Các nhà phân tâm học thế hệ mới (gọi là Neo-Freudian) là những nhà tư tưởng đồng quan điểm với những nguyên lý phân tâm học nền tảng của Freud nhưng đã có sự thay đổi và thích nghi phương thức tiếp cận nhằm kết hợp những niềm tin, ý kiến và quan điểm cá nhân của họ vào.
Neo-Freudian psychologists were thinkers who agreed with many of the fundamental tenets of Freud’s psychoanalytic theory but changed and adapted the approach to incorporate their own beliefs, ideas, and opinions. Psychologist Sigmund Freud proposed many ideas that were highly controversial, but he also attracted a number of followers.

Nhiều nhà tư tưởng trong số này đồng tình với quan điểm của Freud về tâm trí vô thức và tầm quan trọng của giai đoạn thơ ấu. Tuy nhiên, có nhiều điểm mà các học giả khác không đồng ý hoặc trực tiếp chối bỏ. Vì lẽ đó, những người này tiếp tục đề xuất những học thuyết của chính bản thân họ về tính cách và nhận thức.
Many of these thinkers agreed with Freud’s concept of the unconscious mind and the importance of early childhood. There were, however, a number of points that other scholars disagreed with or directly rejected. Because of this, these individuals went on to propose their own unique theories of personality and cognition.
Những ý kiến bất đồng của nhóm các nhà phân tâm học thế hệ mới. Neo-Freudian Disagreements

Có một số nguyên do khác nhau lý giải tại sao những nhà phân tâm học thế hệ mới này không đồng quan điểm với Freud. Ví dụ, Erik Erikson tin rằng Freud chưa đúng lắm khi cho rằng tính cách được định hình hầu như chỉ bằng những sự kiện trong thời thơ ấu. Những vấn đề khác thôi thúc những nhà phân tâm học thế hệ mới bao gồm:
There are a few different reasons why these neo-Freudian thinkers disagreed with Freud. For example, Erik Erikson believed that Freud was incorrect to think that personality was shaped almost entirely by childhood events. Other issues that motivated neo-Freudian thinkers included:
– Sự nhấn mạnh của Freud vào những thôi thúc tính dục, coi nó là nhân tố thúc đẩy chính. Freud’s emphasis on sexual urges as a primary motivator
– Sự thiếu tập trung của Freud vào những ảnh hưởng từ xã hội và văn hóa lên hành vi và tính cách. Freud’s lack of emphasis on social and cultural influences on behavior and personality
– Quan điểm tiêu cực của Freud về bản tính con người. Freud’s negative view of human nature
Nhiều người trong số này cảm thấy các học thuyết của Freud tập trung quá mức vào tâm bệnh học, tình dục, và các trải nghiệm thời thơ ấu. Thay vào đó, nhiều người trong số này chọn hướng sự tập trung vào những học thuyết của bản thân về những khía cạnh tích cực hơn trong bản tính con người cũng như những ảnh hưởng từ xã hội góp phần vào tính cách và hành vi.
Many of the neo-Freudians felt that Freud’s theories focus too heavily on psychopathology, sex, and childhood experiences. Instead, many of them chose to focus their theories on more positive aspects of human nature as well as the social influences that contribute to personality and behavior.1
Mặc dù những nhà phân tâm mới này cũng có thể bị ảnh hưởng bởi Freud, nhưng họ đã phát triển những học thuyết và góc nhìn riêng về sự phát triển, tính cách và hành vi của con người.
While the neo-Freudians may have been influenced by Freud, they developed their own unique theories and perspectives on human development, personality, and behavior.
Những nhà phân tâm học thế hệ mới chủ chốt. Major Neo-Freudian Thinkers
Có nhiều nhà phân tâm học thế hệ mới đã phá vỡ “giao tình” với quan điểm phân tâm truyền thống của Freud để xây dựng những học thuyết tâm động học của bản thân. Một số người ban đầu còn nằm trong vòng kết nối thân cận với Freud, bao gồm Carl Jung và Alfred Adler.
There were a number of neo-Freudian thinkers who broke with the Freudian psychoanalytic tradition to develop their own psychodynamic theories. Some of these individuals were initially part of Freud’s inner circle, including Carl Jung and Alfred Adler.
Carl Jung

