Rối loạn giải thể nhân cách/Tri giác sai thực tại (RLGTNC), đôi khi còn được gọi là Hội chứng giải thể nhân cách/Tri giác sai thực tại, là một bệnh lý tâm thần khiến bạn liên tục cảm thấy mình như thoát ly ra khỏi cơ thể mình (giải thể nhân cách), bạn cảm giác được mọi thứ diễn ra xung quanh bạn là không thật (Tri giác sai thực tại) hoặc cả hai.

Depersonalization/derealization disorder (DPDR), sometimes referred to as depersonalization/derealization syndrome, is a mental health condition that can cause you to experience a persistent or recurring feeling of being outside of your body (depersonalization), a sense that what’s happening around you isn’t real (derealization), or both.

Nguồn: Tumblr

Triệu chứng. Symptoms

Mặc dù RLGTNC được xem là một chẩn đoán bệnh riêng, nhưng nó có hai khía cạnh nổi bật có thể có hoặc không có ở đối tượng mắc.

Although DPDR is considered a single diagnosis, it has two distinct aspects that may or may not apply to one person.

Giải thể nhân cách. Depersonalization

Giải thể nhân cách là cảm giác như bị tách rời khỏi bản thân, như thể bạn đang đứng ngoài quan sát đời sống của chính mình hoặc như đang xem bản thân mình trong một bộ phim. Có thể bao gồm các triệu chứng:

Depersonalization refers to feeling detached from yourself, as if you’re watching your life take place from the sidelines or viewing yourself on a movie screen. It can include:

– Mù cảm xúc, tức không thể nhận diện và mô tả cảm xúc. Alexithymia, or an inability to recognize or describe emotions1

– Cảm thấy cơ thể tê liệt, không cảm giác được gì. Feeling physically numb to sensations

– Cảm thấy máy móc hoặc không thể kiểm soát lời nói và chuyển động của bản thân. Feeling robotic or unable to control speech or movement

– Cảm thấy mất kết nối với cơ thể, tâm hồn, cảm xúc và cảm giác. Feeling unconnected to your body, mind, feelings, or sensations

Nguồn: Art by Cassie Wills

– Không thể gắn kết cảm xúc vào các ký ức hoặc không thể “sở hữu” ký ức, những trải nghiệm đã xảy đến với mình. Inability to attach emotions to memories or to “own” your memories as experiences that happened to you

– Cảm giác cơ thể và tứ chi bị biến dạng (bị xưng hoặc teo). The sense that your body and limbs are distorted (swollen or shrunken)

– Cảm giác như đầu bị bọc trong vải bông. The sense that your head is wrapped in cotton

Tri giác sai thực tại. Derealization

Tri giác sai thực tại là cảm giác tách rời khỏi môi trường cùng các vật thể cũng như mọi người trong đó. Thế giới như thể bóp méo, bạn dường như đang quan sát nó qua một tấm màn. Bạn cảm thấy như thể có một bức tường kính chia cách bạn và những người bạn yêu thương. Sự phân tách này có thể cũng tạo ra những méo mó trong thị lực và những giác quan khác.

Derealization is a sense of feeling detached from your environment and the objects and people in it. The world may seem distorted and unreal, as if you’re observing it through a veil. You may feel as if a glass wall is separating you from people you care about. This aspect of disassociation can also create distortions in vision and other senses.

– Khoảng cách và kích thước hoặc hình dạng của đồ vật có thể bị méo mó. Distance and the size or shape of objects may be distorted.

– Bạn trở nên nhạy cảm với môi trường xung quanh. You may have a heightened awareness of your surroundings.

– Các sự kiện gần đây như thể đã xảy ra lâu lắm rồi trong quá khứ. Recent events may seem to have happened in the distant past.

– Xung quanh trở nên mờ ảo, không có màu sắc, không gian chỉ có 2 chiều, không thật, quá rực rỡ hoặc nhìn như truyện tranh. Surroundings may seem blurry, colorless, two-dimensional, unreal, or larger-than-life or cartoonish.

Nguồn: Pinterest

Các đợt xuất hiện rối loạn giải thể nhân cách/tri giác sai thực tại có thể kéo dài hàng giờ, nhiều ngày, nhiều tuần, thậm chí nhiều tháng. Đối với một số người, các đợt xuất hiện này trở nên mạn tính, dần biến thành cảm giác giải thể nhân cách và tri giác sai thực tại xuất hiện liên tục, có thể khá lên hoặc tệ đi theo từng khoảng thời gian.

Episodes of depersonalization/derealization disorder can last for hours, days, weeks, or even months. For some, such episodes become chronic, evolving into ongoing feelings of depersonalization or derealization that can periodically get better or worse.

