòng tự trọng của nạn nhân, họ bắt đầu nghi ngờ chính góc nhìn và thế giới quan của bản thân.

Emotional abuse is one of the hardest forms of abuse to recognize. It can be subtle and insidious or overt and manipulative. Either way, it chips away at the victim’s self-esteem and they begin to doubt their perceptions and reality.

Mục tiêu ẩn sâu của ngược đãi cảm xúc là để kiểm soát nạn nhân thông qua sự nghi ngờ, cô lập và giữ im lặng.

The underlying goal of emotional abuse is to control the victim by discrediting, isolating, and silencing.

Cuối cùng, nạn nhân cảm thấy mình bị mắc bẫy. Họ thấy bản thân tổn thương đến mức không thể duy trì mối quan hệ thêm được nữa, nhưng cũng rất sợ phải ra đi. Vậy nên vòng chu kỳ sẽ cứ lặp đi lặp lại cho đến khi một biến chuyển lớn xuất hiện.

In the end, the victim feels trapped. They are often too wounded to endure the relationship any longer, but also too afraid to leave. So the cycle just repeats itself until something is done.

Làm sao để nhận biết tình trạng này? How Do You Know?

Nguồn: Marriage.com

Khi nhìn vào mối quan hệ của bản thân, hãy nhớ rằng ngược đãi cảm xúc thường rất mờ nhạt. Kết quả là, bạn sẽ rất khó nhận ra nó. Nếu bạn thấy khó kết luận xem liệu mối quan hệ của mình có tình trạng ngược đãi không, hãy ngừng lại và suy nghĩ về cảm xúc của bạn về những lần tương tác với bạn đời, bạn bè, hay người thân trong gia đình.

When examining your own relationship, remember that emotional abuse is often subtle. As a result, it can be very hard to detect. If you are having trouble discerning whether or not your relationship is abusive, stop and think about how the interactions with your partner, friend, or family member make you feel.

Dưới đây là một số dấu hiệu có thể cho thấy bạn đang ở trong một mối quan hệ có ngược đãi cảm xúc. Luôn nhớ rằng thậm chí ngày cả khi đối phương chỉ đôi lần làm những điều này, thì bạn vẫn đang ở trong mối quan hệ ngược đãi cảm xúc.

Here are signs that you may be in an emotionally abusive relationship. Keep in mind that even if your partner only does a handful of these things, you are still in an emotionally abusive relationship.

Đừng rơi vào cái bẫy khi tự nói với chính mình rằng “Cũng đâu có đến nỗi” và đánh giá thấp hành vi của đối phương. Hãy nhớ: Tất cả mọi người đều xứng đáng được đối xử bằng sự tử tế và tôn trọng.

Do not fall into the trap of telling yourself “it’s not that bad” and minimizing their behavior. Remember: Everyone deserves to be treated with kindness and respect.

Nếu bạn cảm thấy bị tổn thương, tức giận, bối rối, bị hiểu lầm, trầm cảm, lo âu hay cảm thấy vô dụng bất kể khi nào bạn tương tác với đối phương, khả năng cao là mối quan hệ của bạn đang xuất hiện tình trạng ngược đãi cảm xúc.

If you feel wounded, frustrated, confused, misunderstood, depressed, anxious, or worthless any time you interact, chances are high that your relationship is emotionally abusive.

Nguồn: Calm Clinic

– Có những mong đợi phi thực tế. Have Unrealistic Expectations

Người ngược đãi cảm xúc thường hiện những mong đợi phi thực tế. Một số ví dụ:

Emotionally abusive people display unrealistic expectations. Some examples include:

– Đặt ra những yêu cầu phi lý với bạn. Making unreasonable demands of you

– Mong đợi bạn sẽ bỏ mọi thứ sang một bên và đáp ứng yêu cầu của họ. Expecting you to put everything aside and meet their needs

– Yêu cầu bạn dành tất cả thời gian ở bên cạnh họ. Demanding you spend all of your time together

– Hay thể hiện sự bất mãn bất kể bạn có cố gắng hay cho đi nhiều thế nào. Being dissatisfied no matter how hard you try or how much you give

­ – Phê bình bạn vì không làm xong công việc theo tiêu chuẩn họ đặt ra. Criticizing you for not completing tasks according to their standards

