Não sương mù không phải là một bệnh lý thực sự, thay vào đó, đây là một thuật ngữ được sử dụng để mô tả cảm giác đầu óc chậm chạp và lờ đờ. Nó có thể là một triệu chứng của một bệnh lý khác.
Brain fog isn’t actually a medical condition, but rather a term used to describe the feeling of being mentally sluggish and fuzzy. It can be a symptom of other health conditions.
Bị não sương mù giống như kiểu đầu óc thiếu rõ ràng; nó có thể ảnh hưởng lên năng lực tập trung và khiến bạn khó ghi nhớ mọi thứ, theo GS. TS. Sabrina Romanoff, một nhà tâm lý học tại Thành phố New York.
Brain fog feels like a lack of mental clarity; it can affect your ability to focus and make it difficult for you to recall things, says Sabrina Romanoff, PsyD, a professor and clinical psychologist in New York City.

Về cơ bản, não sương mù có thể ảnh hưởng lên cách bạn cảm nhận về bản thân. Bạn thường xuyên không cảm nhận bản thân một cách rõ ràng, não bộ không còn tính nhạy bén khiến bạn xa lạ với chính mình.
Ultimately, brain fog can impact the way you feel about yourself. Individuals often do not feel like themselves as the loss of mental sharpness feels foreign to them.
— Sabrina Romanoff, PsyD
Nguyên nhân gây chứng não sương mù. Causes of Brain Fog
Có nhiều yếu tố và bệnh lý có thể gây ra chứng não sương mù, bao gồm:
A number of factors and health conditions can cause brain fog, including:
– Thiếu ngủ. Lack of sleep
- Căng thẳng gia tăng. Increased stress levels
– Trầm cảm. Depression
– Chứng mất trí. Dementia
– Tiền mãn kinh. Perimenopause
– Thuốc điều trị. Medication
– Các bệnh liên quan đến Hormone, như rối loạn tuyến giáp. Hormonal conditions, such as thyroid disorders
– Các bệnh lý mãn tính, nhưng Chronic health conditions, such as multiple sclerosis
– Suy dinh dưỡng, như thiếu hụt vitamin B12. Nutrient deficiencies, such as a vitamin B12 deficiency
– Nhiễm virus, như COVID-19, SARS, và H1N1.Viral infections, such as COVID-19, SARS, and H1N11
COVID-19 có thể gây ra tình trạng viêm trong não bộ, ảnh hưởng lên khả năng giao tiếp với nhau của các neuron, từ đó làm xuất hiện chứng não sương mù. Tuy nhiên, căng thẳng, lo âu, bị cách ly và mối đe dọa từ đại dịch này có thể gián tiếp gây ra chứng não sương mù, vì nó có thể khiến não bộ kiệt sức, theo GS. TS. Romanoff.
COVID-19 can cause inflammation in the brain, which can affect the ability of neurons in the brain to communicate with each other, resulting in brain fog. However, the stress, anxiety, isolation, and threat of the coronavirus pandemic can also indirectly cause brain fog, since it can be exhausting for your brain, says Romanoff.
Cũng không có gì bất thường khi chứng não sương mù này có thể xuất hiện từ sự kết hợp 2 hoặc 3 yếu tố kể trên vì chúng hay song hành cùng nhau.

It is not unusual for brain fog to be caused by a combination of two or three of these factors since they often go hand in hand.
Ví dụ, trầm cảm có thể khiến ta mất ngủ hoặc ngược lại. Tương tự, căng thẳng có thể tác động lên giấc ngủ và gây trầm cảm. Tiền mãn kinh có thể có xuất hiện cùng với tình trạng thiếu ngủ và trầm cảm.
For instance, depression can lead to a lack of sleep or vice versa. Similarly, stress can affect your sleep and cause depression. Perimenopause may be accompanied by lack of sleep and depression.
