Tê liệt cảm xúc là một thứ mà hầu hết chúng ta đề trải nghiệm ít nhiều lần trong đời. Thường thì dạng cảm xúc này chỉ tồn tại trong thời gian ngắn. Tuy nhiên, đối với một số người, bị tê liệt cảm xúc lại trở thành một cách sống giúp bảo vệ họ khỏi những đau đớn về thể xác và tinh thần.
Emotional numbness is something most people will experience at some point in their life. Quite often, the feeling is temporary. However, for some, feeling emotionally numb becomes a way of life to protect from further emotional or physical pain.

Cảm xúc là một cấu phần then chốt trong quá trình vận hành đời sống của chúng ta. Trong thực tế, một nghiên cứu còn phát hiện ra rằng con người chúng ta nắm giữ ít nhất một cảm xúc trong 90% tổng thời gian, trong đó tần suất cảm xúc tích cực ghi nhận được chỉ gấp khoảng 2,5 lần so với những cảm xúc tiêu cực.
Emotions are a critical part of how we function in life. In fact, one study1 found that people reported experiencing at least one emotion 90% of the time, with positive emotions being reported over 2.5 times more frequently than negative emotions.
Cảm xúc không chỉ mang đến một phản hồi tự động giúp bảo vệ an toàn cho bản thân bạn mà chúng còn tạo động lực giúp bạn hành động và thúc đẩy bạn ra quyết định.
Not only do emotions provide automatic feedback that can help keep you safe, but they can also motivate you to take action and empower you to make decisions.
Nhưng khi bạn bị quá tải hay cảm thấy bất lực, thì việc cảm xúc của bạn bị tê liệt cũng chẳng lấy gì làm lạ vì nó mang đến cho bạn một hàng rào bảo vệ. Mặc dù điều này giúp bạn cảm thấy nhẹ nhõm tức thời nhưng tập đối phó với những cảm xúc khó chịu theo cách này có thể để lại những hậu quả lâu dài.
But when you’re overwhelmed or feeling helpless, it’s not uncommon to turn to emotional numbing since it provides you with a protective defense. While this may provide temporary relief, learning to cope with difficult feelings this way can have long-lasting consequences.
Tê liệt cảm xúc là gì? What Is Emotional Numbing?
“Tê liệt cảm xúc là tiến trình tâm lý và cảm xúc khi con người ta đóng lại hết những cảm nhận và chủ thể còn có thể rơi vào trạng thái thiếu hụt phản hồi hay phản ứng bằng cảm xúc”, theo lời giải thích của T.S Mayra Mendez, một nhà tâm lý trị liệu và điều phối chương trình tại Trung tâm Phát triển Gia Đình và Trẻ Em Providence Saint John.
“Emotional numbing is the mental and emotional process of shutting out feelings and may be experienced as deficits of emotional responses or reactivity,” explains Mayra Mendez, Ph.D., LMFT, a licensed psychotherapist and program coordinator at Providence Saint John’s Child and Family Development Center.
Thường thì, tê liệt cảm xúc gây ra sự hạn chế nhất thời năng lực cảm nhận hoặc thể hiện cảm xúc của chủ thể.
Often times, emotional numbing results in temporary restrictions in the capacity to feel or express emotions.
“Mặc dù tê liệt cảm xúc chặn hoặc đóng chặt những cảm xúc và trải nghiệm tiêu cực, nhưng nó cũng chặn luôn cả khả năng trải nghiệm niềm vui, gắn kết vào những tương tác và hoạt động xã hội tích cực, và gây ảnh hưởng lên sự cởi mở, tiếp xúc thân mật, quan tâm xã hội và kỹ năng giải quyết vấn đề,”, bà bổ sung.
“While emotional numbing blocks or shuts down negative feelings and experiences, it also shuts down the ability to experience pleasure, engage in positive interactions and social activities, and interferes with openness for intimacy, social interests, and problem-solving skills,” she adds.
