Đè nén là một cơ chế khóa lại những cảm xúc, thôi thúc, ký ức và suy nghĩ khó chịu trong vô thức. Được giới thiệu bởi Sigmund Freud, mục đích của cơ chế tự vệ này là để cố gắng giảm thiểu tối đa cảm giác tội lỗi và lo âu trong chủ thể.
Repression is the unconscious blocking of unpleasant emotions, impulses, memories, and thoughts from your conscious mind. Introduced by Sigmund Freud, the purpose of this defense mechanism is to try to minimize feelings of guilt and anxiety.

Tuy nhiên, mặc dù ban đầu đè nén tỏ ra khá hiệu quả nhưng nó có thể đưa đến lo âu lớn hơn xét về lâu dài. Freud tin rằng đè nén có thể dẫn đến các bất ổn tâm lý.
However, while repression might initially be effective, it can lead to greater anxiety down the road.1 Freud believed that repression could lead to psychological distress.
Đè nén và Đàn áp. Repression vs. Suppression
Đè nèn thường bị nhẫm lẫn với đàn áp, một cơ chế tự vệ khác. Trong khi đè nén là vô thức chặn/khóa những suy nghĩ hoặc thôi thúc không mong muốn, thì đán áp hoàn toàn mang tính tự nguyện. Đặc biệt, đàn áp là cố tình quên hoặc không nghĩ về những chuyện không mong muốn hoặc gây đau khổ cho chủ thể.
Repression is often confused with suppression, another type of defense mechanism. Where repression involves unconsciously blocking unwanted thoughts or impulses, suppression is entirely voluntary. Specifically, suppression is deliberately trying to forget or not think about painful or unwanted thoughts.

Lịch sử. History
Để hiểu rõ cách thức vận hành của đè nén, chúng ta cần tìm hiểu cách Freud nhìn nhận như thế nào về tâm trí. Freud cho rằng tâm trí con người cũng giống như một tảng băng trôi.
In order to understand how repression works, it is important to look at how Sigmund Freud viewed the mind. Freud conceived of the human mind as being much like an iceberg.
Đỉnh của tảng băng mà bạn nhìn thấy được nằm ở trên mặt nước đại diện cho ý thức. Phần băng chìm dưới mặt nước, vẫn có thể nhìn thấy được, đại diện do tiền ý thức. Khối băng nằm sâu dưới mặt nước không thể nhìn thấy được chính là vô thức.
The top of the iceberg that you can see above the water represents the conscious mind. The part of the iceberg that is submerged below the water, but is still visible, is the preconscious. The bulk of the iceberg that lies unseen beneath the waterline represents the unconscious.
Freud tin rằng, chính vô thức mới là yếu tố tác động mạnh mẽ lên tính cách và có thể tiềm ẩn đưa đến những bất ổn tâm lý.
It was the unconscious mind, Freud believed, that had such a powerful impact on personality and could potentially lead to psychological distress.
Chúng ta có thể không nhận thức rõ được những gì nằm ở tầng vô thức, nhưng những nội dung nó chứa đựng vẫn ảnh hưởng lên hành vi theo nhiều cách khác nhau.
We may not be aware of what lies in the unconscious, but its contents can still affect behavior in a number of different ways.
Trong quá trình giúp bệnh nhân khai phá những cảm xúc trong vô thức, Freud dần tin rằng có một số cơ chế vận hành giúp ta chủ động che giấu những suy nghĩ không chấp nhận được. Từ đây, khái niệm Đè nén xuất hiện.
As Freud worked to help patients uncover their unconscious feelings, he began to believe that there was some mechanism at work that actively kept unacceptable thoughts hidden. This led to his development of the concept of repression.
Đè nén là cơ chế đầu tiên được Freud phát hiện ra và ông tin rằng nó là cơ chế quan trọng nhất. Trong thực tế, cả công trình phân tâm học của Freud đều tập trung vào việc mang những thôi thúc và cảm xúc trong vô thức này ra ánh sáng, từ đó bệnh nhân mới có thể ý thức và xử lý được chúng.
Repression was the first defense mechanism Freud identified and he believed it to be the most important. In fact, the entire process of Freudian psychoanalysis focused on bringing these unconscious feelings and urges into awareness so they could be dealt with consciously.

Tác động của đè nén. Impact of Repression
Nghiên cứu đưa bằng chứng ủng hộ quan điểm cho rằng quên có chọn lọc là một cách để con người ta khóa ý thức lại khỏi những suy nghĩ và ký ức không mong muốn. Một cách thức làm xuất hiện tình trạng này là quá trình có tên gọi quên do truy xuất.
Research has supported the idea that selective forgetting is one way that people block awareness of unwanted thoughts or memories.2 One way this can occur is through what is referred to as retrieval-induced forgetting.
