Nếu bạn là một sinh viên tâm lý học thì hẳn bạn cũng đã dành kha khá thời gian để học về các học thuyết của Sigmund Freud. Thậm chí những người không chuyên về tâm lý học, hay không học hành bài bản về ngành học này cũng ít nhất có nghe nói về phân tâm học, một trường phái tư tưởng do Sigmund Freud tạo ra. Mặc dù bạn có thể cũng có nghe hoặc biết về một số khái niệm cơ bản của phân tâm học như vô thức, cắm chốt, cơ chế phòng vệ tâm lý, và biểu tượng trong giấc mơ, nhưng hẳn bạn cũng đang tự hỏi chính xác thì những ý tưởng này vận hành với nhau như thế nào và chúng có tác động gì lên những nhà tâm lý học đương đại.
If you are even the most casual student of psychology, then you have probably spent a fair amount of time learning about Sigmund Freud’s theories. Even people who are relatively unfamiliar with psychology as a subject have at least some awareness of psychoanalysis, the school of thought created by Sigmund Freud. While you may have some passing knowledge of key concepts in psychoanalysis like the unconscious, fixations, defense mechanisms, and dream symbolism, you might wonder exactly how these ideas fit in together and what influence they really have on contemporary psychologists.

Trong bài viết giới thiệu vắn tắt về các học thuyết của Freud này, hãy cùng nhau tìm hiểu thêm về một số những ý tưởng lớn do Sigmund Freud đề xuất.
In this brief overview of Freudian theory, learn more about some of the major ideas proposed by Sigmund Freud.
Anna O và Sự hình thành Trò chuyện Trị liệu. Anna O and the Development of Talk Therapy
Một trong những đóng góp lớn lao nhất của Freud cho tâm lý học là liệu pháp điều trị qua trò chuyện trao đổi, một ý tưởng cho rằng chỉ cần trò chuyện về vấn đề sẽ có thể giúp làm dịu bớt mức độ trầm trọng của các vấn đề này. Chính nhờ sự kết hợp với người bạn thân kiêm đồng nghiệp Josef Breuer mà Freud đã làm quen được với một người phụ nữ mà tên của cô sau này đã được đặt cho một ca bệnh lịch sử – Ca bệnh của Anna O. Tên thật của người phụ nữ trẻ này là Bertha Pappenheim. Cô trở thành bệnh nhân của Breuer sau khi mắc phải một căn bệnh mà sau này khoa học gọi tên là chứng cuồng loạn (Hysteria), các triệu chứng của căn bệnh này bao gồm: tầm nhìn mờ đi, ảo giác, và liệt bán phần. Chính trong quá trình điều trị, Breuer đã quan sát thấy việc trao đổi những cảm giác và trải nghiệm của người bệnh có thể giúp họ phần nào thuyên giảm các triệu chứng. Chính Pappenheim cũng là người được chuyển sang một hình thức điều trị mới có tên “trò chuyện chữa lành.”
One of Freud’s greatest contributions to psychology was talk therapy, the notion that simply talking about our problems can help alleviate them. It was through his association with his close friend and colleague Josef Breuer that Freud became aware of a woman known in the case history as Anna O. The young woman’s real name was Bertha Pappenheim and she became a patient of Breuer’s after suffering a bout of what was then known as hysteria, the symptoms of which included such things as blurred vision, hallucinations, and partial paralysis. It was during her treatment that Breuer observed that discussing her experiences seemed to provide some degree of relief from her symptoms. It was Pappenheim herself who began referring to the treatment as the “talking cure.”
Mặc dù Anna O thường được coi là một trong những bệnh nhân của Freud nhưng cả hai thực sự chưa hề gặp mặt. Tuy nhiên, Freud thường thảo luận ca bệnh này với Breuer và cả hai phối hợp viết một cuốn sách có tên “Các nghiên cứu về chứng cuồng loạn” xuất bản năm 1895, dựa trên quá trình điều trị cho bệnh nhân này. Freud kết luận rằng chứng cuồng loạn của người bệnh này là hệ quả của những lạm dụng tình dục thời thơ ấu, một quan điểm dần đưa đến sự bất hòa trong mối quan hệ công việc và cá nhân giữa Freud và Breuer. Anno O có thể không phải là bệnh nhân thực sự của Freud nhưng ca bệnh này đã thể hiện rất nhiều công trình nghiên cứu của Freud và ảnh hưởng rất nhiều lên các học thuyết sau này của ông trong trị liệu và phân tâm học.