Điều không may ở đây là nó trở thành một công cụ đối phó định hình bằng sự né tránh, chối bỏ, thờ ơ và tách rời, từ đó gây cản trở năng lực đối diện, xử lý, giải quyết vấn đề và kiểm soát cảm xúc cùng những trải nghiệm. Những triệu chứng của tê liệt cảm xúc bao gồm:
Ultimately, it becomes a coping tool defined by avoidance, denial, detachment, and dismissal that blocks capacity for confronting, processing, problem-solving, and managing of emotions and experiences. The symptoms of emotional numbing include:
– Mất hứng thú vào những hoạt động quan trọng, tích cực mà vốn bạn đã từng rất thích thú. Losing interest in important, once positive activities you used to enjoy
– Cảm thấy xa cách hoặc bị mọi người thờ ơ. Feeling distant or detached from others
– Không thể đánh giá cảm xúc của bản thân. Failing to access to your feelings
– Cảm thấy “trơ lì”, cả thể chất và tinh thần. Feeling flat, both physically and emotionally
– Không thể toàn tâm toàn ý với cuộc sống. Experiencing an inability to fully participate in life
– Khó cảm nhận cảm xúc tích cực như niềm hạnh phúc. Having difficulty with experiencing positive feelings such as happiness
– Thích ở một mình hơn ở với người khác. Preferring isolation rather than being with others
Nguyên nhân. Causes
Tê liệt cảm xúc có thể là kết quả của một nỗi đau đớn về thể xác hoặc tinh thần. Trong nỗ lực bảo vệ bản thân, không để lại bị tổn thương thêm lần nữa, chẳng lấy gì làm lạ khi người ta ngắt kết nối, thờ ơ hay trơ lỳ với những cảm cúc liên quan đến tình huống khiến họ khó chịu.
Emotional numbing can happen as a result of physical or emotional pain. In an attempt to protect yourself from being hurt again, it’s not uncommon to disconnect, detach, or numb out feelings related to the situation.

Khi cảm xúc bạn tê liệt, bạn có thể tạm thời cảm thấy nhẹ nhõm, từ đó giúp bạn tiếp tục cuộc sống, nhưng dần dà, lá chắn bảo vệ này có thể “ngáng đường” bạn, không cho bạn kết nối với người khác và gắn kết với những cảm xúc cả tích cực lẫn tiêu cực.
When this happens, you may feel temporary relief that allows you to move on with your life, but over time, this protective shield can begin to get in the way of connecting with others and getting in touch with feelings that are both positive and negative.
Cách một người trải nghiệm tê liệt cảm xúc cũng khác với cách bạn biểu hiện những triệu chứng của trạng thái này. Đó là vì con người ta trải nghiệm tình trạng tê liệt cảm xúc theo nhiều cách khác nhau. Ví dụ, bạn có thể khó kết nối với người khác hoặc mất đi khả năng cảm nhận nỗi buồn hay niềm vui khi phản ứng lại một số sự kiện nhất định. Có rất nhiều nguyên nhân lý giải việc bạn bị tê liệt cảm xúc.
How one person experiences emotional numbness may look completely different from how you present with symptoms. That’s because people experience feeling emotionally numb in many different ways. For example, you may struggle to connect with others or lose the ability to feel sadness or joy in response to certain events. There are a variety of reasons you may experience emotional numbing.
Những nguyên nhân thường gặp. Common Causes
– Rối loạn căng thẳng sau sang chấn. PTSD
– Mất mát đau buồn. Grief
– Căng thẳng quá mức. Overwhelming stress
– Trầm cảm. Depression
– Lạm dụng thể xác. Physical abuse
– Lạm dụng tinh thần và cảm xúc. Mental or emotional abuse
– Lạm dụng chất. Substance abuse
Bị tê liệt cảm xúc có thể cũng là một tác dụng phụ khi uống một số thuốc điều trị trầm cảm và lo âu. Nếu bạn đang uống thuốc chống trầm cảm và cảm thấy tê liệt cảm xúc, thì bạn cần phải phối hợp chặt chẽ với bác sĩ của mình. Họ có thể điều chỉnh liều hoặc thay đổi sang loại thuốc khác cho bạn.
