Phóng chiếu là một cơ chế tự vệ của tâm lý xuất hiện khi một người nhận ra những đặc tính hoặc ham muốn không thể chấp nhận của bản thân xuất hiện ở một người khác như một cách để phủ nhận những đặc tính và thôi thúc này trong tiềm thức của bản thân.

Projection is a defense mechanism in which an individual recognizes their unacceptable traits or impulses in someone else to avoid recognizing those traits or impulses in themselves subconsciously.1

Ví dụ, ta bắt nạt một người đang bị bất an hoặc lo lắng có thể cũng bởi ta không muốn công nhận sự tồn tại của những cảm xúc này ở chính bản thân mình.

For example, someone who bullies another for being anxious and insecure may be doing so to avoid acknowledging they exhibit those same tendencies.

Nguồn gốc. Origins of Projection

Sigmund Freud đưa ra ý tưởng về các cơ chế tự vệ tâm lý trong thuyết phân tâm của mình. Một cơ chế tự vệ tâm lý là một chiến thuật của vô thức được sử dụng để bảo vệ bản ngã khỏi những điều khiến bản thân lo âu, khó chịu nếu bản thân chủ thể nhận thức nó một cách rõ ràng.

Sigmund Freud proposed the idea of defense mechanisms as part of his psychoanalytic theory. A defense mechanism is an unconscious strategy people use to defend the ego against uncomfortable personal characteristics that would cause anxiety if they recognized them consciously.

Ban đầu Freud chỉ liệt kê phóng chiếu là một trong số rất nhiều các cơ chế tự vệ, về sau này, Anna Freud – con gái ông, đã mở rộng khái niệm này trong cuốn “Bản ngã và những cơ chế tự vệ của nó”.

Freud initially proposed projection as one of several defense mechanisms, which his daughter, Anna Freud, expanded on in her book, “The Ego and the Mechanisms of Its Defence.”

Sự phát triển. Development of Projection

Sự hình thành và phát triển của tình trạng phóng chiếu tùy thuộc vào sự thấu hiểu nội tâm của mỗi người về cái đúng cái sai, và vì vậy, không thể trở thành một cơ chế tự vệ cho đến khi chủ thể hình thành được cái gọi là “lương tâm” (khái niệm thiên về phân tâm học, không hẳn là “lương tâm” theo nghĩa thông thường – ND) trong khoảng thời gian giữa thời thơ ấu.

Projection depends on an internalized understanding of right and wrong, and therefore can’t be used as a defense mechanism until the individual develops a conscience during mid-childhood.

Tuy nhiên, phóng chiếu được coi là một dạng hành vi khá nguyên thủy vì nó dựa trên một góc nhìn trắng đen rõ ràng về cái tốt và cái xấu. Từ đây, các nghiên cứu đã chỉ ra rằng trẻ thường sử dụng phóng chiếu nhiều nhất là trong đầu và giữa thời thanh thiếu niên và ít dần hơn trong cuối thời thanh thiếu niên khi chúng bắt đầu sử dụng các cơ chế tự vệ mang tính trưởng thành hơn, như “đồng nhất hóa” – một cơ chế diễn ra khi chủ thể tiếp nhận và mô phỏng theo hành vi của người khác.

Nonetheless, projection is considered fairly primitive because it is based on a black-and-white understanding of good and bad. As a result, studies have shown that children are most likely to use projection as a defense mechanism in early and mid-adolescence and less in late adolescence as they start to employ more mature defense mechanisms, such as identification, in which an individual internalizes and reproduces the behavior of another.2

Việc coi phóng chiếu là thiếu trưởng thành không có nghĩa là người lớn không sử dụng nó. Sẽ có lúc nào đó, người trưởng thành cũng không có cách nào khác phải sử dụng một cơ chế tự vệ nào đó nhằm bảo bệ bản thân khỏi một mối đe dọa lên cách ta tự nhìn nhận bản thân. Tuy nhiên, người trưởng thành sử dụng nhiều loại cơ chế tự vệ khác nhau, một số sẽ hay sử dụng các cơ chế thiếu trưởng thành trong khi một số khác lại chọn những cơ chế tự vệ tâm lý chín chắn hơn.

The fact that projection is considered immature does not mean adults don’t use it. At one time or another, adults will inevitably use a defense mechanism of some kind to protect themselves against a threat to their sense of self. However, adults will differ in what kinds of defense mechanisms they use, with some consistently relying on immature defense mechanisms and others employing mature defense mechanisms.