– Mong muốn bạn có chung quan điểm với họ (tức là, bạn không được phép có ý kiến khác biệt). Expecting you to share their opinions (i.e., you are not permitted to have a different opinion)

– Đòi hỏi bạn gọi đúng ngày giờ khi thảo luận về những thứ khiến bạn khó chịu (và khi bạn không làm được, họ có thể bác bỏ sự kiện đó như kiểu nó chưa hề xảy ra). Demanding that you name exact dates and times when discussing things that upset you (and when you cannot do this, they may dismiss the event as if it never happened)

​- Không công nhận bạn. Invalidate You

Người ngược đãi cảm xúc sẽ không công nhận con người bạn. Một số ví dụ: Emotionally abusive people invalidate you. Some examples include:

– Xem nhẹ, chối bỏ, hoặc bóp méo nhận thức hay thực tế bạn cảm nhận. Undermining, dismissing, or distorting your perceptions or your reality

– Từ chối chấp nhận cảm xúc của bạn bằng cách cố “chỉ bảo” cho bạn nên có cảm xúc gì. Refusing to accept your feelings by trying to define how you should feel

– Liên tục yêu cầu bạn giải thích cảm xúc của bạn. Requiring you to explain how you feel over and over

– Buộc tội bạn vì “quá nhạy cảm”, “quá ủy mị” hoặc “điên khùng”. Accusing you of being “too sensitive,” “too emotional,” or “crazy”

– Từ chối công nhận hoặc chấp nhận giá trị của ý kiến hoặc quan điểm bạn đưa ra. Refusing to acknowledge or accept your opinions or ideas as valid

– Coi những yêu cầu, nhu cầu, những mong muốn của bạn là kỳ cục hoặc không đáng bận tâm. Dismissing your requests, wants, and needs as ridiculous or unmerited

– Cho rằng những nhận thức của bạn là sai lầm hoặc rằng bạn không đáng tin, bằng cách nói những câu như “Anh/Em đang làm lố rồi” hoặc “Em cứ hay làm quá lên”. Suggesting that your perceptions are wrong or that you cannot be trusted by saying things like “you’re blowing this out of proportion” or “you exaggerate”

– Kết tội bạn là ích kỷ, đòi hỏi, hoặc thực dụng nếu bạn nói ra mong muốn hoặc nhu cầu của bản thân (đối phương nghĩ rằng bạn không nên có bất cứ mong muốn hay nhu cầu gì hết). Accusing you of being selfish, needy, or materialistic if you express your wants or needs (the expectation is that you should not have any wants or needs)

​- Gây ra nhiều hỗn loạn. Create Chaos

Người ngược đãi cảm xúc hay tạo ra những mớ hỗ loạn. Ví dụ: Emotionally abusive people create chaos. Some examples include:

– Khơi mào những cuộc cãi cọ vì muốn “gây” với bạn. Starting arguments for the sake of arguing

– Đưa ra những lời nói rối rắm và mâu thuẫn (đôi khi như kiểu “làm khung làm điên”) Making confusing and contradictory statements (sometimes called “crazy-making”)

– Tâm trạng lên xuống thất thường hoặc bùng nổ cảm xúc bất chợt. Having drastic mood changes or sudden emotional outbursts

– Bới lông tìm vết về quần áo, tóc tai, công việc và những điều khác ở bạn. Nitpicking at your clothes, your hair, your work, and more

– Hành xử thất thường và khó đoán, đến mức bạn cảm thấy mình lúc nào cũng phải dè chừng, thận trọng. Behaving so erratically and unpredictably that you feel like you are “walking on eggshells”

– Hăm dọa bằng cảm xúc. Use Emotional Blackmail

Người ngược đãi cảm xúc hay dùng cảm xúc để đe dọa người khác. Một số ví dụ: Emotionally abusive people use emotional blackmail. Some examples include:

– Thao túng và kiểm soát bạn bằng cách khiến bạn cảm thấy tội lỗi. Manipulating and controlling you by making you feel guilty

– Làm nhục bạn khi ở chỗ đông người hoặc khi có hai người với nhau. Humiliating you in public or in private

– Sử dụng nỗi sợ, những giá trị, tình thương hoặc những điểm yếu khác của bạn để điều khiển bạn hoặc tình huống có liên quan. Using your fears, values, compassion, or other hot buttons to control you or the situation

