Kiến thức của chúng ta về Rối loạn căng thẳng sau sang chấn (PTSD) đã có bước phát triển đột phá trong một vài thập kỷ gần đây. Từng được biết đến với cái tên ban đầu là “Sốc đạn pháo”, tác động toàn diện của bệnh lý này đã trở nên rõ ràng hơn rất nhiều qua nhiều thập kỷ sau khi Chiến Tranh Việt Nam kết thúc.
Our understanding of post-traumatic stress disorder (PTSD) has grown by leaps and bounds over the past few decades. Once referred to by terms such as “shell shock,” the full impact of this diagnosis has become much more clear in the decades following the Vietnam war.

Chúng ta đã biết được gì về PTSD và chiến tranh Việt Nam cũng như tác động lâu dài nó để lại? Những cựu binh Mỹ, những người tiếp tục đối mặt với rối loạn này nhiều năm về sau, có thể làm gì, và liệu điều gì khác biệt xảy ra? Nếu một mình PTSD là không đủ thì chúng ta đều biết bệnh lý này có liên hệ cực kỳ mật thiết đến những bệnh lý khác như bệnh tim, thậm chí là cơn đau, những căn bệnh mà nhiều cựu binh Mỹ sau chiến tranh Việt Nam đang trải qua khi họ dần tiến vào những “năm tháng vàng” trong cuộc đời họ bây giờ.
What do we know about PTSD and the Vietnam war as far as long-term impact? What can veterans who continue to cope with this disorder many years later do, and can it make a difference? If PTSD were not enough, we have learned as well how it is closely related to conditions such as heart disease and even pain, conditions which many Vietnam veterans are facing as they enter the ‘”golden years” today.
Dựa theo biên bản ủy nhiệm từ quốc hội năm 1983, một Nghiên Cứu Quốc Gia về Việc Tái Thích Nghi của Các Cựu Binh Tham Chiến tại Việt Nam (NVVRS) được thực hiện bởi chính phủ Hoa Kỳ nhằm tìm hiểu rõ hơn sự hình thành và phát triển của PTSD từ chiến tranh Việt Nam, và những vấn đề liên quan khác. Nhiều năm qua, ngày càng có nhiều nghiên cứu đi sâu tìm hiểu tác động của bệnh lý này theo thời gian và đưa đến nhiều phát hiện quan trọng.
Following a congressional mandate in 1983, the National Vietnam Veterans Readjustment Study (NVVRS) was conducted by the U.S. government to better understand the development of PTSD from the Vietnam War, as well as other problems. In the past few years, many more studies have looked at the impact of the condition over time, with many important findings.
Sự xuất hiện của PTSD ở những người cựu binh tham gia chiến tranh Việt Nam. Incidence of PTSD in Vietnam Veterans
Phát hiện từ nghiên cứu do Quốc hội ủy nhiệm năm 1983 dấy lên một hồi chuông báo động. Vào thời điểm nghiên cứu diễn ra (từ giữa đến cuối những năm 1980), trong số những người cựu binh Mỹ trở về từ Việt Nam, có khoảng 15% nam giới và 9% phụ nữ phát hiện đang mắc PTSD. Có khoảng 30% nam giới và 27% nữ giới có mắc PTSD vào một thời điểm nào đó trong đời sau khi trở về từ Việt Nam. Những phát hiện này, mãi đến khoảng 1 thập kỷ sau khi chiến tranh Việt Nam kết thúc, mới cho thấy một sự thật rằng, với nhiều cựu binh, PTSD đã trở thành một căn bệnh mãn tính (tức dai dẳng, kéo dài).
The findings from the study mandated by Congress in 1983 were alarming. At the time of the study (middle- to late-1980s), among Vietnam veterans, approximately 15 percent of men and 9 percent of women were found to currently have PTSD. Approximately 30 percent of men and 27 percent of women had PTSD at some point in their life following Vietnam. These findings, obtained approximately a decade after the end of the Vietnam War, found that for many veterans, their PTSD had become a chronic (that is, persistent and long-lasting) condition.

