“Kiệt sức” là một thuật ngữ tương đối mới, được gọi tên lần đầu tiên vào năm 1974 bởi Herbert Freudenberger trong cuốn “Burnout: The High Cost of High Achievement”. Ngay từ đầu, ông định nghĩa “kiệt sức” là, “Sự mất đi động lực hoặc nguồn khích lệ, đặc biệt là khi sự cống hiến của một người vì một lý do hoặc một mối quan hệ nào đó không thể tạo ra kết quả như mong muốn.”
The term “burnout” is a relatively new term, first coined in 1974 by Herbert Freudenberger, in his book, Burnout: The High Cost of High Achievement. He originally defined burnout as, “the extinction of motivation or incentive, especially where one’s devotion to a cause or relationship fails to produce the desired results.”

Kiệt sức là một phản ứng trước căng thẳng công việc mãn tính hoặc kéo dài, được định hình bởi ba khía cạnh chính: tình trạng suy kiệt, thái độ hoài nghi (dần bớt gắn bó với công việc) và cảm giác năng lực chuyên môn giảm sút.
Burnout is a reaction to prolonged or chronic job stress and is characterized by three main dimensions: exhaustion, cynicism (less identification with the job), and feelings of reduced professional ability.
Nói một cách đơn giản hơn, nếu bạn cảm thấy suy kiệt, bắt đầu thấy ghét công việc của mình và dần cảm thấy năng lực làm việc giảm đi, bạn đang có dấu hiệu kiệt sức công việc.
More simply put, if you feel exhausted, start to hate your job, and begin to feel less capable at work, you are showing signs of burnout.1
Căng thẳng gây kiệt sức có thể chủ yếu đến từ công việc, nhưng căng thẳng từ đời sống nói chung cũng có thể góp phần. Các đặc trưng tính cách và một số kiểu suy nghĩ như thói cầu toàn và bi quan, cũng có góp phần nhất định.
The stress that contributes to burnout can come mainly from your job, but stress from your overall lifestyle can add to this stress. Personality traits and thought patterns, such as perfectionism and pessimism, can contribute as well.2
Hầu hết chúng ta đều dành phần lớn thời gian lúc tỉnh táo để làm việc. Và nếu bạn ghét công việc của mình, sợ phải đi làm, và không có được bất kỳ sự thỏa mãn nào từ nhưng gì mình đang làm, đời sống của bạn đang gặp tổn hại nghiêm trọng.
Most people spend the majority of their waking hours working. And if you hate your job, dread going to work, and don’t gain any satisfaction out of what you’re doing, it can take a serious toll on your life.1
Dấu hiệu và triệu chứng. Signs and Symptoms

Dù kiệt sức không phải là một rối loạn tâm lý có thể chẩn đoán được, điều đó cũng không có nghĩa là ta được phép coi thường nó.
While burnout isn’t a diagnosable psychological disorder, that doesn’t mean it shouldn’t be taken seriously.
Dưới đây là một số dấu hiệu kiệt sức phổ biến nhất: Here are some of the most common signs of burnout:1
– Xa rời những hoạt động liên quan đến công việc: Người gặp phải hội chứng kiệt sức sẽ thấy công việc của mình ngày càng căng thẳng và khó chịu. Họ còn bắt đầu hoài nghi về điều kiện làm việc và đồng nghiệp. Họ cũng tỏ ra xa cách và cảm thấy vô cảm với công việc của mình.
Alienation from work-related activities: Individuals experiencing burnout view their jobs as increasingly stressful and frustrating. They may grow cynical about their working conditions and the people they work with. They may also emotionally distance themselves and begin to feel numb about their work.
– Triệu chứng cơ thể: Căng thẳng mãn tính có thể đưa đến những triệu chứng trên cơ thể, như đau đầu và đau dạ dày hoặc vấn đề đường ruột.
Physical symptoms: Chronic stress may lead to physical symptoms, like headaches and stomachaches or intestinal issues.
– Kiệt quệ cảm xúc: Kiệt sức khiến con người ta cảm thấy bị vắt cạn, không thể xử lý mọi chuyện và luôn mệt mỏi. Chúng ta thường bị thiếu năng lượng để hoàn thành công việc.
Emotional exhaustion: Burnout causes people to feel drained, unable to cope, and tired. They often lack the energy to get their work done.
– Năng suất suy giảm: Kiệt sức chủ yếu sẽ ảnh hưởng lên những công việc ở chỗ làm – hoặc ở nhà khi công việc chính của một người có bao gồm cả chăm lo cho các thành viên khác trong gia đình. Những người bị kiệt sức hay cảm nhận điều tiêu cực trong những công việc mình phải làm. Họ sẽ khó tập trung và thường thiếu đi sự sáng tạo.
Reduced performance: Burnout mainly affects everyday tasks at work—or in the home when someone’s main job involves caring for family members. Individuals with burnout feel negative about tasks. They have difficulty concentrating and often lack creativity.
Hội chứng này có một số triệu chứng giống với các bệnh lý tâm thần, như trầm cảm. Người mắc trầm cảm hay có cảm xúc và suy nghĩ tiêu cực về mọi khía cạnh trong cuộc sống, không chỉ giới hạn ở công việc. Triệu chứng trầm cảm có thể còn là mất đi hứng thú, cảm thấy vô vọng, các triệu chứng cơ thể và nhận thức, và cả suy nghĩ tự sát.
It shares some similar symptoms of mental health conditions, such as depression. Individuals with depression experience negative feelings and thoughts about all aspects of life, not just at work. Depression symptoms may also include a loss of interest in things, feelings of hopelessness, cognitive and physical symptoms as well as thoughts of suicide.3
Người gặp phải tình trạng kiệt sức cũng có nguy cơ mắc trầm cảm cao hơn.
Individuals experiencing burnout also may be at a higher risk of developing depression.3
Các yếu tố nguy cơ. Risk Factors

