Tự chấp là hành vi phá hỏng đi cơ hội thành công của mình. Tại sao người ta lại làm ra những chuyện khiến bản thân dễ thất bại như vậy? Tất cả chúng ta đều muốn cảm thấy bản thân mình thật tuyệt, nhưng các nhà nghiên cứu lại phát hiện ra rằng, chúng ta lại đôi khi đi quá xa, tới mức phá hoại cơ hội thành công của mình để tránh phải chịu trách nhiệm khi lỡ thất bại.

Self-handicapping involves engaging in behaviors that sabotage your chances of success. Why would people do things that might make them more likely to fail? We all want to feel good about ourselves, but researchers have found that we sometimes go so far as to hurt our chances of success in order to avoid taking responsibilities for our failures.

635812049396287530-SelfSabotage.jpg
Nguồn: Policing the USA

Ví dụ, khi đối mặt với một kỳ thi quan trọng, nhóm một số sinh viên có thể sẽ đi chơi cả đêm để tránh phải học bài. Và khi kết quả thi tệ hại, những sinh viên này có thể đổ lỗi do bạn bè rủ rê ra ngoài chơi muộn khiến điểm thi bị thấp, thay vì thừa nhận do mình yếu kém.

When faced with an important exam, for example, students might stay out all night to avoid studying. Then when they do poorly, they can blame their poor scores on their friends for keeping them out late rather than their own lack of intelligence.

Nói một cách đơn giản, tự chấp cho phép con người ta tìm đến một thế lực bên ngoài để đổ lỗi cho những thất bại có thể xảy ra. Mặc dù đây cũng có khi là chiến lược hiệu quả để bảo vệ lòng tự trọng nhưng ta đều có thể hiểu được ảnh hưởng tiêu cực của chúng lên thành công của bản thân lớn thế nào.

Simply put, self-handicapping allows people to find an outside source to blame for possible failures. While this can be an effective strategy for protecting self-esteem, it can understandably have a significantly negative impact on success.

Hãy cùng tìm hiểu kỹ hơn về lý do xuất hiện và kết quả của hành vi tự chấp này.

Let’s take a closer look at why self-handicapping happens and the potential outcomes of this behavior.

Anti-Handicap-Self-Mastery.jpg
Nguồn: Mind Transformations

Tại sao người ta lại tự chấp? Why Do People Self-Handicap?

Các nhà tâm lý học phát hiện ra rằng mỗi chúng ta đều có một nhu cầu đổ lỗi mạnh mẽ, quy rằng thất bại bản thân gặp phải là do những yếu tố từ bên ngoài, và ngược lại, thành công xuất hiện lại do bản thân mình giỏi giang, tốt đẹp. Hành vi này giúp bảo vệ lòng tự trọng của chúng ta nhưng nó cũng khiến ta làm ra những việc thực sự khiến ta không chạm tay được đến thành công.

Psychologists have found that we all have a strong need to blame our failures on outside forces while taking personal credit for our successes. This behavior protects our self-esteem, but it can also make us do things that actually make us less likely to succeed.

Xu hướng này có tên gọi là tự chấp, được định nghĩa là những hành vi hoặc lựa chọn tự hủy hoại bản thân, ngăn chủ thể tự đứng ra chịu trách nhiệm với kết quả. Về cơ bản, người ta tạo ra những trở ngại để có thể đổ vấy những thất bại cho những yếu tố bên ngoài. Thất bại đưa đến cảm giác khó chịu khi người ta nhận ra rằng việc mình thiếu kỹ năng hay sự chuẩn bị cần thiết đã dẫn đến kết cục này. Bằng những hành vi hủy hoại đi cái thành công đáng lý có thể đến, người ta tránh được việc phải đối mặt với sự thật và chấp nhận sự kém cỏi của bản thân.

This tendency is known as self-handicapping, defined as a self-sabotaging action or choice that prevents people from taking personal responsibility for outcomes. Essentially, people create obstacles so that any possible failures can then be blamed on these outside forces. Failure can lead to discomfort when people realize that their own lack of skill or preparation led to the outcome. By engaging in actions that undermine possible success, people avoid having to face the truth and accept their own deficiencies.

