Khủng hoảng trung niên là một cú chuyển đổi trong bản dạng thường tác động lên người trưởng thành trong độ tuổi trung niên từ 40 đến 60 tuổi. Tại thời điểm cuộc đời này, con người ta thường hay đánh giá lại cuộc sống và đối mặt với chính những vấn đề đạo đức của bản thân. Đối với một số người, đây thường là một vấn đề lớn ảnh hưởng lên những mối quan hệ và sự nghiệp của họ.
A midlife crisis is a shift in identity that sometimes affects middle-aged adults between the ages of 40 and 60.1 At this halfway point in life, people tend to reevaluate their lives and confront their own mortality. For some, this becomes a significant issue that affects their relationships and careers.

Khủng hoảng này có thể ảnh hưởng lên cách con người ta định nghĩa bản thân và lòng tự tin, đưa đến những thay đổi trong tâm trạng, hành vi, cảm xúc và những mối quan hệ khi chủ thể phải đối phó với cú chuyển giao sang tuổi trung niên.
This crisis can affect self-concept and self-confidence, leading to changes in moods, behaviors, emotions, and relationships as people cope with the transition to midlife.
Nhiều người cho rằng tuổi tác làm con người ta cảm thấy trầm cảm, hối hận, và lo âu. Và khủng hoảng tuổi trung niên là một giai đoạn giúp con người ta cảm thấy hồi xuân khi phải cố gắng chấp nhận sự thật rằng mình đời sống đã vơi đi một nửa.
It’s thought that aging leads to feelings of depression, remorse, and anxiety. And a midlife crisis is a phase that helps people feel youthful again as they struggle to come to terms with the fact that their lives are half over.
Tuy nhiên, sự xáo trộn cảm xúc một số người cảm thấy trong thời trung niên không phải lúc nào cũng đưa đến những thay đổi lớn trong lối sống có liên quan đến mong muốn được trẻ lại. Trong thực tế, khủng hoảng tuổi trung niên có thể là thứ khá tích cực.
But, the emotional turmoil some people experience during midlife doesn’t always lead to major lifestyle changes that involve the desire to be young again. In fact, a midlife crisis could turn into something positive.
Khủng hoảng trung niên có thật không? Are Midlife Crises Real?
Một số nhà nghiên cứu tin rằng quan niệm khủng hoảng trung niên là một cấu trúc mang tính xã hội. Và người ta tin rằng bạn kiểu gì cũng trải qua một chút khủng hoảng trong khoảng những năm 40 tuổi và điều này khiến một số người nói rằng họ bị suy sụp.
Some researchers believe the notion of the midlife crisis is a social construct. And it’s the belief that you’re supposed to have some sort of crisis in your 40s that leads some people to say they experience a breakdown.
Nhưng không phải tất cả mọi người đều gặp khủng hoảng này. Trong thực tế, nghiên cứu cho thấy nhiều người trên thế giới không gặp khủng hoảng trung niên.
But not everyone experiences a midlife crisis. In fact, studies show a midlife crisis isn’t an issue for people in many parts of the world.
Một khảo sát quốc gia về độ tuổi trung niên tại Hoa Kỳ thực hiện một cuộc bình chọn nhằm xác định có bao nhiêu người gặp phải khủng hoảng trung niên. Có khoảng 26% tham dự viên ghi nhận có gặp phải khủng hoảng này.
A national survey of Midlife in the United States conducted a poll to determine how many people experience midlife crises. Approximately 26% of the participants reported having a midlife crisis.2
Tuy vậy, các thành viên tham gia khảo sát ghi nhận có xuất hiện khủng hoảng trung niên trước tuổi 40 hoặc sau 50.
Most survey participants reported that their midlife crisis occurred before age 40 or after 50, however.
Điều đó đặt ra một câu hỏi về việc liệu những khủng hoảng này có thực sự liên quan đến độ tuổi trung niên hay không vì trung niên thường được coi ở khoảng độ 45 tuổi.
That raises the question about whether these crises were truly related to midlife since midlife is typically considered age 45.