Quên do truy xuất diễn ra khi việc nhớ lại một số ký ức nhất định có thể khiến những thông tin liên quan bị quên đi. Vì vậy, việc cứ liên tục nhớ lại một số ký ức có thể khiến những ký ức khác trở nên khó tiếp cận. Các ký ức khó chịu, đau buồn chẳng hạn, có thể bị chủ thể quên đi bằng cách liên tục nhớ lại nhiều hơn những ký ức tốt đẹp.
Retrieval-induced forgetting occurs when recalling certain memories causes other related information to be forgotten. So repeatedly calling forth some memories might lead other memories to become less accessible. Traumatic or unwanted memories, for example, might be forgotten by repeated retrieval of more positive ones.
Giấc mơ. Dreams
Freud tin rằng giấc mơ là một cách để ta nhìn vào tâm trí vô thức. Bằng cách phân tích nội dung biểu tượng của giấc mơ (hoặc là những sự kiện xuất hiện trong giấc mơ), ông tin rằng chúng ta có thể hiểu rõ hơn về nội dung tiềm ẩn của giấc mơ (hay những tầng nghĩa vô thức, mang tính biểu tượng).
Freud believed that dreams were one way to peek into the unconscious mind. By analyzing the manifest content of dreams (or the literal events that take place in a dream), he believed that we could learn more about the latent content of the dream (or the symbolic, unconscious meanings).
Những cảm xúc bị đè nén có thể “bật ra” thành nỗi sợ, lo âu và ham muốn mà ta cảm nhận được trong giấc mơ này.
Repressed feelings may pop up in the fears, anxieties, and desires that we experience in these dreams.1
Lỡ lời. Slips of the Tongue
Lỡ lời, trong học thuyết của Freud, là một ví dụ khác về sự bộc lộ hay biểu hiện của những suy nghĩ và cảm xúc bị đè nén. Freud tin rằng những câu lỡ lời có thể tiết lộ nhiều thông tin, thường cho thấy những suy nghĩ và cảm nhận thật của chúng ta về một thứ gì đó trong vô thức.
Freudian slips of the tongue are another example of how repressed thoughts and feelings can make themselves known. Freud believed that mistaken slips of the tongue could be very revealing, often showing what we really think or feel about something on an unconscious level.
Mặc dù những cảm xúc này có thể bị đè nén nhưng chúng vẫn có cách “lén lộ mặt ra” khi chúng ta ít nghĩ đến chúng nhất. Gọi nhầm tên người yêu hiện tại bằng tên người đồng nghiệp chỗ làm có thể chỉ là một nhầm lẫn – nhưng Freud lại cho rằng điều này là một dấu hiệu bạn có ham muốn tình dục bị đè nén với người đồng nghiệp kia.
While these feelings may be repressed, they have a way of sneaking out when we least expect them. Calling your romantic partner the name of someone you work with might just be a simple mistake—but Freud would suggest that it might be a sign that you have repressed sexual desires for that co-worker.
Phức cảm Oedipus. The Oedipus Complex
Trong suốt các giai đoạn phát triển tâm lý tính dục, Freud cho rằng trẻ sẽ trải qua một thời gian trong giai đoạn sinh dục khi chúng lần đầu tiên coi người phụ huynh cùng giới với mình là kẻ địch trong cuộc tranh giành yêu thương với người phụ huynh khác giới còn lại. Nhằm giải quyết xung đột này, chúng sẽ đè nén những cảm xúc căm ghét và thay vào đó là bắt đầu đồng nhất hóa hay tiếp nhận người cha/mẹ cùng giới với mình.
During Freud’s stages of psychosexual development, he suggested that children go through a process during the genital stage where they initially view their same-sex parent as a rival for the opposite-sex parent’s affections. In order to resolve this conflict, they repress these feelings of aggression and instead begin to identify with their same-sex parent.
Đối với các bé trai, những xúc cảm này gọi là Phức cảm Oedipus, trong khi đó những cảm xúc tương tự ở các bé gái có tên gọi là Phức cảm Electra.
For boys, these feelings are known as the Oedipal complex, while for the analogous feelings in young girls are called the Electra complex.
Ám ảnh sợ. Phobias

Ám ảnh sợ đôi khi có thể là một ví dụ cho thấy quá trình một ký ức bị đè nén vẫn có thể tiếp tục tạo ra ảnh hưởng lên hành vi. Ví dụ, một đứa trẻ bị chó cắn khi đang chơi ở công viên.
Phobias can sometimes be an example of how a repressed memory might continue to exert an influence on behavior. For example, a young child is bitten by a dog while playing at the park.
Cậu bé sau này hình thành một chứng ám ảnh sợ chó nghiêm trọng nhưng lại không có ký ức về nó, không biết lúc nào mình lại bắt đầu có nỗi sợ này. Cậu đã đè nén ký ức đau đớn từ một trải nghiệm đáng sợ với con chó nọ, vậy nên không không nhận thức chính xác nỗi sợ này đến từ đâu.