Feeling emotionally numb may also be a side effect of taking some medications that treat depression and anxiety.2 If you’re taking an antidepressant and feeling emotionally numb, it’s essential to work closely with your doctor. They may choose to adjust your dosage or change the medication altogether.
Tê liệt cảm xúc thường xuất hiện nhiều nhất cùng với Rối loạn căng thẳng sau sang chấn (PTSD), là một rối loạn tâm thần xuất hiện sau khi người bệnh trải qua hay chứng kiến một sự kiện gây sang chấn nào đó. Khi đó, chủ thể thường có những suy nghĩ, cảm nhận sâu sắc và khó chịu liên quan đến sự kiện, có thể kéo dài cả tháng, thậm chí rất nhiều năm sau khi sự kiện kết thúc.
Emotional numbing is most often seen with post-traumatic stress disorder (PTSD), which is a psychiatric disorder that can happen as a result of experiencing or witnessing a traumatic event. When this happens, the person often has intense, disturbing thoughts and feelings related to the event that can last for months or even years after the event is over.
Để đối phó với sang chấn sau một sự kiện, một số người sẽ phải để cảm xúc của bản thân tê liệt hay né tránh dòng cảm xúc đó, như một cách để kiểm soát nỗi đau về thể chất và tinh thần này. Với những người mắc PTSD, điều này có thể thấy được trong những suy nghĩ, cảm xúc hay những đoạn hội thoại mang tính né tránh về sự kiện gây sang chấn, về con người hay nơi chốn làm họ nhớ lại sự kiện đó.
In order to cope with the trauma from an event, some people will turn to emotional numbing or avoidance as a way to manage the emotional and physical pain. For people with PTSD, this can also manifest in avoiding thoughts, feelings, or conversations about the traumatic event and places or people that bring the event to mind. 3
Những người bị chẩn đoán mắc các rối loạn lo âu cũng có thể xuất hiện tình trạng tê liệt cảm xúc, như một cách họ phản hồi lại với căng thẳng cao độ, phản ứng lại nỗi sợ hoặc lo lắng quá mức. Trong thực tế, né tránh cả những cảm xúc tích cực và tiêu cực có liên đới với mức độ căng thẳng cao.
Individuals diagnosed with anxiety disorders may also experience emotional numbness as a response to extremely high-stress levels, fear reactions, or excessive worry. In fact, avoidance of both positive and negative emotions is associated with higher levels of anxiety. 4
Ngoài ra, Mendez cũng chỉ ra rằng các giai đoạn trầm cảm có thể xuất hiện kèm với sự thiếu hòa hợp cảm xúc, cảm xúc mơ hồ và tê liệt cảm xúc. Bà cũng nói thêm, “Trầm cảm và rối loạn khí sắc cao mức độ nghiêm trọng sẽ có khả năng cao gây ra tê liệt cảm xúc.”
Additionally, Mendez points out that depressive episodes may present with decreased attunement to feelings, dulling of emotions, and emotional numbing. “Higher levels of depression and mood dysregulation result in a greater propensity for emotional numbing,” she adds.
Điều trị. Treatment

Có nhiều lựa chọn điều trị giúp bạn giảm được mức độ “trốn chạy”, tách rời và né tránh cảm xúc trong bạn.
There are a variety of treatment options available that can help you reduce the extent to which you try to escape, disengage from, or avoid your emotions.
Một khi bạn đã tìm được cho mình một nhà trị liệu hay một nhà tâm lý học cho bản thân thì bước đầu tiên trong tiến trình điều trị là giải mã nguyên nhân gây ra tình trạng tê liệt cảm xúc. Một trị liệu viên có thể giúp bạn xác định những nguyên nhân đằng sau của chấn thương, và tìm ra những cách thức hiệu quả hơn trong việc đối phó với những trải nghiệm và cảm xúc quá mức chịu đựng này.