Triệu chứng. Symptoms of Brain Fog
Nếu bạn bị chứng não sương mù, thì có thể các chức năng nhận thức trong bạn sẽ gặp vấn đề, bạn sẽ khó:
If you have brain fog, you may have difficulty with cognitive functions, such as:
– Tập trung vào một suy nghĩ hay ý tưởng nào đó. Focusing on a thought or idea
– Ghi nhớ. Recalling things
– Làm việc đa nhiệm. Multitasking
– Tập trung vào các cuộc đối thoại. Following conversations
– Chú ý vào môi trường xung quanh. Paying attention to your surroundings
Chứng não sương mù cũng có thể gây ra những triệu chứng như đau đầu và kiệt sức tinh thần.
Brain fog can also cause symptoms like headaches and mental exhaustion.
Gợi ý và đề xuất giúp hạn chế chứng Não sương mù. Tips and Tricks to Reduce Brain Fog
Có một số gợi ý giúp bạn giảm bớt tình trạng này: These are some steps you can take to reduce brain fog:
– Ngủ đủ: Giấc ngủ rất quan trọng giúp não bộ và cơ thể dọn sạch những độc tố có thể làm xuất hiện tình trạng não sương mù. Hãy cố gắng tuân thủ một khung giờ ngủ cố định và mỗi đêm hãy dành ra từ 7 đến 9 tiếng để ngủ. Tránh sử dụng các thiết bị điện tử như điện thoại di động, laptop hay TV trước giờ ngủ.
Get enough sleep: Sleep is important for your brain and body to clear out unhealthy toxins that can contribute to brain fog. Try to follow a fixed sleep schedule and make it a point to get seven to nine hours of sleep every night. Avoid using electronic devices like your mobile, laptop, or television before you go to sleep.
– Thử làm những điều mới: Giữ cho đầu óc nghĩ về những hoạt động kích thích tâm trí và luôn nỗ lực thử làm những điều mới. Ví dụ, hãy thử đi làm bằng lộ trình khác bình thường, thử một hướng tiếp cận công việc khác với mọi khi, hay nghe những thể loại âm nhạc mới. Điều này có thể giúp làm tăng sự sản sinh một loại hóa chất trong não bộ có tên gọi là norepinephrine, có tác dụng kích thích não bộ.
Try new things: Keep your mind engaged with mentally stimulating activities and make an effort to try new things. For instance, take a different route to work, try a different approach to a task you do regularly, or listen to different music. This can help increase the production of a brain chemical called norepinephrine, which stimulates the brain.
– Tránh làm nhiều việc cùng lúc: Làm cùng lúc nhiều việc có thể vắt cạn năng lượng và hạ thấp hiệu suất, đặc biệt là khi bạn đang cố gắng làm 2 việc đòi hỏi tập trung tư duy. Thay vào đó, thử tập trung mỗi lúc chỉ một việc mà thôi.
Avoid multitasking: Multitasking can drain your energy and lower your productivity, especially if you’re trying to do two activities that require conscious thought. Instead, try focusing on one thing at a time.

– Cải thiện trí nhớ: Nếu bạn hay quên này quên kia, hãy thử một số mẹo để cải thiện trí nhớ của mình. Ví dụ, đặt câu vần, ghi nhớ bằng liên tưởng, hoặc sử dụng các tín hiệu ghi nhớ bằng ngôn từ hoặc hình ảnh có thể giúp bạn ghi nhớ những điều quan trọng. Bạn có thể thử phương pháp lặp lại; ví dụ, khi ai đó giới thiệu tên họ với bạn, việc lặp lại cái tên đó với họ có thể giúp bạn ghi nhớ được tên của người đó.
Work on your memory: If you’re prone to forgetting things, try using different tricks to improve your memory. For instance, rhymes, mnemonics, or visual or verbal cues can help you remember important things. You can also try repetition; for instance, if someone tells you their name, saying it back to them can help you remember it.
– Để đầu óc nghỉ ngơi: Để ý cho đầu óc được nghỉ ngơi đôi lần trong ngày, khi đó bạn sẽ không nghĩ ngợi về thứ gì và tập trung vào khoảnh khắc hiện tại. Bạn có thể nhắm mắt, đi bộ một chút hoặc nhìn ra ngoài cửa sổ.
