Rối loạn thách thức chống đối (RLTTCĐ) là một rối loạn tâm thần thường khởi phát từ thời thơ ấu và có thể kéo dài suốt quá trình trưởng thành.
Oppositional defiant disorder (ODD) is a psychiatric disorder that typically emerges in childhood and can last throughout adulthood.

Triệu chứng của RLTTCĐ. Symptoms of ODD
Trẻ bị RLTTCĐ có các hành vi thách thức cha mẹ và giáo viên. Ví dụ, chúng thể hiện sự hung hăng và luôn cố tình hành xử tệ. Trẻ thường khó tương tác tốt với bạn bè và người lớn. Tần suất và mức độ nghiêm trọng của các hành vi có vấn đề này gây khó khăn cho trẻ cả ở trường lớp và ở nhà. Thích cãi lý và ngang ngạnh là những vấn đề thường thấy ở những trẻ này. Những triệu chứng phổ biến khác của rối loạn này bao gồm:
Children with ODD display behaviors that are challenging for parents and educators. For example, they demonstrate aggression and purposeful misbehavior. They usually have difficulty interacting appropriately with peers and adults. The frequency and severity of their behavior problems cause difficulty at home and at school. These children often suffer from learning problems related to their behavior. Being argumentative and defiant is a common problem in these children. Other common symptoms of ODD include:
– Không chịu nổi thất vọng. Low tolerance for frustration
– Dễ bị bực tức. Being easily annoyed
– Cố tình chọc tức người khác. Purposeful irritation of others
– Tâm trạng ủ rũ và tức giận không lý do. Moodiness and unprovoked anger
– Không làm theo bất cứ yêu cầu nào dù là đơn giản. Noncompliance with even simple requests
– Không có khái niệm gì về cái gọi là lương tâm. No sense of conscience
- Nói dối. Lying
– Gây xung đột. Causing conflict
Trẻ nào có các triệu chứng này xuất hiện kéo dài, nghiêm trọng thì có thể đã, đang mắc RLTTCĐ, và các trẻ này nên được đánh giá bởi bác sĩ tâm thần nhi. Hiện vẫn chưa rõ lý do gây ra rối loạn này. Tuy nhiên, sự kết hợp giữa tính khí của trẻ và phản ứng xử lý của cha mẹ có thể là một yếu tố tác động lên diễn tiến bệnh. Ngoài ra những khó khăn trong vận hành chức năng gia đình cũng có thể là yếu tố góp phần vào quá trình phát triển bệnh lý này.
Children with persistent, severe symptoms may possibly have ODD and should be evaluated by a pediatric psychiatrist. It is unclear what causes ODD. However, a combination of child temperament and parents’ coping responses may be a factor in its development. Difficulties in family functioning may contribute as well.
Các lựa chọn điều trị và các biện pháp kỷ luật. Treatment and Discipline Options
Điều quan trọng ở đây là can thiệp phải được bắt đầu càng sớm càng tốt với nhóm trẻ này. Điều trị thường sẽ bao gồm tư vấn và trị liệu. Tập huấn quản lý hành vi cho cha mẹ đưa đến một số lợi ích trong trường hợp này. Và một điều quan trọng khác là trị liệu viên của trẻ phải phối hợp chặt chẽ với các vị phụ huynh và giáo viên để đảm bảo tính hiệu quả của chương trình điều trị vì kỹ thuật can thiệp hành vi có hiệu quả trên hầu hết các nhóm trẻ khác lại có thể không hiệu quả trên những trẻ bị RLTTCĐ. Trẻ mắc rối loạn này thường có mục tiêu là chọc tức cha mẹ, thầy cô giáo và sẽ hành xử quấy phá để khơi dậy phản ứng tiêu cực từ người khác. Ta cũng cần đăc biệt lưu ý thiết lập rõ ràng các quy tắc, mong đợi của mình với trẻ và áp dụng nó một cách nhất quán. Xây dựng thói quen hằng ngày có thể giúp trẻ mắc RLTTCĐ thực hiện được những hoạt động ở nhà như làm theo quy trình lần lượt từ ăn tối đến bài tập về nhà và lên giường ngủ. Ap dụng các quy tắc và làm theo thói quen hằng ngày một cách nhất quán và nghiêm túc là rất quan trọng cũng vì lý do đó.
It is important that intervention begin as early as possible with these children. Treatment often involves counseling and therapy. Parent training in behavior management can be helpful. It will be important for the child’s therapist to work closely with parents and teachers to ensure the effectiveness of a treatment program because behavior techniques that work with most children may be ineffective with children who have ODD. Children with ODD often have a goal of annoying parents and teachers and will misbehave to provoke a negative response. It is especially important to set clear expectations rules and to apply them consistently. Having a routine can help ODD children cope with activities at home such as transitioning from dinner to homework to bedtime. Applying rules and following routines consistently and fairly are important for that reason.
Mang đến cho trẻ những cơ hội tham gia vào các hoạt động như thể thao hay thú vui mà chúng thích. Luôn củng cố và khen thưởng những hành vi tích cực. Khi cố gắng thay đổi hành vi có vấn đề ở trẻ, hãy tập trung vào những hành vi có vấn đề nào nổi cộm nhất trước, mỗi lúc xử lý từng chút một. Khi bạn thấy sự cải thiện trong những hành vi này, hãy thêm vào những cái mới để trẻ tập trung cải thiện. Liên tục mô tả rõ ràng những hệ quả phù hợp theo độ tuổi của trẻ tương ứng với những hành vi sai trái. Hưỡng dẫn rõ ràng cho trẻ bằng ngôn từ đơn giản, dễ hiểu.
Provide the child with opportunities to participate in activities such as sports or hobbies that he enjoys. Reinforce and reward positive behaviors. When attempting to change behavior problems, focus on the most important behavior problems first, addressing only a few at a time. As you see improvement in those behaviors, add new ones for focus for improvement. Set clear age-appropriate consequences for misbehavior, and apply them consistently. Give directions in clear, simple language.