He later develops a severe phobia of dogs but has no memory of when this fear originated. He has repressed the painful memory of the fearful experience with the dog, so he is unaware of exactly where this fear came from.
Những luồng tư duy đương đại. Latest Thinking
Khái niệm ký ức bị đè nén, hay sự tồn tại của những ký ức quá đau buồn hay gây sang chấn bị ngăn không cho đi vào vùng ý thức, đã trở thành một đề tài gây tranh cãi trong những thập niên gần đây.
The notion of repressed memories, or the existence of memories that are so painful or traumatic that they are kept out of conscious awareness, has been a controversial topic in recent decades.
Đè nén và phân tâm học. Repression and Psychoanalysis
Mặc dù đè nén là một thuật ngữ thường được sử dụng trong tâm lý học, nhưng nó được coi là một khái niệm khá nặng nề và gây tranh cãi. Nó từ lâu đã là một ý tưởng cốt lõi trong phân tâm học, tuy nhiên có nhiều nhà phê bình đã đặt nghi vấn về tính xác thực và thậm chí là sự tồn tại của cơ chế này.
While repression is a term frequently used in psychology, it is considered a loaded and controversial concept. It has long served as a core idea within psychoanalysis, yet there have been a number of critics who have questioned the very validity and even existence of repression.
Phân tâm học cũng cho rằng đè nén góp phần làm méo mó nhận thức thực tế của một người, có thể dẫn đến loạn thần và rối loạn chức năng. Tuy nhiên, một số nghiên cứu lại cho rằng những méo mó này có thể tác động có lợi ở một số hoàn cảnh nhất định.
Psychoanalysis also suggests that repression plays a role in distorting an individual’s reality, which may then lead to neurosis and dysfunction.1 However, some research suggests that these distortions may have a beneficial impact in some circumstances.
Ta cũng cần lưu ý rằng ngay cả khi đè nén có tồn tại đi chăng nữa và thực sự có một số thứ bị giấu khỏi tầng ý thức thì điều đó cũng không có nghĩa là quá trình này lúc nào cũng gây ra rối loạn tâm thần.
It is also important to note that even if repression does exist and certain things are hidden from awareness, this does not mean that this process necessarily contributes to mental disorders.
Tuy nhiên, một bài tổng quan nghiên cứu đã kết luận rằng thực tế bị méo mó theo cách này lại hay giúp cải thiện chức năng tâm lý và xã hội của một người. Nghiên cứu đã phát hiện ra rằng những người nào có xuất hiện phong cách đối phó kiểu đè nén thường mắc trầm cảm ít hơn và đương đầu tốt hơn với nỗi đau.
Yet one review of the research concluded that distorting reality in this way most often helps improve an individual’s psychological and social functioning. Research has found that people who have what is known as a repressive coping style tend to experience less depression and cope better with pain.3
Mặc dù người ta tin phân tâm học đã giúp đỡ bệnh nhân bằng cách làm xuất hiện trở lại những ký ức bị đè nén nhưng hiện tại đông đảo vẫn tin rằng có nhiều hoạt động trị liệu khác có thể góp phần vào thành công của tâm lý trị liệu, phân tâm trị liệu hay những dạng trị liệu khác.
While it was thought that psychoanalysis helped people by surfacing repressed memories, it is currently believed that there are many other therapeutic actions that contribute to the success of any type of psychological therapy, psychoanalysis or otherwise.
Đè nén và trí nhớ. Repression and Memory
Ký ức bị đè nén được đông đảo mọi người chú ý trong suốt những năm 1980 và 1990 khi nhiều ca bệnh quan trọng liên quan đến những ký ức được phục hồi lại từ thời thơ ấu bị lạm dụng đã thu hút sự chú ý của dư luận.
Repressed memories came to the spotlight during the 1980s and 1990s when a number of high-profile cases involving recovered memories of childhood abuse captured media attention.
Các nhà nghiên cứu như Elizabeth Loftus đã nhiều lần mô tả rằng những ký ức sai lệch về những sự kiện không có thực hình thành khá dễ dàng. Con người ta cũng có hay “huyên thuyên” về những ký ức của mình trong một số trường hợp. Có người còn hoàn toàn tin rằng những ký ức như vậy là chính xác, thậm chí ngay cả khi sự kiện đó thực sự không hề diễn ra như họ nhớ.
Researchers such as Elizabeth Loftus have repeatedly demonstrated that false memories of events that did not actually happen form quite readily.4 People are also prone to confabulation of memories in some cases. People may fully believe that such memories are accurate, even though the events did not actually occur as remembered.