While Anna O is often described as one of Freud’s patients, the two never actually met. Freud often discussed her case with Breuer, however, and the two collaborated on an 1895 book based on her treatment titled Studies in Hysteria. Freud concluded that her hysteria was the result of childhood sexual abuse, a view that ended up leading to a rift in Freud and Breuer’s professional and personal relationship. Anna O may not have actually been Freud’s patient, but her case informed much of Freud’s work and later theories on therapy and psychoanalysis.

Yếu tố đằng sau thúc đẩy tính cách. The Driving Forces Behind Personality
Theo thuyết phân tâm của Freud, tất cả các năng lượng tinh thần đều được sản sinh bởi dục năng (libido). Freud cho rằng các trạng thái tinh thần của chúng ta đều bị ảnh hưởng bởi 2 động lực thúc đẩy: lan tỏa xung năng và hạn chế lan tỏa xung năng. Lan tỏa xung năng là một sự đầu tư năng lượng tinh thần vào một người, một ý tưởng hoặc một vật thể. Ví dụ nếu bạn đói bụng bạn có thể tạo ra một hình ảnh trong tâm trí về một bữa ăn ngon bạn đang thèm. Một trường hợp khác, bản ngã sẽ kiểm soát và tận dụng một số năng lượng nhằm tìm kiếm những hoạt động khác có liên quan đến hoạt động gốc này nhằm phân tán năng lượng dư thừa của bản năng. Nếu thực tế bạn không thể tìm ra đồ ăn để thỏa mãn cơn đói, bạn có thể sẽ lật giở sách ẩm thực hay lướt trang blog yêu thích của bạn chuyên về đồ ăn.
According to Freud psychoanalytic theory, all psychic energy is generated by the libido. Freud suggested that our mental states were influenced by two competing forces: cathexis and anticathexis. Cathexis was described as an investment of mental energy in a person, an idea or an object. If you are hungry, for example, you might create a mental image of a delicious meal that you have been craving. In other cases, the ego might harness some of the id’s energy to seek out activities that are related to the activity in order to disperse some of the excess energy from the id. If you can’t actually seek out food to appease your hunger, you might instead thumb through a cookbook or browse through your favorite recipe blog.
Hạn chế lan tỏa xung năng là việc bản ngã “khóa” lại một số nhu cầu không được xã hội chấp nhận của bản năng. Đàn áp những thôi thúc và ham muốn là một dạng hạn chế lan tỏa xung năng thường gặp, nhưng lại tốn khá nhiều năng lượng của chủ thể. Hãy nhớ rằng, theo học thuyết của Freud, dục năng sẵn có là không hề vô hạn. Khi phải đầu tư quá nhiều năng lượng này để đàn áp những thôi thúc và ham muốn bằng hình thức hạn chế lan tỏa xung năng thì mức năng lượng còn lại cho những quá trình khác sẽ giảm đi rất nhiều.
Anticathexis involves the ego blocking the socially unacceptable needs of the id. Repressing urges and desires is one common form of anticathexis, but it involves a significant investment of energy. Remember, according to Freud’s theory, there is only so much libidinal energy available. When a lot of this energy is being devoted to suppressing urges via anticathexis, there is less energy available for other processes.
Freud cũng tin rằng nhiều hành vi của con người được thúc đẩy bởi hai bản năng: bản năng sống và bản năng chết. Bản năng sống là những bản năng liên quan mật thiết đến nhu cầu về thức ăn, nơi ở, tình yêu và tình dục. Ông cũng cho rằng nhân loại luôn có một mong ước vô thức dành cho cái chết, cái mà ông gọi là bản năng chết. Ông tin rằng những hành vi hủy hoại bản thân là một trong những dạng thức thể hiện của bản năng chết. Tuy nhiên, ông vẫn tin rằng những bản năng chết này bị kiềm chế khá nhiều bởi các bản năng sống.
Freud also believed that much of human behavior was motivated by two driving instincts: the life instincts and the death instincts. The life instincts are those that relate to a basic need for survival, reproduction, and pleasure. They include such things as the need for food, shelter, love, and sex. He also suggested that all humans have an unconscious wish for death, which he referred to as the death instincts. Self-destructive behavior, he believed, was one expression of the death drive. However, he believed that these death instincts were largely tempered by the life instincts.

