Tâm lý học dị thường là một nhánh của tâm lý học đi sâu giải đáp những căn bệnh tâm lý và những hành vi dị thường, thường là trong bối cảnh lâm sàng. Thuật ngữ này bao hàm khá rộng nhiều rối loạn, từ trầm cảm, rối loạn ám ảnh cưỡng chế đến những rối loạn nhân cách. Tư vấn viên, các nhà tâm lý học lâm sàng và trị liệu viên tâm lý thường là những người làm việc trực tiếp trong lĩnh vực này.
Abnormal psychology is a branch of psychology that deals with psychopathology and abnormal behavior, often in a clinical context. The term covers a broad range of disorders, from depression to obsessive-compulsive disorder (OCD) to personality disorders. Counselors, clinical psychologists, and psychotherapists often work directly in this field.

Tổng quan. Overview
Nhằm hiểu rõ hơn về tâm lý học dị thường, điều tối quan trọng đầu tiên, ta phải hiểu được định nghĩa về thuật ngữ “dị thường”. Ở tầng nghĩa nổi, nghĩa của thuật ngữ này khác rõ ràng; dị thường là từ để chỉ cái gì đó vượt ra ngoài quy chuẩn thông thường.
In order to understand abnormal psychology, it’s essential to first understand what we mean by the term “abnormal.” On the surface, the meaning seems obvious; abnormal indicates something that’s outside of the norm.
Nhiều hành vi của con người có thể đi theo cái gọi là đường cong đồ thị chuẩn. Nhìn vào một đường đồ thị hình chuông này, hầu hết mọi người sẽ thuộc về phần cao nhất của đường đồ thị, được gọi là vùng trung bình. Người nào vượt ra xa về phía hai đầu của đường cong có thể bị coi là “dị thường”.
Many human behaviors can follow what is known as the normal curve. Looking at this bell-shaped curve, the majority of individuals are clustered around the highest point of the curve, which is known as the average. People who fall very far at either end of the normal curve might be considered “abnormal.”

