Hiệu ứng lan tỏa là một dạng thiên kiến nhận thức, đó là khi ấn tượng chung của ta về một người tác động lên cách ta cảm nhận và suy nghĩ về tính cách của họ. Về cơ bản, ấn tượng tổng quát về một người (“Anh ấy thật tốt!”) sẽ ảnh hưởng lên cách bạn đánh giá những đặc trưng cụ thể khác của người đó (“Anh ấy cũng thật thông minh!”)
The halo effect is a type of cognitive bias in which our overall impression of a person influences how we feel and think about his or her character. Essentially, your overall impression of a person (“He is nice!”) impacts your evaluations of that person’s specific traits (“He is also smart!”).

Một ví dụ hay ho khác về hiệu ứng lan tỏa trong thực tiễn là ấn tượng chung của chúng ta về những người nổi tiếng. Vì chúng ta thấy họ thu hút, thành công, đáng yêu nên ta cũng có xu hướng suy ra rằng họ thông minh, tử tế và hài hước.
One great example of the halo effect in action is our overall impression of celebrities. Since we perceive them as attractive, successful, and often likable, we also tend to see them as intelligent, kind, and funny.
Định nghĩa Hiệu ứng lan tỏa. Definitions of the Halo Effect
“Còn được biết đến với tên gọi là khuôn mẫu về sự thu hút cơ thể và nguyên lý “Cái gì đẹp cũng tốt”, hiệu ứng lan tỏa, nói một cách cụ thể nhất, chính là xu hướng trong thói quen của con người khi đánh giá những người thu hút theo hướng tốt đẹp hơn so với người kém thu hút, cả về tính cách lẫn bản chất. Bình thường, hiệu ứng lan tỏa được sử dụng để mô tả tác động bao trùm của tính cách hoặc một số đặc tính cụ thể ta yêu thích lên cách ta hình thành những nhận xét “thiên vị” dành cho một người trong bất kỳ phương diện nào. Chính vì vậy, nhìn chung, khi ta khen ngợi ai đó, cảm nhận sẽ chiến thắng nhận thức.”
“Also known as the physical attractiveness stereotype and the “what is beautiful is good” principle, the halo effect, at the most specific level, refers to the habitual tendency of people to rate attractive individuals more favorably for their personality traits or characteristics than those who are less attractive. Halo effect is also used in a more general sense to describe the global impact of likable personality, or some specific desirable trait, in creating biased judgments of the target person on any dimension. Thus, feelings generally overcome cognitions when we appraise others.”
(Standing, L. G., in The SAGE Encyclopedia of Social Science Research Methods, Volume 1, 2004)

“Trong một nghiên cứu thực hiện năm 1915 trên nhóm nhân viên của 2 tập đoàn công nghiệp lớn, các điểm đánh giá một người dựa trên các đặc trưng khác nhau như sự thông minh, chăm chỉ, kỹ năng chuyên môn, sự đáng tin, v.v… có mối tương quan với nhau cao, thậm chí rất cao… Điểm đánh giá rõ ràng là bị tác động bởi khuynh hướng đánh giá chung cho rằng một người chỉ có thể “tốt” hoặc “tệ” và rồi các đánh giá viên tự “tô vẽ” những nhận xét về phẩm chất của người kia, lấy nền từ cảm nhận chung này. Tình trạng đánh giá sai lệch do tác động của một hiệu ứng lan tỏa cũng xuất hiện trong các điểm đánh giá cấp dưới do nhóm quan chức thực hiện trong môi trường quân đội.”
“In a study made in 1915 of employees of two large industrial corporations, it appeared that the estimates of the same man in a number of different traits such as intelligence, industry, technical skill, reliability, ect., etc., were very highly correlated and very evenly correlated… Ratings were apparently affected by a marked tendency to think of the person in general as rather good or rather inferior and to color the judgments of the qualities by this general feeling. This same constant error toward suffusing ratings of special features with a halo belonging to the individual as a whole appeared in the ratings of officers made by their superiors in the army.”
(Thorndike, E. L., “A Constant Error in Psychological Ratings,” 1920)
Lịch sử của hiệu ứng lan tỏa. The History of the Halo Effect
Nhà tâm lý học Edward Thorndike lần đầu tiên sử dụng thuật ngữ này trong một bài luận có tựa đề “Lỗi sai bất biến trong đánh giá xếp loại.” Trong một thí nghiệm mô tả đề cập trong bài luận, Thorndike đã yêu cầu các sĩ quan chỉ huy quân đội đánh giá hàng loạt phẩm chất của những người thuộc cấp của họ. Những đặc tính này bao gồm khả năng lãnh đạo, ngoại hình, sự thông minh, lòng trung thành và sự đáng tin.
Psychologist Edward Thorndike first coined the term in a 1920 paper titled “The Constant Error in Psychological Ratings.” In the experiment described in the paper, Thorndike asked commanding officers in the military to evaluate a variety of qualities in their subordinate soldiers. These characteristics included such things as leadership, physical appearance, intelligence, loyalty, and dependability.

