Quan điểm của Sigmund Freud về phụ nữ vẫn làm dấy lên nhiều tranh cãi trong suốt cuộc đời của ông và vẫn tiếp tục là đề tài tranh luận lớn cho đến ngày nay. “Phụ nữ chống lại thay đổi, tiếp nhận mọi thứ một cách bị động và bản thân không đóng góp được gì,” ông nói trong một bài viết năm 1925 có tựa đề “Những hệ quả tinh thần trong khác biệt giải phẫu giữa các giới tính.”

Sigmund Freud’s views on women stirred controversy during his own lifetime and continue to evoke considerable debate today. “Women oppose change, receive passively, and add nothing of their own,” he wrote in a 1925 paper entitled “The Psychical Consequences of the Anatomic Distinction Between the Sexes.”

Nguồn: NPR

BS. Donna Stewart, một giáo sư và trưởng khoa sức khỏe phụ nữ tại Đại học Hệ thống Y tế (UNH) đã giải thích “Freud là một người đàn ông trong thời đại của mình. Ông chống lại phong trào giải phóng phụ nữ và tin rằng cuộc sống của phụ nữ bị chi phối bởi chức năng sinh sản tự nhiên.”

Donna Stewart, M.D., a professor and chair of women’s health at the University Health Network, explained, “Freud was a man of his times. He was opposed to the women’s emancipation movement and believed that women’s lives were dominated by their sexual reproductive functions.”

“Câu hỏi lớn nhất vẫn chưa có câu trả lời và bản thân tôi cũng chưa trả lời được, dù cho tôi đã dành ra 30 năm cuộc đời để tìm hiểu tâm hồn của phụ nữ, chính là “Phụ nữa muốn gì?” Freud đã từng tự hỏi bản thân mình như vậy trong cuốn “Sigmund Freud: Cuộc đời và sự nghiệp” viết bởi Ernest John.

“The great question that has never been answered, and which I have not yet been able to answer, despite my thirty years of research into the feminine soul, is ‘What does a woman want?'” Freud once mused in “Sigmund Freud: Life and Work” by Ernest Jones.

Nguồn: QuotesLyfe

Ganh tỵ dương vật. Penis Envy

Ganh tỵ dương vật có khái niệm tương đương ở nữ giới là “nỗi lo bị thiến” được Freud đưa ra. Trong thuyết các giai đoạn phát triển tâm lý tính dục, Freud cho rằng trong suốt giai đoạn dương vật tượng trưng (khoảng từ 3 đến 6 tuổi), các bé gái tỏ ra xa cách với mẹ mình và thay vào đó, thể hiện tình thương yêu dành cho cha mình.

Penis envy is the female counterpart to Freud’s concept of castration anxiety. In his theory of psychosexual development, Freud suggested that during the phallic stage (around ages 3 to 6 years) young girls distance themselves from their mothers and instead devote their affections to their fathers.1

Theo Freud, điều này xuất hiện khi bé gái nhận ra rằng mình không có dương vật. “Bé gái cho rằng mẹ mình phải chịu trách nhiệm cho việc mình sinh ra không có dương vật và không tha thứ cho mẹ vì đã tạo ra mình với điểm bất lợi như vậy”, Freud nói (1933).

According to Freud, this occurs when a girl realizes that she has no penis. “Girls hold their mother responsible for their lack of a penis and do not forgive her for their being thus put at a disadvantage,” Freud suggested (1933).

Mặc dù Freud tin rằng phát hiện về Phức cảm Oedipus và những học thuyết liên quan như nỗi lo bị thiến hay ganh tỵ dương vật là những thành tựu lớn nhất của bản thân, nhưng chúng có lẽ cũng là những học thuyết bị chỉ trích nhiều nhất. Những nhà nữ tâm lý học như Karen Horney và những nhà tư tưởng nữ quyền khác đã xem những ý tưởng của ông là méo mó và xem thường người khác. Khái niệm tương ứng với Phức cảm Oedipus ở nam là phức cảm Electra ở nữ.

While Freud believed that his discovery of the Oedipal complex and related theories such as castration anxiety and penis envy were his greatest accomplishments, these theories are perhaps his most criticized. Female psychoanalysts such as Karen Horney and other feminist thinkers have described his ideas as distorted and condescending. The counterpoint theory to the Oedipal complex is the Electra complex.

Điều trị chứng cuồng loạn. Treatment of Hysteria

Liệu pháp trò chuyện mang tính cách mạng của Freud được xây dựng một phần từ quá trình làm việc của ông với Bertha Pappenheim, người được biết đến với tên Anna O. Bị mắc một chứng bệnh có tên là cuồng loạn (hysteria), người phụ nữ này xuất hiện nhiều triệu chứng như hoang tưởng, mất trí nhớ và liệt bán phần.

