Tính mềm dẻo của não bộ, còn được gọi là tính dẻo dai của não (neuroplasticity), là một thuật ngữ chỉ khả năng thay đổi và thích ứng của não, là kết quả của quá trình trải nghiệm. Khi người ta nói não bộ sở hữu tính mềm dẻo không có ý là não bộ dễ uốn nắn như nhựa. Neuro ở đây là neuron, tế bào thần kinh nền móng xây dựng nên não bộ và hệ thần kinh, và plasticity có nghĩa là khả năng thích nghi cao.

Brain plasticity, also known as neuroplasticity, is a term that refers to the brain’s ability to change and adapt as a result of experience. When people say that the brain possesses plasticity, they are not suggesting that the brain is similar to plastic. Neuro represents neurons, the nerve cells that are the building blocks of the brain and nervous system, and plasticity refers to the brain’s malleability.

grow-your-brain
Nguồn: Sensory  Motor Learning

Mãi cho đến những năm 1960, các nhà nghiên cứu vẫn tin rằng sự thay đổi trong não bộ chỉ xuất hiện trong thời bé và thời thơ ấu. Lúc con người bắt đầu trưởng thành thì kết cấu não được cho là hầu như không thay đổi.

Up until the 1960s, researchers believed that changes in the brain could only take place during infancy and childhood. By early adulthood, it was believed that the brain’s physical structure was mostly permanent.

Hiện nay, các nghiên cứu đã chỉ ra rằng não tiếp tục tạo ra những đường dẫn thần kinh mới, thay thế các đường dẫn cũ để thích ứng với các trải nghiệm mới, học tập nhiều thông tin và kiến tạo những ký ức mới.

Modern research has demonstrated that the brain continues to create new neural pathways and alter existing ones in order to adapt to new experiences, learn new information and create new memories.

Lịch sử và Nghiên cứu về tính mềm dẻo của não bộ. History and Research on Brain Plasticity

Nhà tâm lý học William James phát biểu rằng não bộ có thể vẫn tiếp tục thay đổi chứ không như những gì người ta quan niệm trước đây vào những năm 1890. Trong cuốn Principles of Psychology, ông viết “chất hữu cơ, đặc biệt là các mô thần kinh, dường như vẫn tồn tại sự linh hoạt và độ mềm dẻo đáng kinh ngạc.” Tuy nhiên, ý tưởng này vẫn bị lãng quên suốt nhiều năm.

Psychologist William James suggested that the brain was perhaps not as unchanging as previously believed way back in 1890. In his book The Principles of Psychology, he wrote, “Organic matter, especially nervous tissue, seems endowed with a very extraordinary degree of plasticity.” However, this idea went largely ignored for many years.

Trong những năm 1920, nhà nghiên cứu Karl Lashley đã đưa ra bằng chứng cho thấy sự thay đổi của các đường dẫn thần kinh ở loài khỉ nâu. Đến những năm 1960, các nhà nghiên cứu bắt đầu phát hiện các trường hợp người lớn tuổi từng bị bị đột quỵ nặng có thể phục hồi các chức năng, chứng tỏ rằng não bộ có tính thích nghi tốt hơn người ta tưởng.

In the 1920s, researcher Karl Lashley provided evidence of changes in the neural pathways of rhesus monkeys. By the 1960s, researchers began to explore cases in which older adults who had suffered massive strokes were able to regain functioning, demonstrating that the brain was much more malleable than previously believed.

Các nhà nghiên cứu hiện nay cũng đưa ra các chứng cứ chứng minh não bộ có khả năng tự tái tạo bản thân sau chấn thương.

Modern researchers have also found evidence that the brain is able to rewire itself following damage.

Trong cuốn the Brain that Chances itself: Story of Personal Triump from the Frontiers of Brain Science, Norman Doidge cho rằng sở dĩ người ta nghĩ não bộ không thể thay đổi là do các lý do sau.

In his book The Brain that Chances Itself: Stories of Personal Triumph from the Frontiers of Brain Science, Norman Doidge suggests that this belief that the brain was incapable of change primarily stemmed from three major sources.

