Tâm lý học giáo dục là ngành học nghiên cứu quá trình con người học tập, bao gồm các phương pháp giảng dạy, các quy trình hướng dẫn và những khác biệt cá nhân trong quá trình học tập. Mục tiêu của ngành này là tìm hiểu được quá trình học và lưu trữ thông tin của con người.
Educational psychology is the study of how people learn, including teaching methods, instructional processes, and individual differences in learning. The goal is to understand how people learn and retain information.

Nhánh tâm lý học này sẽ đào sâu vào quá trình học tập thời thơ ấu và thanh thiếu niên, cũng có cả những quá trình nhận thức, cảm xúc và xã hội liên đới với học tập trong suốt cuộc đời con người.
This branch of psychology involves the learning process of early childhood and adolescence, but also the social, emotional, and cognitive processes that are involved in learning throughout the entire lifespan.
Ngành tâm lý học giáo dục kết hợp với nhiều nhóm ngành khác, như tâm lý học phát triển, tâm lý học hành vi và tâm lý học nhận thức.
The field of educational psychology incorporates a number of other disciplines, including developmental psychology, behavioral psychology, and cognitive psychology.
Bài viết này sẽ cùng thảo luận một số quan điểm khác nhau trong ngành tâm lý học giáo dục, các chủ đề nghiên cứu và lựa chọn nghề nghiệp cho lĩnh vực này.
This article discusses some of the different perspectives taken within the field of educational psychology, topics that educational psychologists study, and career options in this field.
Các trường phái quan điểm trong tâm lý học giáo dục. Perspectives in Educational Psychology
Cũng như các ngành tâm lý khác, các nhà nghiên cứu tâm lý học giáo dục thường dựa trên nhiều góc quan điểm khi cân nhắc một vấn đề. Những quan điểm này tập trung vào các yếu tố cụ thể ảnh hưởng lên quá trình học tập, bao gồm hành vi, nhận thức và trải nghiệm có được từ học tập, v.v…
As with other areas of psychology, researchers within educational psychology tend to take on different perspectives when considering a problem. These perspectives focus on specific factors that influence learning, including learned behaviors, cognition, experiences, and more.
Quan điểm hành vi. The Behavioral Perspective
Quan điểm này cho rằng tất cả hành vi đều được học tập thông qua quá trình điều kiện hóa. Các nhà tâm lý học ủng hộ quan điểm này sẽ lấy nền tảng từ các nguyên lý của quá trình điều kiện hóa từ kết quả để giải thích cho tiến trình học tập.
This perspective suggests that all behaviors are learned through conditioning. Psychologists who take this perspective rely firmly on the principles of operant conditioning to explain how learning happens.1
Ví dụ, giáo viên sẽ thưởng các phiếu quà tặng có thể dùng để đổi lấy các đồ vật mà học sinh thích như kẹo hoặc đồ chơi nếu em nào học giỏi. Trường phái quan điểm hành vi vận hành dựa vào một học thuyết cho rằng học trò sẽ học được khi được thưởng cho hành vi “tốt” và bị phạt khi làm hành vi “xấu.”
For example, teachers might reward learning by giving students tokens that can be exchanged for desirable items such as candy or toys. The behavioral perspective operates on the theory that students will learn when rewarded for “good” behavior and punished for “bad” behavior.
Mặc dù những phương pháp kiểu này sẽ khá hữu ích trong một số trường hợp, nhưng tiếp cận bằng hành vi đã đang bị chỉ trích vì không thể bao hàm được các khía cạnh thái độ, cảm xúc, và động lực nội tại liên quan đến học tập ở người học.
While such methods can be useful in some cases, the behavioral approach has been criticized for failing to account for attitudes, emotions, and intrinsic motivations for learning.
Quan điểm phát triển. The Developmental Perspective
Trường phái quan điểm này tập trung vào cách trẻ học được kỹ năng và kiến thức mới trong từng giai đoạn khi chúng lớn lên. Các giai đoạn phát triển nhận thức của Jean Piaget là một ví dụ tiêu biểu về một học thuyết phát triển quan trọng đi sâu vào quá trình phát triển trí tuệ của trẻ.
This perspective focuses on how children acquire new skills and knowledge as they develop.2 Jean Piaget’s stages of cognitive development is one example of an important developmental theory looking at how children grow intellectually.3
Bằng cách hiểu được quá trình tư duy của trẻ ở các giai đoạn phát triển khác nhau, các nhà tâm lý học giáo dục có thể hiểu rõ hơn năng lực của trẻ ở từng giai đoạn. Điều này có thể giúp cá nhà giáo dục tạo ra những phương pháp và tài liệu sư phạm hợp lý hướng vào các nhóm tuổi cụ thể.