Once you find a therapist or psychologist to work with, the first step in the treatment process is unpacking the cause of your emotional numbing. A therapist can help you determine the underlying cause of the trauma and come up with better ways to cope with overtaxing experiences and emotions.
Mục tiêu chính của tâm lý trị liệu, theo Mendez, là để kích thích sự tìm hiểu làm rõ vấn để và tìm ra những cách làm thay thế giúp giải quyết vấn đề hiệu quả và khả thi. Hơn nữa, tham gia vào quá trình tâm lý trị liệu cũng giúp hỗ trợ quá trình học và áp dụng những công cụ đối phó hữu ích, cho phép cảm xúc được thể hiện ra bên ngoài và được xử lý trong một môi trường trị liệu an toàn, mang tính hỗ trợ cao.
The primary goal of psychotherapy, says Mendez, is to stimulate an understanding of the problem and expose viable and effective problem-solving alternatives. Additionally, participation in psychotherapy may also support learning and use of productive coping tools such as allowing feelings to surface and processing them in the safe, nurturing environment of the therapeutic relationship.
Dù bạn chọn liệu pháp nào thì bản thân việc tìm kiếm sự giúp đỡ đã có thể giúp bạn tìm được một nơi chốn an toàn để bạn thể hiện và tiếp cận cảm xúc của bản thân. Trị liệu nhận thức – hành vi (CBT) tạo cơ hội cho bạn thể hiện và hiểu rõ cảm xúc của mình, cũng như kiểm tra những nguồn căn gây ra các phản ứng cảm xúc này. Nó cũng làm rõ làm thế nào mà một số suy nghĩ hay cách đánh giá vấn đề nhất định có thể góp phần hình thành cảm xúc trong bạn.
Whichever therapy you choose, getting help can provide you with a safe place to express and approach your emotions. Cognitive-behavioral therapy (CBT) gives you the opportunity to express and understand your emotions, as well as examine the sources of those emotional responses. It also addresses how certain thoughts or ways of evaluating a situation may be contributing to your emotions.
Mendez giải thích, “Học và tập luyện các chiến lược nhận thức – hành vi trong kiểm soát căng thẳng, các trải nghiệm sang chấn, trầm cảm và lo âu có thể giúp “thuần hóa” những suy nghĩ tiêu cực và các dạng thức đối phó/phòng vệ thiếu hiệu quả và thiếu căn cứ trong xử lý cảm xúc và giải quyết vấn đề.”
“Learning and practicing cognitive-behavioral strategies for managing stress, traumatic experiences, depression, and anxiety can help tame negative thoughts and avoid defensive patterns of coping that are inefficient and invalidating of emotional processing and problem-solving,” explains Mendez.
Thay vì né tránh hoặc sử dụng những công cụ đối phó không tốt (như làm tê liệt), mục đích của CBT là trao cho sức mạnh cho bạn, giúp bạn chuyển từ những suy nghĩ cho rằng mình bất lực sang niềm tin về sức mạnh và năng lực xử lý cảm xúc của bản thân.
Rather than avoiding or using maladaptive coping tools (such as numbing), CBT strategies aim to empower you to shift from thoughts of powerless to beliefs of strength and emotional competence.
Liệu pháp chấp nhận và cam kết (ACT) là một dạng thức trị liệu hành vi khác, thường được áp dụng với bệnh nhân mắc PTSD và những vấn đề sức khỏe tâm thần khác, có triệu chứng tê liệt cảm xúc và biểu hiện né tránh.
Acceptance and commitment therapy (ACT) is another form of behavior therapy that is often used with PTSD and other mental health issues that have emotional numbing and avoidance as a symptom.