Cứ 4 người thì có 1 người cho biết mình có khủng hoảng trung niên, phần đông chia sẻ rằng khủng hoảng xuất hiện do bởi một sự kiện lớn nào đó thay vì độ tuổi. Các yếu tố châm ngòi cho khủng hoảng bao gồm những thay đổi trong cuộc sống như ly hôn, mất việc, mất người thân hoặc chuyển đến địa điểm mới.
Out of the 1 in 4 people who say they had a midlife crisis, the vast majority say it was brought on by a major event rather than age. Factors that triggered the crisis included life changes such as divorce, job loss, loss of a loved one, or relocation.
Dấu hiệu của khủng hoảng trung niên. Signs of a Midlife Crisis
Vì “khủng hoảng trung niên” không phải là một chẩn đoán chính thức nên rất khó để các nhà nghiên cứu hiểu rõ nó. Các nhà nghiên cứu vẫn còn bất đồng về những các yếu tố tạo nên khủng hoảng trung niên.
Since a “midlife crisis” isn’t an official diagnosis, it’s a difficult concept for researchers to study. Researchers often disagree on what constitutes a midlife crisis.
Nhiều nghiên cứu dựa trên câu trả lời cá nhân của tham dự viên về việc liệu họ có gặp phải khủng hoảng trung niên hay không. Đương nhiên, cách một người định nghĩa khủng hoảng có thể sẽ không giống với cách những người khác nghĩ về cái gọi là khủng hoảng trung niên.
Much of the research depends on individuals’ answers to questions about whether they’ve experienced a midlife crisis. Of course, what one person defines as a crisis may not be consistent with what another person considers to be a midlife crisis.
Trong khi bình thường người ta hay nghĩ khủng hoảng trung niên thường là nỗi sợ hãi về đạo đức hoặc mong muốn được trẻ lại, thì những cảm xúc xuất hiện trong một khủng hoảng trung niên có thể không khác gì mấy với những khó chịu một người gặp phải trong bất kỳ một dạng khủng hoảng nào khác trong cuộc sống.
While it’s typically thought that a midlife crisis involves the fear of mortality or the desire to be young again, the emotions experienced during a midlife crisis may not be all that much different from the distress someone might experience during any other type of life crisis.
Hiệp hội Tâm Lý Học Hoa Kỳ cho rằng khủng hoảng tinh thần rõ ràng là “một thay đổi hành vi rõ ràng và bất ngờ.” Ví dụ về thay đổi hành vi bao gồm:
The American Psychological Association says an emotional crisis is evident from “a clear and abrupt change in behavior.” Examples of behavioral changes can include:
– Bỏ bê vệ sinh cá nhân. Neglect of personal hygiene
– Thay đổi lớn trong thói quen ngủ. Dramatic changes in sleep habits
– Tăng hoặc sụt cân. Weight loss or gain
– Tâm trạng thay đổi rõ rệt, như hay tức giận, cáu gắt, buồn bã hoặc lo âu. Pronounced changes in mood, such as increased anger, irritability, sadness, or anxiety.
– Co rụt khỏi nhưng mối quan hệ hoặc hoạt động hằng ngày. Withdrawal from usual routine or relationships
Nguyên nhân gây khủng hoảng trung niên. Causes of a Midlife Crisis
Đối với nhiều người, trung niên là khoảng thời gian mà các mối quan hệ và vai trò thay đổi. Một số người có thể cần phải bắt đầu chăm sóc cha mẹ lớn tuổi. Một số khác có thể bị “cô đơn” trong tổ ấm của mình – hoặc cảm thấy như thể con cái của mình lớn quá nhanh.
For many people, midlife is a time when relationships and roles are changing. Some people may need to begin caring for aging parents during midlife. Others may become empty nesters—or they may feel as though their teenagers are growing up too fast.
Với một số người, trung niên có thể còn là khoảng thời gian chất đầy những hối hận. For some people, middle age may be a time of regrets.
Quá trình lão hóa cũng trở nên rõ ràng hơn bất cứ lúc hết. Một số người còn xuất hiện một số bệnh lý, trong khi số khác bắt đầu để ý đến sự sụt giảm năng lực thể chất của bản thân.
The aging process becomes more apparent than ever during this time as well. Some individuals may develop illnesses, while others may begin to notice a decline in their physical abilities.