Không giống như những rối loạn tâm thần khác, người mắc RLGTNC biết rằng cảm giác tách rời trong họ là không thật. Điều này có thể khiến họ cảm thấy lo lắng về sức khỏe tâm thần của chính mình.

chẩn đoán RLGTNC, đầu tiên bác sĩ cần đảm bảo không có nguyên do nào khác gây ra những triệu chứng này, như việc sử dụng ma túy, động kinh hay các bệnh lý tâm thần khác như trầm cảm, lo âu, Rối loạn căng thẳng sau sang chấn (PTSD) hay Rối loạn nhân cách ranh giới (BPD).

<em>To diagnose DPDR, a doctor first makes sure there aren’t other reasons for symptoms, such as drug use, a seizure disorder, or other mental health problems like depression, anxiety, post-traumatic stress disorder (PTSD), or borderline personality disorder.

Đôi lúc, chẩn đoán bằng hình ảnh và những xét nghiệm khác sẽ được thực hiện để loại trừ những vấn đề khác trong cơ thể. Các bài kiểm tra tâm lý, các bài phỏng vấn có kết cấu, và các bảng hỏi có thể giúp chẩn đoán rối loạn này.

Sometimes imaging and other tests are done to rule out physical issues. Psychological tests, special structured interviews, and questionnaires can also help to diagnose DPDR.

Một khi các vấn đề tiềm ẩn khác được loại trừ, y bác sĩ sẽ dựa trên tiêu chuẩn chẩn đoán trong Cẩm nang Số liệu Chẩn Đoán các Rối loạn Sức khỏe Tâm thần (DSM-5), bao gồm:

Once other potential causes are ruled out, a clinician considers DPDR criteria as outlined in the Diagnostic and Statistic Manual of Mental Health Disorders (DSM-5), including:3

– Liên tục hoặc tái diễn số đợt xuất hiện giải thể nhân cách, tri giác sai thực tại hoặc cả hai. Persistent or recurrent episodes of depersonalization, derealization, or both

– Tự bản thân hiểu được những gì mình đang cảm thấy là không thật. An understanding by the person that what they’re feeling isn’t real

– Các triệu chứng hủy hoại hoặc gây khó chịu cực kỳ trong quá trình làm việc ở chỗ làm và các tương tác ngoài xã hội. Significant distress or impairment of social or occupational functioning caused by symptoms

Nguyên nhân và các yếu tố nguy cơ. Causes and Risk Factors

Một số người dễ bị mắc các rối loạn tâm thần hơn những người khác. Ví dụ, phụ nữ có nguy cơ bị giải thể nhân cách/tri giác sai thực tại hoặc một số dạng phân ly nhiều hơn nam giới.

Some people are more vulnerable to psychiatric disorders than others. For instance, women are more likely than men to experience depersonalization/derealization or some other type of dissociative occurrence.2

Căng thẳng cao độ, lo âu và trầm cảm là những yếu tố châm ngòi thường gặp với RLGTNC. Thiếu ngủ hoặc môi trường quá kích thích có thể khiến triệu chứng trở nên trầm trọng hơn.

Severe stress, anxiety, and depression are common triggers for DPDR. A lack of sleep or an overstimulating environment can also make symptoms worse.

Nếu căng thẳng dao động trong mức từ 25 đến 50% thì tác động gây giải thể nhân cách/tri giác sai thực tại là tương đối nhỏ, hoặc thậm chí không rõ ràng.

Anywhere from 25% to 50% of the time, the stress that brings on depersonalization/derealization disorder is relatively minor, or not even obvious.4

Nguồn: How is Your Stress Level?

Thường thì, người mắc RLGTNC đã từng trải qua sang chấn trong quá khứ, bao gồm:

Often, people with DPDR have experienced past trauma in their lives, including:

– Lạm dụng thể chất và tinh thần hoặc bị bỏ bê thời thơ ấu. Emotional or physical abuse or neglect in childhood

– Đã có người thân qua đời đột ngột. Having a loved one die unexpectedly

– Đã chứng kiến bạo lực gia đình. Witnessing domestic violence

Mối liên hệ giữa Sang chấn, Rối loạn căng thẳng sau sang chấn (PTSD) và các Rối loạn phân ly. Links Between Trauma, PTSD, and Dissociative Disorders

Những yếu tố nguy cơ gây mắc RLGTNC bao gồm: Other risk factors for DPDR include:

– Tiền sử sử dụng ma túy, châm ngòi cho các đợt giải thể nhân cách hoặc tri giác sai thực tại. A history of recreational drug use, which can trigger episodes of depersonalization or derealization

– Khuynh hướng bẩm sinh luôn né tránh hoặc chối bỏ những tình huống khó khăn; khó thích ứng với các tình huống khó khăn. An innate tendency to avoid or deny difficult situations; trouble adapting to difficult situations

