Hiện tượng Ông trời có mắt (Từ gốc là Thế giới công bằng, ở bài viết sẽ sử dụng một cụm từ gần nghĩa và tự nhiên hơn trong tiếng Việt – ND) là khuynh hướng tin rằng thế giới này là công bằng và con người ta nhận về cái họ xứng đáng được nhận. Vì con người ta muốn tin rằng ông trời kiểu gì cũng có mắt nên ta luôn tìm mọi cách để lý giải hay hợp lý hóa những điều bất công, thường đổ lỗi cho bản thân người mà trong hoàn cảnh đó chính là người bị hại.

The just-world phenomenon is the tendency to believe that the world is just and that people get what they deserve. Because people want to believe that the world is fair, they will look for ways to explain or rationalize away injustice, often blaming the person in a situation who is actually the victim.1

Nguồn: RMIT University

Hiện tượng này giúp giải thích tại sao đôi khi con người ta lại đổ lỗi cho nạn nhân vì chính những điều không may xảy đến với họ, thậm chí ngay cả những lúc họ không thể kiểm soát được những việc ập đến.

The just-world phenomenon helps explain why people sometimes blame victims for their own misfortune, even in situations where people had no control over the events that have befallen them.2

Thuyết “Ông trời có mắt” và hiện tượng đổ lỗi cho nạn nhân. Just-World Theory and Victim-Blaming

Thuyết “Ông trời có mắt” khẳng định rằng khi ai đó trở thành nạn nhân cho những điều không hay xảy đến thì những người khác có xu hướng tìm kiếm những điều giúp lý giải những tình cảnh này. Nói cách khác, con người ta có khuynh hướng tự động tìm kiếm một thứ gì đó hoặc một ai đó để đổ lỗi cho những việc không hay. Nhưng thay vì chỉ đơn giản quy cho vận rủi thì con người ta lại soi vào hành vi của chủ thể, coi đó là nguồn căn để đổ lỗi.

The just-world theory posits that when people do fall victim to misfortune, others tend to look for things that might explain their circumstances. In other words, people have an automatic tendency to look for something or someone to blame for unfortunate events. But rather than simply attributing a bad turn of events to bad luck, people tend to look at the individual’s behavior as a source of blame.1

Ngược lại, niềm tin này cũng khiến con người ta nghĩ rằng những thứ tốt đẹp xảy đến với ai đó là vì họ là người tốt và xứng đáng nhận được những điều may mắn hạnh phúc. Vì lẽ đó, ai càng may mắn thì càng xứng đáng nhận được những điều tốt đẹp hơn nữa. Thay vì quy cho may mắn hay sự thuận lợi của hoàn cảnh, thì con người ta lại hay quy kết những điều tốt đẹp xảy đến là nhờ vào những phẩm chất cá nhân của họ. Những người này được coi là thông minh và chăm chỉ hơn những người kém gặp may hơn.

Conversely, this belief also leads people to think that when good things happen to people it is because those individuals are good and deserving of their happy fortune. Because of this, people who are extremely fortunate are often seen as more deserving of their good luck. Rather than attributing their success to luck or circumstance, people tend to ascribe their fortune to intrinsic characteristics of the individual. These people are often seen as being more intelligent and hard-working than less fortunate people.

Ví dụ. Examples

Một ví dụ kinh điển về khuynh hướng này được tìm thấy trong cuốn sách của Job trong Kinh Thánh. Trong đó, Job phải chịu đựng hàng loạt những tai ương kinh khủng và có lúc, người bạn cũ của anh này nói rằng Job hẳn đã làm điều gì đó tồi tệ nên giờ mới bị thế này. Nghiên cứu xuất bản năm 2012 cho thấy mối liên hệ chặt chẽ giữa quan điểm “Ông trời có mắt” và tín ngưỡng ở con người.

The classic example of this tendency is found in the book of Job in the Bible. In the text, Job suffers a series of terrible calamities and at one point his former friend suggests that Job must have done something terrible to have deserved his misfortunes. Research published in 2012 has shown a strong link between the just-world viewpoint and religiosity.3

Nhiều ví dụ trong thời hiện đại hơn về hiện tượng này có thể tìm thấy ở nhiều nơi. Người nghèo có thể bị đổ lỗi cho chính hoàn cảnh khốn cùng của họ và nạn nhân các vụ tấn công tình dục thường bị đổ lỗi cho khi ai đó tấn công họ, vì nhiều người cho rằng chính hành vi của nạn nhân mới là cái gây ra vụ tấn công.

More modern examples of the just-world phenomenon can be seen in many places. The poor may be blamed for their circumstances and victims of sexual assault are often blamed for their attack, as others suggest that it was the victim’s own behavior that caused the assault.

Nguồn: The Jakarta Post

Lý giải. Explanations

Vậy tại sao hiện tượng này lại xảy ra? Có một số cách lý giải khác nhau được đưa ra như sau:

So why does the just-world phenomenon happen? There are a few different explanations that have been proposed to explain it:

– Nỗi sợ phải đối mặt với tính dễ bị tổn thương. Con người ta không muốn nghĩ hay đặt bản thân mình vào vị thế nạn nhân của một vụ phạm tội mang tính bạo lực. Vậy nên khi họ nghe về một vụ việc kiểu như một vụ hành hung hay một vụ hiếp dâm thì họ có thể sẽ cố quy kết lỗi lầm cho hành vi của người bị hại. Điều này cho phép họ tin rằng họ có thể tránh khỏi trở thành nạn nhân chỉ bằng cách né những hành vi người người bị hại kia đã làm.

