Rối loạn nhân cách phụ thuộc là một bệnh lý tâm thần định hình bởi sự dựa dẫm quá mức vào người khác để đáp ứng những nhu cầu về cảm xúc và sinh lý của bản thân.

Dependent personality disorder is a psychiatric condition marked by an overreliance on other people to meet one’s emotional and physical needs.

overdependent_by_ladymalvoliosander-daeju0a.jpg
Nguồn: DeviantArt

Định nghĩa. Definition

Đặc trưng tính cách là những dạng/kiểu nhận thức, suy nghĩ và liên hệ môi trường sống của một người với bản thân người đó, tồn tại trong khoảng thời gian dài, thể hiện phạm vi rộng lớn các bối cảnh của cá nhân và xã hội. Chỉ khi đặc trưng tính cách trở nên thiếu linh họat, làm suy yếu đáng kể các chức năng sống và làm cá nhân đó cảm thấy khó chịu thì ta mới gọi đó là các rối loạn nhân cách. Đặc điểm tối quan trọng của một rối loạn nhân cách chính là dạng thức kéo dài những trải nghiệm nội tại và hành vi chệch đáng kể khỏi những mong đợi của nền văn hóa nơi cá nhân người đó đang  sống và được thể hiện ở ít nhất hai trong số các khía cạnh sau đây: nhận thức/tư duy, thể hiện cảm xúc, tương tác với người khác và kiểm soát ham muốn.

Personality traits are enduring patterns of perceiving, relating to, and thinking about one’s environment and oneself that are exhibited in a wide range of social and personal contexts. Only when personality traits are inflexible, maladaptive, and cause significant functional impairment or subjective distress are they considered personality disorders. The essential feature of a personality disorder is a continuing pattern of inner experience and behavior that deviates noticeably from the expectations of the individual’s culture and is manifested in at least two of the following areas: cognition/thinking, affectivity/emotional expression, interpersonal functioning, or impulse control.

Dạng thức kéo dài này vừa thiếu linh hoạt, vừa tồn tại trong hàng loạt các tình huống cá nhân và tương tác xã hội, làm cơ thể cực kỳ khó chịu hoặc vận hành chức năng của một người bị suy giảm cả trong công việc, xã hội hay những khía cạnh quan trọng khác. Dạng thức này tồn tại ổn định, kéo dài, tức sự khởi phát của nó có thể xuất hiện ít nhất là từ thời thanh thiếu niên hoặc thời kỳ vị thành niên. Dạng thức này không biểu thị hoặc là hậu quả của bất kỳ rối loạn tâm thần nào khác và cũng không phải do ảnh hưởng tâm lý trực tiếp từ việc sử dụng chất gây nghiện (như lạm dụng ma túy, thuốc điều trị, bị ngộ độc) hoặc do tác động từ một bệnh lý tổng quát nào đó (như đau đầu).

This persistent pattern is inflexible and pervasive across a broad range of personal and social situations, and leads to clinically significant distress or impairment in social, occupational or other important areas of functioning. The pattern is stable and of long duration, which means its onset can be traced back to at least adolescence or early adulthood. This pattern is not better accounted for as a manifestation or consequence of another mental disorder and is not due to the direct physiological effects of a substance (such as drug abuse, medication, exposure to a toxin) or a general medical condition (such as head trauma).

Rối loạn nhân cách phụ thuộc được mô tả là nhu cầu muốn được chăm sóc quá mức của người bệnh, mang tính xâm lấn buộc phải được đáp ứng, dẫn đến hành vi đeo bám và quy phục quá mức vào người khác cũng như nỗi sợ phải chia cách người đó. Dạng thức này bắt đầu từ thời thanh thiếu niên và thể hiện trong nhiều bối cảnh. Các hành vi phụ thuộc và quy phục xuất hiện để tìm kiếm và thu hút sự chăm sóc và khởi nguồn từ nhận thức của chính chủ thể rằng mình không thể ổn hay xoay xở được nếu không có sự giúp đỡ từ người khác.