-Trầm cảm hoặc lo âu, đặc biệt là trầm cảm/lo âu kéo dài hoặc nghiêm trọng kèm theo các cơn hoảng loạn. Depression or anxiety, especially severe or prolonged depression or anxiety with panic attacks

– Trải qua hoặc chứng kiến một sự kiện gây sang chấn hoặc bị lạm dụng từ thời nhỏ hoặc trưởng thành. Experiencing or witnessing a traumatic event or abuse as a child or adult

– Căng thẳng trong bất cứ khía cạnh nào của cuộc sống, từ các mối quan hệ đến các vấn đề tài chính và công việc. Severe stress in any area of life, from relationships to finances to work

Dạng thức. Types

RLGTNC là một trong 4 dạng Rối loạn phân ly. Các nhóm rối loạn này có thể chẩn đoán được, nếu có xuất hiện giác quan gián đoạn về nhân dạng, ký ức và/hoặc mức độ tỉnh táo. Nếu không được điều trị, các rối loạn phân ly có thể đưa đến trầm cảm và lo âu và được cho là có liên quan đến tiền sử sang chấn.

DPDR is one of four types of dissociative disorders. These disorders are diagnosable conditions in which there’s a fragmented sense of identity, memories, and/or consciousness. If left untreated, dissociative disorders can lead to depression and anxiety and are believed to be linked to a history of trauma.

Theo DSM-5, các bệnh lý phân ly khác bao gồm: According to the DSM-5, other dissociative conditions include:3

– Mất trí nhớ phân ly: Một bệnh lý khiến người bệnh không thể nhớ được những thông tin quan trọng trong đời sống của chính mình.

Dissociative amnesia: A condition that involves the inability to remember important information about your life

– Chứng điên bỏ nhà đi: Một dạng mất trí nhớ có thể phục hồi được liên quan đến tính cách, ký ức và nhận dạng cá nhân.

Dissociative fugue: A form of reversible amnesia that involves personality, memories, and personal identity

– Rối loạn nhân cách phân ly (DID): Một bệnh lý được xác định bằng sự có mặt của ít nhất 2 nhân cách trong cùng một chủ thể.

Dissociative identity disorder (DID): A condition marked by the presence of two or more distinct personalities within one individual

Điều trị. Treatment

Đối với một số người, hồi phục có thể diễn ra một cách tự nhiên, mà không đến điều trị chính thức. Một số khác cần đến những hình thức điều trị tập trung và có kết cấu rõ ràng để hoàn toàn hồi phục khỏi rối loạn này. Hồi phục đạt được tốt nhất khi những yếu tố gây căng thẳng tiềm ẩn góp phần và làm châm ngòi cho tình trạng giải thể nhân cách và tri giác sai thực tại được xử lý thành công.

For some, recovery takes place organically, without formal treatment. Others require targeted, personalized treatments to completely recover from DPDR. Chances of this recovery are best when the underlying stressors that contributed to and triggered the depersonalization and dissociation are successfully dealt with.

Tâm lý trị liệu. Psychotherapy

Hình thức hiệu quả nhất để can thiệp RLGTNC là tâm lý trị liệu. Liệu pháp nhận thức hành vi (CBT) chẳng hạn, dạy cho người bệnh những chiến lược giúp chặn lại những suy nghĩ mang tính ám ảnh cho rằng mọi thứ là không thật. CBT cũng dạy cho họ những kỹ năng xao nhãng, như:

The most effective way to deal with DPDR is with psychotherapy. Cognitive behavioral therapy (CBT), for instance, teaches strategies for blocking obsessive thinking about feeling things that aren’t real. CBT also teaches distraction techniques, including:

– Chiến thuật hướng tâm vào thực tại sử dụng các giác quan để giúp bạn cảm nhận nhiều hơn sự tiếp xúc với thực tại – chơi nhạc lớn để kích thích thính lực chẳng hạn hạn, hoặc nắm một viên đá lạnh trong tay để cảm giác kết nối hơn với xúc giác.

Grounding techniques that call on the senses to help you feel more in touch with realityplaying loud music to engage hearing, for instance, or holding an ice cube to feel connected to the sensation

Chiến lược tâm động học tập trung vào việc giải quyết những xung đột và những cảm xúc tiêu cực mà con người ta có xu hướng tách ra khỏi chúng, và dõi theo từng khoảnh khắc (tập trung vào cái đang diễn ra ngay khoảnh khắc này) cộng với chiến lược gắn nhãn sự phân ly và tác động của nó.