– Làm quá những lầm lỗi của bạn hoặc “bới” cho ra chúng nhằm làm lệch hướng sự chú ý hoặc để tránh chịu trách nhiệm vì những sự lựa chọn sai hoặc lỗi lầm của chính họ. Exaggerating your flaws or pointing them out in order to deflect attention or to avoid taking responsibility for their poor choices or mistakes

– Không công nhận sự tồn tại của một sự kiện nào đó hoặc nói dối về nó. Denying that an event took place or lying about it

– Trừng phạt bạn bằng cách không còn yêu thương hoặc “ban tặng” cho bạn sự im lặng. Punishing you by withholding affection or giving you the silent treatment

– Hành xử trịch thượng. Act Superior

Người ngược đãi cảm xúc hành xử tự cao và tự cho mình có quyền. Ví dụ:

Emotionally abusive people act superior and entitled. Some examples include:

– Đối xử như thể bạn thấp kém hơn họ. Treating you like you are inferior

– Đỗ lỗi cho bạn vì những lỗi lầm và khiếm khuyết của chính họ. Blaming you for their mistakes and shortcomings

– Nghi ngờ mọi thức bạn nói và luôn cố chứng mình bạn sai. Doubting everything you say and attempting to prove you wrong

­- Đùa cợt khiến bạn nhục nhã. Making jokes at your expense

– Nói với bạn rằng những ý kiến, ý tưởng, giá trị và suy nghĩ của bạn đều ngu ngốc, bất phi logic hoặc “không thể hiểu nổi.” Telling you that your opinions, ideas, values, and thoughts are stupid, illogical, or “do not make sense”

– Nói chuyện coi thường và cư xử kiểu hạ cố. Talking down to you or being condescending

– Hay chế nhạo khi tương tác với bạn. Using sarcasm when interacting with you

– Hành xử như thể họ luôn đúng, luôn biết cái tốt nhất và luôn là người thông minh hơn. Acting like they are always right, know what is best, and are smarter

– Kiểm soát và cô lập bạn. Control and Isolate You

Người ngược đãi cảm xúc luôn cố cô lập và kiểm soát bạn. Một số ví dụ: Emotionally abusive people attempt to isolate and control you. Some examples include:2

– Kiểm soát người bạn gặp hoặc dành thời gian ở cùng bao gồm bạn bè và gia đình.     Controlling who you see or spend time with including friends and family

– Giám sát bạn qua những ứng dụng công nghệ như tin nhắn, mạng xã hội và email. Monitoring you digitally including text messages, social media, and email

– Buộc tội bạn vì đã gian dối và ghen tuông với những quan hệ ngoài xã hội của bạn. Accusing you of cheating and being jealous of outside relationships

– Lấy hoặc giấu chìa khóa xe của bạn. Taking or hiding your car keys

– Lúc nào cũng đòi phải biết bạn đang ở đâu hoặc sử dụng GPS để định vị từng nơi bạn đi. Demanding to know where you are at all times or using GPS to track your every move

– Coi bạn như một thứ đồ sở hữu hoặc tài sản của riêng họ. Treating you like a possession or property

– Phê bình hoặc chế nhạo bạn bè, gia đình và đồng nghiệp của bạn. Criticizing or making fun of your friends, family, and co-workers

– Xem ghen tuông và ganh tỵ là dấu hiệu của tình yêu và ngăn bạn không ở cạnh những người khác. Using jealousy and envy as a sign of love and to keep you from being with others

– Ép buộc bạn dành tất cả thời gian để ở bên họ. Coercing you into spending all of your time together

– Kiểm soát tài chính. Controlling the finances

Các kiểu ngược đãi cảm xúc. Types of Emotional Abuse

Ngược đãi cảm xúc có thể tồn tại dưới nhiều hình thức, bao gồm: Emotional abuse can take a number of different forms, including:

– Buộc tội đối phương gian dối hoặc có những dấu hiệu nào đó thể hiện sự ghen tuông hoặc tính sở hữu. Accusations of cheating or other signs of jealousy and possessiveness

– Liên tục kiểm tra hoặc cố kiểm soát hành vi của người kia. Constant checking or other attempts to control the other person’s behavior