Mục tiêu của Thorndike là xác định mức độ ảnh hưởng của điểm đánh giá một phẩm chất cụ thể lên điểm đánh giá các phẩm chất khác. Ông phát hiện ra rằng điểm đánh giá cao một phẩm chất nào đó có tương quan tới điểm đánh giá cao của các phẩm chất khác, trong khi đó, điểm đánh giá thấp ở một phẩm chất này lại có xu hướng khiến điểm đánh giá các phẩm chất còn lại thấp đi.
Thorndike’s goal was to determine how ratings of one quality bled over to assessments of other characteristics. He found that high ratings of a particular quality correlated to high ratings of other characteristics, while negative ratings of a specific quality also led to lower ratings of other characteristics.
Thorndike viết, “Các mối tương quan ở đây là quá cao và quá đồng đều. Ví dụ, với 3 người đánh giá tiếp theo, điểm tương tác trung bình giữa thể lực và trí thông minh là .3; thể lực và khả năng lãnh đạo là .39; và thể lực với tính cách là .28.”
“The correlations were too high and too even,” Thorndike wrote. “For example, for the three raters next studied the average correlation for physique with intelligence is .31; for physique with leadership, .39; and for physique with character, .28.”
Vậy tại sao những ấn tượng chung về một người lại gây ra hiệu ứng lan tỏa làm ảnh hưởng lên sự đánh giá từng đặc trưng cụ thể? Các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra sự thu hút của mỗi người có thể là một yếu tố đóng vai trò nhất định.
So why do our overall impressions of a person create this halo that influences our evaluations of specific traits? Researchers have found that attractiveness is one factor that can play a role.
Một vài nghiên cứu phát hiện ra rằng khi ta đánh giá mộ ai đó là ưa nhìn, ta cũng có xu hướng tin rằng họ có những đặc trưng tính cách tích cực và rằng họ cũng thông minh hơn. Một nghiên cứu thậm chí còn phát hiện ra rằng thẩm phán thường không tin những người thu hút lại có thể phạm tội.
Several different studies have found that when we rate people as good-looking, we also tend to believe that they have positive personality traits and that they are more intelligent. One study even found that jurors were less likely to believe that attractive people were guilty of criminal behavior.
Tuy nhiên, lối suy nghĩ rập khuôn về sự thu hút này cũng có thể là con dao hai lưỡi. Nhiều nghiên cứu khác phát hiện ra rằng mặc dù con người ta thường suy ra những phẩm chất tích cực có ở những người thu hút nhưng họ có khi vẫn tin rằng người ưa nhìn thường kiêu ngạo, không chân thành và dễ sử dụng sự thu hút của mình để thao túng người khác.
However, this attractiveness stereotype can also be a double-edged sword. Other studies have found that while people are more likely to ascribe a host of positive qualities to attractive people, they are also more likely to believe that good-looking individuals are vain, dishonest, and likely to use their attractiveness to manipulate others.
Những quan sát ghi nhận được. Observations
“Trong lớp học, giáo viên là đối tượng dễ đánh giá sai học sinh do hiệu ứng lan tỏa. Ví dụ, một người giáo viên thường cho rằng một học sinh ngoan ngoãn cũng là người thông minh, siêng năng và cam kết cao, trước khi thực sự đánh giá khách quan năng lực của học sinh này trong những khía cạnh vừa rồi. Khi kiểu hiệu ứng lan tỏa này xuất hiện, chúng có thể ảnh hưởng lên cách đánh giá học sinh trong một số khía cạnh cụ thể, từ đó ảnh hưởng lên điểm số chung của các học sinh này.”
“In the classroom, teachers are subject to the halo effect rating error when evaluating their students. For example, a teacher who sees a well-behaved student might tend to assume this student is also bright, diligent, and engaged before that teacher has objectively evaluated the student’s capacity in these areas. When these types of halo effects occur, they can affect students’ approval ratings in certain areas of functioning and can even affect students’ grades.”
(Rasmussen, Encyclopedia of Educational Psychology, Volume 1, 2008)
“Trong bối cảnh công việc, hiệu ứng lan tỏa có khả năng xuất hiện cao nhất trong các bảng đánh giá hiệu suất công việc của giám sát viên dành cho cấp dưới. Trong thực tế, hiệu ứng lan tỏa có lẽ là thiên kiến phổ biến nhất trong các bài đánh giá hiệu suất. Hãy hình dung về việc một giám sát viên đánh giá hiệu suất của một người cấp dưới. Người giám sát có thể đổ dồn sự tập trung vào một đặc tính đơn lẻ nào đó ở nhân viên, như sự nhiệt tình, và để cho toàn bộ bài đánh giá bị “nhuốm màu” bởi cách cô ta hay anh ta phán xét về người nhân viên dựa trên đặc tính đơn lẻ đó. Mặc dù người nhân viên có thể thiếu đi những kiến thức hoặc năng lực cần thiết để hoàn thành tốt công việc, nhưng nếu người nhân viên này thể hiện được sự nhiệt tình, giám sát viên vẫn có thể chấm anh/cô này điểm hiệu suất cao hơn so với việc dựa vào kiến thức hay khả năng thực tế.”
“In the work setting, the halo effect is most likely to show up in a supervisor’s appraisal of a subordinate’s job performance. In fact, the halo effect is probably the most common bias in performance appraisal. Think about what happens when a supervisor evaluates the performance of a subordinate. The supervisor may give prominence to a single characteristic of the employee, such as enthusiasm, and allow the entire evaluation to be colored by how he or she judges the employee on that one characteristic. Even though the employee may lack the requisite knowledge or ability to perform the job successfully, if the employee’s work shows enthusiasm, the supervisor may very well give him or her a higher performance rating than is justified by knowledge or ability.”
(Schneider, F.W., Gruman, J. A., & Coutts, L. M., Applied Social Psychology, 2012)
Tác động của hiệu ứng lan tỏa trong đời thực. The Halo Effect at Work in the Real World
Như bạn có đọc ở trên, hiệu ứng lan tỏa có thể ảnh hưởng lên cách giáo viên đối xử với học sinh, nhưng có cũng có thể ảnh hưởng lên cách học sinh nhìn nhận thầy cô giáo. Trong một nghiên cứu, các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra rằng khi một người hướng dẫn được học trò nhận xét là ấm áp và thân thiện thì học sinh cũng cho rằng người này cũng thu hút, thú vị và đáng mến hơn.
As you read above, the halo effect can influence how teachers treat students, but it can also impact how students perceive teachers. In one study, researchers found that when an instructor was viewed as warm and friendly, students also rated him as more attractive, appealing, and likable.