Một nghiên cứu trên nam giới trưởng thành đã chỉ ra rằng về cơ bản, nhóm này sử dụng các cơ chế tự vệ mang tính trưởng thành hơn, họ thường có sức khỏe thể chất tốt hơn, thu nhập cao hơn và hài lòng hơn với đời sống hôn nhân. Trong khi đó, một nghiên cứu trên nhóm thanh niên trẻ cho thấy việc sử dụng thường xuyên cơ chế tự vệ phóng chiếu có liên quan mật thiết đến biểu hiện tính cách đa nghi, cảnh giác cao độ ở nam giới và kiểu tính cách hòa đồng, đáng tin và nhẹ nhàng ở nữ giới.

Research with men has shown that when they typically employ more mature defense mechanisms, they tend to have better physical health, career outcomes, and marital satisfaction.3 Meanwhile, a study of young adults demonstrated that extensive use of projection as a defense mechanism was associated with a suspicious, hyper-alert personality style in men and a sociable, trusting, non-depressed personality style in women.4

Ví dụ. Examples of Projection

Phóng chiếu có thể được sử dụng làm một cơ chế tự vệ trong bất cứ hoàn cảnh nào. Con người ta bảo vệ lòng tự trọng bằng cách chối bỏ những đặc điểm, thôi thúc và cảm xúc mang tính đe dọa đến bản thân, trong khi lại nhìn thấy chính những điều này ở người khác. Một số ví dụ có thể kể đến:

Projection may be used as a defense mechanism in any circumstance. People protect their self-esteem by denying characteristics, impulses, or feelings they find threatening while seeing those same characteristics in someone else. Some examples include:

– Một người vợ bị thu hút bởi một nam đồng nghiệp nhưng lại không thể thừa nhận cảm xúc này, vậy nên khi người chồng kể về một nữ đồng nghiệp nào đó ở chỗ anh ta làm thì người vợ lại ghen tuông và buộc tội chồng mình lăng nhăng. A wife is attracted to a male co-worker but can’t admit her feelings, so when her husband talks about a female co-worker, she becomes jealous and accuses him of being attracted to the other woman.

– Một người đàn ông lo ngại về độ nam tính của mình sẽ hay nói móc những người đàn ông khác khi thấy họ cư xử như phụ nữ. A man who feels insecure about his masculinity mocks other men for acting like women.

– Một vận động viên khúc côn cầu vốn chẳng ưa gì đồng đội mình, nhưng dần dà lại bắt đầu tin rằng người kia mới có hiềm khích với mình. An athlete instinctively dislikes a hockey team member, but over time begins to believe their teammate hates them.

– Một người phụ nữ chỉ trích con gái mình vì hay ngắt lời lúc mình đang nói nhưng trong thực tế, bà ta mới là người thường xuyên ngắt lời con mình. A woman criticizes her daughter for interrupting her while she’s talking, when in fact, she regularly interrupts her daughter.

– Một người có mặc cảm tội lỗi vì ý nghĩ muốn trộm đồ, từ đây họ bắt đầu nghi ngờ những người khác đang trù tính lấy trộm bóp hay những đồ vật có giá trị khác của mình. Someone feels guilty for feeling the urge to steal, leading them to suspect that others are planning to take their wallet or other valuables.

– Một cậu trai trẻ ngó lơ những ham muốn hành xử bốc đồng ở bản thân và thay vào đó lại mù quáng cho rằng bạn của mình mới là người có khuynh hướng hành xử hung hăng. A young man ignores his own aggressive impulses and instead inaccurately believes his friend has aggressive tendencies.

Phóng chiếu Một cơ chế tự vệ tâm lý hay là cái gì khác? Projection as a Defense Mechanism or Something Else?

Nguồn: Medium

Vì ngay từ đầu Freud đã giới thiệu phóng chiếu là một cơ chế tự vệ của tâm lý nên dần dà mọi người thường sử dụng thuật ngữ này trong đời sống thường nhật. Tuy nhiên, khi họ thảo luận về phóng chiếu dưới dạng một thuật ngữ thông thường, họ sẽ không cho rằng nó là một yếu tố phòng vệ tâm lý.

Since Freud first introduced projection as a defense mechanism, people have often used the term in everyday conversation. However, when they discuss projection in simple terms, they usually don’t think of it as a defensive element.

