Có một vấn đề vẫn đang khá gây tranh cãi trong tâm lý học: Liệu những ký ức bị đè nén có thể hay có nên được phục hồi lại, cũng như liệu chúng có chính xác hay không. Có lẽ sự bất đồng quan điểm rõ rệt nhất hiện đang tồn tại giữa các chuyên gia sức khỏe tâm thần và các nhà nghiên cứu.

There is still a fairly heated controversy in the field of psychology about whether or not repressed memories can or should be recovered, as well as whether or not they are accurate. The clearest divide appears to be between mental health practitioners and researchers.

Nguồn: Beating Trauma

Trong một nghiên cứu, có nhiều bác sĩ tin rằng ký ức đè nén có thể phục hồi bằng trị liệu hơn là nhóm các nhà nghiên cứu. Những người khác cũng có niềm tin vào những ký ức bị đè nén. Rõ ràng là vẫn cần thực hiện nhiều nghiên cứu hơn trong lĩnh vực trí nhớ này.

In one study, clinicians had a much greater tendency to believe that people repress memories that can be recovered in therapy than the researchers did.1 The general public, too, has a belief in repressed memory. Clearly, more research is needed in the area of memory.

Sang chấn có thể bị quên đi. Trauma Can Be Forgotten

Hầu hết mọi người đều nhớ những thứ tệ hại xảy đến với họ, nhưng đôi khi sang chấn cực hạn có thể bị quên lãng. Các nhà khoa học đang nghiên cứu về vấn đề này, và chúng ta đang bắt đầu hiểu được quá trình xuất hiện của nó.

Most people remember the bad things that happen to them, but sometimes extreme trauma is forgotten. Scientists are studying this, and we are beginning to understand how this occurs.

Khi tình trạng quên ngày càng nghiêm trọng, thi thoảng một rối loạn phân ly sẽ xuất hiện, như Chứng quên phân ly, Bỏ nhà ra đi phân ly, Rối loạn giải thể nhân cách và Rối loạn nhân cách phân ly. Những rối loạn này và mối quan hệ của chúng với sang chấn vẫn đang được nghiên cứu.

When this forgetting becomes extreme, a dissociative disorder sometimes develops, such as dissociative amnesia, dissociative fugue, depersonalization disorder, and dissociative identity disorder.2 These disorders and their relationship to trauma are still being studied.

Nguồn: Medium

Quá trình vận hành của trí nhớ. How Memory Works

Trí nhớ không phải là một cuốn băng ghi âm. Não bộ xử lý thông tin và lưu trữ chúng theo nhiều cách khác nhau. Hầu hết chúng ta đều có một số trải nghiệm sang chấn mức độ nhẹ, và những trải nghiệm này đôi khi như bị khảm vào não chúng ta với một độ sắc nét chi tiết cao.

Memory is not like a tape recorder. The brain processes information and stores it in different ways. Most of us have had some mildly traumatic experiences, and these experiences sometimes seem to be burned into our brains with a high degree of detail.

Các nhà khoa học đang nghiên cứu mối liên hệ giữa hai bộ phận trong não, hạch hạnh nhân và đồi hải mã, nhằm giải thích lý do cho hiện tượng này .Dưới đây là những cái ta đang biết:

Scientists are studying the relationship between two parts of the brain, the amygdala and the hippocampus, to understand why this is. Here’s what we know at this time:

– Sang chấn mức độ vừa có thể làm gia tăng trí nhớ dài hạn.

Moderate trauma can enhance long-term memory.3

– Hầu hết chúng ta đều có trải nghiệm này, và rất khó mà hiểu được làm sao mà ký ức về những sự kiện kinh khủng lại có thể bị quên đi như vậy.

This is the common-sense experience that most of us have, and it makes it difficult to understand how the memory of horrible events can be forgotten.

– Sang chấn cực hạn có thể làm gián đoạn bộ lưu trữ dài hạn và khiến ký ức được lưu trữ dưới dạng cảm xúc hoặc cảm giác thay vì chính bản thân sự kiện. Nghiên cứu cũng cho rằng phải mất đến vài ngày để hoàn toàn lưu trữ một sự kiện vào bộ nhớ dài hạn.

Extreme trauma can disrupt long-term storage and leave memories stored as emotions or sensations rather than as memories. Research suggests that it can take up to several days to fully store an event in long-term memory.4

– Các yếu tố châm ngòi từ giác quan trong hiện tại có thể khiến cho những nội dung bị lãng quên “trồi” lên bề mặt. Lý do là nội dung ký ức có liên đới với yêu tố châm ngòi qua một quá trình có tên là “ký ức, học tập và hành vi lệ thuộc vào trạng thái.”

Sensory triggers in the present can cause forgotten material to surface. This is because the material is associated with the trigger through a process known as “state-dependent memory, learning, and behavior.”5

“Ký ức sai lệch” về những sự kiện sang chấn nhẹ đã được tạo ra trong phòng thí nghiệm. Hiện vẫn chưa rõ mức độ xuất hiện của chúng trong những bối cảnh khác.

“False memories” of mildly traumatic events have been created in the laboratory.6 It is unclear to what extent this occurs in other settings.