The fear of facing vulnerability. People do not like to think about themselves being the victims of a violent crime. So when they hear about an event such as an assault or a rape, they may try to assign blame for the event on the victim’s behavior. This allows people to believe they can avoid being victims of crime just by avoiding past victims’ behaviors.2

– Mong muốn giảm thiểu lo âu. Một cách lý giải khác cho hiện tượng này là con người ta muốn giảm thiểu nỗi lo âu gây ra bởi những điều bất công. Bằng cách tin rằng bản thân chủ thể phải hoàn toàn chịu trách nhiệm cho những điều không hay xảy đến với mình, con người ta có thể tiếp tục níu giữ niềm tin rằng thế giới này là bình đẳng và công bằng.

A desire to minimize anxiety. Another possible explanation for the just-world phenomenon is that people want to reduce the anxiety that is caused by the world’s injustices. Believing that the individual is completely responsible for their misfortune, people are able to go on believing that the world is fair and just.

Điểm cộng và điểm trừ. Pros and Cons

Hiện tượng Ông trời có mắt thực sự có một số lợi ích. Như những dạng thiên kiến nhận thức khác, hiện tượng này giúp bảo vệ lòng tự trọng, giúp kiểm soát nỗi sợ và cho phép con người ta duy trì thái độ lạc quan về thế giới này.

The just-world phenomenon does have some benefits. Like other types of cognitive bias, this phenomenon protects self-esteem, helps control fear, and allows people to remain optimistic about the world.4

Rõ ràng là, khuynh hướng này cũng có nhiều điểm trừ lớn. Bằng việc đổ lỗi cho nạn nhân, ta không thể nhìn nhận tình huống và những yếu tố khác góp phần vào những điều không hay xảy đến với nạn nhân. Ngoài ra, nghiên cứu xuất bản năm 2018 đã chỉ ra mối liên hệ giữa những niềm tin trong quan điểm Ông trời có mắt và những hành vi giả dối. Thay vì thể hiện sự thấu cảm, hiện tượng này đôi khi khiến con người ta thờ ơ hay thậm chí khinh miệt những người đang gặp khó khăn.

Obviously, this tendency also has some major downsides. By blaming victims, people fail to see how the situation and other variables contributed to another person’s misfortunes. Additionally, research published in 2017 has shown a link between belief in the just-world theory and dishonest behavior.5 Instead of expressing empathy, the just-world phenomenon sometimes causes people to be disinterested or even scorn troubled individuals.

Nguồn: The Milwaukee Independent

Kết luận. Final Thoughts

Hiện tượng Ông trời có mắt có thể giúp giải thích tại sao con người ta đôi khi không thể giúp đỡ hay thương cảm cho những người vô gia cư, hay cho nạn nhân của các vụ bạo lực. Bằng cách đổ lỗi cho nạn nhân vì những gì họ gặp phải, con người ra bảo vệ được quan điểm về một thế giới an toàn, công bằng nhưng cái gì cũng phải có cái giá của nó.

The just world phenomenon might explain why people sometimes fail to help or feel compassion for the homeless, for addicts, or for victims of violence. By blaming them for their own misfortunes, people protect their view of the world as a safe and fair place, but at a significant cost to those in need.

Có lẽ sẽ là rất khó để vượt qua thiên kiến nhận thức này, nhưng nhận ra sự tồn tồn tại của nó cũng là một điều tốt. Khi đưa ra những quy kết, hãy tập trung nhìn vào tất cả những yếu tố tạo nên hoàn cảnh đó. Điều này bao gồm soi xét hành vi của chủ thể cũng như những thứ như các yếu tố từ môi trường, áp lực từ xã hội và cả những mong đợi văn hóa.

This cognitive bias can be difficult to overcome, but being aware of it can help. When making attributions, focus on looking at all elements of the situation. This includes accounting for a person’s behavior as well as things such as environmental factors, societal pressures, and cultural expectations.

Tham khảo. Article Sources

American Psychological Association. Just-world hypothesis.

Fox CL, Elder T, Gater J, Johnson E. The association between adolescents’ beliefs in a just world and their attitudes to victims of bullying. Br J Educ Psychol. 2010;80(Pt 2):183-98. doi:10.1348/000709909X479105

Kaplan H. Belief in a Just World, Religiosity and Victim Blaming. Archive for the Psychology of Religion / Archiv für Religionspychologie. 2012:34(3):397-409. doi:10.1163/15736121-12341246

Nartova-bochaver S, Donat M, Rüprich C. Subjective Well-Being From a Just-World Perspective: A Multi-Dimensional Approach in a Student Sample. Front Psychol. 2019;10:1739. doi:10.3389/fpsyg.2019.01739

Wenzel K, Schindler S, Reinhard MA. General Belief in a Just World Is Positively Associated with Dishonest Behavior. Front Psychol. 2017;8:1770. doi:10.3389/fpsyg.2017.01770

Nguồn: https://www.verywellmind.com/what-is-the-just-world-phenomenon-2795304

Như Trang.