Não bộ của bạn vô cùng kỳ diệu, nhưng chắc chắn nó không hoàn hảo. Đôi lúc nó quên đi mất những chi tiết quan trọng, như khi bạn lỡ mất cuộc hẹn với nha sĩ hay cuộc gặp với khách hàng. Hoặc não bộ không thể phát hiện ra những thứ hiển hiện rõ ràng nhất trong môi trường xung quanh, khiến bạn mắc lỗi, làm bạn bị thương, khiến bản thân gặp nguy cơ mắc bệnh hoặc đơn giản chỉ là làm bạn bực mình. Nếu bạn đã từng quên mất chỗ đậu xe và dành cả thanh xuân tới lui để kiếm xe thì bạn sẽ hiểu.

Your brain is a wondrous thing, but it’s certainly not perfect. Sometimes it forgets important details, such as your overdue dentist appointment or a meeting with a client. Or it may fail to notice essential things in your environment, leading you to make mistakes that could cause you to get hurt, put yourself at risk of illness, or be just plain annoying. If you’ve ever forgotten to note where you parked your car and spent what felt like forever wandering around looking for it, you know how that goes.

Meditation-Presence-Mindfulness-Brain-Mind-Mindset-744207.jpg
Nguồn: www.maxpixel.net/

Có thể bạn cho rằng đây chỉ những lỗi đơn giản hoặc nghĩ do tại mình bị căng thẳng hoặc thiếu thời gian. Tuy nhiên, vấn đề thực tế có khi lại nằm ở chính não bộ của bạn. Và chẳng ai tránh được điều này. Tuy nhiên, hiểu được cách thức nó diễn ra có thể giúp bạn xử lý nó, từ đó chăm sóc bản thân và gia đình tốt hơn, luôn giữ an toàn cho bản thân và cảm thấy mình kiểm soát được cuộc sống của mình.

You might be inclined to write off these kinds of mistakes as simple errors or to blame them on things like stress or lack of time. The fact is, however, sometimes brain drain is the problem. And it’s inevitable. However, understanding how it can happen can help you to deal with it, so that you can take good care of yourself and your family, stay safe, and feel like you have grip on your life.

1 Tâm trí của bạn thích đi đường tắt. Your Mind Likes to Take Shortcuts

Maze Shortcut
Nguồn: Safety Toolbox Talks

Một trong những khuyết điểm của não bộ là đôi khi, nói một cách đơn giản, là nó rất lười. Khi cố giải quyết một vấn đề hoặc đưa ra một quyết định, tâm trí của bạn thường vòng về với quy tắc ngón tay cái, tức chấp nhận những cách xử lý đưa đến kết quả tốt trong quá khứ. Nhiều lúc, đây là một cách làm hữu ích và hiệu quả. Sử dụng ‘đường tắt’ cho phép bạn đưa ra quyết định nhanh chóng mà không cần phải tốn công tốn sức phân tích cái nào khả thi cái nào không. Nhưng cũng có lúc, cách làm ‘tắt’ này, hay còn gọi là phương pháp dựa trên kinh nghiệm, có thể ‘gài’ bạn khiến bạn phạm sai lầm.

One of the biggest shortcomings of your brain is that sometimes it’s just plain lazy. When trying to solve a problem or make a decision, your mind often falls back on rules of thumb or solutions that have worked well in the past. In many cases, this is a useful and effective approach. Using shortcuts allows you to make decisions quickly without having to laboriously sort through each and every possible solution. But sometimes these mental shortcuts, known as heuristics, can trip you up and cause you to make mistakes.

Ví dụ, bạn sợ đi máy bay vì ngay lập tức bạn nghĩ đến một số vụ rơi máy bay thảm khốc nổi đình nổi đám. Thực tế thì, di chuyển bằng đường hàng không thực sự an toàn hơn ô tô, nhưng não bộ của bạn sử dụng lối tư duy tắt gọi là chiến thuật dựa trên kinh nghiệm có sẵn, bạn bị não bộ lừa nên tin rằng đi máy bay nguy hiểm hơn trong khi thực tế không phải vậy. Nhận biết được điều này cũng không khiến bạn an toàn hơn lỡ có sự cố, nhưng chắc chắn sẽ giúp bạn ổn định tâm thế hơn trong suốt chuyến bay.

For example, you might find yourself terrified of flying on a plane because you can immediately think of several tragic, high-profile plane crashes. In reality, traveling by air is actually much safer than traveling by car, but because your brain is using a mental shortcut known as the availability heuristic, you are fooled into believing that flying is much more dangerous than it really is. Knowing this won’t keep you saferbut it should certainly keep you saner during the flight.