By understanding how children think at different stages of development, educational psychologists can better understand what children are capable of at each point of their growth. This can help educators create instructional methods and materials aimed at certain age groups.
Quan điểm nhận thức. The Cognitive Perspective

Tiếp cận theo nhận thức đã ngày càng phổ biến hơn, chủ yếu là vì nó bao hàm được sự tác độ của các yếu tố như ký ức, niềm tin, cảm xúc và động lực lên quá trình học tập. Học thuyết này ủng hộ quan điểm cho rằng một người học tập thành công là do động lực của chính họ, không phải do các yếu tố tưởng thưởng từ bên ngoài.
The cognitive approach has become much more widespread, mainly because it accounts for how factors such as memories, beliefs, emotions, and motivations contribute to the learning process.4 This theory supports the idea that a person learns as a result of their own motivation, not as a result of external rewards.
Tâm lý học nhận thức cũng hướng đến tìm hiểu quá trình tư duy, học tập, ghi nhớ và xử lý thông tin của con người.
Cognitive psychology aims to understand how people think, learn, remember, and process information.
Các nhà tâm lý học giáo dục theo trường phái nhận thức sẽ quan tâm tìm hiểu quá tình tạo động lực để học tập ở trẻ, cách trẻ ghi nhớ mọi thứ chúng học được và cách chúng giải quyết vấn đề, cùng với các chủ đề nghiên cứu có liên quan khác.
Educational psychologists who take a cognitive perspective are interested in understanding how kids become motivated to learn, how they remember the things that they learn, and how they solve problems, among other topics.
Tiếp cận hướng kiến tạo. The Constructivist Approach
Quan điểm này tập trung vào cách ta chủ động tạo ra kiến thức về thế giới. Chủ nghĩa kiến tạo giúp giải thích cho quá trình các yếu tố văn hóa và xã hội tác động lên quá trình học tập.
This perspective focuses on how we actively construct our knowledge of the world.5 Constructivism accounts for the social and cultural influences that affect how we learn.
Những người đi theo hướng tiếp cận này tin rằng cái một người đã biết là tác nhân gây ảnh hưởng lớn nhất lên quá trình học tập cái mới. Tức là, những kiến thức mới chỉ có thể được tiếp nhận và hiểu được dựa trên những cái đã đang có.
Those who take the constructivist approach believe that what a person already knows is the biggest influence on how they learn new information. This means that new knowledge can only be added on to and understood in terms of existing knowledge.
Góc nhìn này chịu ảnh hưởng lớn từ công trình nghiên cứu của nhà tâm lý học Lev Vygotsky, người đưa ra những khái niệm như “Vùng phát triển gần” và phương pháp “Bắt giàn giáo” trong dạy học.
This perspective is heavily influenced by the work of psychologist Lev Vygotsky, who proposed ideas such as the zone of proximal development and instructional scaffolding.
Quan điểm giáo dục trải nghiệm. Experiential Perspective
Trường phái này nhấn mạnh ảnh hưởng từ những trải nghiệm sống của một người lên cách họ tập hiểu thông tin mới. Phương pháp này tương tự như tiếp cận nhận thức và kiến tạo ở chỗ nó xem xét các trải nghiệm, suy nghĩ và cảm xúc của người học.
This perspective emphasizes that a person’s own life experiences influence how they understand new information.6 This method is similar to constructivist and cognitive perspectives in that it takes into consideration the experiences, thoughts, and feelings of the learner.
Phương pháp này cho phép một người tìm thấy ý nghĩa cá nhân ở những gì họ học được, thay vì cảm thấy thông tin chẳng mấy liên hay hoặc áp dụng được lên họ.
This method allows someone to find personal meaning in what they learn instead of feeling that the information doesn’t apply to them.
Tổng kết. Recap
Nhiều trường phái quan điểm về hành vi con người có thể sẽ khá hữu ích khi ta đi vào tìm hiểu các chủ đề của ngành tâm lý học giáo dục. Một số trong đó bao gồm quan điểm hành vi, tiếp cận kiến tạo và giáo dục trải nghiệm.
Different perspectives on human behavior can be useful when looking at topics within the field of educational psychology. Some of these include the behavioral perspective, the constructivist approach, and the experiential perspective.