Tâm hồn: Kết cấu cơ bản của tính cách. The Psyche: The Basic Structure of Personality
Theo học thuyết của Freud, tâm trí con người được cấu thành từ 2 thành phần: ý thức và vô thức. Ý thức bao gồm tất cả những thứ ta nhận thức rõ ràng hoặc có thể dễ dàng mang về lại vùng ý thức. Tâm trí vô thức, mặt khác, bao gồm tất cả những thứ ngoài vùng ý thức – tất cả những mong muốn, ham muốn, hy vọng, thôi thúc và ký ức nằm ngoài vùng kiểm soát của ý thức nhưng vẫn liên tục ảnh hưởng lên hành vi thực. Freud so sánh tâm trí con người như một tảng băng trôi. Đỉnh chóp của tảng băng có thể quan sát được ở trên mặt nước đại diện cho một phần ý thức nhỏ bé của tâm trí ta có thể nhìn thấy được, trong khi đó phần lớn hơn của tảng băng nằm dưới mực nước đại diện cho khu vực bao phủ bao la hơn rất nhiều của vô thức mà ta không dễ gì nhận biết được.
In Freudian theory, the human mind is structured into two main parts: the conscious and unconscious mind. The conscious mind includes all the things we are aware of or can easily bring into awareness. The unconscious mind, on the other hand, includes all of the things outside of our awareness—all of the wishes, desires, hopes, urges, and memories that lie outside of awareness yet continue to influence behavior. Freud compared the mind to an iceberg. The tip of the iceberg that is actually visible above the water represents just a tiny portion of the mind, while the huge expanse of ice hidden underneath the water represents the much larger unconscious.
Ngoài hai thành tố này của tâm trí, Freud cũng chia tính cách con người thành 3 cấu phần: bản năng, bản ngã và siêu ngã. Bản năng là phần tính cách nguyên thủy nhất, là nguồn căn của tất cả những thôi thúc cơ bản nhất. Phần tính cách này hoàn toàn nằm trong vùng vô thức và đóng vai trò gốc rễ cho tất cả những năng lượng tính dục. Bản ngã là cấu phần của tính cách giữ vai trò kết nối với đời sống thực và giúp đảm bảo nhu cầu của bản năng được đáp ứng một cách vừa thực tế, vừa an toàn và được xã hội chấp nhận. Siêu ngã là phần tính cách nắm giữ tất cả những quy chuẩn và nguyên tắc đạo đức nội tâm mà ta nhận được từ cha mẹ, gia đình và xã hội.
In addition to these two main components of the mind, Freudian theory also divides human personality up into three major components: the id, ego, and superego. The id is the most primitive part of personality that is the source of all our most basic urges. This part of personality is entirely unconscious and serves as the source of all libidinal energy. The ego is the component of personality that is charged with dealing with reality and helps ensure that the demands of the id are satisfied in ways that are realistic, safe and socially acceptable. The superego is the part of personality that holds all of the internalized morals and standards that we acquire from our parents, family, and society at large.

Các giai đoạn phát triển tâm lý tính dục. The Psychosexual Stages of Development
Học thuyết của Freud cho rằng khi trẻ lớn lên, chúng trải qua một chuỗi các giai đoạn phát triển tâm lý tính dục. Ở mỗi giai đoạn, năng lượng tìm kiếm khoái cảm của dục năng sẽ tập trung vào một vùng/bộ phận nào đó của cơ thể.
Freudian theory suggests that as children develop, they progress through a series of psychosexual stages. At each stage, the libido’s pleasure-seeking energy is focused on a different part of the body.
Năm giai đoạn phát triển tâm lý tính dục bao gồm: The five stages of psychosexual development are:
– Giai đoạn miệng: Dục năng tập trung vào miệng. The Oral Stage: The libidinal energies are focused on the mouth.
– Giai đoạn hậu môn: Dục năng tập trung vào hậu môn. The Anal Stage: The libidinal energies are focused on the anus.
– Giai đoạn dương vật tượng trưng: Dục năng tập trung vào dương vật hoặc âm vật. The Phallic Stage: The libidinal energies are focused on the penis or clitoris.
– Giai đoạn tiềm tàng: Giai đoạn yên bình, ít hoặc không có xuất hiện xúc cảm tình dục. The Latent Stage: A period of calm in which little libidinal interest is present.
– Giai đoạn sinh dục: Dục năng tập trung vào vùng/cơ quan sinh dục. The Genital Stage: The libidinal energies are focused on the genitals.