– Liên tục cãi cọ hoặc “bật” lại đối phương. Constantly arguing or opposing

– Hay phê bình. Criticism

– Thao túng tâm lý. Gaslighting

– Cô lập đối phương khỏi gia đình và bạn bè của họ. Isolating the individual from their family and friends

– Đặt biệt danh và ngược đãi bằng lời nói. Name-calling and verbal abuse

– Từ chối gắn bó vào mối quan hệ. Refusing to participate in the relationship

– Làm nhục hoặc đổ lỗi. Shaming or blaming

– Giải quyết mọi chuyện bằng sự im lặng. Silent treatment

– Coi thường những gì đối phương quan tâm. Trivializing the other person’s concerns

– Không còn thể hiện tình yêu thương và sự chú ý nữa. Withholding affection and attention

Bạn cũng cần nhớ rằng những dạng ngược đãi này có thể sẽ không dễ dàng nhận thấy trong giai đoạn đầu của mối quan hệ. Một mối quan hệ có thể bắt đầu khá bình thường, hai bên yêu thương nhau, nhưng người ngược đãi sẽ bắt đầu sử dụng những phương thức thao túng bạn khi mối quan hệ tiến triển nhằm kiểm soát bạn. Những hành vi này có thể bắt đầu chậm rãi đến mức lúc đầu, bạn thường không nhận ra.

It is important to remember that these types of abuse may not be apparent at the outset of a relationship. A relationship may begin with the appearance of being normal and loving, but abusers may start using tactics as the relationship progresses to control and manipulate their partner.3 These behaviors may begin so slowly that you may not notice them at first.

Ảnh hưởng của ngược đãi cảm xúc. Impact of Emotional Abuse

Khi tình trạng ngược đãi cảm xúc trở nên nghiêm trọng và kéo dài, nạn nhân có thể hoàn toàn mất đi thế giới quan về chính mình, đôi khi không có sự xuất hiện của một vết thương hay vết bầm nào trên cơ thể. Thay vào đó, những vết thương là vô hình, ẩn giấu trong thái độ nghi ngờ chính mình, cảm thấy mình vô dụng và thù ghét bản thân xuất hiện ở nạn nhân. Trong thực tế, nghiên cứu chỉ ra rằng hệ quả của ngược đãi cảm xúc cũng nghiêm trọng tương tự như những tổn hại từ ngược đãi thân thể.

When emotional abuse is severe and ongoing, a victim may lose their entire sense of self, sometimes without a single mark or bruise. Instead, the wounds are invisible to others, hidden in the self-doubt, worthlessness, and self-loathing the victim feels. In fact, research indicates that the consequences of emotional abuse are just as severe as those from physical abuse.4

Theo thời gian, những lời kết tội, những lời nói ngược đãi, đặt biệt danh kỳ thị, sự phê bình và thao túng tâm lý sẽ làm xói mòn đi cảm quan về bản thân của nạn nhân đến nỗi họ không còn có thể nhìn nhận bản thân theo đúng thực tế nữa. Hệ quả là, nạn nhân có thể sẽ bắt đầu tranh cãi với người ngược đãi và dần tự chỉ trích mình. Một khi điều này diễn ra, hầu hết nạn nhân sẽ mắc kẹt trong mối quan hệ lạm dụng và tin rằng mình sẽ chẳng bao giờ đủ tốt để đến với người khác.

Over time, the accusations, verbal abuse, name-calling, criticisms, and gaslighting erode a victim’s sense of self so much that they can no longer see themselves realistically. Consequently, the victim may begin to agree with the abuser and become internally critical. Once this happens, most victims become trapped in the abusive relationship believing that they will never be good enough for anyone else.

Nguồn:
Law.com

Ngược đãi cảm xúc có thể còn ảnh hưởng lên tình bạn vì người ngược đãi cảm xúc thường hay lo lắng không biết đối phương nhìn nhận về họ như thế nào và không biết họ có thực sự thích mình không.

Emotional abuse can even impact friendships because emotionally abused people often worry about how people truly see them and if they truly like them.

Kết cục là, nạn nhân sẽ thu mình khỏi các mối quan hệ bạn bè và tự cô lập chính mình, tự thuyết phục rằng không ai ưa mình hết. Hơn nữa, ngược đãi cảm xúc còn gây ra nhiều vấn đề sức khỏe, từ trầm cảm và lo âu đến u dạ dày, đánh trống ngực, rối loạn ăn uống và mất ngủ.

