Hội chứng Stockholm thường có liên hệ chặt chẽ với các vụ bắt cóc và giam giữ con tin. Bên cạnh những vụ án nổi tiếng, con người bình thường cũng có thể xuất hiện tình trạng tâm lý này nhằm phản ứng lại với nhiều dạng sang chấn khác nhau.

Stockholm syndrome is commonly linked to high profile kidnappings and hostage situations. Aside from famous crime cases, regular people may also develop this psychological condition in response to various types of trauma.

stockholm_syndrome__ramses_morales_izquierdo.jpg
Nguồn: 19th Ward Chicago

Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu Hội chứng Stockholm chính xác là gì, nguồn gốc tên gọi, những dạng tình huống có thể khiến một người xuất hiện hội chứng này, và phương thức điều trị.

In this article, we’ll take a closer look at what exactly the Stockholm syndrome is, how it got its name, the types of situations that may lead to someone developing this syndrome, and what can be done to treat it.

Hội chứng Stockholm là gì? What is Stockholm syndrome?

Hội chứng Stockholm là một phản ứng tâm lý. Nó xuất hiện khi con tin hoặc nạn nhân bị lạm dụng “gắn kết” với kẻ bắt giữ hoặc người lạm dụng họ. Kết nối tâm lý này hình thành qua nhiều ngày, nhiều tuần, nhiều tháng thậm chí nhiều năm bị giam cầm hoặc lạm dụng.

Stockholm syndrome is a psychological response. It occurs when hostages or abuse victims bond with their captors or abusers. This psychological connection develops over the course of the days, weeks, months, or even years of captivity or abuse.

Theo đó, con tin hoặc nạn nhân có thể thấy thông cảm với kẻ giam giữ. Điều này đối lập với nỗi sợ, sự kinh hoàng và sự khinh bỉ thường thấy ở những nạn nhân khi lâm vào những tình huống kiểu này.

With this syndrome, hostages or abuse victims may come to sympathize with their captives. This is the opposite of the fear, terror, and disdain that might be expected from the victims in these situations.

1920.jpg
Nguồn: The Atlantic

Qua một khoảng thời gian, một số nạn nhân thực sự xuất hiện cảm xúc tích cực với kẻ bắt giữ họ, thậm chí còn bắt đầu cảm thấy có chung mục tiêu và lý do với những kẻ kia. Nạn nhân có thể dần hình thành cảm xúc tiêu cực với cảnh sát hoặc cơ quan chức năng. Họ cảm thấy bực tức với bất kỳ ai cố giúp họ trốn thoát khỏi tình huống nguy hiểm họ đang gặp phải.

Over the course of time, some victims do come to develop positive feelings toward their captors. They may even begin to feel as if they share common goals and causes. The victim may begin to develop negative feelings toward the police or authorities. They may resent anyone who may be trying to help them escape from the dangerous situation they’re in.

Không phải nạn nhân hay con tin nào cũng vướng phải nghịch lý này và lý do xuất hiện hiện tượng này cũng không mấy rõ ràng.

This paradox does not happen with every hostage or victim, and it’s unclear why it occurs when it does.

Nhiều nhà tâm lý học và chuyên gia y tế coi Hội chứng Stockholm là một cơ chế phòng vệ, hoặc một cách để giúp nạn nhân đối phó với sang chấn gây ra do tình huống đáng sợ này. Thực sự thì lịch sử xuất hiện hội chứng này có thể giúp giải thích lý do hình thành của nó.

Many psychologists and medical professionals consider Stockholm syndrome a coping mechanism, or a way to help victims handle the trauma of a terrifying situation. Indeed, the history of the syndrome may help explain why that is.

Lịch sử hội chứng Stockholm? What is the history?

Những hiện tượng na ná với Hội chứng Stockholm có lẽ đã xuất hiện nhiều thập kỷ, thậm chí nhiều thế kỷ rồi. Nhưng mãi đến năm 1973 thì phản ứng đặc biệt trước tình trạm giam giữ hoặc lạm dụng này mới được gọi tên.