Công việc nhiều căng thẳng không phải lúc nào cũng đưa đến tình trạng kiệt sức. Nếu căng thẳng được kiểm soát tốt thì cũng không gây ảnh hưởng gì quá nghiêm trọng.
A high-stress job doesn’t always lead to burnout. If stress is managed well, there may not be any ill-effects.
Nhưng một số người (và những người ở một số ngành nghề nhất định) sẽ có nguy cơ cao hơn người khác.
But some individuals (and those in certain occupations) are at a higher risk than others.
Báo cáo Quốc gia về Tự sát, Trầm Cảm, và Kiệt sức trên nhóm bác sĩ đã phát hiện có tới 44% bác sỹ xuất hiện tình trạng kiệt sức.
The 2019 National Physician Burnout, Depression, and Suicide Report found that 44 percent of physicians experience burnout.
Khối lượng công việc lớn khiến những người có một số đặc trưng tính cách và lối sống nhất định có nguy cơ bị kiệt sức cao hơn.
Their heavy workloads place individuals with certain personality characteristics and lifestyle features at a higher risk of burnout.
Đương nhiên, không chỉ có bác sĩ mới kiệt sức. Nhân sự trong tất cả các ngành nghề ở bất kỳ cấp độ nào cũng có nguy cơ nhất định. Theo một báo cáo năm 2018 thực hiện bởi Gallup, kiệt sức ở nhóm nhân viên do 5 nguyên nhân chính:
Of course, it’s not just physicians who are burning out. Workers in every industry at every level are at potential risk. According to a 2018 report by Gallup, employee burnout has five main causes:4
– Áp lực bất hợp lý về thời gian. Nhân viên nào cho biết mình có đủ thời gian để hoàn thành công việc sẽ ít bị kiệt sức nghiêm trọng hơn 70%. Những người không thể dành ra thêm được thời gian, như chuyên viên cấp cứu và lính cứu hỏa, sẽ có nguy cơ bị kiệt sức cao hơn.
Unreasonable time pressure. Employees who say they have enough time to do their work are 70 percent less likely to experience high burnout. Individuals who are not able to gain more time, such as paramedics and firefighters, are at a higher risk of burnout.
– Thiếu trao đổi và hỗ trợ từ quản lý. Hỗ trợ từ cấp trên đưa đến một bước đệm tâm lý giúp chống lại căng thẳng. Nhân viên nào cảm thấy mình được cấp trên hỗ trợ nhiều nhìn chung, sẽ ít có nguy cơ bị kiệt sức hơn 70%.
Lack of communication and support from a manager. Manager support offers a psychological buffer against stress. Employees who feel strongly supported by their manager are 70 percent less likely to experience burnout on a regular basis.
– Thiếu sự minh bạch trong vai trò. Chỉ có 60% nhân sự biết được những mong đợi về công việc dành cho họ. Khi mong đợi cứ như “đích ngắm” biết di chuyển, thì nhân viên có thể sẽ bị kiệt sức đơn giản chỉ để cố tìm ra nhiệm vụ họ phải làm gì.
Lack of role clarity. Only 60 percent of workers know what is expected of them. When expectations are like moving targets, employees may become exhausted simply by trying to figure out what they are supposed to be doing.
– Khối lượng công việc không thể kiểm soát được. Khi khối lượng công việc chạm đến ngưỡng không thể kiểm soát được, thì ngay cả những nhân viên lạc quan nhất cũng sẽ thấy tuyệt vọng. Cảm giác mệt mỏi choáng ngợp có thể nhanh chóng đưa đến tình trạng kiệt sức.
Unmanageable workload. When a workload feels unmanageable, even the most optimistic employees will feel hopeless. Feeling overwhelmed can quickly lead to burnout.