Trong những trường hợp này, phóng chiếu mô tả việc nhìn thấy những đặc tính của bản thân ở người khác, và đặc biệt hơn một chút, là nhìn thấy những đặc tính này ở người khác trong khi bản thân mình mới là người đang sở hữu chúng. Tuy nhiên, lúc này, phóng chiếu không được sử dụng làm tấm khiên bảo vệ cho bản ngã khỏi những thứ mang tính đe dọa với nó. Những đặc tính cá nhân mà một người phóng chiếu lên người khác có thể tích cực hoặc mang tính trung lập.

In these instances, projection describes seeing one’s traits in others or, slightly more specifically, seeing traits in others that one incorrectly believes they don’t possess.1 Yet, neither of these cases is projection used to protect the ego against features one finds threatening. The personal characteristics one projects onto others could be positive or neutral.5

Để thực sự được coi là một cơ chế phòng vệ tâm lý, phóng chiếu cần phải dựa theo sự khái niệm hóa của Freud. Thấy những đặc tính không mong muốn của bản thân ở người khác trong khi lại không thừa nhận sự hiện hữu của chính chúng trên chính bản thân mình có thể giúp chủ thể bảo vệ được bản ngã. Theo hướng định nghĩa này, đây sẽ được gọi là phòng chiếu tự vệ hoặc phóng chiếu dạng cổ điển.

To indeed be a defense mechanism, projection must be based on Freud’s initial conceptualization. Seeing one’s undesirable traits in others while denying them in oneself helps an individual defend their ego.1 Projection defined this way is referred to as defensive or classical projection.

Nếu không có yếu tố tự vệ, ta không nên coi phóng chiếu là một cơ chế tự vệ của tâm lý mà nên coi nó là một thiên kiến nhận thức, khi ta quy kết mọi người đều như mình. Khi con người ta đánh giá quá mức số người cho chung đặc điểm, mong muốn, suy nghĩ và cảm xúc với chúng ta, thì ta gọi đó là “hiệu ứng đồng thuận giả”, và nghiên cứu cũng đã đưa ra nhiều bằng chứng cho khuynh hướng này.

Without a defensive element, one shouldn’t consider projection a defense mechanism but as a cognitive bias in which one assumes other people are similar. The idea that people overestimate the number of people who share their traits, desires, thoughts, and feelings is referred to as the false consensus5 , and studies have provided ample evidence for this tendency.6

Tác động của Phóng chiếu tự vệ. Impact of Defensive Projection

Giống như các cơ chế tự vệ khác, phóng chiếu có thể mang đến lợi ích trong ngắn hạn. Bằng cách chối bỏ những sự thật khó chịu về bản thân, con người ta có thể ứng phó dễ dàng hơn với lo âu và duy trì lòng tự trọng.

Like many defense mechanisms, in the short term, projection can be helpful. By denying uncomfortable truths about themselves, people can better cope with their anxieties and maintain their self-esteem.

Tuy nhiên, phóng chiếu có thể, về cơ bản, vẫn có hại vì nó có thể phá vỡ những mối quan hệ với người khác và gây ra những vấn đề như bắt nạt, ganh tỵ và thói đổ lỗi cho nạn nhân. Nó cũng có thể khiến cho chủ thể tạo ra một thế giới xã hội đầy thù địch trong tiềm thức, một thế giới mà họ tin rằng đang bị “ô nhiễm” bởi những người có những đặc tính mà chủ thể ghét nhất, những thứ mà chủ thể không hề muốn nhìn ra ở bản thân mình một chút nào.

However, projection can ultimately become harmful because it can disrupt interpersonal relationships and lead to issues like bullying, jealousy, and victim-blaming. It also may cause the individual to subconsciously create a hostile social world they believe is populated by people who exhibit the traits they dislike most and are least willing to confront in themselves.5

Hơn nữa, nghiên cứu đã chỉ ra thường xuyên sử dụng phóng chiếu để tự vệ có liên đới với đặc điểm của các rối loạn nhân cách ranh giới, ái kỷ, kịch tính và phản xã hội.

Furthermore, studies have shown that frequent use of defensive projection is associated with features related to borderline, narcissistic, histrionic, and psychopathic personality disorders.7

Làm sao để nhận ra và vượt qua tình trạng phóng chiếu. How to Recognize and Overcome Projection

Vì về bản chất, phóng chiếu tồn tại trong tiềm thức, nên việc nhận ra bản thân đang sử dụng cơ chế tự vệ này có thể khá khó khăn, nhưng vẫn hoàn toàn có thể làm được.