Freud’s revolutionary talk therapy evolved in part from his work with Bertha Pappenheim, who is known as Anna O. Experiencing what was then referred to as hysteria, she possessed a variety of symptoms that included hallucinations, amnesia, and partial paralysis.

Trong suốt các phiên làm việc với cộng sự của Freud là Joseph Breuer, Pappenheim đã mô tả lại cảm giác và trải nghiệm của mình. Quáu trình này phần nào giúp làm giảm nhẹ các triệu chứng, từ đó giúp bà gọi tên phương pháp này là “trò chuyện chữa lành.” Pappenheim tiếp tục phục hồi, trở thành một nhân viên công tác xã hội và tạo ra những đóng góp đáng kể cho phòng trào của phụ nữ tại Đức.

During sessions with one of Freud’s colleagues, Joseph Breuer, Pappenheim described her feelings and experiences. This process seemed to alleviate her symptoms, which led her to dub the method the “talking cure.” Pappenheim went on to become a social worker and made significant contributions to the women’s movement in Germany.2

Ban đầu, Freud cho rằng nguyên nhân gây cuồng loạn có gốc rễ từ việc bị lạm dụng tình dục thời thơ ấu. Sau này ông đã “bỏ rơi” học thuyết này và thay vào đó, nhấn mạnh vai trò của các mộng tưởng về giới trong sự hình thành của nhiều chứng loạn thần và bệnh lý khác.

Initially, Freud suggested that the causes of hysteria were rooted in childhood sexual abuse. He later abandoned this theory and instead emphasized the role of sexual fantasies in the development of a variety of neuroses and illnesses.

Nguồn: BBC

Nhà sử học Peter Gay giải thích, “hiểu biết của ông ấy về phụ nữ bị nhiều người cho là thiếu phù hợp, nhưng ông ấy thực sự đã có những bước tiến lớn trong sự hiểu biết về phụ nữ lúc bấy giờ khi ông xuất hiện. Sẽ thật bất thường nếu ở thời của Freud mà đứng ra công nhận phụ nữ có ham muốn tình dục, chứ chưa nói đến việc tuyên bố rằng đè nén ham muốn tình dục có thể khiến họ bị cuồng loạn.”

“His understanding of women was notoriously inadequate, but he did make great steps beyond what was understood about women when he came on the scene. It was very unusual in Freud’s time even to acknowledge that women had sexual desire, much less to say that the repression of their sexual desire could make them hysterical,” explained historian Peter Gay.

Phụ nữ trong cuộc đời Freud. The Women in Freud’s Life

Mặc dù Freud thường tuyên bố rằng ông hiểu biết rất ít về phụ nữ, những có một vài người phụ nữ đóng vai trò quan trọng trong đời sống của ông. Freud là con cả của mẹ mình (cha ông đã có 2 người con riêng từ cuộc hôn nhân trước) và thường được cho là người con mà mẹ quý nhất.

While Freud often claimed that he had little understanding of women, several women played important roles in his personal life. Freud was his mother’s eldest child (his father had two older sons from a previous marriage) and has often been described as her special favorite.

Freud đã từng chia sẻ, “Tôi phát hiện ra rằng người nào biết được mình được mẹ yêu thương hay ưu ái về sau trong cuộc sống thường cho thấy sự tự tin đặc biệt vào bản thân và một niềm lạc quan không gì lay động, và đức tính này thường thực sự mang lại thành công cho người người nào sở hữu nó.”

“I have found that people who know that they are preferred or favored by their mothers give evidence in their lives of a peculiar self-reliance and an unshakable optimism which often bring actual success to their possessors,” Freud once commented.

Mối quan hệ của Freud với vợ mình, bà Martha, khá truyền thống. Sophia Freud, cháu ông có mô tả “Bà ấy là một người nội trợ rất đảm đang. Bà rất tiết kiệm. Và cha tôi sẽ nói rằng mẹ mình sẵn sàng đầu độc cả gia đình chứ không vứt bỏ thức ăn.”

Freud’s relationship with his wife, Martha, was very traditional. “She was a very good hausfrau (housewife),” explained his granddaughter, Sophie Freud. “She was very thrifty. And my father would say that his mother would rather poison the whole household than throw food away.”

Freud lớn lên cùng những người chị và về sau trở thành cha của 3 người con trai và 3 người con gái, bao gồm cả Anna Freud, người đóng một vài trò lớn trong việc kế tục công trình nghiên cứu của cha mình.