Để tìm hiểu những tác động lâu dài của căn bệnh mãn tính này, các nhà nghiên cứu tại Khoa Y Tế Công Cộng, Đại học Harvard, Đại học Colombia, Liên đoàn Cựu Chiến Binh Mỹ và Bệnh viện miền nam Đại học bang New York đã khảo sát 1,377 cựu binh Mỹ,S những người đã từng phục vụ tại khu vực Đông Nam Á trong Chiến tranh Việt Nam 14 năm sau cuộc phỏng vấn lịch sử của NĐRS vào năm 1984.
To examine the longer-term effects of chronic PTSD, researchers at the Harvard School of Public Health, Columbia University, The American Legion, and the State University of New York (SUNY) Downstate Medical Center surveyed 1,377 American Legionnaires who had served in Southeast Asia in the Vietnam War 14 years after their NVVRS interview in 1984.
Nghiên cứu phát hiện ra rằng gần 3 thập kỷ trôi qua sau Chiến Tranh Việt Nam, nhiều cựu binh vẫn tiếp tục gặp vấn đề với PTSD. Trong cuộc phỏng vấn đầu tiên, có khoảng 12% người mắc PTSD. 14 năm sau, tỷ lệ mắc PTSD đã giảm xuống một chút còn khoảng 11%. Những người trước đây đã từng trải qua những trận đánh có tính khốc liệt cao hầu hết đều mắc PTSD trong cả 2 lần phỏng vấn.
Their study found that almost three decades after the Vietnam War, many veterans continued to experience problems with PTSD. At the initial interview, approximately 12 percent had PTSD. Fourteen years later, the rates of PTSD had dropped only slightly to approximately 11 percent. Those who had experienced high levels of combat exposure were most likely to have PTSD at both interviews.
Cựu binh nào vẫn đang mắc PTSD 14 năm sau cuộc phỏng vấn đầu tiên ghi nhận mình đang gặp phải nhiều vấn đề tâm lý xã hội hơn. Họ cho biết mức độ hài lòng kém với đời sống hôn nhân, đời sống tình dục, và cuộc sống nói chung. Họ cũng chỉ ra nhiều khó khăn khi làm cha mẹ, tỷ lệ ly hôn cao hơn, mức độ hạnh phúc thấp hơn và nhiều phàn nàn hơn về sức khỏe thể chất, như mệt mỏi, đau nhức và cảm lạnh. Cựu binh nào mắc PTSD lâu năm cũng thường hút thuốc lá.
Veterans who continued to have PTSD 14 years after their first interview were found to have considerably more psychological and social problems. They reported lower satisfaction with their marriage, sex life, and life in general. They also indicated having more parenting difficulties, higher divorce rates, lower happiness, and more physical health complaints, such as fatigue, aches, and colds. Veterans with chronic PTSD were also more likely to be smokers.
Ảnh hưởng lâu dài. The Long-Term Impact
Nghiên cứu tiếp tục phát hiện ra PTSD ở cựu binh Mỹ sau chiến tranh Việt Nam vẫn còn đáng lo ngại. Năm 2012, một nghiên cứu trên các cặp song sinh phát hiện ra rằng 10% người lính “lăn xả ngoài chiến trường” và 4.45% người lính “hậu đài” tiếp tục gặp phải những triệu chứng nghiêm trọng của PTSD. Trong nhiều trường hợp, PTSD được liệt vào nhóm “khởi phát trễ”. Một nghiên cứu khác cũng phát hiện ra những con số tương tự với 22% cho người trực tiếp ra trận và 15.7% người không trực tiếp ra trận tại chiến tranh Việt Nam.
Studies continue to find that PTSD in Vietnam war veterans remains a concern. A 2012 study looking at twins, found that 10 percent of “theater” veterans and 4.45 percent of “non-theater” veterans continued to cope with significant symptoms of PTSD. In many cases, the PTSD was categorized as “late onset.” A different study found these numbers to be 22 percent for theater and 15.7 percent for “non-theater” Vietnam veterans.