Bản thân Freud cũng lưu ý rằng con người ta đôi khi cũng trải nghiệm một sự “phục hồi” các ký ức bị đè nén thời thơ ấu trong suốt khoảng thời gian tiếp nhận phân tâm trị liệu. Trong cuốn “Các bài giảng nhập môn Phân tâm học”, ông đã kết luận rằng “những phân cảnh từ thời nằm nôi không phải lúc nào cũng đúng. Thay vào đó, chúng không đúng trong hầu hết các ca bệnh, và chỉ một số ít ca là đúng, đa phần số còn lại còn ngược hoàn toàn với sự thật.”
Freud himself noted that people sometimes experienced a “recovery” of repressed childhood memories during the course of psychoanalytic therapy. In his book “Introductory Lectures on Psychoanalysis,” he concluded that “these scenes from infancy are not always true. Indeed, they are not true in the majority of cases, and in a few of them they are the direct opposite of the historical truth.”

Một trong những nhận định then chốt trong phân tâm học truyền thống là các ký ức gây sang chấn có thể bị đè nén. Tuy nhiên, hấu hết nghiên cứu đều phát hiện ra rằng sang chấn thực sự có xu hướng làm tăng thêm ký ức về sự kiện đau đớn đó.
One of the key assumptions in the classic tradition of psychoanalysis has been that traumatic memories can be repressed. However, most research has found that trauma actually tends to heighten memory of the painful event.
Trong nhiều trường hợp, sang chấn có thể thực sự tăng cường trí nhớ về một sự kiện. Con người ta có thể hình thành Rối loạn căng thẳng sau sang chấn (PTSD) do bởi những trải nghiệm sang chấn này gây ra, khiến họ hay nhớ về chúng một cách rất sinh động. Thay vì đè nén những ký ức đau khổ, con người ta bị buộc phải nhớ lại nó hết lần này đến lần khác.
In many cases, trauma can actually strengthen the memory of an event. People may develop post-traumatic stress disorder (PTSD) as a result of these traumatic experiences, causing them to experience vivid flashbacks of the events. Rather than experiencing repression of the painful memories, people are forced to relive them again and again.
Điều này không phải lúc nào cũng có nghĩa là ký ức về những sự kiện này chính xác hoàn toàn. Ký ức méo mó là một hiện tượng khá thường gặp, đặc biệt là vì các quá trình mã hóa, lưu trữ và truy xuất thông tin của não bộ dễ bị sai suất.
This does not necessarily mean that memories of these events are completely accurate. Memory distortions are common, especially because the encoding, storage, and retrieval processes are prone to errors.5
Kết luận. Bottom lines
Mặc dù Freud tin rằng, lật dở những điều bị đè nén là chìa khóa giúp phục hồi nhưng điều này vẫn chưa được nghiên cứu ủng hộ. Thay vào đó, một số chuyên gia tin rằng mang những nội dung bị đè nén ra ánh sáng có thể là bước đầu tiên hướng đến thay đổi. Sau cùng thì, chỉ đơn giản hiểu thôi không đủ để giải quyết vấn đề. Nhưng nó có thể là tiền đề cho những nỗ lực tiếp theo hướng đến sự chữa lành và thay đổi dài lâu cho người bệnh.
While Freud believed that lifting repression was the key to recovery, this has not been supported by research. Instead, some experts believe that bringing repressed material to light can be the first step toward change. Understanding something, after all, is not enough to fix a problem. But it can lead to further efforts that can lead to real relief and lasting changes.
Tham khảo. Sources
Timary PD, Heenen-Wolff S, Philippot P. The question of “representation” in the psychoanalytical and cognitive-behavioral approaches. Some theoretical aspects and therapy considerations. Front Psychol. 2011;2:71. doi:10.3389/fpsyg.2011.00071
Wang Y, Luppi A, Fawcett J, Anderson MC. Reconsidering unconscious persistence: Suppressing unwanted memories reduces their indirect expression in later thoughts. Cognition. 2019;187:78-94. doi:10.1016/j.cognition.2019.02.016
Prasertsri N, Holden J, Keefe FJ, Wilkie DJ. Repressive coping style: Relationships with depression, pain, and pain coping strategies in lung cancer outpatients. Lung Cancer. 2011;71(2):235-240. doi:10.1016/j.lungcan.2010.05.009
Nash RA, Wade KA, Garry M, Loftus EF, Ost J. Misrepresentations and flawed logic about the prevalence of false memories. Appl Cogn Psychol. 2017;31(1):31-33. doi:10.1002/acp.3265
Strange D, Takarangi MK. Memory distortion for traumatic events: The role of mental imagery. Front Psychiatry. 2015;6:27. doi:10.3389/fpsyt.2015.00027
Nguồn: https://www.verywellmind.com/repression-as-a-defense-mechanism-4586642
Như Trang.