Nghiên cứu đã ghi nhận rằng người trải qua một sang chấn cực hạn đôi lúc sẽ quên mất luôn sang chấn đó. Ký ức về sang chấn này có thể trở lại vào quãng thời gian sau này, thường sẽ bắt đầu bằng sự hình thành những cảm giác hoặc cảm xúc, đôi lúc còn có những lần “hồi tưởng”, những lúc đó, chủ thể sẽ cảm thấy như mình đang sống lại đoạn ký ức đó. Nội dung này dần trở nên thống nhất hơn cho đến khi nó tương đồng với những ký ức khác.

Studies have documented that people who live through extreme trauma sometimes forget the trauma.7 The memory of the trauma can return later in life, usually beginning in the form of sensations or emotions, sometimes involving “flashbacks” during which the person feels like they are reliving the memory. This material gradually becomes more integrated until it resembles other memories.

Cuộc tranh luận về những ký ức được khôi phục lại. Debate Over Recovered Memories

Những ký ức được khôi phục lại lúc nào cũng chính xác? Có khá nhiều tranh cãi về câu hỏi này. Một số nhà trị liệu làm việc với nạn nhân sau sang chấn tin rằng những ký ức này là đúng vì nó xuất hiện kèm theo những cảm xúc cực hạn.

Are recovered memories necessarily true? There is much debate surrounding this question. Some therapists who work with trauma survivors believe that the memories are true because they are accompanied by such extreme emotions.

Những nhà trị liệu khác lại ghi nhận có một số bệnh nhân khôi phục lại được ký ức vốn không đúng (Ví dụ như nhớ mình bị chặt đầu). Một số ý kiến khẳng định rằng trị liệu viên đang “tiêm nhiễm những ký ức” hoặc tạo ra những ký ức sai lệch ở những bệnh nhân vốn dễ bị tổn thương bằng cách nói họ rằng họ là nạn nhân của một vụ lạm dụng nhưng trong thực tế không hề có vụ lạm dụng nào cả.

Other therapists have reported that some of their patients have recovered memories that could not have been true (a memory of being decapitated, for example). Some groups have claimed that therapists are “implanting memories” or causing false memories in vulnerable patients by suggesting that they are victims of abuse when no abuse occurred.

Một số trị liệu viên còn thuyết phục bệnh nhân rằng những triệu chứng ở họ là do bị lạm dụng khi không rõ đây có phải là sự thật hay không. Đây chắc chắn không phải là một cách trị liệu tốt, và bình thường thì hầu hết trị liệu viên đều cẩn trọng không tiết lộ nguyên nhân cho một triệu chứng nào đó trừ khi bệnh nhân là người tiết lộ nguyên nhân đó.

Some therapists do seem to have persuaded patients that their symptoms were due to abuse when they did not know this to be true. This was never considered good therapeutic practice, and most therapists are careful not to suggest a cause for a symptom unless the patient reports the cause.

Một số nghiên cứu cho rằng ký ức sai lệch đối với sang chấn nhẹ có thể được tạo ra trong phòng thí nghiệm. Trong một nghiên cứu, nhiều người đưa ra nhận định rằng một số trẻ em đã bị lạc trong một trung tâm mua sắm. Nhiều trẻ sau này lại tin rằng điều này là một ký ức có thật. Điều quan trọng ta cần lưu ý là việc gợi ra những ký ức về một sang chấn nghiêm trọng trong bối cảnh thí nghiệm là một việc làm thiếu đạo đức.

There is some research suggesting that false memories for mild trauma can be created in the laboratory. In one study, suggestions were made that children had been lost in a shopping mall. Many of the children later came to believe that this was a real memory.8 It is important to note that it is not ethical to suggest memories of severe trauma in a laboratory setting.

Nguồn: The Art Zoo

Tham khảo. Article Sources

Patihis L, Ho LY, Tingen IW, Lilienfeld SO, Loftus EF. Are the “memory wars” over? A scientist-practitioner gap in beliefs about repressed memory. Psychol Sci. 2014;25(2):519530. doi:10.1177/0956797613510718

National Alliance on Mental Illness. Dissociative disorders. Updated 2020.

van Marle H. PTSD as a memory disorder. Eur J Psychotraumatol. 2015;6:10.3402/ejpt.v6.27633. doi:10.3402/ejpt.v6.27633

Davis RL, Zhong Y. The biology of forgetting: A perspective. Neuron. 2017;95(3):490503. doi:10.1016/j.neuron.2017.05.039

Radulovic J, Lee R, Ortony A. State-dependent memory: Neurobiological advances and prospects for translation to dissociative amnesia. Front Behav Neurosci. 2018;12:259. doi:10.3389/fnbeh.2018.00259

Strange D, Takarangi MK. False memories for missing aspects of traumatic events. Acta Psychol (Amst). 2012;141(3):322326. doi:10.1016/j.actpsy.2012.08.005

Brewin CR. Memory and forgetting. Curr Psychiatry Rep. 2018;20(10):87. doi:10.1007/s11920-018-0950-7

Crook LS, McEwen LE. Deconstructing the lost in the mall study. J Child Custody. 2019;16(1):719, doi:10.1080/15379418.2019.1601603

Nguồn: https://www.verywellmind.com/the-debate-over-recovered-memories-2330516

Như Trang.