Rõ ràng là PTSD tiếp tục ảnh hưởng lên đời sống hiện tại của nhiều cựu binh Mỹ trở về từ chiến tranh Việt Nam. Hầu hết các nghiên cứu đã đào sâu hơn vào tác động âm ỉ của PTSD và vai trò của nó trong nhiều bệnh lý sức khỏe khác đang tác động lên các cựu chiến binh Mỹ.
It’s clear that PTSD continues to affect the lives of many Vietnam war veterans today. More recent studies have dug deeper into the ripple effect of PTSD and it’s role in many health conditions facing these veterans today.

Vai trò của PTSD trong những bệnh lý khác. PTSD’s Role in Other Conditions
Ngoài các triệu chứng của PTSD, cựu chiến binh hiện còn phải đối phó với nhiều bệnh lý đi kèm khác. Một số bao gồm:
In addition to the symptoms of PTSD, veterans are now coping with many of the conditions that can go hand in hand. Some of these include:
– PTSD và lạm dụng chất – có người cho rằng lạm dụng chất xuất hiện ở khoảng 1/3 nam giới mắc PTSD. Coi chất gây nghiện là phương thức “tự điều trị” cũng là lý do giải thích cho xu hướng nghiện chất có cồn và ma túy ở nhóm người này.
PTSD and substance abuse – It’s thought that substance abuse occurs in roughly a third of men with PTSD. It could be that “self-medicating” may underlie some of this propensity to become addicted to alcohol or drugs.
– Liên hệ giữa PTSM và cơn đau – Dù là đau do những thương tích từ chiến tranh hay đau vì một bệnh lý nào đó xuất hiện theo tuổi tác thì nhiều cựu binh Chiến tranh Việt Nam phải đối mặt với những cơn đau mãn tính, và những cơn đau này gắn bó mật thiết với PTSD. Vòng luẩn quẩn này có thể tiếp tục tồi tệ hơn khi các triệu chứng của PTSD như căng cơ, đau nhiều hơn, sẽ làm trầm trọng thêm những triệu chứng khác của bệnh lý này,… Cuối cùng, PTSD có thể làm gia tăng nguy cơ mắc trầm cảm và rối loạn sử dụng chất, mà những căn bệnh này sau rồi cũng sẽ làm gia tăng cơn đau của người bệnh.
Connection between PTSD and pain – Whether related to injuries from the war or one of the painful conditions which arise with age, many Vietnam veterans face chronic pain, and this pain is tied closely with PTSD. The vicious cycle can continue further as the symptoms of PTSD such as muscle tension increase pain, which in turn aggravates the symptoms of PTSD and so on. Finally, PTSD can increase the risk of depression and substance disorders, which in turn, increase pain.
– PTSD và trầm cảm – PTSD và trầm cảm có mối liên hệ mật thiết với nhau khi có gần một nửa bệnh nhân PTSD đều mắc bệnh lý trầm cảm vào một thời điểm nào đó trong đời.
PTSD and depression – PTSD and depression are closely related as well with nearly half of people with PTSD experiencing clinical depression at some point in time.
– PTSD và bệnh tim – Cũng như cơn đau, nhiều cựu binh chiến tranh Việt Nam đã bước sang một độ tuổi khi mà bệnh tim trở nên quá phổ biến, và một số nghiên cứu cho thấy PTSD chính là một yếu tố nguy cơ gây mắc bệnh tim. Ngoài ra, người mắc PTSD có tỷ lệ mắc tiểu đường cao hơn, mà tiểu đường thì như tất cả chúng ta đều biết, là một yếu tố nguy cơ quan trọng dẫn đến bệnh tim.
PTSD and heart disease – As with pain, many Vietnam veterans have reached an age when heart disease is very common, and some studies point at PTSD as a risk factor for heart disease in itself. In addition, people with PTSD have an increased rate of diabetes, and diabetes, as we know, is a significant risk factor for heart disease.