2 Cách nghĩ của bạn bị ‘xoay vần’ bởi những thiên kiến tiềm ẩn. Your Thinking Is Swayed by Hidden Biases

Confirmation-Bias
Nguồn: Farnam Street

Đó là những khuynh hướng ảnh hưởng lên cách bạn nhìn nhận người khác (như hiệu ứng lan tỏa), cách bạn nhìn nhận sự việc (thiên lệch nhận thức muộn), và cách bạn chỉ chăm chăm vào những khía cạnh nào đó trong một câu chuyện khi đưa ra quyết định (thiên kiến quy kết).

These are predispositions that can influence how you perceive people (such as the halo effect), how you perceive events (the hindsight bias), and what aspects of a situation you pay attention to when making a decision (the attributional bias).

Một loại khác là thiên kiến xác nhận, nó có thể khiến bạn đặt để sự tập trung hay thậm chí khiến bạn tìm kiếm chỉ những thứ nào ủng hộ/xác nhận cho cái vốn dĩ bạn đã tin là có thật rồi, đồng thời ngó lơ hoặc không đếm xỉa gì đến bất kỳ thứ nào khác đối chọi lại với những niềm tin cố hữu trong bạn.

Another is the confirmation bias, which can lead you to place a greater emphasis or even seek out things that confirm what you already believe while at the same time ignoring or discounting anything that opposes your existing ideas.

Những thiên kiến nhận thức như vậy có thể cản trở, ngăn bạn suy nghĩ một cách rõ ràng và đưa ra quyết định chính xác – về tài chính, sức khỏe, thậm chí là cả trong cách bạn tương tác với thế giới ngoài kia.

Such cognitive biases can prevent you from thinking clearly and making accurate decisionsabout your finances, your health, and even the ways in which you interact in the world.

3 Não bộ thích trò đổ lỗi. Your Brain Likes to Play the Blame Game

12.gif
Nguồn: paxonbothhouses.blogspot.com

Khi một điều tồi tệ xảy ra, việc tìm cái gì đó để đổ lỗi âu cũng là tự nhiên, đôi khi, dù cho có phải vặn vẹo sự thật một chút để bảo vệ lòng tự trọng của bản thân mình. Nói cách khác, chúng ta có thể phá banh mọi thứ nhưng lại không muốn nhận lấy trách nhiệm.

When something bad happens, it is only natural to look for something to blame. Sometimes, though, we twist reality around to protect our own self-esteem. In other words, we may have screwed up but don’t want to take responsibility for that.

Ví dụ, sau một ngày vui chơi trên bãi biển bạn thấy da mình cháy nắng ghê ghớm. Bạn kết luận loại kem chống nắng mình dùng không tốt, thay vì thừa nhận sự thật là bạn không thèm ngừng chơi một chút để thoa lại kem.

For example, after a day out at the beach you find you’ve gotten badly sunburned. You may decide the sunscreen you were using was defective, rather than owning up to the fact that you never got around to reapplying it.

Tại sao ta lại có thói ưa đổ lỗi này? Các nhà nghiên cứu tin rằng rất nhiều kiểu thiên kiến quy kết vận hành như một cơ chế để bảo vệ lòng tự trọng và bảo bọc chúng ta khỏi nỗi sợ thất bại. Theo hướng tư duy này, những thứ tồi tệ xảy ra với bạn, một mặt, là vì những yếu tố bên ngoài mà bạn không kiểm soát được; và mặt khác, những thành công bạn có được là kết quả của tính cách, kỹ năng, nỗ lực và những đặc tính bên trong con người bạn– điều này cũng chẳng có vấn đề gì nếu bạn thực sự giỏi và có năng lực như vậy. (kiểu như xấu do người, tốt là do mình – ND).

Why do we engage in this blame game? Researchers believe that many of our attributional biases function as a way to protect our self-esteem and guard us from the fear of failure. According to this way of thinking, bad things happen tto you because of things outside of your control. On the other handand there’s nothing unhealthy about this as long as it’s true)your successes are the result of your traits, skills, efforts, and other internal characteristics.

4 Não bộ có thể bị mù thoáng qua. Your Brain Can Be Blind to Change

01angier.xlarge1.jpg
Nguồn: The New York Times

Có quá nhiều thứ đang diễn ra trên thế gian này ở một thời điểm nào đó, và sẽ rất khó cho não bộ khi phải ghi nhận hết tất cả mọi thông tin một cách chi tiết. Kết quả là, đôi khi, không may thay, ta vẫn bỏ lỡ những thay đổi quan trọng xảy ra ngay trước mắt mình. Hiện tượng này gọi là mù thoáng qua. Trong nhiều nghiên cứu, có người còn không thể nhận ra người đang nói chuyện với họ đã bị thay đổi khi có một thứ gì đó xen ngang trong cuộc hội thoại.