Các chủ đề trong tâm lý học giáo dục. Topics in Educational Psychology
Từ các tài liệu mà giáo viên sử dụng đến nhu cầu cá nhân của từng học sinh, các nhà tâm lý học giáo dục sẽ đào sâu nhằm hiểu rõ hơn quá trình học tập. Một số chủ đề nghiên cứu trong ngành này:
From the materials teachers use to the individual needs of students, educational psychologists delve deep to more fully understand the learning process. Some these topics of study in educational psychology include:
– Công nghệ giáo dục: Tìm hiểu sự hỗ trợ học tập cho học sinh từ nhiều mô hình công nghệ khác nhau
Educational technology: Looking at how different types of technology can help students learn
– Thiết kế hướng dẫn: Thiết kế những tài liệu học tập hiệu quả.
Instructional design: Designing effective learning materials
– Giáo dục đặc biệt: Giúp nhóm học sinh cần trợ giúp chuyên biệt.
Special education: Helping students who may need specialized instruction7

– Xây dựng chương trình học: Tạo ra các khóa học tối đa hóa học tập.
Curriculum development: Creating coursework that will maximize learning
– Học tập ở các cơ quan/tổ chức: Nghiên cứu quá trình học tập trau dồi của nhân sự ở các cơ quan, tổ chức, công ty.
Organizational learning: Studying how people learn in organizational settings, such as workplaces
– Học sinh năng khiếu: Giúp đỡ những học sinh được xác định là có năng khiếu học tập.
Gifted learners: Helping students who are identified as gifted learners8
Nghề nghiệp trong tâm lý học giáo dục. Careers in Educational Psychology

Các nhà tâm lý học giáo dục sẽ phối hợp với các nhà giáo dục, giáo viên và học sinh để phân tích tìm ra quá trình học tập nào hiệu quả nhất. Thường sẽ bao gồm: tìm cách xác định học sinh nào cần hỗ trợ thêm, xây dựng các chương trình cho nhóm học sinh gặp khó khăn, thậm chí tạo ra những phương pháp học mới.
Educational psychologists work with educators, administrators, teachers, and students to analyze how to help people learn best. This often involves finding ways to identify students who may need extra help, developing programs for students who are struggling, and even creating new learning methods.
Nhiều nhà tâm lý học giáo dục làm việc trực tiếp với các trường. Một số là giáo viên hoặc giáo sư, trong khi một số khác lại phối hợp với giáo viên để thử nghiệm những phương thức học tập mới cho học sinh và xây dựng các chương trình/khóa đào tạo mới. Một nhà tâm lý học xã hội có thể còn là tư vấn viên, giúp học sinh đối phó với những rào cản trực tiếp trong học tập.
Many educational psychologists work with schools directly. Some are teachers or professors, while others work with teachers to try out new learning methods for their students and develop new course curricula. An educational psychologist may even become a counselor, helping students cope with learning barriers directly.
Những người khác sẽ làm việc trong lĩnh vực nghiên cứu. Ví dụ, họ có thể làm cho một tổ chức chính phủ như Bộ Giáo dục, góp phần tác động vào những quyết định lựa chọn cách thức học tập tốt nhất cho trẻ trên cả nước.
Other educational psychologists work in research. For instance, they might work for a government organization such as the U.S. Department of Education, influencing decisions about the best ways for kids to learn in schools across the nation.
Ngoài ra, một nhà tâm lý học giáo dục làm việc cả ở các bộ phận quản lý trường và các viện trường. Trong tất cả các vị trí công việc như thế này, họ có thể tạo ảnh hưởng lên các phương pháp giáo dục và giúp học sinh có được những cách thức học tập phù hợp.
In addition, an educational psychologist work in school or university administration.9 In all of these roles, they can influence educational methods and help students learn in a way that best suits them.
Bằng cử nhân và thạc sỹ thường là yêu cầu bắt buộc trong hầu hết các nghề nghiệp trong lãnh vực này; nếu bạn muốn làm việc ở trường đại học hay quản lý các trường học, bạn sẽ cần hoàn thành cả bằng tiến sỹ.
A bachelor’s degree and master’s degree are usually required for careers in this field; if you want to work at a university or in school administration, you may need to complete a doctorate as well.