Có nhiều dạng tự chấp khác nhau. Đôi lúc hành vi này có thể khá vô hại, nhưng cũng có lúc nó có thể nghiêm trọng hơn rất nhiều. Trong một số trường hợp, nó thậm chí khiến người ta làm ra những hành vi tiềm ẩn nguy hiểm.

There are many different forms of self-handicapping. Sometimes this behavior can be fairly innocuous, but in some instances, it can be much more serious. In some cases, it might even drive people to engage in potentially dangerous behavior.

Ví dụ, sinh viên có thể đợi ‘nước đến chân’ mới làm bài tập về nhà hoặc trì hoãn học cho đến phút cuối. Vận động viên có thể lơ là luyện tập hoặc thức khuya trước ngày diễn ra cuộc thi lớn. Một số trường hợp khác, người ta có thể thực hiện nhiều hành vi tự chấp nguy hiểm hơn như lạm dụng ma túy và chất có cồn.

For example, students might procrastinate on their homework or put off studying until the very last minute. Athletes might skip practice or stay up late the night before a big game. In some cases, people might engage in more dangerous forms of self-handicapping such as abusing drugs and alcohol.

Các nhà nghiên cứu cho rằng tự chấp có thể có liên hệ với cái gọi là thiên kiến tự kỷ, là khi con người ta tự nhận lấy công lao về mình khi thành công và đổ lỗi cho các yếu tố bên ngoài khi thất bại.

Researchers have suggested that self-handicapping can be linked to what is known as the self-serving bias, in which people claim personal credit for success but blame outside forces for their failures.

Ví dụ, thử tưởng tượng, bạn đang chuẩn bị hoàn thành cuộc đua marathon đầu tiên của mình. Bạn đang thực hiện theo một khung chương trình tập luyện và ăn uống lành mạnh, nhưng khi ngày đua đến gần, bạn thấy tự nghi ngờ năng lực cán đích đầu tiên của mình.

Imagine, for example, that you have been preparing to compete in your very first marathon. You’ve been following a training schedule and eating a healthy diet, but as race day approaches, you find yourself doubting your ability to successfully reach the finish line.

Trong những ngày ngay trước cuộc đua diễn ra, bạn bỏ tập, ăn vô tội vạ đồ ăn nhanh. Ngày đua cuối cùng rồi cũng đến, bạn thấy mình chậm chạp, mất dáng. Kết quả của các hành vi tự chấp này là bạn đổ lỗi cho do mình không còn giữ được dáng hoặc mình bị béo lên nên mới không đạt thành tích tốt trong cuộc đua, chứ không phải do bạn kém cỏi, thiếu khả năng.

In the weeks and days leading up to the big race, you find yourself skipping your training sessions and binge eating junk food. When the day finally arrives to compete in the marathon, you find yourself feeling sluggish and out of shape. As a result of these self-handicapping behaviors, you are able to blame your inability to finish the race on being out of shape or bloated rather than your possible lack of ability.

Nghiên cứu về tính tự chấp. Research on Self-Handicapping

Hiện tượng này được mô tả lần đầu tiên bởi hai nhà nghiên cứu Stephen Berglas và Edward Jones trong một nghiên cứu năm 1978, tại đây, nhóm nghiên cứu chỉ định ngẫu nhiên một số sinh viên hoàn thành bảng trò chơi đảo chữ cái, một số bảng khá “dễ xử” còn một số khác lại khá hóc búa.

The phenomenon was first described by researchers Stephen Berglas and Edward Jones in a 1978 study that involved randomly assigning students to complete anagrams, some of which were solvable and some of which were not.

Sau đó, nhóm nghiên cứu nói với nhóm sinh viên này rằng chúng làm rất tốt. Phản hồi này rõ ràng là làm những tham dự viên không giải được trò chơi bối rối và bất ngờ. Người ta nói họ làm tốt nhưng bản thân họ lại chẳng biết “đầu cua tai nheo” ra làm sao, không biết tại sao và làm thế nào mình lại làm tốt như vậy.

Afterwards, all of the students were told they had done well. This feedback was clearly unsettling and confusing to the participants who had been given the unsolvable anagrams. They were told they had done well, but had no idea how or why they had.