Eventually, victims will pull back from friendships and isolate themselves, convinced that no one likes them. What’s more, emotional abuse can cause a number of health problems including everything from depression and anxiety to stomach ulcers, heart palpitations, eating disorders, and insomnia.

Gợi ý đối phó với tình trạng ngược đãi cảm xúc. Tips for Dealing With Emotional Abuse

Bước đầu tiên để đối phó với một mối quan hệ ngược đãi cảm xúc là phải nhận ra tình trạng này. Nếu bạn có thể xác định được bất kỳ khía cạnh nào đó cho thấy có ngược đãi cảm xúc xuất hiện trong mối quan hệ của bạn , thì việc nhận rõ sự tồn tại của nó là việc đầu tiên và quan trọng hơn cả.

The first step in dealing with an emotionally abusive relationship is to recognize the abuse. If you were able to identify any aspect of emotional abuse in your relationship, it is important to acknowledge that first and foremost.

Bằng cách thành thật với chính những gì mình đang trải qua, bạn có thể bắt đầu dần kiểm soát lại cuộc sống của mình. Dưới đây là 7 chiến lược giúp bạn cải thiện cuộc sống mà bạn có thể thực hành hằng ngày.

By being honest about what you are experiencing, you can begin to take control of your life again. Here are seven more strategies for reclaiming your life that you can put into practice today.

– Ưu tiên cho bản thân. Make Yourself a Priority

Khi nói về sức khỏe tâm thần và thể chất, bạn cần ưu tiên cho chính mình. Ngưng lo lắng về việc làm hài lòng người đang ngược đãi bạn. Chăm sóc chính những nhu cầu của bản thân. Làm một thứ gì đó giúp bạn suy nghĩ tích cực và khẳng định chính mình.

When it comes to your mental and physical health, you need to make yourself a priority. Stop worrying about pleasing the person abusing you. Take care of your needs. Do something that will help you think positively and affirm who you are.

Nguồn: LIFEGRAM

Ngoài ra, hãy đảm bảo mình dành đủ thời gian nghỉ ngơi và ăn uống lành mạnh. Những bước tự chăm sóc bản thân đơn giản này có thể có tác dụng rất lớn giúp bạn đối phó với những căng thẳng hằng ngày gây ra bởi tình trạng ngược đãi cảm xúc.

Also, be sure to get an appropriate amount of rest and eat healthy meals. These simple self-care steps can go a long way in helping you deal with the day-to-day stresses of emotional abuse.

– Thiết lập ranh giới. Establish Boundaries

Nói rõ ràng với người đang ngược đãi bạn rằng họ không còn có thể nạt nộ bạn nữa, không được đặt biệt danh kỳ thị bạn, sỉ nhục bạn, thô lỗ với bạn, v.v… Sau đó, nói với họ rằng điều gì sẽ xảy ra nếu họ vẫn tiếp tục còn có hành vi này.

Firmly tell the abusive person that they may no longer yell at you, call you names, insult you, be rude to you, and so on. Then, tell them what will happen if they choose to engage in this behavior.

Ví dụ, nói họ rằng nếu họ gọi bạn bằng biệt danh kỳ thị hoặc sỉ nhục bạn, cuộc hội thoại sẽ chấm dứt và bạn sẽ bỏ ra ngoài. Chìa khóa ở đây là bạn phải đảm bảo vạch rõ ranh giới.

For instance, tell them that if they call you names or insult you, the conversation will be over and you will leave the room. The key is to follow through on your boundaries.

Đừng thiết lập những ranh giới mà bạn vốn không có ý định giữ.

Do not communicate boundaries that you have no intention of keeping.

– Ngưng tự đổ lỗi cho bản thân. Stop Blaming Yourself

Nếu bạn đã từng ở trong một mối quan hệ ngược đãi cảm xúc dù trong thời gian dài hay ngắn, thì bạn thường tin rằng có điều gì đó cực kỳ tồi tệ ở bản thân. Nhưng vấn đề không phải ở bạn. Ngược đãi là một lựa chọn. Vậy nên hãy ngưng đổ lỗi cho chính mình vì một điều bạn vốn không thể kiểm soát được.