Một điều quan trọng cần lưu ý là sự khác biệt giữa bình thường và dị thường không hề đồng nhất với sự khác biệt giữa xấu và tốt.
It’s important to note that the distinctions between normal and abnormal are not synonymous with good or bad.
Hãy thử cùng cân nhắc một đặc tính như trí thông minh. Một người rơi vào đầu mút thấp nhất trong đường cong đồ thị sẽ phù hợp với định nghĩa về sự dị thường; người này cũng có thể được coi là một thiên tài. Rõ ràng là, đây là một ví dụ về cái vượt ra khỏi quy chuẩn nhưng lại là một điều tốt.
Consider a characteristic such as intelligence. A person who falls at the very upper end of the curve would fit under our definition of abnormal; this person would also be considered a genius. Obviously, this is an instance where falling outside of the norms is actually a good thing.
Khi bạn nghĩ về tâm lý học dị thường, thay vì tập trung vào sự khác biệt giữa cái bình thường và cái dị thường, hãy đi sâu vào mức độ khó chịu và gây ảnh hưởng của những hành vi rắc rối đó gây ra. Nếu một hành vi gây ra những vấn đề trong cuộc sống cá nhân của một người hoặc gây ảnh hưởng lên người khác thì đây sẽ là một hành vi “dị thường” có thể cần đến một số biện pháp can thiệp về sức khỏe tâm thần.
When you think about abnormal psychology, rather than focus on the distinction between what is normal and what is abnormal, focus instead on the level of distress or disruption that a troubling behavior might cause. If a behavior is causing problems in a person’s life or is disruptive to other people, then this would be an “abnormal” behavior that may require some type of mental health intervention.
Những góc nhìn. Perspectives
Có nhiều góc nhìn khác nhau được áp dụng trong tâm lý học dị thường. Mặc dù một số nhà tâm lý học hoặc bác sĩ tâm thần có thể tập trung vào một góc nhìn đơn lẻ, nhưng nhiều chuyên gia sức khỏe tâm thần lại kết hợp nhiều yếu tố từ nhiều lĩnh vực khác nhau nhằm hiểu và điều trị tốt hơn các rối loạn tâm lý. Dưới đây là những góc nhìn:
There are a number of different perspectives used in abnormal psychology. While some psychologists or psychiatrists may focus on a single viewpoint, many mental health professionals use elements from multiple areas in order to better understand and treat psychological disorders. These perspectives include:
Hướng tiếp cận phân tâm học. Psychoanalytic Approach
Góc nhìn này có cội nguồn từ các học thuyết của Sigmund Freud. Hướng tiếp cận phân tâm học cho rằng nhiều hành vi dị thường có xuất phát nguồn từ những suy nghĩ, ham muốn và ký ức trong vô thức.
This perspective has its roots in the theories of Sigmund Freud.1 The psychoanalytic approach suggests that many abnormal behaviors stem from unconscious thoughts, desires, and memories.
Mặc dù những cảm xúc này nằm ngoài vùng nhận thức nhưng người ta vẫn tin rằng chúng gây ảnh hưởng lên những hành động lúc tỉnh thức của chủ thể.
While these feelings are outside of awareness, they are still believed to influence conscious actions.
Những trị liệu viên đi theo hướng tiếp cận này tin rằng bằng cách phân tích những ký ức, hành vi, suy nghĩ và thậm chí giấc mơ của chủ thể, họ có thể khai mở và xử lý một số các cảm xúc làm đưa đến những hành vi không tốt và sự khó chịu.
Therapists who take this approach believe that by analyzing memories, behaviors, thoughts, and even dreams, people can uncover and deal with some of the feelings that have been leading to maladaptive behaviors and distress.
Hướng tiếp cận theo thuyết hành vi. Behavioral Approach
Hướng tiếp cận này tập trung vào các hành vi quan sát được. Trong trị liệu hành vi, trọng tâm sẽ là củng cố những hành vi tích cực và không củng cố những hành vi kém thích nghi.
This approach to abnormal psychology focuses on observable behaviors.2 In behavioral therapy, the focus is on reinforcing positive behaviors and not reinforcing maladaptive behaviors.
Tiếp cận hành vi chỉ nhắm đến bản thân hành vi mà thôi, không hướng tập trung vào những nguyên nhân đằng sau nó. Khi đối phó với hành vi dị thường, một chuyên gia trị liệu hành vi có thể tận dụng những chiến lược như điều kiện hóa cổ điển và điều kiện hóa từ kết quả để giúp loại bỏ những hành vi không mong muốn và dạy cho người bệnh những hành vi mới.
The behavioral approach targets only the behavior itself, not the underlying causes. When dealing with abnormal behavior, a behavioral therapist might utilize strategies such as classical conditioning and operant conditioning to help eliminate unwanted behaviors and teach new behaviors.
Hướng tiếp cận y khoa. Medical Approach
Hướng tiếp cận này tập trung vào những nguyên nhân sinh học của các bệnh lý tâm thần, nhấn mạnh việc hiểu rõ nguyên nhân sâu xa của những rối loạn, có thể bao gồm gen di truyền, các bệnh lý thể chất liên quan, bệnh truyền nhiễm và sự mất cân bằng các chất hóa học trong cơ thể. Về bản chất, điều trị y khoa thường dựa vào dược lý học (thuốc), mặc dù thuốc điều trị thường có thể được kết hợp với một số dạng tâm lý trị liệu.
This approach to abnormal psychology focuses on the biological causes of mental illness, emphasizing understanding the underlying cause of disorders, which might include genetic inheritance, related physical illnesses, infections, and chemical imbalances. Medical treatments are often pharmacological in nature, although medication is often used in conjunction with some type of psychotherapy.
Hướng tiếp cận nhận thức. Cognitive Approach
Hướng tiếp cận nhận thức trong tâm lý học dị thường tập trung vào sự đóng góp của những suy nghĩ, nhận thức và tư duy nội tâm vào các rối loạn tâm lý. Điều trị nhận thức thường tập trung vào giúp người bệnh thay đổi những suy nghĩ hoặc phản ứng của họ.
The cognitive approach to abnormal psychology focuses on how internal thoughts, perceptions, and reasoning contribute to psychological disorders. Cognitive treatments typically focus on helping the individual change his or her thoughts or reactions.
Nhận thức trị liệu có thể cũng được áp dụng kết hợp với các phương pháp can thiệp hành vi, loại hình kết hợp này có tên là Trị liệu Nhận thức – Hành vi (CBT).
Cognitive therapy might also be used in conjunction with behavioral methods in a technique known as cognitive behavioral therapy (CBT).
Các dạng rối loạn tâm lý. Types of Psychological Disorders