ACT sử dụng lối tiếp cận dựa trên thiền định để giúp bạn nhận ra những nỗ lực đàn áp hoặc kiểm soát cảm xúc trong bạn. Mục tiêu của ACT là giúp bạn trải nghiệm những cảm xúc nội tại trong khi vẫn tập trung sống một cuộc sống có ý nghĩa.
ACT uses a mindfulness-based approach to help you recognize ways in which you attempt to suppress or control emotional experiences. The goal of ACT is to help you experience your inner feelings while focusing attention on living a meaningful life.
Điều chỉnh lối sống. Lifestyle Modifications
Ngoài tâm lý trị liệu, bác sĩ hoặc trị liệu viên cũng có thể giới thiệu cho bạn một số phương thức điều chỉnh lối sống giúp giảm bớt một số triệu chứng của tê liệt cảm xúc và hy vọng là cũng sẽ ngăn chặn được tần suất xuất hiện của hiện tượng này trong tương lai.
In addition to psychotherapy, your doctor or therapist may also recommend several lifestyle modifications to help relieve some of the symptoms of emotional numbing, and hopefully, prevent more episodes from happening in the future.
Mặc dù có thử có sai, nhưng chìa khóa thành công của điều chỉnh lối sống là tìm ra cái nào phù hợp với bạn nhất. Sau đây là một số ví dụ bạn có thể cân nhắc thử.
While it may take a bit of trial and error, the key to the success of lifestyle modifications is to find what works best for you. Here are a few examples you can try on your own.
– Xây dựng một Hệ thống hỗ trợ. Develop a Support System
Mặc dù ban đầu việc tìm kiếm sự giúp đỡ người khác có thể rất khó khăn nhưng những hỗ trợ từ bạn bè và gia đình, những người bạn tin tưởng có thể mang đến cho bạn một cách thức an toàn để bạn bộc lộ cảm xúc của mình.
While reaching out to others may seem difficult at first, seeking social support from friends and family that you trust may help provide a safe way to express your emotions.
– Tham gia vào các hoạt động thể chất. Engage in Physical Activity
Tích cực tập luyện và tham gia vào các hoạt động thể chất mà bạn yêu thích không chỉ mang lại lợi ích cho sức khỏe của bạn mà nó còn làm giảm các triệu chứng trầm cảm và lo âu. Hãy cố gắng dành thời gian tập luyện thể chất càng nhiều càng tốt trong tuần.
Staying physically active and engaging in exercises that you enjoy not only benefits your health, but it can also reduce the symptoms of depression and anxiety. Try to include some form of exercise or physical activity most days of the week.
– Nghỉ ngơi hợp lý. Get Adequate Rest
Cả chất lượng và thời lượng nghỉ ngơi đều vô cùng quan trọng trong việc kiểm soát các triệu chứng của bất kỳ vấn đề sức khỏe thể chất, cảm xúc và tinh thần nào. Điều này đặc biệt đúng với các vấn đề sức khỏe tâm thần vì thiếu ngủ có thể gây khó khăn hơn cho việc đối phó với những tác nhân gây căng thẳng trong cuộc sống.
Both the quality of sleep and the amount of rest are critical to managing the symptoms of any physical, emotional, or mental health issue. This is especially true for mental health issues since insufficient sleep can make coping with the stressors of life more challenging.
Mặc dù thức dậy lúc nửa đêm là hiện tượng khá thường gặp mới những người mắc PTSD, trầm cảm, lo âu hay bất kỳ dạng sang chấn nào khác nhưng hãy cố ngủ ít nhất 7 tiếng mỗi đêm, đây là con số khuyến nghị cho người trưởng thành.
While waking during the night is common when dealing with PTSD, depression, anxiety, or any other trauma, try to get seven or more hours of sleep each night, which is the recommended amount for adults.
– Giảm căng thẳng. Minimize Stress
Những yếu tố gây căng thẳng thường nhật và sự căng thẳng quá mức là những nhân tố chính góp phần gây tê liệt cảm xúc. Tìm cách để kiểm soát căng thẳng tốt hơn chính là chìa khóa giúp giải quyết thái độ né tránh cảm xúc.
