Khả năng thể hiện, kiểm soát cảm xúc của mình là điều cực kỳ quan trọng, và khả năng hiểu, phiên giải và phản hồi lại các cảm xúc của người khác cũng vậy. Thử tưởng tượng một thế giế nơi bạn không thể hiểu được cảm giác buồn bã của bạn bè hay cảm giác tức tối của đồng nghiệp. Các nhà tâm lý học gọi khả năng này là trí thông minh cảm xúc, và một số chuyên gia thậm chí còn khẳng định nó quan trọng hơn cả chỉ số thông minh (IQ) quyết định sự thành công chung trong cuộc sống.
The ability to express and control our emotions is essential, but so is our ability to understand, interpret, and respond to the emotions of others. Imagine a world in which you could not understand when a friend was feeling sad or when a co-worker was angry. Psychologists refer to this ability as emotional intelligence, and some experts even suggest that it can be more important than IQ in your overall success in life.

Thông minh cảm xúc. Emotional Intelligence
Thông minh cảm xúc (EI) là khả năng nhận thức, kiểm soát và đánh giá cảm xúc. Một số nhà nghiên cứu cho rằng thông minh cảm xúc có thể có được qua quá trình học tập và củng cố, trong khi một số khác lại cho rằng nó là đặc tính thuộc về bản năng có từ lúc sinh ra.
Emotional intelligence (EI) refers to the ability to perceive, control, and evaluate emotions. Some researchers suggest that emotional intelligence can be learned and strengthened, while others claim it’s an inborn characteristic.
Kể từ năm 1990, Peter Salovey và John D. Mayer là những người tiên phong nghiên cứu về trí thông minh cảm xúc. Trong bài báo mang tính ảnh hưởng cao có tên “Trí thông minh cảm xúc”, họ đã định nghĩa trí thông minh cảm xúc là “khả năng kiểm soát cảm xúc, cảm giác của chính mình và người khác, từ đó phân biệt chúng và sử dụng thông tin này để dẫn dắt suy nghĩ và hành động của mình.”
Since 1990, Peter Salovey and John D. Mayer have been the leading researchers on emotional intelligence. In their influential article “Emotional Intelligence,” they defined emotional intelligence as “the ability to monitor one’s own and others’ feelings and emotions, to discriminate among them and to use this information to guide one’s thinking and actions.”
Bốn phân nhóm của trí thông minh cảm xúc. The Four Branches of Emotional Intelligence
Salovey và Mayer đã đưa ra một mô hình xác định 4 cấp độ khác nhau trong trí thông minh cảm xúc, bao gồm nhận thức cảm xúc, khả năng suy luận bằng cảm xúc, khả năng hiểu cảm xúc và khả năng quản lý cảm xúc.
Salovey and Mayer proposed a model that identified four different levels of emotional intelligence, including emotional perception, the ability to reason using emotions, the ability to understand emotion, and the ability to manage emotions.
– Nhận thức cảm xúc: Bước đầu tiên trong việc hiểu rõ cảm xúc là nhận ra nó một cách chính xác. Trong nhiều trường hợp, điều này có thể là hiểu được các tín hiệu không lời như ngôn ngữ cơ thể và biểu hiện trên nét mặt.
Perceiving emotions: The first step in understanding emotions is to perceive them accurately. In many cases, this might involve understanding nonverbal signals such as body language and facial expressions.
– Suy luận bằng cảm xúc: Bước tiếp theo là sử dụng cảm xúc để thúc đẩy suy nghĩ và các hoạt động nhận thức. Cảm xúc giúp ta chọn ra cái ta ưu tiên và phản ứng lại nó; chúng ta phản ứng bằng cảm xúc với những thứ ta quan tâm.
Reasoning with emotions: The next step involves using emotions to promote thinking and cognitive activity. Emotions help prioritize what we pay attention and react to; we respond emotionally to things that garner our attention.
– Hiểu rõ cảm xúc: Cảm xúc ta nhận thức được có thể mang rất nhiều ý nghĩa. Nếu một ai đó thể hiện cảm xúc giận dữ, người quan sát phải phiên giải được lý do người đó giận và ý nghĩa của nó. Ví dụ, nếu sếp của bạn đang tỏ ra giận dữ, sự giận dữ có thể hàm ý rằng ông ta đang không hài lòng với thể hiện của bạn trong công việc, hoặc cũng có thể vì ông ta bị phạt do chạy quá tốc độ trên đường đi làm sáng hôm đó hoặc có thể ông này đang cãi nhau với vợ.