Episodes of what is known as Stockholm syndrome have likely occurred for many decades, even centuries. But it wasn’t until 1973 that this response to entrapment or abuse came to be named.

Đó là khi hai người đàn ông bắt giữ bốn con tin trong 6 ngày sau một vụ cướp ngân hàng ở Stockholm, Thụy Điển. Sau khi các con tin được thả ra, họ từ chối làm chứng chống lại những kẻ bắt giữ và thậm chí còn gây quỹ để thuê luật sư cho các bị cáo.

That’s when two men held four people hostage for 6 days after a bank robbery in Stockholm, Sweden. After the hostages were released, they refused to testify against their captors and even began raising money for their defense.

Sau đó, các nhà tâm lý học và các chuyên gia sức khỏe tâm thần đã dùng thuật ngữ “Hội chứng Stockholm” để chỉ hiện tượng con tin hình thành một kết nối tâm lý hoặc cảm xúc với người giam cầm họ.

After that, psychologists and mental health experts assigned the term “Stockholm syndrome” to the condition that occurs when hostages develop an emotional or psychological connection to the people who held them in captivity.

Mặc dù được nhiều người biết đến nhưng Hội chứng này lại không được công nhận trong Sổ tay số liệu và chẩn đoán các rối loạn tâm thần (DSM) phiên bản mới. Sổ tay này được sử dụng bởi các chuyên gia tâm thần và những nhà chuyên môn khác trong chẩn đoán các rối loạn tâm thần.

Despite being well known, however, Stockholm syndrome is not recognized by the new edition of the Diagnostic and Statistical Manual of Mental Disorders. This manual is used by mental health experts and other specialists to diagnose mental health disorders.

Triệu chứng? What are the symptoms?

Hội chứng Stockholm được định hình bởi ba sự kiện hay có thể gọi là “triệu chứng”.

Stockholm syndrome is recognized by three distinct events or “symptoms.”

– Nạn nhân hình thành cảm xúc tích cực với người đang giam cầm hoặc lạm dụng họ. The victim develops positive feelings toward the person holding them captive or abusing them.

– Nạn nhân hình thành cảm xúc tiêu cực với cảnh sát, cơ quan chức năng hoặc bất cứ ai cố giúp họ thoát khỏi kẻ bắt giữ. Họ thậm chí còn từ chối hợp tác chống lại kẻ giam giữ họ. The victim develops negative feelings toward police, authority figures, or anyone who might be trying to help them get away from their captor. They may even refuse to cooperate against their captor.

bMCF26BidkBmmRqY2g44u3-1200-80.jpg
Nguồn: Live Science

– Nạn nhân bắt đầu nhìn nhận “tính người” của kẻ bắt giữ và tin rằng đôi bên có chung mục tiêu và giá trị. The victim begins to perceive their captor’s humanity and believe they have the same goals and values.

Những cảm xúc này thường xuất hiện do một tình huống nào đó đưa đến cảm xúc và căng thẳng cao độ trong quá trình bắt cóc hoặc lạm dụng.

These feelings typically happen because of the emotional and highly charged situation that occurs during a hostage situation or abuse cycle.

Ví dụ, những người bị bắt cóc hoặc bị giữ làm con tin thường cảm thấy bị đe dọa bởi người bắt giữ nhưng họ cũng phụ thuộc cực kỳ vào những kẻ này để sinh tồn. Nếu kẻ bắt cóc hoặc người lạm dụng họ cho thấy một chút tử tế, họ sẽ dần có cảm xúc tích cực với những kẻ này do bởi “lòng thương” mà họ nhận được.

For example, people who are kidnapped or taken hostage often feel threatened by their captor, but they are also highly reliant on them for survival. If the kidnapper or abuser shows them some kindness, they may begin to feel positive feelings toward their captor for this “compassion.”

Dần dà theo thời gian, nhận thức của những người này bắt đầu được định hình lại và làm méo mó cách họ nhìn nhận những kẻ đang giữ họ làm con tin hay lạm dụng họ một cách đúng nghĩa.

Over time, that perception begins to reshape and skew how they view the person keeping them hostage or abusing them.