Psychodynamic techniques that focus on working through conflicts and negative feelings that people tend to detach from, and moment-to-moment tracking (focusing on what’s happening in the moment) along with labeling of dissociation and effect

Giải mẫn cảm chuyển động nhãn cầu và tái nhận thức. EMDR

Mặc dù Giải mẫn cảm chuyển động nhãn cầu và tái nhận thức (EMDR) ban đầu được xây dựng nhằm điều trị Rối loạn căng thẳng sau sang chấn (PTSD) nhưng nó thường được sử dụng để điều trị nhiều bệnh lý tâm thần, bao gồm cả RLGTNC.

While eye movement desensitization and reprocessing (EDMR) therapy was originally designed to treat PTSD, it is often used to treat a variety of mental health conditions, including DPDR.

Điều trị bằng thuốc. Medications

Không có thuốc điều trị nào được chấp thuận dành riêng cho rối loạn này. Tuy nhiên, y bác sỹ sẽ kê một số thuốc chống lo âu và chống trầm cảm để giúp loại bỏ hoặc làm thuyên giảm các triệu chứng của căn bệnh.

There are no medications approved specifically for treating depersonalization/derealization disorder. However, your healthcare professional may prescribe anti-anxiety drugs and antidepressants to help ease or relieve symptoms of the condition.5

Chiến lược đối phó. Coping

Ngoài tâm lý trị liệu, có một số chiến thuật có thể giúp bạn tập trung hoặc mang bạn trở lại với thực tại khi bạn xuất hiện các triệu chứng của RLGTNC.

In addition to psychotherapy, there are a few strategies that can help keep you grounded and/or bring you back to reality when you’re experiencing symptoms of DPDR.

– Cấu vào da mu bàn tay. Pinch the skin on the back of your hand.

– Sử dụng nhiệt độ để chuyển hướng sự tập trung; đặt thứ gì đó rất lạnh hoặc rất ấm (nhưng không quá nóng) vào lòng bàn tay.Use temperature to shift your focus; place something that’s really cold or really warm (but not too hot) in your hand.

– Nhìn quanh phòng và đếm hoặc gọi tên những thứ bạn thấy. Look around the room and count or name the items you see.

– Giữ mắt chuyển động để ngăn bản thân dần mất tập trung. Keep your eyes moving to stop yourself from zoning out.

– Thở chậm lại – hoặc thở dài, sâu – và tập trung vào từng hơi hít vào thở ra. Slow your breathingor take long, deep breathsand pay attention as you inhale and exhale.

– Tập thiền để hình thành sự tỉnh thức trong nội tâm trong con người mình. Practice meditation to develop greater awareness of your internal state.

– Liên lạc với một người bạn hoặc một người thân yêu và nhờ họ nói chuyện cùng mình. Reach out to a friend or loved one and ask them to keep talking to you.

Hỗ trợ người thân. Supporting a Loved One

Nếu người thân bạn mắc RLGTNC, hãy cố hết sức duy trì hỗ trợ và động viên họ tìm kiếm điều trị, dù là tâm lý trị liệu, thuốc điều trị, tự lực hay kết hợp các lựa chọn này.

If your loved one has DPDR, do your best to remain supportive and encourage them to seek treatment, whether through psychotherapy, medication, self-help, or a combination of these options.

Lời cuối. Final words

Bị chẩn đoán mắc Rối loạn giải thể nhân cách/ Tri giác sai thực tại có thể khiến bạn rất khổ sở và làm bạn bối rối. Tuy nhiên, một khi bạn hiểu được các triệu chứng của căn bệnh này đều có những nguyên do có thể nhận diện và khá hợp lý thì bạn sẽ bắt đầu cảm thấy bớt lo lắng hơn. Bạn cũng cần nhắc nhở bản thân rằng tâm lý trị liệu và có lẽ là cả thuốc điều trị cũng có thể giúp bạn chiến đấu với bệnh lý này.

A diagnosis of depersonalization/derealization disorder can be upsetting and confusing. However, once you understand that the symptoms you’re experiencing have a recognizable and reasonable cause, you may begin to feel less worried and anxious. It’s also important to remind yourself that psychotherapy and perhaps medication can help.

Tham khảo. Article Sources

Brewer R, Cook R, Bird G. Alexithymia: A general deficit of interoception. R Soc Open Sci. 2016;3(10):150664. doi:10.1098/rsos.150664

National Alliance on Mental Illness. Dissociative disorders.

American Psychiatric Association. Diagnostic and Statistical Manual of Mental Disorders. 5th ed. Washington D.C.: 2013.

Merck Manual. Depersonalization/derealization disorder. Updated March 2019.

Gentile JP, Snyder M, Marie Gillig P. Stress and trauma: Psychotherapy and pharmacotherapy for depersonalization/derealization disorder. Innov Clin Neurosci. 2014;11(7-8):37-41. PMID:25337444

Nguồn: https://www.verywellmind.com/derealization-2671582

Như Trang.