Freud was raised with several sisters and later became the father of three sons and three daughters, including Anna Freud, who played a major role in carrying on her father’s work.

Anna Freud. Nguồn: The Decision Lab

Phụ nữ trong phân tâm học. Women in Psychoanalysis

Mặc dù Freud coi phụ nữ là thấp kém hơn nam giới, nhưng nhiều phụ nữ vẫn rất thành công ghi tên mình trong sự phát triển và tiến bộ của phân tâm học. Người phụ nữ mở được phòng khám phân tâm đầu tiên là Helene Deutschc vào năm 1924. Bà đã xuất bản cuốn sách phân tâm học đầu tiên về xu hướng tính dục nữ giới và mở rộng viết về các chủ đề như tâm lý học phụ nữ, nữ thanh thiếu niên và quá trình làm mẹ.

While Freud described women as inferior to men, many women were instrumental in the development and advancement of psychoanalysis. The first woman to run her own psychoanalysis clinic was Helene Deutsch in 1924.3 She published the first psychoanalytic book on womens sexuality and wrote extensively on topics such as the psychology of women, female adolescence, and motherhood.

Nhà phân tâm học quan trọng (và được cho là người tình một thời của Carl Jung) Sabina Spielrein cũng có sự ảnh hưởng quan trọng lên sự phát triển của phân tâm học. Bà ban đầu là một trong những bệnh nhân của Jung.

The seminal psychoanalyst (and supposedly Carl Jung’s one-time lover) Sabina Spielrein also had an important influence on the development of psychoanalysis. She was originally one of Jung’s patients.

Trong suốt những năm đầu tiên trong tình bạn của Freud và Jung, hai người đã dành phần lớn thời gian đề thảo luận về ca bệnh của Spielrein, cũng là hoạt động giúp định hình nhiều quan điểm của cả hai. Bản thân Spielrein cũng được ghi công vào sự hình thành của khái niệm “bản năng chết” và sự phổ biến phân tâm học ở Nga.

During the early years of the Freud and Jung friendship, the two men spent a considerable amount of time discussing Spielrein’s case which helped shape many of their views. Spielrein herself is also credited with developing the concept of the death instincts4 and for introducing psychoanalysis in Russia.

Nhà phân tâm học Karen Horney trở thành một trong những người đầu tiên phê bình những góc nhìn của Freud về tâm lý học nữ giới. Melanie Klein trở thành một trong những thành viên của cộng đồng phân tâm học và đã phát minh ra kỹ thuật có tên gọi là “trị liệu qua vui chơi”, hiện vẫn đang được sử dụng phổ biến ngày nay.

Psychoanalyst Karen Horney became one of the first critics of Freud’s views on feminine psychology. Melanie Klein became a prominent member of the psychoanalytic community and developed the technique known as “play therapy”, which is still widely used today.

Ngoài ra, chính con gái của ông, Anna Freud, cũng đóng một vai trò cực kỳ quan trọng trong việc mở rộng nhiều học thuyết của cha mình và đóng góp lớn vào ngành phân tâm học trẻ em.

Additionally, his own daughter, Anna Freud, played a vital role in advancing many of her father’s theories and contributed greatly to child psychoanalysis.

Những quan điểm đối lập. Opposing Viewpoints

Cũng không có gì đáng ngạc nhiên khi có một số nhân vật quan trọng trong ngành tâm lý học đã có những phản hồi riêng về những góc nhìn hạn chế và có phần xúc phạm của Freud dành cho nữ giới trong tâm lý học. Karen Horney là một trong những người như vậy, bà công khai đứng ra chống lại quan niệm ganh tỵ dương vật của Freud và đưa ra góc nhìn riêng của bà về tâm lý học nam giới. Thậm chí chính cháu gái của Freud sau này cũng phê bình những học thuyết của người ông nổi tiếng.

Not surprisingly, some important figures in psychology had their own responses to Freud’s limited and often offensive take on female psychology. Karen Horney was one such critic, taking on Freud’s concept of penis envy and providing her own take on male psychology. Even Freud’s own granddaughter would later offer up criticism of her famous relative.

Karen Horney: Quan niệm của Freud về ganh tỵ dương vật bị chỉ trích trong thời của ông, chủ yếu là từ nhà phân tâm học Karen Horney. Bà cho rằng chính đàn ông, ngược lại, mới là đối tượng bị ảnh hưởng vì không thể mang thai, cái mà bà gọi tên là “ganh tỵ tử cung.”

Karen Horney: Freud’s concept of penis envy was criticized in his own time, most notably by psychoanalyst Karen Horney. She suggested that it is men who are adversely affected by their inability to bear children, which she referred to as “womb envy.”