“Nhiều người được người khác khen là thông minh sáng láng, mà không biết được rằng kết luận đó căn cứ từ đâu”, TS. Berglas giải thích trên tờ New York Times năm 2009.

“These are the people who are told they are brilliant, without knowing how that inference is derived,” said Dr. Berglas explained to The New York Times in 2009.

Nhóm nghiên cứu sau đó đã hỏi các tình nguyện viên xem họ muốn uống một loại thuốc gia tăng hiệu suất hay thuốc ức chế hiệu suất trước khi làm tiếp thêm một bài kiểm tra khác. Có tới 70% tham dự viên nhóm không giải quyết được đề bài trước đó chọn uống thuốc ức chế năng suất, trong khi con số này ở nhóm giải được đề bài là chỉ 13% mà thôi.

The volunteers were then asked if they would want to take either a performance-enhancing or performance-inhibiting drug before they took another test. Of the participants, a whopping 70 percent of those who had been given the unsolvable anagrams opted to take the performance-inhibiting drug, compared to just 13 percent of those who had been given the solvable anagrams.

Vậy tại sao lại có đông người chọn uống một loại thuốc làm tệ đi hiệu suất của mình trong một bài kiểm tra như vậy? Kết quả này chỉ ra rằng khi con người ta tự tin vào năng lực của mình, họ sẽ muốn được được đưa thêm thứ gì đó giúp mình làm tốt hơn nữa. Còn những người không chắc chắn về năng lực của mình thì ngược lại, có xu hướng muốn loại thuốc làm hỏng luôn đi hiệu suất công việc của mình, cũng từ đó khiến họ có thể đổ lỗi cho thế lực nào đó bên ngoài làm mình thất bại.

Why would some choose the drug designed to impair their performance on a test? These results suggest that when people are confident in their abilities to perform a task, they would prefer to be given something that would help them perform even better. Those who are unsure of their abilities, however, are more likely to want the drug that will hurt their performance, thus giving them an external source to blame for their possible failures.

Tác động. The Effects

Mục đích của việc tự hủy hoại bản thân này là để bảo vệ cái tôi và lòng tự trọng, và các chuyên gia còn phát hiện ra rằng chiến thuật này thực sự có phát huy hiệu quả. Người ta thấy rằng những người có lòng tự trọng càng cao sẽ càng dễ tự chấp hơn. Đối với nhiều người, hành vi này hầu hết đều diễn ra tự động. Chúng ta tự kiếm cớ cho thất bại của mình thậm chí ngày cả trước khi ta thực hiện hành động, nhưng ta tự chấp trong vô thức.

The purpose of all this self-sabotage is to protect the ego and self-esteem, and experts have found that it does actually work. People with high self-esteem have been shown to engage in more self-handicapping. For many people, these behaviors happen almost automatically. We come up with excuses for failure before we’ve even tried, but we often do so unconsciously.

Mặc dù tự chấp có thể giúp bảo vệ lòng tự trọng nhưng nó cũng gây ra những tác dụng phụ cực kỳ tiêu cực. Nếu bạn tự dựng rào cản cho sự thành công của bản thân, thì sẽ chẳng có cách nào bạn cho bản thân mình cơ hội bạn nên có để đạt được mục tiêu. Không chỉ vậy, bằng cách ngăn cản cơ hội, bạn về cơ bản đã hạ thấp mong đợi dành cho bản thân cả thời điểm hiện tại và sau này tương lai.

While self-handicapping might go a long way in protecting our self-esteem, it can also have serious negative side-effects. If you are placing barriers to success in your path, there is no way that you are giving yourself all the chances you should for achieving your goals. Not only that, by hindering your chances, you are essentially lowering your expectations for yourself both now and in the future.