Nếu trẻ đã thích ứng với hệ thống quản lý hành vi, hãy sử dụng những thẻ dán, điểm thưởng hay một biểu đồ theo dõi hành vi để trẻ thấy được sự tiến bộ trong việc hướng đến mục tiêu hành vi tốt. Cho phép trẻ chọn lấy hình thức phần thưởng mà chúng muốn giành được. Khi trẻ có được thành công nhất định, ta phải tăng cường củng cố như cho trẻ thêm thời gian làm hoạt động chúng yêu thích, nói lời khen ngợi, lấy đồ ăn làm phần thưởng hoặc những đồ chơi bốc được trong hộp phần thưởng.
If the child responds to behavior management systems, use stickers, tokens, or a behavior chart to show progress toward behavior goals. Allow the child to identify rewards he would like to earn. As the child demonstrates success, offer reinforcement such as spending time in a preferred activity, verbal praise, edible rewards, or items from a prize box.
Nếu trẻ có khuynh hướng làm ngược lại với những gì bạn muốn trẻ làm, tránh khen trẻ vì trẻ có thể sẽ nghĩ bạn tán đồng và kết quả là chúng sẽ thực hiện hành vi sai trái. Ví dụ, nói “Cô thích cách con ngồi yên không chòng ghẹo bạn khác trong lớp”, có thể khơi mào khiến trẻ bắt đầu có hành vi gây hấn. Tránh tranh cãi hoặc thuyết giảng trẻ, và cố giữ bình tĩnh. Tránh để trẻ thấy bạn tức tối dần, vì điều này có thể lại hóa thành “phần thưởng” cho trẻ.
If the child has the tendency to do the opposite of what you want him to do, avoid giving direct praise that could result in misbehavior. For example, saying, “I like the way you’re keeping your hands to yourself,” could provoke the child to become physically aggressive. Avoid arguing or lecturing the child, and try to keep your own temper under control. Avoid letting the child see you become angry, as this may be rewarding to her.
Sử dụng giọng điệu trò chuyện thực tế, không kèm nhiều cảm xúc, đơn giản chỉ là thông báo quy tắc bị phá vỡ và hệ quả khi điều đó xảy ra là gì. Thống nhất trước sau như một và tránh không tranh cãi qua lại với trẻ về hậu quả hay những gì đã xảy ra. Cho phép trẻ có một nơi để giải tỏa lại sự bực dọc của mình. Cho trẻ cái gối để trẻ đấm vào hoặc hét vào.
Using a matter-of-fact tone of voice without emotion, simply state the rule that was broken and what the consequences will be. Be consistent and avoid getting into a verbal argument with the child over consequences or what happened. Allow the child to have a place to vent his frustrations. Provide a pillow to punch or to yell into.
Khi trẻ tương tác với mọi người, hãy đảm bảo giám sát đầy đủ để chắc chắn rằng các quy tắc có thể được củng cố, và người lớn có thể giúp trẻ tương tác một cách phù hợp hơn. Nên cân nhắc hỗ trợ thêm cho tư vấn viên làm việc với các nhóm học sinh để giúp họ phản ứng một cách phù hợp với hành vi của trẻ. Đào tạo những kỹ năng xã hội đúng chuẩn có thể có hiệu quả trong việc giúp trẻ mắc RLTTCĐ tương tác với bạn bè và người lớn.
When the child interacts with others, make sure there is adequate supervision to ensure that rules can be enforced, and adults can help him interact appropriately. It can be helpful to have the school’s counselor to work with peers to help them learn to respond appropriately to the child’s behaviors. Formal social skills training can be effective in helping the child with ODD to interact with peers and adults.
Trẻ có thể hồi phục được không? Can Children Recover?
Vẫn chưa có dự đoán rõ ràng về khả năng hồi phục từ RLTTCĐ. Một số trẻ sẽ trưởng thành và những triệu chứng của rối loạn này sẽ bớt dần khi trẻ lớn lên. Những trẻ khác sẽ mang theo rối loạn này cho đến khi trưởng thành. Đáp ứng được những nhu cầu phức tạp của nhóm trẻ này sẽ đòi hỏi sự hợp tác từ cha mẹ và trường học cũng như chuyên gia sức khỏe tâm thần. Một nỗ lực nhất quán, phối hợp chặt chẽ ở nhà và ở trường sẽ giúp cải thiện kết quả tích cực cho những trẻ này, đặc biệt là khi can thiệp được thực hiện sớm.
The prognosis for recovery from ODD is unclear. Some children will mature and symptoms of the disorder will subside into adulthood. Others will carry the disorder into adulthood. Meeting the complex needs of these children will require the cooperation of parents and school personnel as well as mental health professionals. A cooperative, consistent effort at home and school will improve the likelihood of a positive outcome for these children, especially when intervention begins at an early age.

Nguồn: https://www.verywellmind.com/what-is-oppositional-defiant-disorder-2161913
Như Trang.