Tổng kết. Recap
Các nhà tâm lý học giáo dục thường làm việc ở các trường học, giúp học sinh và giáo viên cải thiện quá trình học tập. Những ngành nghề khác trong lĩnh vực này có thể là nghiên cứu tìm hiểu quá trình học tập và đánh giá các chương trình được thiết kế nhằm hỗ trợ học tập.
Educational psychologists often work in school to help students and teachers improve the learning experience. Other professionals in this field work in research to investigate the learning process and to evaluate programs designed to foster learning.
Lịch sử phát triển tâm lý học giáo dục. History of Educational Psychology
Tâm lý học giáo dục là một phân ngành tương tối trẻ đã trải qua sự thay đổi mạnh mẽ. Tâm lý học không xuất hiện như một ngành riêng lẻ mãi cho đến cuối những năm 1800, vậy nên những mối quan tâm đầu tiên trong ngành tâm lý học giáo dục bị tác động mạnh mẽ bởi các triết gia giáo dục.
Educational psychology is a relatively young subfield that has experienced a tremendous amount of growth. Psychology did not emerge as a separate science until the late 1800s, so earlier interest in educational psychology was largely fueled by educational philosophers.10
Nhiều người coi triết gia Johann Herbart là cha đẻ của tâm lý học giáo dục.
Many regard philosopher Johann Herbart as the father of educational psychology.11

Hebart tin rằng sự quan tâm của học sinh vào một chủ đề có tác động lớn lao lên kết quả học tập. Ông tin rằng giáo viên nên cân nhắc điều này khi quyết định cách thức giảng dạy nào là phù hợp với học sinh nhất.
Herbart believed that a student’s interest in a topic had a tremendous influence on the learning outcome. He believed teachers should consider this when deciding which type of instruction is most appropriate.
Sau này, tâm lý gia kiêm triết gia William James đã có những đóng góp đáng kể vào ngành học này. Cuốn sách mang tầm ảnh hưởng lớn của ông có tên “Nói chuyện với giáo viên về tâm lý học” xuất bản năm 1899 được xem là cuốn sách giáo khoa đầu tiên về tâm lý học giáo dục.
Later, psychologist and philosopher William James made significant contributions to the field. His seminal 1899 text “Talks to Teachers on Psychology” is considered the first textbook on educational psychology.12
Cũng cùng thời gian này, nhà tâm lý học người Pháp Alfred Binet đã xây dựng các bài kiểm tra IQ nổi tiếng của mình. Các bài kiểm tra ban đầu được biên soạn nhằm giúp chính phủ Pháp xác định được những trẻ nào gặp vấn đề trì trệ trong phát triển và tạo ra những chương trình giáo dục đặc biệt.
Around this same period, French psychologist Alfred Binet was developing his famous IQ tests.13 The tests were originally designed to help the French government identify children who had developmental delays and create special education programs.
Ở Hoa Kỳ, John Dewy cũng đã có đóng góp đáng kể cho ngành giáo dục. Những quan điểm của Dewy tỏ ra khá cấp tiến; ông tin rằng trường học nên tập trung vào học sinh, thay vì các môn học. Ông ủng hộ học tập chủ động, cho rằng kinh nghiệm thực tế là một cấu phần quan trọng của quá trình học.
In the United States, John Dewey had a significant influence on education.14 Dewey’s ideas were progressive; he believed schools should focus on students rather than on subjects. He advocated active learning, arguing that hands-on experience was an important part of the process.
Gần đây hơn, nhà tâm lý học Benjamin Bloom đã xây dựng một nguyên tắc phân loại quan trọng nhằm tách biệt và mô tả những mục tiêu học tập khác nhau. Ba nhóm chính mà ông mô tả là mục tiêu nhận thức, cảm tính và tâm lý vận.
More recently, educational psychologist Benjamin Bloom developed an important taxonomy designed to categorize and describe different educational objectives.15 The three top-level domains he described were cognitive, affective, and psychomotor learning objectives.
Những nhân vật tiêu biểu. Significant Figures
Trong suốt tiến trình lịch sử, có nhiều nhân vật đã đóng một vai trò quan trọng trong sự phát triển của tâm lý học giáo dục. Một số cá nhân nổi tiếng bao gồm:
Throughout history, a number of additional figures have played an important role in the development of educational psychology. Some of these well-known individuals include:
John Locke: Locke là một triết gia người Anh, ông là người đưa ra quan niệm “tabula rasa” (Tấm bảng trắng), cho rằng tâm trí con người về cơ bản giống như một tấm bảng trắng từ lúc mới sinh ra. Tức là, kiến thức được phát triển qua quá trình học tập và trải nghiệm.