Carl Jung và Freud đã từng có một tình bạn thân thiết, nhưng Jung đã tách ra để tự phát triển những luồng quan điểm của riêng mình. Jung gọi học thuyết về nhân cách của mình là tâm lý học phân tích, và ông cũng cho ra đời quan niệm về vô thức tập thể. Ông mô tả phạm trù này là một kết cấu chung giống nhau ở tất cả những thành viên trong cùng giống loài chứa đựng tất cả những bản năng và nguyên mẫu gây ảnh hưởng lên hành vi.
Carl Jung and Freud once had a close friendship, but Jung broke away to form his own ideas.2 Jung referred to his theory of personality as analytical psychology, and he introduced the concept of the collective unconscious. He described this as a universal structure shared by all members of the same species containing all of the instincts and archetypes that influence human behavior.
Jung vẫn nhấn mạnh nhiều vào tâm trí vô thức, nhưng học thuyết của ông đã đặt trọng tâm lớn hơn vào quan điểm của ông về vô thức tập thể thay vì chỉ là tâm trí vô thức cá nhân. Cũng như nhiều nhà phân tâm mới khác, Jung cũng ít tập trung vào tình dục như cách Freud đã làm.
Jung still placed great emphasis on the unconscious, but his theory placed a higher emphasis on his concept of the collective unconscious rather than the personal unconscious. Like many of the other neo-Freudians, Jung also focused less on sex than Freud did in his work.
Alfred Adler

Alfred Adler tin rằng các học thuyết của Freud tập trung quá nhiều vào tình dục, coi đó như một nguồn căn chính thúc đẩy hành vi của con người. Thay vào đó, Adler lại đặt ít trọng tâm hơn vào vai trò của tâm trí vô thức và chú trọng nhiều hơn vào những ảnh hưởng của xã hội và thương tác giữa người với người.
Alfred Adler believed that Freud’s theories focused too heavily on sex as the primary motivator for human behavior.3 Instead, Adler placed a lesser emphasis on the role of the unconscious and a greater focus on interpersonal and social influences.
Hướng tiếp cận của ông, có tên gọi là tâm lý học cá nhân, tập trung vào một dạng động cơ cho rằng tất cả chúng ta phải bù đắp cho những cảm giác thấp kém trong ta. Phức cảm thấp kém, theo ông, là những cảm giác và nghi ngại của một người, cho rằng bản thân không ngang tài ngang sức với người khác hoặc không với tới được những mong đợi xã hội đặt lên họ.
His approach, known as individual psychology, was centered on the drive that all people have to compensate for their feelings of inferiority. The inferiority complex, he suggested, was a person’s feelings and doubts that they do not measure up to other people or to society’s expectations.4
Erik Erikson

Trong khi Freud tin rằng tính cách hầu như chỉ thiết lập những viên gạch đầu tiên trong thời thơ ấu thì Erikson cảm thấy sự phát triển của tính cách vẫn tiếp diễn suốt cuộc đời. Ông cũng tin rằng không phải tất cả mọi xung đột đều diễn ra trong vô thức. ông cho rằng có nhiều xung đột diễn ra trong vùng kiểm soát của ý thức và cũng là kết quả của chính quá trình phát triển.
While Freud believed that personality was mostly set in stone during early childhood, Erikson felt that development continued throughout life. He also believed that not all conflicts were unconscious. He thought many were conscious and resulted from the developmental process itself.
Erikson một lần nữa nhấn mạnh vai trò của tình dục coi đó là một nguồn thúc đẩy động lực và ngoài ra còn nhấn mạnh hơn nữa vai trò của các mối quan hệ xã hội.
Erikson de-emphasized the role of sex as a motivator for behavior and instead placed a much stronger focus on the role of social relationships.
Học thuyết tám giai đoạn về quá trình phát triển tâm lý xã hội tập trung vào một chuỗi các xung đột trong quá trình phát triển diễn ra trong suốt cuộc đời, từ lúc sinh ra đến khi chết đi. Ở mỗi giai đoạn, con người ta sẽ đối mặt với một khủng hoảng cần phải được giải quyết để hình thành một số thế mạnh tâm lý nhất định.
His eight-stage theory of psychosocial development concentrates on a series of developmental conflicts that occur throughout the lifespan, from birth until death. At each stage, people face a crisis that must be resolved to develop certain psychological strengths.5
Karen Horney