Thứ nhất, ngày xưa người ta tin rằng não là một cỗ máy thần kỳ, có thể thực hiện được nhiều điều ngoạn mục nhưng lại không thể phát triển và thay đổi. Thứ hai, người ta quan sát thấy rằng những người đã từng bị tổn thương não thường không thể hồi phục được. Cuối cùng, việc thiếu các trang thiết bị hiển vi để quan sát các hoạt động của não bộ cũng đóng một vai trò hình thành nên quan điểm não bộ là một cơ quan ổn định và bất biến.

First was the ancient belief that the brain was much like an extraordinary machine, capable of astonishing things yet incapable of growth and change. Second was the observation that people who had suffered from serious brain damage were often unable to recover. Finally, the inability to actually observe the microscopic activities of the brain played a role in the idea that the brain was relatively fixed.

Nhờ vào những bước tiến công nghệ hiện đại, các nhà nghiên cứu đã có được cái nhìn tưởng như bất khả thi về những hoạt động bên trong của não bộ. Khi những nghiên cứu về khoa học về thần kinh nở rộ, các nhà nghiên cứu đã chỉ ra rằng con người không bị giới hạn về các khả năng tâm thần có được từ lúc sinh ra và rằng những não bộ bị tổn thương có thể phục hồi và có biến chuyển đáng kể.

Thanks to modern advances in technology, researchers are able to get a never-before-possible look at the brain’s inner workings. As the study of modern neuroscience flourished, researchers demonstrated that people are not limited to the mental abilities they are born with and that damaged brains are often quite capable of remarkable change.

Tình mềm dẻo của não bộ thể hiện như thế nào? How Does Brain Plasticity Work?

Não bộ con người được cấu thành từ xấp xỉ 86 tỷ neuron. Trước đây các nhà nghiên cứu tin rằng sự sản sinh neuron mới ngừng lại ngay sau lúc sinh. Ngày nay, chúng ta biết rằng não sở hữu một khả năng đáng kinh ngạc trong việc tại tạo lại những đường dẫn, liên kết mới, thậm chí là tái tạo cả ra neuron mới.

The human brain is composed of approximately 86 billion neurons. Early researchers believed that neurogenesis, or the creation of new neurons, stopped shortly after birth. Today, it is understood that the brain possesses the remarkable capacity to reorganize pathways, create new connections and, in some cases, even create new neurons.

Một số đặc tính quy định tính mềm dẻo của não: There are are a few defining characteristics of neuroplasticity:

Có thay đổi theo tuổi tác. Tính mềm dẻo mặc dù tồn tại suốt đời, nhưng một số dạng biến đổi thường chiếm ưu thế hơn trong suốt một quãng thời gian cụ thể nào đó trong đời. Não bộ có xu hướng thay đổi nhiều trong suốt những năm đầu đời, ví dụ như não bộ với tuổi đời non trẻ sẽ phát triển và tự cấu trúc nó với tốc độ khá nhanh. Nói chung, não trẻ con thường có độ nhạy và độ phản ứng đối với các trải nghiệm cao hơn so với não người trưởng thành.

It can vary by age. While plasticity occurs throughout the lifetime, certain types of changes are more predominant during specific life ages. The brain tends to change a great deal during the early years of life, for example, as the immature brain grows and organizes itself. Generally, young brain’s tend to be more sensitive and responsive to experiences than much older brains.

– Liên đới với rất nhiều quá trình khác. Tính mềm dẻo luôn tồn tại trong suốt cuộc đời và có liên đới đến cả các tế bào khác của não bộ chứ không chỉ giới hạn ở neuron. Các tế bào khác có thể bao gồm các tế bào thần kinh đệm và mạch máu.

It involves a variety of processes. Plasticity is ongoing throughout life and involves brain cells other than neurons, including glial and vascular cells.