Đối với một số người, trung niên có thể là khoảng thời gian chìm đắm trong chiêm nghiệm. Họ có thể nhìn lại những năm tháng đã qua và tự hỏi cuộc sống mình liệu sẽ thế nào nếu ngày xưa mình chọn con đường khác. Một số người hối hận vì đã không chọn một sự nghiệp khác hoặc không xây dựng một cuộc sống mà mình đã từng mơ ước. Người khác lại chiêm nghiệm những ngày tháng vui vẻ trước đây trong đời.
For some individuals, midlife may be a time of immense reflection. They may look back over their years and question what their lives might have been like if they’d taken a different path. Some people may regret not choosing a different career path or not creating a life they once dreamed about living. Others may reflect on the happier days in their lives.

Với những người sống có mục tiêu, họ sẽ ít chiêm nghiệm hơn và hành động nhiều hơn. Thay vì nhìn lại những năm tháng đã qua, họ bắt đầu rục rịch đạt đến những mục tiêu lớn lao hơn trong nửa sau của cuộc đời.
For goal-oriented people, there may be less reflection and more action. Rather than look back on years gone by, they may begin scrambling to accomplish bigger goals in the second half of their lives.
Sụt giảm hạnh phúc. The Happiness Slump
Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng hạnh phúc giống hình chữ U. Có một sự sụt giảm từ từ về mức độ hạnh phúc cuối những năm thanh thiếu niên và tiếp tục cho đến khi một người tiến đến những năm 40. Hạnh phúc bắt đầu tăng lại khi người ta bước vào những năm 50.
Many studies indicate that happiness is U-shaped. A gradual decline in happiness begins during the late teen years and continues until an individual is in their 40s. Happiness begins increasing again in an individual’s 50s.
Dữ liệu trên nửa triệu người Mỹ và Châu Âu phát hiện ra xu hướng này là đúng. Những người trong độ tuổi 60 ghi nhận họ chưa bao giờ cảm thấy hạnh phúc hơn lúc này, nhưng người trong những năm 40 tuổi cảm thấy chưa bao giờ chán nản như vậy.
Data on half a million Americans and Europeans found this trend to be true. Individuals in their 60s reported they’d never been happier, but people in their 40s felt like they were at an all-time low.

Tuy nhiên, không phải ai cũng có đường cong chữ U này. Tình trạng này thường gặp hơn ở những quốc gia thu nhập cao. Một đường sụt giảm dần trong mức độ hạnh phúc có thể giúp giải thích tại sao một số người lại gặp phải khủng hoảng trung niên – ý nói họ đang bị sụt giảm hạnh phúc.
This U-shaped curve doesn’t appear to be universal, however. It’s more prevalent in high-income nations. A gradual decline in happiness may explain why some people seem to hit a midlife crisis—they’re in a happiness slump.
Dù cho dữ liệu có cho thấy con người ta trở nên hạnh phúc trở lại vào những năm tháng sau này, nhưng rất nhiều người vẫn tin rằng hạnh phúc sẽ tiếp tục giảm dần khi ta già đi. Vậy nên, một số người trong những năm 40 tuổi nghĩ cuộc sống chỉ có tệ hơn mà thôi, điều này lại châm ngòi cho chính một khủng hoảng trung niên.
Even though data suggests people become happier again later in life, there’s a pervasive belief that happiness continues to decline as we age. So, some people in their mid-40s may think life is only going to get worse, which may spark a midlife crisis.
Khủng hoảng trung niên và Trầm cảm. Midlife Crisis vs. Depression
Một số người có thể gặp trầm cảm trong những năm trung niên và coi trạng thái trầm cảm này là khủng hoảng trung niên. Nữ giới từ 40 đến 59 tuổi tại Hoa Kỳ có tỷ lệ trầm cảm cao nhất (12.9%) trong tất cả nhóm theo độ tuổi và giới tính, theo Trung tâm Kiểm Soát và Phòng ngừa Dịch Bệnh (CDC).
Some people may experience depression during midlife and refer to their depressive state as their midlife crisis. Women between the ages of 40 and 59 in the United States have the highest rates of depression (12.3%) of any group based on age and gender, according to the Centers for Disease Control and Prevention.