Karen Horney là một trong những người phụ nữ đầu tiên được đào tạo về phân tâm học, và cũng là một trong những người đầu tiên phê bình những mô tả của Freud về phụ nữ, về cách ông cho rằng phụ nữ thấp kém hơn đàn ông. Horney phản đối cách hình dung của Freud về phụ nữ, phản đối việc phụ nữ trải qua cảm giác “ganh tỵ dương vật”.
Karen Horney was one of the first women trained in psychoanalysis, and she was also one of the first to criticize Freud’s depictions of women as inferior to men. Horney objected to Freud’s portrayal of women as suffering from “penis envy.”
Thay vào đó, bà cho rằng nam giới cũng trải qua cái gọi là “ganh tỵ tử cung” vì họ không thể sinh con. Học thuyết của bà tập trung vào quá trình tác động của các nhu cầu thần kinh khác nhau lên hành vi.
Instead, she suggested that men experience “womb envy” because they are unable to bear children. Her theory focuses on how behavior was influenced by a number of different neurotic needs.6
Kết luận. Final thoughts.
Mặc dù những quan điểm của cả Freud và những người tiếp bước phân tâm học ở giai đoạn sau đều không còn nhận được nhiều quan tâm nữa nhưng họ thực sự đóng một vai trò lớn lao trong việc định hình tâm lý học. Những quan điểm của các nhà phân tâm học thế hệ mới cũng góp phần vào sự phát triển của những học thuyết khác trong tâm lý học tập trung vào những đề tài như sự phát triển cá nhân và xã hội.
While both Freudian and neo-Freudian ideas have largely fallen out of favor, they did play a role in shaping the field of psychology. Neo-Freudian ideas also contributed to the development of other theories of psychology that often focused on things such as personal and social development.

Tham khảo. Article Sources
American Psychologicial Association. Neo-Freudian. In: APA Dictionary of Psychology. Washington, D.C.: American Psychologicial Association.
Doran C. Rage and anxiety in the split between Freud and Jung. Humanities. 2017;6(3):53. doi:10.3390/h6030053
Hoffman L. Un homme manque: Freud’s engagement with Alfred Adler’s masculine protest: Commentary on Balsam. Journal of the American Psychoanalytic Association. 2017;65(1):99-108. doi:10.1177/0003065117690351
Mosak H, Maniacci M. Primer of Adlerian Psychology: The Analytic-Behavioural-Cognitive Psychology of Alfred Adler. New York: Routledge; 2013.
Sacco RG. Re-envisaging the eight developmental stages of Erik Erikson: Fobonacci Life-Chart Method (FLCM). Journal of Educational and Developmental Psychology. 2013;3(1). doi:10.5539/jedp.v3n1p140
Aldridge J, Kilgo JL, Jepkemboi G. Four hidden matriarchs of psychoanalysis: The relationship of Lou von Salome, Karen Horney, Sabina Spielrein and Anna Freud to Sigmund Freud. International Journal of Psychology and Counseling. 2014;6(4):32-39. doi:10.5897/IJPC2014.0250
Nguồn: https://www.verywellmind.com/who-were-the-neo-freudians-2795576
Như Trang.