– Có thể xuất hiện do 2 nguyên nhân. Tính mềm dẻo có thể được hình thành từ 2 nguyên nhân. Hoặc là do kết quả của sự học tập, trải nghiệm, và sự hình thành trí nhớ hoặc là do tổn thương ở não. Mặc dù người ta đã từng tin rằng não bộ trở nên ổn định sau một độ tuổi nhất định, nhưng các nghiên cứu mới đây tiết lộ rằng não bộ không bao giờ ngừng thay đổi do sự tác động của quá trình học tập. Đối với nguyên nhân về tổn thương não bộ, chẳng hạn như đột quỵ, các khu vực của não bộ có liên quan đến một số chức năng nhất định có thể bị hủy hoại. Thực ra, các phần khỏe mạnh khác của não có thể đảm trách luôn các chức năng đó và các khả năng này có thể được khôi phục lại.

It can happen for two different reasons. As a result of learning, experience, and memory formation, or as a result of damage to the brain. While people used to believe that the brain became fixed after a certain age, newer research has revealed that the brain never stops changing in response to learning. In instances of damage to the brain, such as during a stroke, the areas of the brain associated with certain functions may be damaged. Eventually, healthy parts of the brain may take over those functions and the abilities can be restored.

– Môi trường sống một vai trò thiết yếu trong quá trình này. Bên cạnh đó, di truyền cũng có một sự ảnh hưởng nhất định. Sự tương tác giữa bẩm sinh và môi trường cũng đóng một vai trò quan trọng trong việc hình thành tính mềm dẻo của não bộ.

Environment plays an essential role in the process. Genetics can also have an influence. The interaction between the environment and genetics also plays a role in shaping the brain’s plasticity.

Tính mềm dẻo của não không phải lúc nào cũng tốt. Các biến đổi não bộ thường là những cải tiến tích cực, nhưng không phải lúc nào cũng vậy. Trong một số trường hợp, não bộ có thể bị ảnh hưởng bởi các chất hướng thần hoặc các bệnh lý tâm thần, dẫn đến các tác động bất lợi lên não bộ và hành vi.

Brain plasticity is not always good. Brain changes are often seen as improvements, but this is not always the case. In some instances, the brain might be influenced by psychoactive substances or pathological conditions that can lead to detrimental effects on the brain and behavior.

Phân loại Tính mềm dẻo của não bộ. Types of Brain Plasticity

– Mềm dẻo về Chức năng: khả năng dịch chuyển các chức năng của vùng não bị tổn thương sang vùng không bị tổn thương của não bộ.

Functional Plasticity refers to the brain’s ability to move functions from a damaged area of the brain to other undamaged areas.

– Mềm dẻo về Cấu trúc: khả năng biến đổi thực sự các kết cấu tự nhiên của não bộ thông qua quá trình học tập.

Structural Plasticity refers to the brain’s ability to actually change its physical structure as a result of learning.

Trong một vài năm đầu đời, não phát triển rất nhanh. Ngay từ lúc sinh ra, mỗi neuron trong vỏ não có khoảng 2,500 xi-náp; đến 3 tuổi, con số này đã tăng đến mức kinh ngạc là 15,000 xi-náp trên một neuron.

The first few years of a child’s life are a time of rapid brain growth. At birth, every neuron in the cerebral cortex has an estimated 2,500 synapses; by the age of three, this number has grown to a whopping 15,000 synapses per neuron.

Tuy nhiên, một người lớn trung bình chỉ có khoảng một nửa số xi-náp trên. Tại sao? Vì khi chúng ta lớn lên và trải nghiệm thêm điều mới, một số kết nối được củng cố trong khi một số khác bị loại bỏ đi. Quá trình này được biết đến với tên gọi “cắt tỉa” bớt xi-náp. Các neuron được sử dụng thường xuyên sẽ phát triển kết nối mạnh mẽ hơn các neuron hiếm hoặc không được sử dụng thực sự. Bằng cách phát triển những liên kết mới và tỉa bỏ những cái yếu hơn, não bộ có thể thích nghi với môi trường không ngừng thay đổi.

The average adult, however, has about half that number of synapses. Why? Because as we gain new experiences, some connections are strengthened while others are eliminated. This process is known as synaptic pruning. Neurons that are used frequently develop stronger connections and those that are rarely or never used eventually die. By developing new connections and pruning away weak ones, the brain is able to adapt to the changing environment.

Nguồn: https://www.verywell.com/what-is-brain-plasticity-2794886

Như Trang.