Ví dụ về Hội chứng Stockholm. Examples of Stockholm syndrome

Một vài vụ bắt cóc nổi tiếng có liên quan mật thiết với Hội chứng Stockholm liệt kê ở dưới.

Several famous kidnappings have resulted in high profile episodes of Stockholm syndrome including those listed below.

Vụ Patty Hearst. Patty Hearst.

1 fEBl08oiTCwIHe6xcE-8fw.png
Patty Hearst lúc bị bắt. Nguồn: The California Sun

Đây có lẽ là vụ nổi tiếng nhất: cháu gái của doanh nhân và chủ tòa soạn William Randolph Hearst bị bắt cóc vào năm 1974 bởi Quân đội Giải Phóng Symbionese (SLA). Trong suốt quá trình bị bắt cóc, cô từ bỏ gia đình, chọn một cái tên mới và thậm chí còn tham gia cùng SLA trong các vụ cướp ngân hàng. Sau này, Hearst bị bắt và cô này sử dụng thuật ngữ Hội chứng Stockholm để biện hộ cho chính mình khi ra tòa. Lời biện hộ này vô hiệu và cô bị tuyên án 35 năm tù giam.

Perhaps most famously, the granddaughter of businessman and newspaper publisher William Randolph Hearst was kidnapped in 1974 by the Symbionese Liberation Army (SLA). During her captivity, she renounced her family, adopted a new name, and even joined the SLA in robbing banks. Later, Hearst was arrested, and she used Stockholm syndrome as a defense in her trial. That defense did not work, and she was sentenced to 35 years in prison.

Vụ Natascha Kampusch. Natascha Kampusch.

KAMPUSCH-afp.jpg
Natascha Kampusch. Nguồn: France 24

Năm 1998, Natascha lúc đó mới lên 10 và bị bắt cóc, bị giam trong một căn hầm tối, biệt lập dưới mặt đất. Kẻ bắt cóc, Wolfgang Přiklopil, giam cô bé trong hơn 8 năm. Trong suốt thời gian đó, anh ta lúc thì đối xử tử tế, lúc thì đánh đập cô bé và đe dọa sẽ giết cô. Natascha sau đó đã trốn thoát được và Přiklopil đã tự sát. Tin tức ghi nhận lúc khai báo Natasha đã cho thấy “đau buồn khôn nguôi.”

In 1998, then 10-year-old Natascha was kidnapped and kept underground in a dark, insulated room. Her kidnapper, Wolfgang Přiklopil, held her captive for more than 8 years. During that time, he showed her kindness, but he also beat her and threatened to kill her. Natascha was able to escape, and Přiklopil committed suicide. News accounts at the time report Natascha wept inconsolably.

Vụ Mary McElroy. Mary McElroy

99182432_1420952189.jpg
Nguồn: findagrave.com

Năm 1933, 4 người đàn ông đã chĩa súng bắt giữ Mary lúc đó mới 25 tuổi, xích cô vào bức tường trong một căn nhà ở một trang trại bỏ hoang, đòi gia đình cô phải đưa tiền chuộc cô về. Khi được thả, cô đã rất vất vả để nhớ lại tên kẻ bắt cóc trong phiên tòa sau đó. Cô này cũng công khai bay tỏ sự cảm thông cho những kẻ này.

In 1933, four men held 25-year-old Mary at gunpoint, chained her to walls in an abandoned farmhouse, and demanded ransom from her family. When she was released, she struggled to name her captors in their subsequent trial. She also publicly expressed sympathy for them.

Hội chứng Stockholm trong xã hội ngày nay. Stockholm syndrome in today’s society

Mặc dù Hội chứng Stockholm nói chung thường có liên hệ với các vụ bắt cóc hoặc giữ con tin nhưng nó thực sự có thể xuất hiện trong một số tình huống và mối quan hệ khác trong cuộc sống thường nhật.

While Stockholm syndrome is commonly associated with a hostage or kidnapping situation, it can actually apply to several other circumstances and relationships.