If you have been in an emotionally abusive relationship for any amount of time, you may believe that there is something severely wrong with you. But you are not the problem. To abuse is to make a choice. So stop blaming yourself for something you have no control over.

– Nhận ra mình không thể sửa chữa đối phương. Realize You Can’t Fix Them

Mặc cho bạn cố gắng thế nào, bạn cũng sẽ không bao giờ có thể thay đổi một người ngược đãi cảm xúc chỉ bằng cách làm điều gì khác đi hay trở thành một người khác. Ngược đãi là một lựa chọn của người ngược đãi.

Despite your best efforts, you will never be able to change an emotionally abusive person by doing something different or by being different. An abusive person makes a choice to behave abusively.

Tự nhắc nhở bản thân rằng bạn không thể kiểm soát được hành động của họ và rằng bạn không có lỗi vì những lựa chọn của họ. Điều duy nhất bạn có thể sửa đổi hoặc kiểm soát chính là phản ứng của bạn.

Remind yourself that you cannot control their actions and that you are not to blame for their choices. The only thing you can fix or control is your response.

– Tránh gắn bó với đối phương. Avoid Engaging

Đừng gắn mình vào người ngược đãi. Nói cách khác, nếu người ngược đãi cố khơi mào một cuộc cãi cọ với bạn, bắt đầu sỉ nhục bạn, yêu cầu thứ này thứ kia từ bạn hoặc nổi cơn ghen tuông, đừng cố gắng giải thích, xoa dịu cảm xúc của họ hoặc xin lỗi vì những gì bạn không làm.

Do not engage with an abusive person. In other words, if an abuser tries to start an argument with you, begins insulting you, demands things from you or rages with jealousy, do not try to make explanations, soothe their feelings, or make apologies for things you did not do.

Bạn chỉ cần rời khỏi tình huống nếu được. Gắn mình vào người ngược đãi chỉ khiến bạn bị ngược đãi và đau khổ hơn mà thôi. Dù bạn có cố gắng thế nào thì bạn cũng không thể khiến họ vừa mắt.

Simply walk away from the situation if you can. Engaging with an abuser only sets you up for more abuse and heartache. No matter how hard you try, you will not be able to make things right in their eyes.

– Xây dựng mạng lưới hỗ trợ. Build a Support Network

Mặc dù việc trao đổi với người khác về những gì bạn đang trải qua sẽ khá khó khăn, nhưng nói ra được sẽ rất có ích. Hãy nói chuyện với bạn thân, gia đình hay thậm chí một tư vấn viên về những gì bạn trải qua. Tránh dành thời gian ở cạnh người ngược đãi càng nhiều càng tốt, thay vào đó là dành thời gian nhiều hơn ở cạnh những người yêu thương và hỗ trợ bạn.

Although it can be tough to tell someone what you are going through, speaking up can help. Talk to a trusted friend, family member, or even a counselor about what you are experiencing. Take time away from the abusive person as much as possible and spend time with people who love and support you.

Mạng lưới bạn bè tốt có thể giúp bạn cảm thấy bớt cô đơn và bị cô lập. Họ cũng có thể nói bạn biết sự thật và giúp bạn nhìn nhận theo góc nhìn mới.

This network of healthy friends and confidantes will help you feel less lonely and isolated. They also can speak truth into your life and help you put things into perspective.

Tự lên kế hoạch rút lui. Work on an Exit Plan

Nếu bạn đời, bạn bè hoặc người thân trong gia đình của bạn không có ý định thay đổi hoặc giải quyết những lựa chọn sai lầm của họ, thì bạn sẽ không thể ở mãi trong mối quan hệ lạm dụng ấy mãi. Bạn cuối cùng rồi cũng sẽ bị ảnh hưởng tiêu cực cả về thể chất và tinh thần.

If your partner, friend, or family member has no intention of changing or working on their poor choices, you will not be able to remain in the abusive relationship forever. It will eventually take a toll on you both mentally and physically.

Tùy vào tình huống cụ thể, bạn có thể phải dần kết thúc mối quan hệ. Mỗi tình huống sẽ mỗi khác. Vậy nên, hãy thảo luận những suy nghĩ và ý kiến của bạn với bạn thân, gia đình hoặc tư vấn viên. Ngược đãi cảm xúc có thể gây ra những ảnh hưởng lâu dài, nhưng nó cũng có thể là một điềm báo trước cho những ngược đãi thể chất và bạo lực nghiêm trọng hơn.