Tầm quan trọng của việc xác định PTSD. Importance of Recognizing PTSD
Hiểu được mức độ phổ biến của PTSD trong nhóm cựu binh Việt Nam và sự phức tạp của bệnh lý này, ta rõ ràng có thể hiểu được tại sao việc xác định bệnh lý này lại quan trọng như vậy. Các nghiên cứu đã phát hiện ra một số hình thức điều trị có thể khá hiệu quả, các cựu binh cần phải nhận thức cái họ đang trải qua là một cái gì đó có thể cải thiện được nhờ điều trị. Nếu bạn không chắc liệu mình có thể bị PTSD hay không, hãy nhìn vào những tiêu chuẩn chẩn đoán PTSD và lên lịch hẹn với bác sĩ để trao đổi về những mối lo ngại của bạn.
Understanding how common PTSD is in Vietnam veterans, and the complications of the condition, it’s clear why it is so important that the condition is recognized. Studies have found several types of treatment to be helpful, but in order to seek treatment, veterans need to be aware that what they are experiencing is something that can improve with treatment. If you are uncertain whether or not you may have PTSD, look at these requirements for a PTSD diagnosis and make an appointment with your doctor to talk about your concerns.
Tìm kiếm hỗ trợ. Getting Help
Người trải qua một số sự kiện gây sang chấn trong đời (như tham gia vào một cuộc chiến tranh) rõ ràng sẽ có nguy cơ mắc PTSD, và cũng không có gì phải bàn cãi rằng PTSD mãn tính hay kéo dài có thể gây ảnh hưởng tiêu cực lớn lao lên đời sống thưởng nhật cũng như sức khỏe thể chất của họ.
People exposed to severe traumatic events (such as combat exposure) are clearly at risk for PTSD, and it goes without saying that persistent or chronic PTSD can have a tremendous negative effect on a person’s daily life as well as physical health.
Tuy nhiên ngay cả ở những ca mắc PTSD mãn tính thì con người ta vẫn có thể phục hồi được.
Yet even in cases of chronic PTSD, recovery can still occur.
Dù cho bạn đã đang chịu đựng PTSD nhiều năm hay mới mắc rối loạn này (tức, như đã đề cập, vẫn tồn tại trong nhóm các cựu binh chiến tranh Việt Nam), thì bạn cần tìm kiếm hỗ trợ điều trị.
Whether you have been suffering from PTSD for many years, or recently developed the disorder (which, as noted, is still possible in Vietnam veterans) it is important to seek out treatment.
Điều trị PTSD thường kết hợp nhiều liệu pháp. Hãy cân nhắc các lựa chọn điều trị PTSD. Như đã nói, có vô số các giải pháp khác nhau mà bạn và bác sĩ của mình có thể cân nhắc và tìm ra phương pháp có hiệu quả nhất với mình.
The treatment of PTSD usually includes a combination of therapies. Check out this overview of treatment options for PTSD. As noted, there is a multitude of different approaches so that you and your doctor can find the methods which work best for you.

Sức khỏe thể chất và PTSD. Physical Health and PTSD
PTSD cũng ảnh hưởng lên sức khỏe thể chất. Cần lưu ý rằng bất kỳ kế hoạch điều trị PTSD nào cho nhóm cựu binh chiến tranh Việt Nam đều cần quan tâm đến không chỉ tác động lên tâm lý mà còn cả ảnh hưởng của rối loạn này lên cơ thể. Các bệnh lý về thể chất thường gặp trong nhóm bệnh nhân PTSD bao gồm:
PTSD affects physical health as well. It’s important to note that any treatment plan for PTSD in Vietnam veterans should take account of not just the psychological impact, but the physical aspect of the disorder. Physical conditions which are more common in those living with PTSD include:
– Bệnh tim. Heart disease
– Viêm khớp. Arthritis
– Đau mạn tính. Chronic pain
– Các rối loạn liên quan đến hô hấp như khí thũng. Respiratory-related disorders such as emphysema
– Các rối loạn về ống tiêu hóa như bệnh trào ngược dạ dày thực quản (GERD) và loét dạ dày – tá tràng (PUD) Digestive tract disorders such as GERD and peptic ulcer disease
– Tiểu đường. Diabetes
Sang chấn thứ cấp. Secondary Traumatization
Những người mắc PTSD không sống “mình ên”, bạn đời và con trẻ trong nhà cũng bị ảnh hưởng bởi rối loạn này của họ. Người ta cũng ghi nhận nhiều trường hợp bạn đời của người bệnh cũng dần đánh mất bản thân mình. Mặc dù người ta phát hiện ra rối loạn này ảnh hưởng lên cả con trai và con gái của các cựu binh chiến tranh Việt Nam theo nhiều cách – nhiều bằng chứng rõ ràng cho thấy tình trạng bạo lực và thái độ hằn học xuất hiện ở con trẻ, nhưng người ta cho rằng con của những cựu binh này ít nhất cũng vẫn có thể có đời sống cảm xúc lành mạnh như bao bạn bè đồng trang lứa khác.