Given the subconscious nature of defense mechanisms, recognizing your own use of defensive projection can be challenging, but it is possible.

Bước đầu tiên là tự vấn bản thân. Cố gắng thành thật với bản thân về những thứ khiến bạn cảm thấy bất an và lo âu, xem lại những đặc tính và ham muốn của bản thân mà bạn ít thích nhất.

The first step is self-reflection. Try to be honest with yourself about what makes you insecure and anxious, and examine the traits and impulses you have that you may least like about yourself.

­Sau đó, nỗ lực nhìn nhận hành vi của mình một cách khách quan để xem xem bạn có đang phóng chiếu bất kỳ lo âu nào về bản thân lên người khác không. Cố gắng không phán xét bản thân trong quá trình này; hãy quan sát và thành thật đánh giá nhưng không mãi “đắm chìm” trong bất cứ thứ gì mình phát hiện ra.

Then, attempt to view your behavior objectively to see if you may be projecting any of the anxieties you have about yourself onto someone else. Try not to judge yourself during this exploration; observe and honestly assess without dwelling on anything you uncover.

Qúa trình này có thể không thoải mái chút nào, nên có lẽ tốt nhất bạn nên thực hiện cũng với một chuyên gia. Một trị liệu viên hoặc tư vấn viên có hiểu biết về các cơ chế tự vệ tâm lý và đặc biệt là cơ chế phóng chiếu có thể hướng dẫn bạn thực hiện quá trình và giúp bạn đối mặt với thứ bạn tìm ra. Hơn nữa, một trị liệu viên có thể giúp bạn cảm thấy thoải mái hơn với những đặc tính, suy nghĩ và cảm xúc khiến bạn phóng chiếu chúng lên người khác ngay từ đầu.

This can be an uncomfortable process, so it may be best to undertake it with a mental health professional. A therapist or counselor familiar with defense mechanisms and projection, in particular, can guide you through this process and help you face what you find. Moreover, a therapist can help you become more comfortable with the characteristics, thoughts, and feelings that have caused you to project onto others in the first place.

Can thiệp này sau rồi sẽ có thể giúp bạn hoàn toàn ngừng sử dụng cơ chế phóng chiếu. Nói gì thì nói, người nào biết và chấp nhận bản thân , thậm chí là cả những điều mình không thích, sẽ ít phải dựa dẫm vào cơ chế này vì họ đã không còn cần phải chối bỏ bất kỳ điều gì về bản thân.

This work may ultimately help you overcome your use of projection entirely. After all, people who know and accept themselves, even the traits they don’t like, are far less likely to rely on defensive projection because they no longer need to deny any part of themselves.

Tham khảo. Sources

Baumeister RF, Dale K, Sommer KL. Freudian defense mechanisms and empirical findings in modern social psychology: reaction formation, projection, displacement, undoing, isolation, sublimation, and denial. J Pers. 1998;66(6):1081-1124. doi:10.1111/1467-6494.00043

Cramer P. The development of defense mechanisms. J Pers. 1987;55(4):597-614. doi:10.1111/j.1467-6494.1987.tb00454.x

Vaillant GE. Theoretical hierarchy of adaptive ego mechanisms. Arch Gen Psychiatry. 1971;24(2):107. doi:10.1001/archpsyc.1971.01750080011003

Cramer P. Defense mechanisms, behavior, and affect in young adulthood. J Pers. 2002;70(1):103-126. doi:10.1111/1467-6494.00180

Newman LS, Duff KJ, Baumeister RF. A new look at defensive projection: Thought suppression, accessibility, and biased person perception. J Pers Soc Psychol. 1997;72(5):980-1001. doi:10.1037/0022-3514.72.5.980

Ross L, Greene D, House P. The “false consensus effect”: An egocentric bias in social perception and attribution processes. J Exp Soc Psychol. 1977;13(3):279-301. doi:10.1016/0022-1031(77)90049-x

Cramer P. Personality, personality disorders, and defense mechanisms. J Pers. 1999;67(3):535-554. doi:10.1111/1467-6494.00064

Nguồn: https://www.verywellmind.com/what-is-a-projection-defense-mechanism-5194898

Như Trang