Tỷ lệ tự sát cũng cao nhất trong những năm trung niên – đặc biệt là trong nhóm nam giới da trắng. Người trong độ tuổi từ 45 đến 54 có khả năng chết vì tự sát cao hơn bất kỳ nhóm tuổi nào khác.
Suicide rates are highest during middle age—among White men in particular. People between the ages of 45 and 54 are more likely to die by suicide than any other age group.
Khủng hoảng trung niên có gây ra trầm cảm? Trầm cảm có gây ra khủng hoảng trung niên? Hoặc, trầm cảm xuất hiện trong những năm trung niên được coi là khủng hoảng trung niên?
Does a midlife crisis cause depression? Does depression cause a midlife crisis? Or, is the depression people experience during midlife simply referred to as a midlife crisis?
Tương tự, liệu khủng hoảng trung niên có làm tăng nguy cơ mắc trầm cảm? Không ai có thể biết chắc được liệu một khủng hoảng trrung niên có khác biệt hoàn toàn với một khủng hoảng sức khỏe tâm thần vốn đơn giản là sẽ xuất hiện trong bất kỳ giai đoạn nào trong cuộc sống hay không.
Similarly, does a midlife crisis increase the risk of suicide? No one knows for certain if a midlife crisis is separate from a mental health crisis that might simply occur during any stage of an individual’s life.
Khủng hoảng trung niên với Sa sút trí tuệ. Midlife Crisis vs. Dementia
Một số người có thể nhầm lẫn những vấn đề sức khỏe với một khủng hoảng trung niên. Sự thay đổi trong hành vi hoặc tính cách có thể là một dấu hiệu của chứng sa sút trí tuệ. Và mặc dù chúng ta thường hay nghĩ rằng bệnh Alzheimer và chứng sa sút trí tuệ chỉ ảnh hưởng lên người già, thì Hiệp hội Alzheimer Canada ghi nhận có khoảng 2 đến 8% các ca bệnh bắt đầu trước độ tuổi 65.
Some people may mistake health issues for a midlife crisis as well. A shift in behavior or a change in personality could be a sign of dementia. And while we tend to think Alzheimer’s and dementia only affect the elderly, the Alzheimer’s Society of Canada reports that an estimated 2 to 8% of cases begin prior to age 65.3
Người có triệu chứng khởi phát sa sút trí tuệ sớm có thể gặp khó khăn trong lên kế hoạch, sắp xếp hoặc nghĩ về tương lai. Hệ quả là họ có thể bị căng thẳng hoặc dễ bị bối rối.
People with early-onset dementia may have trouble planning, organizing, or thinking ahead. Consequently, they may be stressed or grow confused easily.

Trong một bài báo trên “The Conversation”, Carmela Tartaglia, một bác sỹ và nhà khoa học thành viên của Hiệp hội Alzheimer Toronto, chia sẻ “Ban đầu, một thay đổi trong tính cách có thể bị hiểu nhầm là sự thờ ơ, một khủng hoảng trung niên hoặc một thứ gì đó khác.”
In an article for “The Conversation,” Carmela Tartaglia, a clinician and scientist who is affiliated with the Alzheimer’s Society of Toronto, said, “Initially, a change in personality can be misinterpreted by the partner as indifference, a midlife crisis, or as something else.”4
Tartaglia giải thích rằng những thay đổi xuất hiện bởi sa sút trí tuệ thường đưa đến ly thân hoặc ly hôn trước khi người ta có thể đưa ra chẩn đoán chính thức.
Tartaglia explains that the changes brought about by dementia often lead to separation or divorce before a proper diagnosis is ever made.
Tác động tích cực của khủng hoảng trung niên. Positive Aspects of a Midlife Crisis
Một nghiên cứu xuất bản năm 2016 trên Tập san Quốc tế về Phát triển Hành vi đã phát hiện ra một mặt tốt của khủng hoảng trung niên – sự tò mò. Các nhà nghiên cứu phát hiện thấy rằng những người có khủng hoảng trung niên – dù là khủng hoảng một phần tư hay một nửa đời – thì đều có mức độ tò mò về bản thân và thế giới rộng lớn quanh họ cao đáng kể.