John Locke: Locke is an English philosopher who suggested the concept of tabula rasa, or the idea that the mind is essentially a blank slate at birth.16 This means that knowledge is developed through experience and learning.
Jean Piaget: Một nhà tâm lý học người Thụy Sỹ, ông được nhiều người biết đến nhờ học thuyết gây ảnh hưởng lớn về sự phát triển nhận thức, ảnh hưởng của Jean Piaget lên tâm lý học giáo dục vẫn còn kéo dài đến ngày nay.
Jean Piaget: A Swiss psychologist who is best known for his highly influential theory of cognitive development, Jean Piaget’s influence on educational psychology is still evident today.
B.F. Skinner: Skinner là một tâm lý gia người Mỹ, ông đã giới thiệu khái niệm điều kiện hóa từ kết quả, có tầm ảnh hưởng quan trọng lên trường phái tâm lý học hành vi. Nghiên cứu của ông về quá trình củng cố và trừng phạt tiếp tục đóng một vai trò quan trọng trong giáo dục.
B.F. Skinner: Skinner was an American psychologist who introduced the concept of operant conditioning, which influences behaviorist perspectives.17 His research on reinforcement and punishment continues to play an important role in education.
Tổng kết. Recap
Tâm lý học giáo dục đã đang ảnh hưởng lên nhiều triết gia, nhà tâm lý học và các nhà giáo dục. Một số nhà tư tưởng gây tiêu biểu bao gồm William James, Alfred Binet, John Dewy và Benjamin Bloom.
Educational psychology has been influenced by a number of philosophers, psychologists, and educators. Some thinkers who had a significant influence include William James, Alfred Binet, John Dewey, Jean Piaget, and Benjamin Bloom.
Kết luận. Final thoughts
Tâm lý học giáo dục mang đến thông tin chuyên môn có giá trị về quá trình học tập của con người và đóng một vai trò quan trọng trong việc giới thiệu những chiến lược giáo dục và các phương pháp sư phạm hiệu quả. Ngoài việc tìm hiểu bản thân quá trình học tập, các lĩnh vực khác nhau của tâm lý học giáo dục sẽ đi sâu vào các yếu tố cảm xúc, xã hội và nhận thức có thể ảnh hưởng lên quá trình con người học tập. Nếu bạn quan tâm đến những chủ đề như giáo dục đặc biệt, thiết kế chương trình giảng, và công nghệ giáo dục, thì bạn có thể cân nhắc theo đuổi một ngành nghề trong lãnh vực tâm lý học giáo dục.
Educational psychology offers valuable insights into how people learn and plays an important role in informing educational strategies and teaching methods. In addition to exploring the learning process itself, different areas of educational psychology explore the emotional, social, and cognitive factors that can influence how people learn. If you are interested in topics such as special education, curriculum design, and educational technology, then you might want to consider pursuing a career in the field of educational psychology.
Câu hỏi thường gặp. Frequently Asked Questions
Có thể làm gì với bằng Thạc sỹ tâm lý học giáo dục? What can you do with a masters in educational psychology?
Bằng thạc sỹ tâm lý học giáo dục có thể giúp bạn có được một công việc trong các trường học, cao đẳng và đại học, các cơ quan chính phủ, các tổ chức cộng đồng và các cơ sở tư vấn. Một nhà tâm lý học giáo dục sẽ làm việc với trẻ, gia đình, trường học và cơ quan chính phủ và cộng đồng để tạo ra những chương trình và tài nguyên hỗ trợ quá trình học tập.
A master’s in educational psychology can prepare you for a career working in K-12 schools, colleges and universities, government agencies, community organizations, and counseling practices. A career as an educational psychologist involves working with children, families, schools, and other community and government agencies to create programs and resources that enhance learning.
Trọng tâm chính của tâm lý học giáo dục? What is the primary focus of educational psychology?
Trọng tâm chính của tâm lý học giáo dục là nghiên cứu quá trình học tập. Bao gồm tìm hiểu các quá trình giảng dạy, những khác biệt cá nhân trong quá trình mọi người học tập, và phát triển các phương pháp sư phạm giúp con người học tập hiệu quả hơn.
The primary focus of educational psychology is the study of how people learn. This includes exploring the instructional processes, studying individual differences in how people learn, and developing teaching methods to help people learn more effectively.