Dependent personality disorder is described as a pervasive and excessive need to be taken care of that leads to submissive and clinging behavior as well as fears of separation. This pattern begins by early adulthood and is present in a variety of contexts. The dependent and submissive behaviors are designed to elicit caregiving and arise from a self-perception of being unable to function adequately without the help of others.

Người bị rối loạn nhân cách phụ thuộc gặp khó khăn cực kỳ trong việc đưa ra quyết định hằng ngày (như mặc áo gì hay có nên mang dù theo không) nếu như không có những lời khuyên hay lời trấn an nhiều quá mức bình thường từ người khác. Những người này có xu hướng thụ động và cho phép người khác (thường là một người) giữ quyền chủ động và phó mặc quyền quyết định cho họ ở phần lớn những vấn đề trong cuộc sống. Người trưởng thành mắc rối loạn này thường phụ thuộc vào cha hoặc mẹ hay người bạn đời của mình, để những người này quyết định nơi ở, công việc và kể cả việc kết giao với người hàng xóm nào. Thanh thiếu niên mắc rối loạn này có thể để cho cha mẹ quyết định quần áo mình mặc, mình kết giao với ai, làm gì lúc rảnh, và chọn học trường/đại học nào.

Individuals with dependent personality disorder have great difficulty making everyday decisions (such as what shirt to wear or whether to carry an umbrella) without an excessive amount of advice and reassurance from others. These individuals tend to be passive and allow other people (often a single other person) to take the initiative and assume responsibility for most major areas of their lives. Adults with this disorder typically depend on a parent or spouse to decide where they should live, what kind of job they should have, and which neighbors to befriend. Adolescents with this disorder may allow their parent(s) to decide what they should wear, with whom they should associate, how they should spend their free time, and what school or college they should attend.

Nhu cầu cần có người khác chịu trách nhiệm thay mình vượt quá mức cho phép, không phù hợp với độ tuổi và bối cảnh bình thường khi chúng ta nhận hỗ trợ từ người khác (như nhu cầu cụ thể của trẻ nhỏ, thanh thiếu niên và người khuyết tật). Vì sợ mình sẽ mất đi sự hỗ trợ và chấp thuận mà những người mắc bệnh này thường rất khó thể hiện sự bất đồng ý kiến với người khác, đặc biệt là những người họ quá phụ thuộc. Những người này cảm thấy bất ổn nếu phải xoay xở mọi thứ một mình, vậy nên họ sẽ đồng ý với những điều họ biết là sai thay vì phải liều đánh mất sự giúp đỡ từ những người họ phó thác để dẫn dắt họ. Người mắc rối loạn này gặp khó khăn trong việc đề xuất hay khởi xướng công việc hoặc làm việc độc lập.

This need for others to assume responsibility goes beyond age-appropriate and situation-appropriate requests for assistance from others (such as the specific needs of children, elderly persons, and handicapped persons). Because they fear losing support or approval, individuals with dependent personality disorder often have difficulty expressing disagreement with other people, especially those on whom they are dependent. These individuals feel so unable to function alone that they will agree with things that they feel are wrong rather than risk losing the help of those to whom they look for guidance. Individuals with this disorder have difficulty initiating projects or doing things independently.

Họ có thể đi một quãng đường cực dài chỉ để nhận được sự chăm sóc và trợ giúp từ những người khác, thậm chí đến mức tự nguyện làm những chuyện khó chịu chỉ cần việc đó mang lại sự chăm sóc họ cần. Người mắc bệnh này cảm thấy bất lực hoặc thiếu thoải mái khi ở một mình, vì nỗi sợ bị thổi phồng quá mức rằng họ không thể tự chăm sóc cho bản thân. Khi một mối quan hệ thân thiết kết thúc (như chia tay người yêu hay người thân yêu qua đời), người mắc bệnh mức trầm trọng có thể gấp rút tìm kiếm một mối quan hệ khác để có được sự chăm sóc và hỗ trợ. Tâm trí họ thường bị chiếm đóng bởi nỗi sợ bị bỏ lại một mình, phải tự chăm lo cho bản thân.