A 2016 study published in the International Journal of Behavioral Development found an upside to the midlife crisis—curiosity. Researchers found that people who were experiencing a crisis—whether it was a quarter-life or a midlife crisis—experienced enhanced curiosity about themselves and the wider world around them.5
Sự khó chịu và vô định mà các tham dự viên trải qua đã đưa đến thái độ cởi mở cho những ý tưởng mới, vốn có thể giúp họ hiểu rõ hơn mọi thứ và đưa ra những giải pháp sáng tạo. Sự tò mò đó có thể đưa đến sự đột phát hoặc những cơ hội mới, có thể là điểm sáng trong quá trình khủng hoảng.
The distress and uncertainty participants experienced brought about openness to new ideas, which could bring insight and creative solutions. That curiosity could lead to new breakthroughs or new opportunities, which might be the silver lining in the midst of a crisis.

Khi nào nên tìm kiếm giúp đỡ. When to Get Help for a Midlife Crisis
Xáo trộn tuổi trung niên có thể đưa đến những thay đổi tích cực và không cần hỗ trợ chuyên môn. Bạn có thể tìm đến chỗ dựa tâm linh hoặc quyết định bắt đầu làm thiện nguyện để bản thân cảm thấy cuộc sống có ý nghĩa hơn.
Midlife turmoil might bring about positive changes that don’t require professional help. Perhaps you become more spiritual or maybe you decide to begin volunteering so you feel as though your life has more meaning.
Nhưng tình trạng này cũng có thể gây nguy hại đến sức khỏe của bạn. Nếu bạn cảm thấy bản thân gặp phải khủng hoảng tâm lý trong những năm trung niên, bạn không nên nghĩ nó khác biệt với những khủng hoảng tinh thần khác. Nếu bạn có những triệu chứng khó chịu gây hại cho cuộc sống thường ngày, hãy tìm kiếm trợ giúp chuyên môn.
But it could also take a toll on your well-being. If you find yourself experiencing a psychological crisis during midlife, you shouldn’t treat it differently than any other emotional crisis. If you experience distressing symptoms that impair your functioning, seek professional help.
Dưới đây là một số thời điểm bạn nên trao đổi với bác sĩ hoặc liên hệ một chuyên gia sức khỏe tâm thần:
Here are some times when you should talk to your doctor or contact a mental health professional:
– Cảm xúc khó chịu ảnh hưởng nghiêm trọng lên giấc ngủ hoặc khẩu vị của bạn. Your emotional distress impairs your ability to sleep or it affects your appetite
– Bạn không thể tập trung vào công việc hoặc bạn phải gọi xin nghỉ làm vì cảm thấy quá khó chịu. You can’t concentrate at work or you’ve had to call in sick due to your distress
– Sự căng thẳng hoặc tâm trạng của bạn gây ảnh hưởng lên các mối quan hệ, như xung đột gia tăng với bạn đời hoặc anh chị em. Your stress or mood is taking a toll on your relationships, such as increased fighting with a partner or sibling
– Bạn không còn hứng thú vào những hoạt động giải trí và sở thích. You’ve lost interest in leisure activities and hobbies
Nếu bạn cân nhắc thực hiện một số thay đổi lớn trong cuộc sống, như kết thúc một mối quan hệ lâu dài, đổi nghề, hoặc đổi chỗ ở – và mong muốn thực hiện những thay đổi này xuất phát từ sự xáo trộn liên quan đến tuổi trung niên – thì bạn có thể trao đổi với một chuyên gia sức khỏe tâm thần trước khi thực sự tiến hành chúng.
If you’re thinking of making some major life changes, like ending a long-term relationship, switching careers, or relocating—and your desire to make those changes stems from inner turmoil related to midlife—it could be a good idea to talk to a mental health professional before taking the leap.
Làm sao để giúp một người gặp khủng hoảng trung niên? How to Help Someone Experiencing a Midlife Crisis
Nếu bạn nghi bạn bè hoặc người thân trong gia đình có thể đang gặp khủng hoảng trung niên, thì dưới đây là một số thứ bạn có thể làm để hỗ trợ họ:
If you suspect a friend or family member may be experiencing a midlife crisis, there are several things you can do to be supportive:
– Hãy là một người biết lắng nghe: Hãy để đối phương nói về sự khó chịu của họ. Lắng nghe bằng thái độ không phán xét và hãy khoan đưa ra lời khuyên ngay từ đầu.