Hoàn tất thành công mỗi giai đoạn sẽ đưa đến một tính cách lành mạnh khi trưởng thành. Tuy nhiên, nếu có một xung đột nào đó vẫn chưa được giải quyết tại bất kể giai đoạn cụ thể nào thì chủ thể có thể sẽ bị “cắm chốt” hay mắc kẹt ở giai đoạn phát triển đó. Hiện tượng cắm chốt có thể biểu hiện bằng sự lệ thuộc quá mức hoặc ám ảnh với một điều gì đó liên quan trong giai đoạn đó. Ví dụ, một người có hiện tượng “cắm chốt ở miệng” được cho là bị kẹt ở giai đoạn miệng. Các dấu hiệu cắm chốt ở giai đoạn miệng có thể là lệ thuộc quá mức vào các hành vi thực hiện bằng miệng như hút thuốc, cắn móng tay hoặc ăn uống.
The successful completion of each stage lead’s to a healthy personality as an adult. If, however, a conflict remains unresolved at any particular stage, the individual might remain fixated or stuck at that particular point of development. A fixation can involve an overdependence or obsession with something related to that phase of development. For example, a person with an “oral fixation” is believed to be stuck at the oral stage of development. Signs of an oral fixation might include an excessive reliance on oral behaviors such as smoking, biting fingernails, or eating.
Phân tích giấc mơ. Dream Analysis
Tâm trí vô thức đóng một vai trò sống còn trong tất cả các học thuyết của Freud, và ông coi giấc mơ là một trong những con đường then chốt để ta có thể “lén nhìn” vào những gì xảy ra ở khu vực ngoài ý thức. Ông gọi giấc mơ là “con đường quý tộc để đi vào vô thức” và tin rằng bằng cách mổ xẻ giấc mơ, ta có thể nhìn thấy không chỉ cách vận hành của vô thức mà còn cả những nội dung nó đang che dấu, ngăn không cho đi vào vùng ý thức.
The unconscious mind played a critical role in all of Freud’s theories, and he considered dreams to be one of the key ways to take a peek into what lies outside of our conscious awareness. He dubbed dreams “the royal road to the unconscious” and believed that by examining dreams, he could see not only how the unconscious mind works but what it is trying to hide from conscious awareness.

Freud tin rằng nội dung của những giấc mơ có thể được chia thành hai dạng. Nội dung hiển nhiên của giấc mơ bao gồm tất cả những nội dụng thực của giấc mơ – sự kiện, hình ảnh, và suy nghĩ chứa đựng trong giấc mơ. Nội dung hiển nhiên, nói một cách dễ hiểu, là cái mà chủ thể nhớ được sau khi thức dậy. Nội dung tiềm ẩn, mặt khác, lại là tất cả những ý nghĩ ẩn sâu mang tính biểu tượng trong giấc mơ. Freud tin rằng, nói một cách cơ bản, giấc mơ là một dạng hoàn thành nguyện ước. Bằng cách cân nhắc những suy nghĩ, cảm xúc, ham muốn và chuyển đổi chúng thành những hình thức ít mang tính đe dọa hơn, con người chúng ta có thể giảm bớt sự lo âu của bản ngã.
Freud believed the content of dreams could be broken down into two different types. The manifest content of a dream included all of the actual content of the dream – the events, images, and thoughts contained within the dream. The manifest content is essentially what the dreamer remembers upon waking. The latent content, on the other hand, is all the hidden and symbolic meanings within the dream. Freud believed that dreams were essentially a form of wish-fulfillment. By taking unconscious thoughts, feelings, and desires and transforming them into less threatening forms, people are able to reduce the ego’s anxiety.
Ông thường thực hành giải mã giấc mơ như một công việc khởi động trong kỹ thuật liên tưởng tự do của mình. Người phân tích sẽ tập trung vào một biểu tượng đặc biệt nào đó trong giấc mơ của chủ thể và sử dụng kỹ thuật liên tưởng tự do để nhìn ra những suy nghĩ và hình ảnh nào khác ngay lập tức xuất hiện trong tâm trí của khác hàng.
He often utilized the analysis of dreams as a starting point in his free association technique. The analyst would focus on a particular dream symbol and then use free association to see what other thoughts and images immediately came to a client’s mind.

Các cơ chế phòng vệ tâm lý. Defense Mechanisms
Ngay cả khi bạn chưa bao giờ tìm hiểu về các học thuyết của Freud thì bạn hẳn có thể đã nghe về thuật ngữ “các cơ chế phòng vệ” đâu đó một vài lần. Khi ai đó trông có vẻ không sẵn sàng đối mặt với một sự thật đau thương thì bạn có thể quy là người này đang “chối bỏ”. Khi một người cố tìm cách giải thích hợp lý cho một hành vi không thể chấp nhận được thì bạn có thể cho rằng người này đang “hợp lý hóa.”