Hội chứng Stockholm có thể cũng xuất hiện trong những trường hợp sau: Stockholm syndrome may also arise in these situations

– Các mối quan hệ lạm dụng. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng những người bị lạm dụng có thể hình thành sự gắn bó cảm xúc với kẻ lạm dụng họ. Lạm dụng tình dục, thể chất và cảm xúc cũng như tình trạng loạn luân có thể kéo dài trong nhiều năm. Theo thời gian, một người có thể hình thành cảm xúc tích cực và lòng cảm thông với người đang lạm dụng họ.

Abusive relationships. ResearchTrusted Source has shown that abused individuals may develop emotional attachments to their abuser. Sexual, physical, and emotional abuse, as well as incest, can last for years. Over this time, a person may develop positive feelings or sympathy for the person abusing them.

– Lạm dụng trẻ em. Người lạm dụng thường đe dọa sẽ làm đau, thậm chí dọa giết nạn nhân. Nạn nhân có thể cố gắng tránh không làm kẻ lạm dụng bực mình bằng cách nghe lời. Những kẻ lạm dụng cũng có thể đối xử tử tế với nạn nhân một cách chân thành. Điều này sẽ càng khiến đứa trẻ bối rối và khiến chúng không hiểu thấu bản chất tiêu cực của mối quan hệ.

Child abuse. Abusers frequently threaten their victims with harm, even death. Victims may try to avoid upsetting their abuser by being compliant. Abusers may also show kindness that could be perceived as a genuine feeling. This may further confuse the child and lead to them not understanding the negative nature of the relationship.

child_abuse.jpg
Nguồn: en.vietnamplus.vn

– Mua bán tình dục. Những người bán thân thường dựa dẫm vào người lạm dụng mình để đảm bảo những nhu cầu thiết yếu, như thức ăn và nước uống. Khi lẻ lạm dụng cung cấp những thứ này thì nạn nhân sẽ dần hình thành cảm xúc tích cực với kẻ đang lạm dụng mình. Họ cũng có thể kháng cự không hợp tá với cảnh sát vì sợ bị trả thù hoặc nghĩ rằng họ phải bảo vệ kẻ lạm dụng để bảo vệ chính bản thân mình.

Sex trafficking trade. Individuals who are trafficked often rely on their abusers for necessities, like food and water. When the abusers provide that, the victim may begin to develop positive feelings toward their abuser. They may also resist cooperating with police for fear of retaliation or thinking they have to protect their abusers to protect themselves.

– Huấn luyện thể thao. Tham gia một môn thể thao là một cách tuyệt vời để xây dựng kỹ năng và các mối quan hệ. Không may là một số quan hệ kiểu này cuối cùng lại có thể vô cùng tiêu cực. Huấn luyện khắc nghiệt có thể biến tướng thành lạm dụng. Vận động viên có thể tự nói với bản thân rằng hành vi của huấn luyện viên là vì muốn tốt cho họ và điều này, theo một nghiên cứu năm 2018, rốt cuộc lại trở thành một dạng biểu hiện của hội chứng Stockholm.

Sports coaching. Being involved in sports is a great way for people to build skills and relationships. Unfortunately, some of those relationships may ultimately be negative. Harsh coaching techniques can even become abusive. The athlete may tell themselves their coach’s behavior is for their own good, and this, according to a 2018 study, can ultimately become a form of Stockholm syndrome.

Điều trị. Treatment

Nếu bạn tin rằng bạn hay người quen của bạn đang gặp hội chứng Stockholm thì hãy tìm kiếm giúp đỡ. Tư vấn hoặc điều trị tâm lý cho rối loạn căng thẳng sau sang chấn (PTSD) có thể giúp làm giảm bớt những vấn đề trước mắt có liên quan đến phục hồi như chứng lo âu và trầm cảm.

If you believe you or someone you know has developed Stockholm syndrome, you can find help. In the short term, counseling or psychological treatment for post-traumatic stress disorder can help alleviate the immediate issues associated with recovery, such as anxiety and depression.

Tâm lý trị liệu lâu dài có thể hỗ trợ bạn hoặc người thân phục hồi theo hướng bền vững hơn.