Take mental breaks: Make it a point to take a couple of mental breaks during the day, where you don’t think about anything and be in the moment. You can close your eyes, take a short walk, or look out your window.
– Tập trung chú ý: Nếu bạn bị xao nhãng bởi nhiều thứ hoặc mất tập trung, hãy cố gắng chậm lại một chút và tập trung chú ý vào một thứ mà thôi. Sau đó, hoàn thành cho xong nó, dù việc đó có nhỏ nhặt thế nào.
Focus your attention: If you get distracted by multiple things or lose focus, try to slow down and focus all your attention on one task. Then, work on completing that task, no matter how small.
– Chủ động kết nối với mọi người: Tham gia vào các hoạt động xã hội có thể giúp cải thiện tâm trạng, trí nhớ và nhận thức.
Stay socially active: Participating in social activities can improve your mood, memory, and cognition.
– Luyện suy nghĩ sâu: Tập luyện cho tâm trí bằng cách dành một chút thời gian tập trung để suy nghĩ sâu mỗi này. Ví dụ, nếu bạn đã đọc một bài báo nào đó, hãy dành 10 phút để suy nghĩ về nội dung bài báo ấy.
Engage in deep thought: Exercise your mind by spending a little time engaged in deep thought each day. For instance, if you have read an article, spend 10 minutes thinking about the article’s contents.
– Thử tập thiền: Thiền định có thể giúp giảm căng thẳng và giúp não bộ và cơ thể thư giãn.
Try meditation: Meditation can help reduce stress and relax your brain and body.
– Tập thể dục thường xuyên: Giữ cơ thể năng động có thể làm cải thiện sức khỏe tinh thần.
Exercise regularly: Staying physically active can improve your mental health.
– Tuân thủ một chế độ ăn lành mạnh: Một chế độ ăn uống lành mạnh, như chế độ ăn Địa Trung Hải, có thể giúp cải thiện trí nhớ, nhận thức và sức khỏe não bộ.
Follow a healthy diet: A healthy diet, such as the Mediterranean diet, can help with memory, cognition, and brain health.
– Tránh sử dụng rượu bia và ma túy: Những loại chất này có thể hủy hoại các giác quan và tác động tiêu cực lên não bộ.
Avoid alcohol and drugs: These substances can impair your senses and adversely affect your brain.
Kết luận. Final thoughts
Não sương mù mang đến cho bạn một cảm giác khó chịu khi bạn thấy mình lúc nào cũng chậm chạp, chẳng thể theo kịp thứ gì. Nó có thể khiến bạn khó tập trung vào công việc cần làm, ghi nhớ mọi thứ, hoặc chú ý vào những gì đang diễn ra quanh bạn. Nó cũng có thể khiến bạn cảm thấy lạc lõng và không còn là chính mình.
Brain fog is the uncomfortable feeling of being spaced out. It can make it difficult for you to focus on tasks at hand, remember things, or pay attention to what’s going on around you. It can also make you feel out of sorts and unlike yourself.
Nhiều người thỉnh thoảng sẽ trải qua cảm giác não sương mù nếu họ không ngủ ngon và đủ, hoặc khi dị ứng và đang sử dụng thuốc kháng histamin, chẳng hạn. Tuy nhiên, một số bệnh lý khác cũng có thể gây ra tình trạng não sương mù kéo dài.
Many people may experience the occasional bout of brain fog if they haven’t slept well, or if they have allergies and have taken antihistamine medication, for instance. However, some health conditions may cause persistent brain fog.
Hãy trao đổi với y bác sĩ về những triệu chứng bạn đang gặp phải; họ có thể xác định nguyên nhân gây ra tình trạng não sương mù và đề xuất kế hoạch điều trị phù hợp.
Discuss your symptoms with your healthcare provider; they may be able to determine what’s causing the brain fog and suggest a treatment plan accordingly.

Tham khảo. Article Sources
Cedars-Sinai. How COVID-19 compromises brain function.
Nguồn: https://www.verywellmind.com/what-is-brain-fog-5195298
Như Trang