Nhà nghiên cứu Sean McCrea đã phát hiện ra rằng tự chấp có thể dẫn đến tình trạng hạ thấp động lực và nguồn khích lệ con người ta cố gắng chạm tới thành công trong tương lai. Trong một chuỗi các thí nghiệm của mình, ông đã điều khiển được điểm số IQ của tham dự viên. Một số tham dự viên được cho 2 chọn lựa: hoặc chuẩn bị trước khi làm bài hoặc không chuẩn bị gì hết. Những người có điểm thấp thường có xu hướng đổi lỗi cho việc mình chưa được chuẩn bị, tập luyện trước đó, nhưng McCrea cũng phát hiện ra trong những thí nghiệm sau đó rằng những người kiếm cớ để đổ lỗi khi điểm thấp (tức nói mình bị mất tập trung, thiếu chuẩn bị, v.v…) thường ít động lực chuẩn bị cho bài kiểm tra tiếp theo trong tương lai hơn những người không kiếm cớ từ bên ngoài để đổ lỗi.

Researcher Sean McCrea has also found that self-handicapping can lead to lower motivation and less incentive to try to succeed in the future. In a series of experiments, he manipulated participants’ scores on IQ tests. Some participants were given the choice to either prepare for taking the test or to join a “no practice” group. Those who then received bad scores were more likely to blame their lack of practice, but McCrae also found in later experiments that those who had an excuse for their low scores (i.e., distractions, lack of preparation, etc.) were less motivated to prepare for a future test than those who didn’t have an external source to blame.

McCrea nói trong bài viết của Benedict Carey trong tờ New York Times, “Tự chấp cho phép họ nói rằng ‘Khi nhìn nhận lại hết thảy, tôi thực sự làm khá tốt đó chứ’. Và rồi những con người này chẳng còn động lực gì thôi thúc để làm tốt hơn nữa.”

“The handicap allowed them to say, ‘All things considered, I actually did pretty well,'”McCrea told Benedict Carey writing for The New York Times. “And there’s no drive to get better.”

Những hệ quả tiêu cực khác của tự chấp: More negative consequences of self-handicapping:

– Sinh viên tự chấp dành ít thời gian mỗi tuần cho việc học hơn. Students who engage in self-handicapping report spending less time each week studying.

– Người tự chấp cũng có xu hướng đạt điểm thấp hơn. Self-handicappers also tend to have lower grades overall.

– Họ cũng dễ sử dụng chất có cồn trước khi làm bài hơn. They are also more likely to use alcohol before engaging in a task.

Tự chấp cũng làm tổn thương những mối quan hệ xã hội. Người tự chấp thường xuyên trong trạng thái sẵn sàng kiếm cớ, thường bị mọi người coi là kẻ ưa than vãn. Nghiên cứu chỉ ra rằng người tự chấp thường bị bạn bè đánh giá tiêu cực.

It also hurts social relationships. Self-handicappers always seem to have an excuse, so they are often viewed as “whiners.” Researchers have found that self-handicappers are rated more negatively by their peers.

Tự chấp có thể bảo vệ cái tôi, nhưng cái giá phải trả cũng rất lớn. Tự dựng nên rào cản cho thành công có thể mang đến những cái cớ để tiện vin vào khi thất bại nhưng nó cũng khiến chúng ta thực sự dễ thất bại hơn. Bạn có cảm thấy ổn về bản thân mình bây giờ không, hay bạn đã cố gắng hết sức liều hết mình dù có thất bại? Nghiên cứu chỉ ra rằng mặc dù lòng tự trọng của bạn có thể tạm thời bị “dập” tơi tả, nhưng kiên cường không tự chấp có thể giúp bạn thành công trong tương lai.

Self-handicapping can protect the ego, but it comes with significant costs. Placing obstacles to success might provide excuses for failures, but it also makes us more likely to fail. Do you feel good about yourself now or do you give it your all and risk failure? The research suggests that while your self-esteem might take a temporary hit, giving up self-handicapping behaviors might be better for future success.

Tham khảo. View Article Sources

Baumeister, R. F., & Bushman, B. J. (2008). Social Psychology & Human Nature. United States: Thomson Wadsworth.

McCrea, S. M. (2008). Self-handicapping, excuse making, and counterfactual thinking: Consequences for self-esteem and future motivation. Journal of Personality and Social Psychology, 95(2), 274-292.

Tice, D. M., & Baumeister, R. F. (2006). Self-esteem, self-handicapping, and self-presentation: The strategy of inadequate preparation. Journal of Personality, 58(2), 443-464.

Nguồn: https://www.verywellmind.com/self-handicapping-protecting-the-ego-at-a-cost-4125125

Như Trang.