Depending on your situation, you may need to take steps to end the relationship. Each situation is different. So, discuss your thoughts and ideas with a trusted friend, family member, or counselor. Emotional abuse can have serious long-term effects, but it can also be a precursor to physical abuse and violence.3

Và bạn cũng nên nhớ rằng, lạm dụng thường leo thang khi người bị ngược đãi đưa ra lựa chọn rời đi. Vậy nên, hãy đảm bảo rằng bạn đã có sẵn một kế hoạch an toàn khi mọi chuyện tồi tệ hơn. Chữa lành khỏi ngược đãi cần thời gian. Chăm sóc bản thân, tìm kiếm hỗ trợ từ người thân, và trao đổi với trị liệu viên có thể sẽ rất hữu ích với bạn.

Remember too, that abuse often escalates when the person being abused makes a decision to leave. So, be sure you have a safety plan in place should the abuse get worse. Healing from emotional abuse takes time. Taking care of yourself, reaching out to your supportive loved ones, and talking to a therapist can help.

Những hệ lụy tiềm ẩn. Potential Complications

Đôi khi những nỗ lực đối phó hoặc làm giảm tình trạng ngược đãi cảm xúc sẽ phản tác dụng và có thể khiến tình trạng ngược đãi trở nên tồi tệ hơn. Một số cách làm không có hiệu quả trong đối phó với tình trạng ngược đãi bao gồm:

Sometimes attempts to deal with or reduce emotional abuse can backfire and actually make the abuse worse. Some tactics that are not effective ways of dealing with abuse include:

– Tranh cãi với người ngược đãi. Cố gắng cự cãi với đối phương có thể làm vấn đề trầm trọng hơn và có thể gây ra bạo lực. Không có cách nào để tranh luận với người ngược đãi vì họ luôn tìm mọi cách để đổ lỗi, làm nhục hoặc chỉ trích bạn. Họ có thể cố gắng lật lọng và sắm vai nạn nhân.

Arguing with the abuser. Trying to argue with an abuser can escalate the problem and may result in violence. There is no way to argue with an abuser because they will always find more ways to blame, shame, or criticize. They may also try to turn the tables and play the victim.

– Cố hiểu hoặc bào chữa cho người ngược đãi. Có lẽ bạn cũng có lúc muốn cố hiểu hành vi của đối phương hoặc đưa ra những cái cớ nhằm biện minh cho hành vi của họ. Tìm cách cảm thông hoặc giảm thiểu hành vi của người ngược đãi có thể khiến việc rời khỏi hoàn cảnh này trở nên khó khăn hơn với bạn.

Trying to understand or make excuses for the abuser. It might be tempting to try to make sense of the other person’s behavior or to come up with excuses to justify their actions. Finding ways to sympathize with or minimize an abuser’s actions can make leaving the situation that much more difficult.

– Nỗ lực làm hài lòng người ngược đãi. Lấy lòng đối phương nghe giống như một cách giúp làm giảm bớt cấp độ nghiêm trọng, nhưng nó thường hay phản tác dụng về lâu dài và có thể gây ra nhiều ngược đãi hơn. Thay vì cố thay đổi bản thân hoặc hành vi của mình để phù hợp với đòi hỏi của người kia, hãy tập trung vào thiết lập những ranh giới rõ ràng và tránh gắn kết quá mức với họ nếu được.

Attempting to appease the abuser. Appeasing the other person might seem like a form of de-escalation, but it tends to backfire in the long-run and may serve to enable further abuse. Instead of trying to change yourself or your behaviors to suit the abuser’s whims, focus on establishing clear boundaries and avoid engaging with them if possible.

Nguồn. Sources

National Network to End Domestic Violence. Forms of Abuse. 2017.

The National Domestic Violence Hotline. Abuse Defined.

Office on Women’s Health, U.S. Department of Health and Human Services. Emotional and verbal abuse.

Remschmidt H. The emotional and neurological consequences of abuse. Dtsch Arztebl Int. 2011;108(17):285-286. doi:10.3238/arztebl.2011.0285

Nguồn: https://www.verywellmind.com/identify-and-cope-with-emotional-abuse-4156673

Như Trang

Advertisement