Both daily stressors and overwhelming stress are major contributors to emotional numbing. Finding ways to better manage stress is key to addressing the avoidance of emotions and feelings.
Thư giãn và hoạt động thiền định sẽ rất hữu ích giúp làm giảm ảnh hưởng của căng thẳng. Tham gia vào các bài tập thư giãn, đặc biệt là các bài gia tăng nhận thức về cơ thể, theo Mendez, có thể giúp đánh thức các giác quan, cảm giác và sự điều tiết của cảm xúc.
Relaxation and mindfulness-based strategies are helpful in decreasing the effects of stress. Engaging in relaxation exercises, particularly body awareness exercises, says Mendez, can be very helpful for awakening sensations, feelings and regulation of emotions.
– Sử dụng các chiến lược thiền định. Use Mindfulness Strategies
Theo Mendez, “Thiền định có thể cực kỳ hữu ích trong việc làm giảm tê liệt cảm xúc và làm tăng sức mạnh và năng lực cảm xúc nhằm kiểm soát các cảm giác căng thẳng. Hãy cân nhắc việc công nhận những cảm xúc vì quá trình này sẽ làm rõ những cảm xúc và cho phép chủ thể kiểm soát những suy nghĩ và cảm xúc quá tải và rối loạn.
“Mindfulness strategies may be particularly helpful in reducing emotional numbing and increasing emotional strength and competence to manage stressful experiences,” says Mendez. Consider validating emotions as this process demystifies feelings and allows for control over overwhelming and disorganized thoughts and feelings.
Kết luận. Final thoughts
Học những phương thức mới trong đối phó với những sự kiện gây sang chấn, căng thẳng quá mức, trầm cảm, lo ây hay bất kỳ sự kiện nghiêm trọng nào trong đời sống là việc hoàn toàn khả thi. Tìm kiếm sự hỗ trợ từ bác sĩ là bước đầu tiên giúp giải quyết tình trạng tê liệt cảm xúc. Họ có thể giúp bạn tìm một chuyên gia sức khỏe tâm thần lành nghề trong lĩnh vực này.
Learning new ways to cope with traumatic events, overwhelming stress, depression, anxiety, or any other serious life event is possible. Reaching out to your doctor is the first step to addressing emotional numbing. They can help you find a mental health professional trained in these areas.
Bằng cách hình thành một mạng lưới hỗ trợ với bác sĩ, các chuyên gia sức khỏe tâm thần, gia đình và bạn bè, bạn có thể bắt đầu thay đổi cách bản thân đương đầu với sang chấn và học các cảm nhận cũng như trải nghiệm cảm xúc của chính mình.
By forming a support network with your doctor, mental health expert, and close family and friends, you can begin to change how you deal with trauma and learn to feel and experience your emotions.

Tham khảo. Article Sources
Alexander W. Pharmacotherapy for Post-traumatic Stress Disorder In Combat Veterans: Focus on Antidepressants and Atypical Antipsychotic Agents. P T. 2012;37(1):32-8. PMID: 22346334
U.S. Department of Veterans Affairs, National Center for PTSD, “Avoidance”
Roemer, L., Litz, B. T., Orsillo, S. M. & Wagner, A. (2001). A Preliminary Investigation of the Role of Strategic Withholding of Emotion in PTSD. Journal of Traumatic Stress, 14, 149-156. DOI: 10.1023/A:1007895817502
Tull, M.T., Gratz, K.L., Salters, K., & Roemer, L. (2004). The Role of Experiential Avoidance in Post-Traumatic Stress Symptoms and Symptoms of Depression, Anxiety, and Somatization. Journal of Nervous and Mental Disease, 192, 754-761. DOI: 10.1097/01.nmd.0000144694.30121.89
Nguồn: https://www.verywellmind.com/emotional-numbing-symptoms-2797372n
Như Trang.