Understanding emotions: The emotions that we perceive can carry a wide variety of meanings. If someone is expressing angry emotions, the observer must interpret the cause of the person’s anger and what it could mean. For example, if your boss is acting angry, it might mean that he is dissatisfied with your work, or it could be because he got a speeding ticket on his way to work that morning or that he’s been fighting with his wife.
– Quản lý cảm xúc: Khả năng quản lý cảm xúc hiệu quả là một phần tối quan trọng trong trí thông minh cảm xúc và cũng là cấp độ cao nhất. Điều tiết cảm xúc của mình, phản ứng lại nó một cách phù hợp và phản ứng lại những cảm xúc của người khác đều là khía cạnh quan trọng trong quản lý cảm xúc.
Managing emotions: The ability to manage emotions effectively is a crucial part of emotional intelligence and the highest level. Regulating emotions, responding appropriately, and responding to the emotions of others are all important aspect of emotional management.
Theo Salovey và Mayer, 4 phân nhóm chính của mô hình này là “những quá trình tâm lý sắp xếp từ cấp cơ bản lên nâng cao, là quá trình lồng ghép nhiều yếu tố tâm lý hơn. Ví dụ, nhánh thấp nhất chỉ (khá) đơn giản là khả năng nhận ra và thể hiện cảm xúc. Trái lại, nhánh cao nhất lại là sự điều tiết cảm xúc một cách có suy nghĩ, mang tính chủ động và tỉnh táo.
According to Salovey and Mayer, the four branches of their model are “arranged from more basic psychological processes to higher, more psychologically integrated processes. For example, the lowest level branch concerns the (relatively) simple abilities of perceiving and expressing emotion. In contrast, the highest level branch concerns the conscious, reflective regulation of emotion.”
Lược sử Trí thông minh cảm xúc. A Brief History of Emotional Intelligence
Trí thông minh cảm xúc là một thuật ngữ không hề xuất hiện trong từ điển chuyên ngành mãi cho đến những năm 1990, dưới đây là lược sử tiến trình phát triển của thuật ngữ này.
Emotional intelligence as a term didn’t come into our vernacular until around 1990, but here’s a look at how it came into being.
Những năm 1930 – Edward Thorndike mô tả khái niệm “trí thông minh xã hội” là khả năng hòa hợp với người khác.
1930s—Edward Thorndike describes the concept of “social intelligence” as the ability to get along with other people.
Những năm 1940 – David Wechsler nêu ra quan điểm các thành tố quyết định hiệu suất của trí thông minh có thể là yếu tốt tất yếu quyết định thành công trong cuộc sống
1940s—David Wechsler suggests that effective components of intelligence may be essential to success in life.
Những năm 1950 – Những nhà tâm lý học nhân văn như Abraham Maslow mô tả cách thức con người ta có thể xây dựng sức mạnh cảm xúc.
1950s—Humanistic psychologists such as Abraham Maslow describe how people can build emotional strength.
Năm 1975 – Howard Gardner xuất bản Cuốn “Tâm trí vụn vỡ”, giới thiệu khái niệm đa trí thông minh.
1975—Howard Gardner publishes The Shattered Mind, which introduces the concept of multiple intelligences.
Năm 1985 – Wayne Payne giới thiệu thuật ngữ “trí thông minh cảm xúc” trong tựa đề luận văn tiến sĩ của mình.
1985—Wayne Payne introduces the term “emotional intelligence” in his doctoral dissertation entitled.
Năm 1987 – Trong một bài báo xuất bản trên Tạp chí Mensa, Keith Beasley sử dụng thuật ngữ “chỉ số thông minh cảm xúc.” (EQ). Một số người cho rằng đây là ấn bản đầu tiền sử dụng cụm từ này, mặc dù Reuven Bar-on tuyên bố rằng đã sử dụng thuật ngữ này trong một phiên bản luận văn tốt nghiệp chưa xuất bản của mình.
1987—In an article published in Mensa Magazine, Keith Beasley uses the term “emotional quotient.” Some suggest that this is the first published use of the phrase, although Reuven Bar-On claims to have used the term in an unpublished version of his graduate thesis.