Phản hồi từ Freud: Freud nói, mặc dù một cách gián tiếp, rằng “Sẽ có gì ngạc nhiên khi một nhà phân tích nữ chưa bị hoàn toàn thuyết phục về sự thèm muốn dương vật sâu sắc thất bại trong việc nhận ra được tầm quan trọng của yếu tố này ở bệnh nhân của mình” (Freud, 1949). Theo đó, ông cho rằng quan điểm “ganh tỵ tử cung”mà Horney đặt ra chỉ là kết quả của chính tình trạng ganh tỵ dương vật của bà.

Freud’s Response: Freud responded, although indirectly, writing, “We shall not be very greatly surprised if a woman analyst who has not been sufficiently convinced of the intensity of her own wish for a penis also fails to attach proper importance to that factor in her patients” (Freud, 1949). According to Freud, Horney’s concept of womb envy emerged as a result of her own supposed penis envy.

Sophie Freud: Mặc dù những quan điểm của Freud về xu hướng tính dục của nữ giới thường đi ngược lại với khuynh hướng gia trưởng thời nữ hoàng Victoria, nhưng ông nói gì thì vẫn là một người đàn ông vào thời ấy. Công trình của ông thường bị cho là chống lại phụ nữ và bản thân cháu gái ông, Sophia Freud cũng xem những học thuyết của ông là lỗi thời. Bà giải thích, “Ý tưởng của ông vượt ra khỏi xã hội. Ông thể hiện trong học thuyết của mình một niềm tin cho rằng phụ nữ chỉ là thứ yếu, không mang tính quy chuẩn và không tương xướng ngang hàng với quy chuẩn.”

Sophie Freud: While Freud’s notions of female sexuality often ran contrary to the patriarchal tendencies of the Victorian era, he was still very much a man of his time. His work is often dismissed as misogynistic and his own granddaughter, Sophie Freud, described his theories as outdated. “His ideas grew out of society. He mirrored in his theories the belief that women were secondary and were not the norm and didn’t quite measure up to the norm,” she explained.

Kết luận: Thậm chí ngay cả bản thân Freud cũng thừa nhận sự hiểu biết của mình về phụ nữ còn hạn chế. Ông đã từng đề cập trong một bài viết năm 1933 rằng, “Đó là tất cả những gì tôi có thể nói về bạn về tính nữ. Nó chắc chắn không hoàn thiện, rời rạc và không phải lúc nào cũng dễ nghe… Nếu bạn muốn hiểu hơn về tính nữ, hãy tự hỏi về những trải nghiệm của chính bạn trong đời, hoặc tìm hỏi những nhà thơ, hay chờ cho đến khi khoa học có thể cho bạn những thông tin sâu sắc và chặt chẽ hơn.”

Final Thoughts: Even Freud himself admitted that his understanding of women was limited. “That is all I have to say to you about femininity,” he wrote in 1933. “It is certainly incomplete and fragmentary and does not always sound friendly… If you want to know more about femininity, enquire about your own experiences of life, or turn to poets, or wait until science can give you deeper and more coherent information.”

Những góc nhìn hiện đại. Modern Perspectives

Ngày nay, nhiều nhà phân tích cho rằng thay vì thẳng thừng phản bác những học thuyết của Freud, chúng ta nên tập trung vào phát triển những quan điểm mới dựa trên ý tưởng ban đầu của ông. Như một nhà văn đã từng nói, “Freud đã từng nhiều lần phải điều chỉnh nhiều học thuyết của mình khi ông thu thập được thêm dữ liệu và có những góc hiểu mới mẻ. Những nhà phân tích đương đại cũng nên làm điều đó.”

Today, many analysts suggest that rather than reject Freud’s theories outright, we should instead focus on developing new views on his original ideas. As one writer said, “Freud revised his theories many times as he accumulated new data and reached fresh insights. Contemporary analysts should do no less.”

Nguồn: The New York Times

Tham khảo. Sources

Khan M, Haider K. Girls’ first love; their fathers: Freudian theory Electra complex.  Research Journal of Language, Literature and Humanities. 2015;2(11):1-4.

Kaplan M. Bertha Pappenheim: 1859 – 1936. The Encyclopedia of Jewish Women.

Foazen P. Helen Deutsch: 1884 – 1982. The Encyclopedia of Jewish Women.

Hall K. Sabina Spielrein: 1885-1942. The Encyclopedia of Jewish Women.

Nguồn: https://www.verywellmind.com/how-sigmund-freud-viewed-women-2795859

Như Trang