Văn hóa tập thể nhấn mạnh nhu cầu và mục tiêu của cả nhóm hơn là những nhu cầu và mong muốn của từng cá nhân. Trong các nền văn hóa này, mối quan hệ với thành viên khác của nhóm và sự liên kết giữa mọi người đóng vai trò quan trọng quyết định bản dạng của mỗi cá nhân. Các nền văn hóa Châu Á, Trung-Nam Mỹ, và Châu Phi thường mang tính tập thể.
Collectivistic cultures emphasize the needs and goals of the group as a whole over the needs and desires of each individual. In such cultures, relationships with other members of the group and the interconnectedness between people play a central role in each person’s identity. Cultures in Asia, Central America, South America, and Africa tend to be more collectivistic.

Đặc tính của nền văn hóa tập thể. Collectivistic Culture Traits
Một số đặc tính chung của những nền văn hóa tập thể: A few common traits of collectivistic cultures include:
– Các quy tắc xã hội tập trung vào thúc đẩy thái độ sống vì người khác và đặt nhu cầu cộng đồng lên cao hơn nhu cầu cá nhân. Social rules focus on promoting selflessness and putting the community needs ahead of individual needs
– Làm việc theo nhóm và hỗ trợ người khác là tối quan trọng. Working as a group and supporting others is essential
– Khuyến khích mọi người làm điều tốt đẹp nhất cho xã hội. People are encouraged to do what’s best for society
– Gia đình và cộng đồng có vai trò trung tâm. Families and communities have a central role

Trong những nền văn hóa tập thể, con người ta được xem là “tốt” nếu họ hào phóng, hay giúp đỡ người khác, biết trông cậy vào nhau và chú ý đến những nhu cầu của người khác. Điều này trái ngược với các nền văn hóa cá nhân khi người ta thường đặt trọng tâm hơn vào những đặc tính cá nhân như sự quyết đoán và tính độc lập.
In collectivistic cultures, people are considered “good” if they are generous, helpful, dependable, and attentive to the needs of others. This contrasts with individualistic cultures that often place a greater emphasis on characteristics such as assertiveness and independence.
Một vài quốc gia được xem là có nền văn hóa tập thể là Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc, Đài Loan, Venezuela, Guatemala, Indonesia, Ecuador, Argentina, Brazil và Ấn Độ.
A few countries that are considered collectivistic include Japan, China, Korea, Taiwan, Venezuela, Guatemala, Indonesia, Ecuador, Argentina, Brazil, and India.
Sự khác biệt giữa nền văn hóa tập thể và Văn hóa cá nhân. How Collectivist Cultures Differ From Individualist Cultures
Văn hóa tập thể thường trái ngược với văn hóa cá nhân. Khi chủ nghĩa tập thể nhấn mạnh sự quan trọng của cộng đồng thì chủ nghĩa cá nhân lại hướng nhiều hơn vào quyền và mối quan tâm của từng người. Sự thống nhất và vô vị kỷ là những đặc tính được coi trong ở các nền văn hóa tập thể; sự độc lập và bản dạng riêng của cá nhân lại được đề cao hơn ở nền văn hóa cá nhân.
Collectivist cultures are usually contrasted with individualistic cultures. Where collectivism stresses the importance of the community, individualism is focused on the rights and concerns of each person. Where unity and selflessness are valued traits in collectivist cultures, independence and personal identity are highly stressed in individualistic cultures.
Những khác biệt văn hóa này cực kỳ phổ biến và có thể ảnh hưởng lên nhiều khía cạnh trong vận hành chức năng xã hội. Cách con người ta mua sắm, ăn mặc, học tập và làm kinh doanh có thể đều bị tác động từ việc họ đến từ nền văn hóa cá nhân hay tập thể. Ví dụ, công nhân sống ở một nền văn hóa tập thể có thể sẽ hy sinh hạnh phúc cá nhân của mình cho lợi ích lớn lao hơn của nhóm. Những người đến từ nền văn hóa cá nhân, mặt khác, lại cảm thấy cuộc sống và mục tiêu của chính mình mới là cái cần đặt nặng.
These cultural differences are pervasive and can influence many aspects of how society functions. How people shop, dress, learn and conduct business can all be influenced by whether they are from a collectivist or individualist culture. For example, workers who live in a collectivist culture might strive to sacrifice their own happiness for the greater good of the group. Those from individualistic cultures, on the other hand, may feel that their own well-being and goals carry a greater weight.
Văn hóa tập thể ảnh hưởng như thế nào lên hành vi? How Collectivist Cultures Influence Behavior
Các nhà tâm lý học văn hóa nghiên cứu sự ảnh hưởng của những khác biệt văn hóa lên nhiều khía cạnh khác nhau của hành vi. Các nghiên cứu cũng cho thấy văn hóa ảnh hưởng lên cách hành xử cũng như cách con người ta tự quan niệm về bản thân. Những người đến từ nền văn hóa cá nhân có thể tự mô tả mình dựa theo những đặc trưng tính cách và đặc tính cá nhân, như kiểu, “Tôi là một người thông minh, hài hước, tử tế và yêu thể thao.” Còn những người đến từ nền văn hóa tập thể sẽ nói về bản thân mình dựa trên những vai trò và mối quan hệ xã hội, như kiểu “Tôi là một đứa con, một người anh trai và một người bạn tốt.”
Cross-cultural psychologists study how these cultural difference impact various aspects of behavior. Studies suggest that culture influences how people behave, as well as their self-concept. Those in individualistic cultures might describe themselves in terms of personality traits and characteristics, e.g., “I am smart, funny, athletic, and kind.” Those from collectivist cultures would more likely describe themselves in terms of their social relationships and roles, e.g., “I am a good son, brother, and friend.”
Nền văn hóa tập thể cũng có liên quan đến cái gọi là tính biến động mối quan hệ thấp, một thuật ngữ dùng để mô tả số cơ hội hình thành mối quan hệ mà một cá nhân có với người họ chọn lựa. Tính biến động mối quan hệ thấp nghĩa là những người đó có mối quan hệ ổn định, mạnh mẽ và dài lâu. Những mối quan hệ này thường được hình thành do bởi những yếu tố như gia đình và khu vực địa lý hơn là lựa chọn cá nhân. Trong một nền văn hóa tập thể, rất khó để xây dựng những mối quan hệ với những người mới, một phần vì nói chung là ta khó mà gặp được họ. Người lạ sẽ vẫn mãi là người lạ đối với những ai đến từ nền văn hóa tập thể so với những người đến từ nền văn hóa cá nhân.
Collectivist cultures are also associated with low relational mobility, a term to describe how many opportunities individuals in a society have in forming relationships with people of their choosing. Low relational mobility means that the relationships people have are stable, strong, and long-lasting. These relationships are usually formed due to factors such as family and geographical area rather than personal choice. In a collectivist culture, it’s difficult to build relationships with new people, partly because it’s generally more difficult to meet them. Strangers are more likely to remain strangers to those from a collectivistic culture than they would be to people from individualistic cultures.
Ngoài ra, duy trì sự hòa hợp trong các mối quan hệ với người khác là điều quan trọng bậc nhất trong một nền văn hóa tập thể. Điều này có thể là bởi những mối quan hệ này kéo dài quá lâu và cực kỳ khó thay đổi, đến mức mà việc không giữ được hòa khí chính là thể hiện sự bất hạnh cho tất cả mọi người trong mối quan hệ đó.
Additionally, maintaining harmony within interpersonal relationships is of utmost importance in a collectivistic culture. This is likely because these relationships are so long-lasting and extremely difficult to change that to not keep peace can mean unhappiness for everyone involved.