Tại sao Tâm lý học giáo dục lại quan trọng? Why is educational psychology important?
Tâm lý học giáo dục khá quan trọng vì nó có khả năng hỗ trợ cho cả học sinh và người dạy. Nó cung cấp thông tin quan trọng cho các nhà giáo dục, giúp họ tạo ra những trải nghiệm học, đo lường khả năng học tập và cải thiện động lực của người học.
Educational psychology is important because it has the potential to help both students and teachers. It provides important information for educators to help them create educational experiences, measure learning, and improve student motivation.
Tâm lý học giáo dục hỗ trợ như thế nào cho giáo viên? How does educational psychology help teachers?

Tâm lý học giáo dục ó thể hỗ trở giáo viên giúp họ hiểu rõ hơn các nguyên lý học tập, từ đó giúp họ thiết kế hoạt động lớp học và kế hoạch bài giảng hiệu quả và phù hợp hơn. Nó cũng thúc đẩy hiểu biết rõ hơn về quá trình môi trường học tập, các yếu tố xã hội và động lực của học sinh có thể ảnh hưởng như thế nào lên quá trình học tập.
Educational psychology can aid teachers in better understanding the principles of learning in order to design more engaging and effective lesson plans and classroom experiences. It can also foster a better understanding of how learning environments, social factors, and student motivation can influence how students learn.
Nguồn. Sources
Parsonson BS. Evidence-based classroom behaviour management strategies. Kairaranga. 2012;13(1):16-20.
Welsh JA, Nix RL, Blair C, Bierman KL, Nelson KE. The development of cognitive skills and gains in academic school readiness for children from low-income families. J Educ Psychol. 2010;102(1):43-53. doi:10.1037/a0016738
Babakr ZH, Mohamedamin P, Kakamad K. Piaget’s cognitive developmental theory: Critical review. Asian Institute of Research: Education Quarterly Reviews. 2019;2(3). doi:10.31014/aior.1993.02.03.84
Roediger HL III. Applying cognitive psychology to education. Psychol Sci Public Interest. 2013;14(1):1-3. doi:10.1177/1529100612454415
Dennick R. Constructivism: Reflections on twenty five years teaching the constructivist approach in medical education. Int J Med Educ. 2016;7:200-205. doi:10.5116/ijme.5763.de11
Binson B, Lev-Wiesel R. Promoting personal growth through experiential learning: The case of expressive arts therapy for lecturers in Thailand. Front Psychol. 2018;8. doi:10.3389/fpsyg.2017.02276
Duque E, Gairal R, Molina S, Roca E. How the psychology of education contributes to research with a social impact on the education of students with special needs: The case of successful educational actions. Front Psychol. 2020;11. doi:10.3389/fpsyg.2020.00439
Barbier K, Donche V, Verschueren K. Academic (under)achievement of intellectually gifted students in the transition between primary and secondary education: An individual learner perspective. Front Psychol. 2019;10. doi:10.3389/fpsyg.2019.02533
American Psychological Association. Careers in psychology.
Greenfield PM. The changing psychology of culture from 1800 through 2000. Psychol Sci. 2013;24(9):1722-1731. doi:10.1177/0956797613479387
Hogan JD, Devonis DC, Thomas RK, et al. Herbart, Johann Friedrich. In: Encyclopedia of the History of Psychological Theories. Springer US; 2012:508-510. doi:10.1007/978-1-4419-0463-8_134
Sutinen A. William James’s educational will to believe. In: Theories of Bildung and Growth. SensePublishers; 2012:213-226. doi:10.1007/978-94-6209-031-6_14
Michell J. Alfred Binet and the concept of heterogeneous orders. Front Psychol. 2012;3. doi:10.3389/fpsyg.2012.00261
Talebi K. John Dewey – philosopher and educational reformer. Eur J Educ Stud. 2015;1(1):1-4.
Anderson LW. Benjamin S. Bloom: His life, his works, and his legacy. In: Zimmerman BJ, Schunk DH, eds., Educational Psychology: A Century of Contributions. Lawrence Erlbaum Associates Publishers.
Androne M. Notes on John Locke’s views on education. Procedia Soc Behav Sci. 2014;137:74-79. doi:10.1016/j.sbspro.2014.05.255
Overskeid G. Do we need the environment to explain operant behavior?. Front Psychol. 2018;9. doi:10.3389/fpsyg.2018.00373
Nguồn: https://www.verywellmind.com/what-is-educational-psychology-2795157
Như Trang