Be a good listener: Let your loved one talk about their distress. Listen in a nonjudgmental way and hold off on offering advice in the beginning.
– Thể hiện quan ngại của mình: Tránh nói những câu như, “Anh hình như đang bị khủng hoảng trung niên đấy.” Thay vào đó, hãy đặt câu hỏi làm sao để không khiến họ cảm thấy xấy hổ hoặc đổ lỗi. Nói những câu như, “Gần đây anh có hơi khác. Anh ổn không?”
Express your concern: Avoid saying things like, “You seem to be having a midlife crisis.” Instead, ask questions that don’t shame or place blame. Say something like, “You don’t seem like yourself lately. Are you OK?”
– Nói về tầm quan trọng của việc tìm kiếm giúp đỡ: Khuyến khích đối phương trao đổi với y bác sĩ. Hãy nhớ rằng có thể có một vấn đề y tế nào đó ẩn sau những thay đổi bạn thấy ở họ. Bệnh lý về tuyến giáp, chẳng hạn, có thể làm thay đổi tâm trạng. Hoặc, bạn cũng ghi nhận thấy một số dấu hiệu sớm của chứng sa sút trí tuệ. Bác sĩ có thể loại trừ những bệnh lý sức khỏe và xác định chắc chắn xem liệu người này có nên được chuyển gửi đến chuyên gia sức khỏe tâm thần hay không.
Talk about the importance of getting help: Encourage the person to talk to their physician. Keep in mind that there could be a medical issue behind the changes you see. A thyroid condition, for example, might cause a change in mood. Or, you might be seeing early signs of dementia. A physician can rule out medical issues and determine if a referral to a mental health professional is warranted.
– Tự mình tìm kiếm giúp đỡ: Nếu người thân bạn từ chối tìm kiếm giúp đỡ, bạn hãy tự mình tìm kiếm hỗ trợ. Trao đổi với chuyên gia sức khỏe tâm thần có thể giúp bạn xây dựng kế hoạch giúp bạn hỗ trợ tốt hơn cho người kia và cũng để thiết lập các ranh giới lành mạnh cho chính bản thân bạn.
Get help for yourself: If someone close to you refuses to seek help, get help for yourself. Talking to a mental health professional can help you develop a plan that allows you to be supportive of the other individual while also setting healthy boundaries for yourself.
– Tìm kiếm hỗ trợ khẩn cấp nếu ai đó tự sát: Nếu một người đe dọa tự làm hại bản thân hoặc người khác, hay can thiệp ngay lập tức. Nếu cần, hãy mang người đó đến phòng chăm sóc đặc biệt để đánh giá tình hình. Nếu họ từ chối đến bệnh viện, hãy gọi xe cứu thương và luôn để mắt đến họ.
Seek immediate assistance if someone is suicidal: If someone is threatening to harm themselves or other people, intervene immediately. If necessary, take the individual to the emergency room for an evaluation. If the person refuses to go to the hospital, call an ambulance and do not leave the individual unattended.

Tham khảo. Sources
Infurna FJ, Gerstorf D, Lachman ME. Midlife in the 2020s: Opportunities and challenges. Am Psychol. 2020;75(4):470-485. doi:10.1037%2Famp0000591
Wethington E. Expecting stress: Americans and the “midlife crisis.” Motivation and Emotion. 2000;24(2):85-103.
Young onset dementia. Alzheimer Society of Canada.
Tartaglia C. Is that “midlife crisis” really Alzheimer’s disease? The Conversation.
Robinson OC, Demetre JC, Litman JA. Adult life stage and crisis as predictors of curiosity and authenticity: Testing inferences from Erikson’s lifespan theory. Inter Jour of Behavioral Dev. 2017;41(3):426-31. doi:10.1177/0165025416645201
Nguồn: https://www.verywellmind.com/what-are-the-signs-of-a-midlife-crisis-4175827
Như Trang