Long-term psychotherapy can further help you or a loved one with recovery.

Các nhà tâm lý học và chuyên gia tâm lý trị liệu có thể dạy bạn những cơ chế phòng vệ lành mạnh và những cách phản ứng với vấn đề, giúp bạn hiểu được điều gì đã xảy ra, tại sao nó lại xảy ra và làm sao để bước tiếp. Tái lập lại những cảm xúc tích cực giúp bạn hiểu được những gì đã xảy ra không phải là lỗi của bạn.

Psychologists and psychotherapists can teach you healthy coping mechanisms and response tools to help you understand what happened, why it happened, and how you can move forward. Reassigning positive emotions can help you understand what happened wasn’t your fault.

5abe4be94e9f5edea537d1b12032cc54.jpg
Nguồn: pinterest.at

Kết luận. The bottom lines

Hội chứng Stockholm là một cơ chế đối phó có thể xuất hiện ở những người bị lạm dụng hoặc bắt cóc.

Stockholm syndrome is a coping strategy. Individuals who are abused or kidnapped may develop it.

Nỗi sợ hãi hay hoảng loạn có thể là những biểu hiện thường gặp nhất trong những tình huống này, nhưng vẫn có người dần hình thành những cảm xúc tích cực với kẻ bắt giữ hay người lạm dụng mình. Họ không muốn phối hợp hay liên hệ với cảnh sát, thậm chí còn do dự chống lại kẻ lạm dụng hay bắt cóc.

Fear or terror might be most common in these situations, but some individuals begin to develop positive feelings toward their captor or abuser. They may not want to work with or contact the police. They may even be hesitant to turn on their abuser or kidnapper.

Hội chứng Stockholm không phải là một chẩn đoán sức khỏe tâm thần chính thức. Thay vào đó, người ta coi nó là một cơ chế đối phó với sang chấn. Người bị lạm dụng, bị bắt cóc hoặc là nạn nhân của tình trạng loạn luân hoặc khủng bố có thể xuất hiện hội chứng này. Điều trị phù hợp có thể diễn ra trong thời gian lâu dài để giúp đưa đến phục hồi bền vững.

Stockholm syndrome is not an official mental health diagnosis. Instead, it is thought to be a coping mechanism. Individuals who are abused or trafficked or who are the victims of incest or terror may develop it. Proper treatment can go a long way to helping with recovery.

Helplessness.jpg
Nguồn: 19th Ward Chicago

Tham khảo. Sources

Alexander DA, et al. (2009). Kidnapping and hostage-taking: a review of effects, coping and resilience. DOI: 10.1258/jrsm.2008.080347

Bachand C, et al. (2018). Stockholm syndrome in athletics: a paradox. DOI:     10.1017/cha.2018.31

Cantor, et al. (2007). Traumatic entrapment, appeasement and complex post-traumatic stress disorder: evolutionary perspectives of hostage reactions, domestic abuse and the Stockholm syndrome. ncbi.nlm.nih.gov/pubmed/17464728

Graham DL, et al. (1995). A scale for identifying “Stockholm syndrome” reactions in young dating women: factor structure, reliability, and validity.  ncbi.nlm.nih.gov/pubmed/8555117?dopt=Abstract

Graham DLR, et al. (1988). Survivors of terror: battered women, hostages, and the Stockholm syndrome (from feminist perspectives on wife abuse.) ncjrs.gov/App/Publications/abstract.aspx?ID=119053

Karan A, et al. (2018). Does the Stockholm syndrome affect female sex workers? The case for a “sonagachi syndrome.” DOI:     bmcinthealthhumrights.biomedcentral.com/articles/10.1186/s12914-018-0148-4

Stockholm syndrome. (n.d.). diseaseinfosearch.org/Stockholm+syndrome/9848

The Stockholm syndrome. (2015). secasa.com.au/pages/the-effects-of-childhood-sexual-abuse/the-stockholm-syndrome/

Nguồn: https://www.healthline.com/health/mental-health/stockholm-syndrome

Như Trang.