Those with PTSD do not live in a bubble, and partners and children are also affected by the disorder. Demoralization in partners has been well reported. Although the disorder has been found to affect both sons and daughters of Vietnam veterans in a number of ways—previous studies have found increased violence and hostility in children—it’s thought that the children of Vietnam veterans are at least as healthy emotionally as their counterparts in the general population.

Vài lời kết. The Bottom Line
Giờ đây khi chúng ta đã dần nhận ra sự phổ biến của PTSD trong các cựu binh quân đội thì chúng ta đang biết được rằng những người đã từng tham chiến tại Việt Nam vẫn đang phải đương đầu với những triệu chứng kéo dài và những triệu chứng này vẫn có thể tái diễn sau này. Thật may là hiện tại đã có nhiều phương pháp điều trị hiệu quả để giúp những người này nhận ra rằng, đối với nhiều người trong chúng ta, cuộc chiến vẫn còn đó, nhưng sự chữa lành vẫn hiện hữu hằng ngày dành tặng cho những con người này.
Now that we recognize PTSD as being common in military veterans, we are learning that those who were involved in the Vietnam war often cope with continued symptoms and that these symptoms may even begin late in life. Thankfully there are now many effective treatment approaches available to help those who realize that, for many people, the war is not yet over, but healing is still occurring every day for many of these heroes.

Tham khảo. Article Sources
Dennis, P., Dennis, N., Van Voorhees, E., Calhoun, P., Dennis, M., and J. Beckham. Moral Trangression During the Vietnam War: A Path Analysis of the Psychological Impact of Veterans’ Involvement in Wartime Atrocities. Anxiety, Stress, and Coping. 2016 Sep 19. (Epub ahead of print).
Goldberg, J., Magruder, K., Forsberg, C. et al. Prevalence of Post-Traumatic Stress Disorder in Aging Vietnam-Era Veterans: Veterans Administration Cooperative Study 569: Course and Consequences of Post-Traumatic Stress Disorder in Vietnam-Era Veteran Twins. American Journal of Geriatric Psychiatry. 2016. 24(3):181-91.
Kulka, R.A., Schlenger, W.E., Fairbank, J.A., Hough, R.L., Jordan, B. K., Marmar, C.R., & Weiss, D.S. (1990). Trauma and the Vietnam war generation: Report of findings from the National Vietnam Veterans Readjustment Study. New York: Brunner/Mazel.
Magruder, K., Goldberg, J., Forsberg, C. et al. Long-Term Trajectories of PTSD in Vietnam-Era Veterans: The Course and Consequences of PTSD in Twins. Journal of Trauma and Stress. 2016. 29(1):5-16.
Murdock, M., Spoont, M., Kehle-Forbes, S., Harwood, E., Sayer, N., Clothier, B., and A. Bangerter. Persistent Serious Mental Illness Among Former Applicants for VA PTS Disability Benefits and Long-Term Outcomes: Symptoms, Functioning, and Employment. Journal of Trauma and Stress. 2017 Jan 8. (Epub ahead of print).
Yager, T., Gerszberg, N., and B. Dohrenwend. Secondary Traumatization in Vietnam Veterans’ Families. Journal of Trauma and Stress. 2016. 29(4):349-55.
Nguồn: https://www.verywellmind.com/ptsd-from-the-vietnam-war-2797449
Như Trang