Sự khác biệt về văn hóa cũng ảnh hưởng lên động lực dám đứng lên để khác biệt hoặc ngồi lại để hòa hợp với nhóm. Trong một thí nghiệm, tham dự viên từ Nhật Bản và Mỹ được yêu cầu phải chọn lựa một cây bút. Hầu hết các cây bút đều cùng màu, chỉ có một vài cây là có màu khác nhau. Hầu hết các tham dự viên người Mỹ đều chọn những màu hiếm hơn. Tham dự viên Nhật Bản, mặt khác, lại chọn nhiều các cây đồng màu, dù cho họ có hơi thích các cây màu thiểu số. Một lý do khác giải thích cho hiện tượng này có thể là vì người Nhật đến từ một nền văn hóa tập thể nên họ cứ tự nhiên mà coi trọng sự hòa hợp đồng thuận với người khác thay cho những sở thích cá nhân và vì vậy họ chấp chấp nhận chọn những cây viết màu phổ biến để những lại những cây màu hiếm hơn cho những ai thực sự muốn.
Cultural differences also influence the motivation to either stand out or fit in with the rest of the group. In one experiment, participants from American and Japanese cultures were asked to select a pen. Most of the pens were the same color, with a few options in different colors. Most American participants chose the rarer colored pens. The Japanese participants, on the other hand, were much more likely to choose the most common colored pen, even though they preferred the minority pens. Another reason for this may have been because, coming from a collectivistic culture, the Japanese participants instinctively valued interpersonal harmony above personal preference and thus chose the unoffensive behavior of leaving the rarer pens for others who might want them.

Tham khảo. View Article Sources
Kito M, Yuki M, Thomson R. Relational Mobility and Close Relationships: a Socioecological Approach to Explain Cross-Cultural Differences. Personal Relationships. March 2017;24(1):114-130. doi:10.1111/pere.12174.
Yamagishi T, Hashimoto H, Schug J. Preferences Versus Strategies as Explanations for Culture-Specific Behavior. Psychological Science. 2008;19:579–584. doi:10.1111/j.1467-9280.2008.02126.x.
Nguồn: https://www.verywellmind.com/what-are-collectivistic-cultures-2794962
Như Trang.