Năm 1990 – Nhà tâm lý học Peter Salovey và John Mayer xuất bản bài báo mang tính bước ngoặt, “Trí thông minh cảm xúc,” trong thời báo Tưởng Tượng, Nhận Thức và Tính cách.
1990—Psychologists Peter Salovey and John Mayer publish their landmark article, “Emotional Intelligence,” in the journal Imagination, Cognition, and Personality.
Năm 1995 – Khái niệm trí thông minh cảm xúc được phổ biến rộng rãi sau khi cuốn sách Trí thông minh cảm xúc: Tại sao nó quan trọng hơn IQ của cây bút chuyên viết về khoa học của tờ Thời báo New York Daniel Goleman được xuất bản.
1995—The concept of emotional intelligence is popularized after the publication of psychologist and New York Times science writer Daniel Goleman’s book Emotional Intelligence: Why It Can Matter More Than IQ.
Đo lường trí thông minh cảm xúc. Measuring Emotional Intelligence
“Liên quan đến việc đo lượng trí thông minh cảm xúc – Tôi cực kỳ có niềm tin vào báo cáo phân loại (tức kiểm tra khả năng) là phương pháp phù hợp duy nhất có thể sử dụng. Thông minh là một khả năng, và chỉ có thể được đo lường bằng cách yêu cầu mọi người trả lời các câu hỏi và đánh giá sự chính xác của những câu trả lời.” – John D. Mayer.
“In regard to measuring emotional intelligence—I am a great believer that criterion-report (that is, ability testing) is the only adequate method to employ. Intelligence is an ability, and is directly measured only by having people answer questions and evaluating the correctness of those answers.” —John D. Mayer
Sau đây là một số phương pháp đo lường dùng để xác định trí thông minh cảm xúc:
Here are some of the measures used to determine emotional intelligence:
Bản tóm tắt Chỉ số thông minh cảm xúc của Bar-On (EQ-i): Một bài tự kiểm tra được thiết kế để đo lường những năng lực bao gồm nhận thức về bản thân, ra quyết định, quản lý căng thẳng, tự thể hiện bản thân, và các mối quan hệ với người khác.
Bar-On’s Emotional Quotient Inventory (EQ-i): A self-report test designed to measure competencies including self-perception, decision making, stress management, self-expression, and interpersonal relationships.
Bài kiểm tra trí thông minh cảm xúc của Mayer-Salovey-Caruso (MSCEIT): Một bài kiểm tra năng lực đo lường bốn mức độ thông minh cảm xúc theo mô hình của Mayer và Salovey. Người làm kiểm tra sẽ thực hiện theo các yêu cầu để đánh giá năng lực nhận thức, xác định, hiểu và quản lý cảm xúc.
Mayer-Salovey-Caruso Emotional Intelligence Test (MSCEIT): An ability-based test that measures the four branches of Mayer and Salovey’s EI model. Test-takers perform tasks designed to assess their ability to perceive, identify, understand, and manage emotions.
Bảng liệt kê năng lực cảm xúc và xã hội (ESCI): Dựa trên một công cụ cũ có tên gọi Bảng hỏi tự đánh giá, Bảng ESCI yêu cầu những người thân, người quen biết đối tượng đánh giá mức độ của người đó trong một số năng lực cảm xúc khác nhau.
Emotional and Social Competence Inventory (ESCI): Based on an older instrument known as the Self-Assessment Questionnaire, the ESCI involves having people who know the individual offer ratings of that person’s abilities in several different emotional competencies.
Trên mạng cũng có khá nhiều tài nguyên trực tuyến, nhiều nguồn miễn phí, có thể được dùng để kiểm tra trí thông minh cảm xúc của bạn.
There are also plenty of online resources, many of them free, to investigate your emotional intelligence.
Tham khảo:
Consortium for Research on Emotional Intelligence in Organizations. Emotional Intelligence Measures.
Mayer JD, Salovey P, Caruso DR. Models of Emotional Intelligence. In Sternberg RJ ed. Handbook of Intelligence. Cambridge, England: Cambridge University Press; 2000: 396-420.
Salovey P, Mayer J. Emotional Intelligence. Imagination, Cognition, and Personality. 1990;9(3):185-211.
Nguồn: https://www.verywellmind.com/what-is-emotional-intelligence-2795423
Như Trang.