– Bị đối xử bất công. Nhân viên nào cảm thấy mình bị đối xử thiếu công bằng sẽ có nguy cơ bị kiệt sức mức độ nghiêm trọng hơn gấp 2.3 lần. Đối xử bất công có thể bao gồm thiên vị, bù đắp thiếu công bằng, và bị đồng nghiệp ngược đãi.
Unfair treatment. Employees who feel they are treated unfairly at work are 2.3 times more likely to experience a high level of burnout. Unfair treatment may include things such as favoritism, unfair compensation, and mistreatment from a co-worker.
Dự phòng và điều trị. Prevention and Treatment

Mặc dù thuật ngữ “kiệt sức” có thể khiến ta liên tưởng đến một bệnh lý theo ta suốt đời, nhưng thực sự ta có thể can thiệp được. Một người cảm thấy bị kiệt sức sẽ cần thực hiện một số thay đổi trong môi trường làm việc của mình.
Although the term “burnout” suggests it may be a permanent condition, it’s reversible. An individual who is feeling burned out may need to make some changes to their work environment.5
Bạn có thể tìm đến phòng ban nhân sự để trao đổi về các vấn đề tại chỗ làm hoặc trao đổi với một giám sát viên về những vấn đề này nếu nó góp phần giúp tạo ra một môi trường làm việc lành mạnh hơn.
Approaching the human resource department about problems in the workplace or talking to a supervisor about the issues could be helpful if they are invested in creating a healthier work environment.
Làm việc 4 ngày một tuần liệu có phải câu trả lời? Is a Four-Day Workweek the Answer?
Trong một số trường hợp, bạn sẽ cần phải thay đổi vị trí hoặc kết hợp kiếm việc mới để chấm dứt tình trạng kiệt sức này.
In some cases, a change in position or a new job altogether may be necessary to put an end to burnout.
Cũng sẽ rất tốt nếu bạn có thể xây dựng những chiến lược rõ ràng giúp quản lý căng thẳng. Các chiến lược tự chăm sóc bản thân, như ăn uống lành mạnh, tập luyện nhiều và giữ thói quen ngủ tốt có thể giúp giảm bớt một số tác động từ công việc căng thẳng.
It can also be helpful to develop clear strategies that help you manage your stress. Self-care strategies, like eating a healthy diet, getting plenty of exercises, and engaging in healthy sleep habits may help reduce some of the effects of a high-stress job.
Một kỳ nghỉ cũng có thể giúp bạn thả lỏng hơn, nhưng chỉ rời xa văn phòng một tuần sẽ không đủ để bạn đánh bại tình trạng kiệt sức. Lên lịch nghỉ ngơi định kỳ, cùng với hoạt động vận động tái tạo hằng ngày có thể là chìa khóa giúp bạn đương đầu với tình trạng kiệt sức.
A vacation may offer you some temporary relief too, but a week away from the office won’t be enough to help you beat burnout. Regularly scheduled breaks from work, along with daily renewal exercises, can be key to helping you combat burnout.
Nếu bạn đang bị kiệt sức và không biết tìm lối ra thế nào, hoặc bạn nghi ngờ ràng mình có thể đang mắc một bệnh lý tâm thần như trầm cảm, hãy tìm kiếm hỗ trợ điều trị chuyên khoa.
If you are experiencing burnout and you’re having difficulty finding your way out, or you suspect that you may also have a mental health condition such as depression, seek professional treatment.
Tham khảo. Sources
Maslach C, Leiter MP. Understanding the burnout experience: recent research and its implications for psychiatry. World Psychiatry. 2016;15(2):103–111. doi:10.1002/wps.20311
Wekenborg MK, Von dawans B, Hill LK, Thayer JF, Penz M, Kirschbaum C. Examining reactivity patterns in burnout and other indicators of chronic stress. Psychoneuroendocrinology. 2019;106:195-205. doi:10.1016/j.psyneuen.2019.04.002
Bianchi R, Schonfeld IS, Laurent E. Burnout-depression overlap: a review. Clin Psychol Rev. 2015;36:28-41. doi:10.1016/j.cpr.2015.01.004
Gallup. Employee Burnout, Part 1: The 5 Main Causes.
Demerouti E. Strategies used by individuals to prevent burnout. Eur J Clin Invest. 2015;45(10):1106-12. doi:10.1111/eci.12494
Nguồn: https://www.verywellmind.com/stress-and-burnout-symptoms-and-causes-3144516
Như Trang