Những nhà tiếp thị đã tận dụng hiệu ứng lan tỏa để bán các sản phẩm và dịch vụ của mình. Khi một người nổi tiếng làm đại diện phát ngôn cho một sản phẩm nào đó, đánh giá tích cực của chúng ta về nhân vật này có thể “lan tỏa” sang cả nhận thức của chúng ta về chính sản phẩm mà họ đang đại diện.
Marketers take advantage of the halo effect to sell products and services. When a celebrity spokesperson endorses a particular item, our positive evaluations of that individual can spread to our perceptions of the product itself.
Nộp đơn xin việc cũng là một trong những khía cạnh chịu tác động của hiệu ứng lan tỏa. Nếu người chủ tương lai thấy ứng cử viên là người thu hút hay đáng mến thì họ cũng sẽ đánh giá người này là thông minh, có năng lực và có phẩm chất tốt.
Job applicants are also likely to feel the impact of the halo effect. If a prospective employer views the applicant as attractive or likable, they are more likely to also rate the individual as intelligent, competent, and qualified.
Vậy nên lần tới khi bạn đánh giá một ai đó, dù là để quyết định chọn bầu ứng cử viên chính trị hay chọn lựa bộ phim để đi coi vào tối thứ sáu, thì hãy cân nhắc việc những ấn tượng chung có thể ảnh hưởng lên đánh giá của bạn về những đặc tính khác.
So, the next time you trying to evaluate another person, whether it is deciding which political candidate to vote for or which movie to see on a Friday night, consider how your overall impressions of an individual might influence your evaluations of other characteristics.
Ấn tượng một ứng cử viên là diễn giả tốt có khiến bạn cảm thấy cô ta cũng là một người thông minh, tử tế và chăm chỉ? Liệu việc nghĩ rằng một diễn viên nào đó ưa nhìn sẽ khiến bạn cho rằng anh ta cũng là một diễn viên có năng lực?
Does your impression of a candidate being a good public speaker lead you to feel that she is also smart, kind, and hard-working? Does thinking that a particular actor is good-looking also lead you to think that he is a compelling actor?
Nói vậy nhưng việc nhận thức rõ hiệu ứng lan tỏa không khiến việc né tránh ảnh hưởng của nó lên nhận thức và quyết định của ta trở nên dễ dàng hơn.
Being aware of the halo effect, however, does not make it easy to avoid its influence on our perceptions and decisions.

Nguồn tham khảo. View Article Sources
Rasmussen, K. Halo Effect. In N. J. Salkind & K. Rasmussen (Eds.), Encyclopedia of Educational Psychology, Volume 1. Thousand Oaks, CA: Sage Publications, Inc.; 2008.
Schneider, F.W., Gruman, J. A., & Coutts, L. M. Applied Social Psychology: Understanding and Addressing Social and Practical Problems. London: SAGE Publications, Inc.; 2012.
Standing, L. G. Halo Effect. In M. S. Lewis-Black, A. Bryman, & T. F. Liao (Eds.), The SAGE Encyclopedia of Social Science Research Methods, Volume 1. Thousand Oaks, CA: SAGE Publications, Inc.; 2004.
Thorndike, E. L. The Constant Error in Psychological Ratings. Journal of Applied Psychology. 1920;4, 25-29.
Nguồn: https://www.verywellmind.com/what-is-the-halo-effect-2795906
Như Trang.
có một nơi hay để đọc rồi!!!
ThíchThích