Even if you’ve never studied Freud’s theories before, you have probably heard the term “defense mechanisms” bandied about a few times. When someone seems unwilling to face a painful truth, you might accuse them of being “in denial.” When a person tries to look for a logical explanation for unacceptable behavior, you might suggest that they are “rationalizing.”
Những thuật ngữ này đại diện cho các cơ chế hay chiến thuật phòng vệ khác nhau mà bản ngã sử dụng để bảo vệ bản thân nó khỏi lo âu. Một số cơ chế phòng vệ nổi tiếng nhất có thể kể đến là chối bỏ, đàn áp và thoái lui, cùng với rất nhiều loại khác.
These things represent different types of defense mechanisms or tactics that the ego uses to protect itself from anxiety. Some of the best-known mechanisms of defense include denial, repression, and regression, but there are many more.
Những quan điểm đương thời về học thuyết của Freud. Contemporary Views on Freudian Theory

Mặc dù bị khá nhiều người chỉ trích nhưng tất cả chúng ta đều cần nhớ rằng, công trình của Freud đã mang đến nhiều đóng góp quan trọng cho tâm lý học. Công trình của ông đã thắp lên một thay đổi lớn lao trong cách ta nhìn nhận những bệnh lý tâm thần bằng quan điểm cho rằng không phải tất cả những vấn đề tâm lý đều sinh ra do căn nguyên sinh lý. Chính niềm tin của ông cho rằng các vấn đề tâm thần có thể được giải quyết bằng cách thực sự trao đổi về chúng đã giúp cách mạng hóa ngành tâm lý trị liệu.
While Freud’s theories have been widely criticized, it is important to remember that his work made important contributions to psychology. His work sparked a major change in how we view mental illness by suggesting that not all psychological problems have physiological causes. His belief that mental problems could be resolved by actually talking about them helped revolutionize psychotherapy.
Vì nhiều nhà tâm lý học đương thời không mấy người công nhận ý tưởng của Freud nên bạn có thể sẽ tự hỏi bản thân tại sao mình phải nhọc công học về các học thuyết này làm gì. Điều đầu tiên và cũng có lẽ là quan trọng nhất là, để hiểu được vị trí của tâm lý học ngày nay, việc nhìn lại con đường ta đã đi qua và làm thế nào ta trải qua con đường ấy là điều cực kỳ quan trọng. Các công trình nghiên cứu của Freud mang đến một góc nhìn chuyên sâu về sự chuyển động quan trọng trong ngành tâm lý học và cách ta tiếp cận những rối loạn tâm lý.
Since many contemporary psychologists do not give much credence to a lot of Freud’s ideas, you might find yourself asking why you should bother learning about Freudian theory at all. First and perhaps most importantly, in order to understand where psychology is at today, it is essential to take a look back at where we’ve been and how we got here. Freud’s work provides an insight into an important movement in psychology that helped transform how we think about mental health and how we approach psychological disorders.
Bằng cách tìm hiểu những học thuyết và những thứ theo sau những học thuyết đó, bạn có thể hiểu rõ hơn về lịch sử phong phú và cuốn hút của tâm lý học. Nhiều thuật ngữ phân tâm học như cơ chế phòng vệ của tâm lý, lỡ lời theo góc nhìn Freud, và kiềm nén hậu môn đã trở thành một phần trong ngôn ngữ thường ngày. (áp dụng với Tiếng Anh – ND). Học và tìm hiểu về công trình khoa học và những học thuyết của ông, bạn có thể hiểu rõ hơn cách những ý tưởng và khái niệm này được lồng ghép thêu dệt vào nền văn hóa đại chúng như thế nào.
By studying these theories and those that came after, you can gain a better understanding of psychology’s rich and fascinating history. Many psychoanalytic terms such as defense mechanism, Freudian slip, and anal retentive have become a part of our everyday language. By learning more about his work and theories, you can better understand how these ideas and concepts became woven into the fabric of popular culture.

Tham khảo. Article Sources
Breuer, J., & Freud, S. (1955). 1893-1895 Studies on Hysteria Standard Edition 2 London.
Freud, Sigmund. (1900). Interpretation of dreams. Standard Edition, 5.
Freud, S. (1920).Beyond the Pleasure Principle (The Standard Edition). Trans. James Strachey. New York: Liveright Publishing Corporation, 1961.
Freud, S. (1920). Manifest Dream Content and Latent Dream Thought. New York. Boni & Liveright. A General Introduction to Psychoanalysis.
Freud, S. (1923) The Ego and the Id. London: The Hogarth Press Ltd.
Nguồn: https://www.verywellmind.com/freudian-theory-2795845
Như Trang.