Các rối loạn tâm lý được định nghĩa theo dạng thức hành vi hoặc các triệu chứng tâm lý gây ảnh hưởng lên các khía cạnh trong cuộc sống. Những rối loạn tâm thần này gây ra căng thẳng cho người có các triệu chứng của nó.
Psychological disorders are defined as patterns of behavioral or psychological symptoms that impact multiple areas of life. These mental disorders create distress for the person experiencing symptoms.
Cẩm nang Số liệu Thống Kê và Chẩn Đoán các Rối loạn Tâm thần (DSM) được biên soạn bởi Hiệp Hội Tâm Thần Hoa Kỳ (APA) và được các chuyên gia sức khỏe tâm thần sử dụng dưới nhiều mục đích khác nhau. Cẩm nang bao gồm một danh sách những rối loạn tâm thần, mã chẩn đoán, thông tin về mức độ phổ biến của từng rối loạn, và các tiêu chí chẩn đoán. Một số nhóm rối loạn tâm lý bao gồm:
The Diagnostic and Statistical Manual of Mental Disorders is published by the American Psychiatric Association (APA) and is used by mental health professionals for a variety of purposes. The manual contains a listing of psychiatric disorders, diagnostic codes, information on the prevalence of each disorder, and diagnostic criteria. Some of the categories of psychological disorders include:
– Các rối loạn lo âu, như Rối loạn lo âu xã hội, Rối loạn hoảng sợ, và Rối loạn lo âu lan tỏa. Anxiety disorders, such as social anxiety disorder, panic disorder, and generalized anxiety disorder
– Các rối loạn khí sắc, như trầm cảm và rối loạn lưỡng cực. Mood disorders, such as depression and bipolar disorder
– Các rối loạn phát triển thần kinh, như Khiếm khuyết trí tuệ hay Rối loạn phổ tự kỷ. Neurodevelopmental disorders, such as an intellectual disability or autism spectrum disorder
– Các rối loạn thần kinh như mê sảng. Neurocognitive disorders like delirium
– Các rối loạn nhân cách, như Rối loạn nhân cách ranh giới, Rối loạn nhân cách tránh né, và Rối loạn ám ảnh – cưỡng chế. Personality disorders, such as borderline personality disorder, avoidant personality disorder, and obsessive-compulsive personality disorder
– Rối loạn sử dụng chất. Substance use disorders

Kết luận. Final thoughts.
Tâm lý học dị thường có thể tập trung vào hành vi không điển hình, nhưng trọng tâm của nó không phải là để đảm bảo tất cả mọi người đều phù hợp với một định nghĩa hạn hẹp về cái gọi là “bình thường”. Trong hầu hết mọi trường hợp, nó đặt trọng tâm vào việc xác định và điều trị những vấn đề có thể gây khó chịu hoặc ảnh hưởng tiêu cực lên một số khía cạnh trong cuộc sống của người bệnh. Bằng cách tìm hiểu cặn kẽ hơn cái gọi là “dị thường”, các nhà nghiên cứu và trị liệu viên có thể tìm ra những cách làm mới giúp người bệnh có một cuộc sống lành mạnh và trọn vẹn hơn.
Abnormal psychology may focus on atypical behavior, but its focus is not to ensure that all people fit into a narrow definition of “normal.” In most cases, it is centered on identifying and treating problems that may be causing distress or impairment in some aspect of an individual’s life. By better understanding what is “abnormal,” researchers and therapists can come up with new ways to help people live healthier and more fulfilling lives.

Tham khảo. Article Sources
Bargh JA, Morsella E. The Unconscious Mind. Perspect Psychol Sci. 2008;3(1):73-9. DOI: 10.1111/j.1745-6916.2008.00064.x
Introduction to Psychology: 1st Canadian Edition, adapted by Jennifer Walinga, “2.3 Behaviourist Psychology – Introduction to Psychology”
Nguồn: https://www.verywellmind.com/what-is-abnormal-psychology-2794775
Như Trang.