There’s so much going on in the world at any given moment it can be hard for the brain to take in every detail. As a result, it’s sometimes tough to completely miss major changes that happen right in front of our eyes. This is called change blindness. In studies, when conversational partners were swapped during a brief interruption, the majority of people didn’t even notice the change.

Các nhà nghiên cứu nghĩ đến một số thứ có thể diễn ra ở những tình huống như thế này. Nếu bạn bận tập trung vào một thứ, bạn đơn giản sẽ phải ngưng tiếp nhận một lượng lớn các thông tin khác bởi não bộ của bạn không thể xử lý tất cả cùng một lúc.

Researchers think a few things may be going on when this kind of thing happens. If you’re busy concentrating on one thing, you simply have to tune out huge amounts of other information that your brain cannot deal with at that time.

Những mong đợi cũng có thể đóng một vai trò quan trọng. Bạn đâu có nghĩ là một người đang nói chuyện với mình lại có thể biến thành một người khác hoàn toàn đâu đúng không? Đương nhiên rồi – vậy nên chẳng có gì ngạc nhiên khi bạn lại bỏ lỡ sự thay đổi, dù là lớn lao ấy, trong tình huống hay môi trường bấy giờ.

Expectations also can play an important role. Would you expect a person to suddenly transform into somebody else while you were talking to them? Of course notso it’s not so surprising you might miss a major shift in your situation or environment.

5 Trí nhớ của bạn không sắc bén như bạn tưởng. Your Memory Isn’t As Sharp As You May Think

9.jpg
Nguồn: Rick James Chiropractic Health & Wellness Blog

Trí nhớ không phải là một cái máy quay phim, nó không thể quay cẩn thận tất cả những sự vật sự việc chính xác tồn tại trong thực tế. Nó mong manh, sai lệch và dễ bị tổn thương hơn bạn tưởng.

Memory isn’t like a video camera, carefully preserving events exactly as they occur. It’s much more fragile, inaccurate, and susceptible to influence than you may believe.

Ví dụ, nghiên cứu chỉ ra rằng con người ta cực kỳ dễ nhớ nhầm một sự kiện hoàn toàn không xảy ra. Trong một nghiên cứu, các nhà khoa học đã phát hiện ra rằng, xem một video người khác làm một điều gì đó thực sự có thể khiến tham dự viên tin rằng chính họ đã thực hiện hành động đó rồi.

For example, research shows it’s surprisingly easy to make someone have false memories of events that did not really occur. In one study, scientists found watching a video of other people do something actually led participants to believe that they had performed the task themselves.

Chúng ta có xu hướng quên đi một lượng lớn thông tin, từ những chi tiết không mấy quan trọng ta gặp hằng ngày đến những thông tin quan trọng cần ghi nhớ. Chuyên gia về trí nhớ Elizabeth Loftus cho rằng, có một số lý do quan trọng nằm sau những thất bại này của bộ nhớ. Việc không thể truy xuất lại thông tin từ bộ nhớ, thất bại trong việc gỡ rối những đoạn ký ức nhập nhằng, không thể lưu trữ thông tin vào bộ nhớ, và chủ tâm quên đi những ký ức đau buồn chỉ là một số lý do tiềm ẩn giải thích cho hiện tượng quên này ở người.

We also tend to forget enormous amounts of information, from trivial details we run into every day to important information that we need. Memory expert Elizabeth Loftus suggests that there are a few major reasons behind these memory failures. Failing to retrieve the information from memory, falling victim to competing memories, failing to store information in memory, and purposely forgetting painful memories are just a few of the possible underlying causes of forgetfulness.

Kết luận. Final Thoughts

Não bộ của bạn có thể làm được nhiều điều lớn lao, từ việc ghi nhớ một cuộc nói chuyện với người bạn thân thiết đến giải quyết một bài toán phức tạp. Nhưng còn lâu nó mới hoàn hảo. Vậy bạn phải làm gì đây? Bạn chẳng thể nào tránh được những vấn đề tiềm ẩn này, nhưng nhận thức được sự tồn tại của những thiên kiến, những khiếm khuyết nhận thức và những trò lừa đảo của trí nhớ mà bản thân não bộ của bạn cũng bất lực, có thể khá hữu ích để bạn áp dụng trong cuộc sống.

Your brain is capable of remarkable things, from remembering a conversation you had with a dear friend to solving complex mathematical problems. But it’s far from perfect. So what can you do? There’s no way to avoid all of these potential problems, but being aware of some of the biases, perceptual shortcomings, and memory tricks that your brain is susceptible to can help.

Nguồn: https://www.verywellmind.com/ways-your-brain-plays-tricks-on-you-2795042

Như Trang.