They may go to extreme lengths to obtain nurturance and support from others, even to the point of volunteering for unpleasant tasks if such behavior will bring the care that they need. Individuals with this disorder feel uncomfortable or helpless when alone, because of their exaggerated fears of being unable to care for themselves. When a close relationship ends (such as a breakup with a lover or the death of a caregiver), individuals with dependent personality disorder may urgently seek another relationship to provide the care and support they need. They are often preoccupied with fears of being left to care for themselves.

maniere-dont-prenez-bras-dit-long-couple-3-e1463744462802.jpg
Nguồn: rougeframboise.com

Triệu chứng. Symptoms

Người mắc rối loạn này không tin vào năng lực ra quyết định của bản thân và cảm thấy người khác luôn có ý tưởng hay hơn. Họ có thể bị suy sụp trước sự chia cách và mất mát, và họ chấp nhận đi một ‘quãng đường’ rất xa, thậm chí chấp nhận bị lạm dụng để duy trì mối quan hệ. Họ có thể có xu hướng xem thường năng lực của mình và thường nghĩ bản thân mình “ngu dốt”. Những triệu chứng khác bao gồm:

People with this disorder do not trust their own ability to make decisions and feel that others have better ideas. They may be devastated by separation and loss, and they may go to great lengths, even suffering abuse, to stay in a relationship. They may tend to belittle their abilities and frequently refer to themselves as “stupid.” Other symptoms include:

– Khó khăn trong việc đưa ra quyết định nếu không có sự trấn an hay đảm bảo từ người khác. Difficulty making decisions without reassurance from others

– Cực kỳ thụ động. Extreme passivity

– Gặp vấn đề khi thể hiện sự bất đồng ý kiến với người khác. Problems expressing disagreements with others

– Né tránh trách nhiệm cá nhân. Avoiding personal responsibility

­­- Né tránh ở một mình. Avoiding being alone

– Suy sụp hoặc bất lực khi mối quan hệ kết thúc. Devastation or helplessness when relationships end

– Không thể đáp ứng những nhu cầu căn bản trong cuộc sống. Unable to meet ordinary demands of life

– Tâm trí bị nỗi sợ bị bỏ rơi chiếm đóng. Preoccupied with fears of being abandoned

– Dễ bị tổn thương bởi sự từ chối hay phê bình. Easily hurt by criticism or disapproval

– Sẵn lòng chịu đựng sự ngược đãi và lạm dụng từ người khác. Willingness to tolerate mistreatment and abuse from others

Biến chứng của rối loạn này có thể bao gồm trầm cảm, lạm dụng chất có cồn và ma túy, dễ bị lạm dụng tình dục, cảm xúc và cơ thể.

Complications of this disorder may include depression, alcohol and drug abuse, and susceptibility to physical, emotional and sexual abuse.

main-qimg-b2cbfb9bb9082ed52bccf80927d38f9d.jpg
Nguồn: Quora

Nguyên nhân. Causes

Người ta vẫn chưa tìm ra được nguyên nhân của rối loạn này. Rối loạn này thường xuất hiện vào thời kỳ thanh thiếu niên. Những người mắc các bệnh lý cơ thể mãn tính và rối loạn chia cách xã hội từ thời thơ ấu hay vị thành viên có thể có nguy cơ mắc rối loạn này cao hơn.

The cause of this disorder is not known. The disorder usually appears in early adulthood. Individuals who experienced chronic physical illness or separation anxiety disorder in childhood or adolescence may be at higher risk of developing dependent personality disorder.

Tỷ lệ mắc rối loạn này trong dân số nói chung là ít hơn 1%. Phụ nữ mắc chứng bệnh này nhiều hơn nam giới.

The estimated prevalence of this disorder in the general population is less than one percent. More women than men have been found to have dependent personality disorder.

Điều trị. Treatments

Tâm lý trị liệu là hình thức được nhiều người chọn để điều trị cho người mắc rối loạn nhân cách phụ thuộc. Liệu pháp nhận thức – hành vi (CBT) tập trung vào những dạng suy nghĩ sai lệch, những niềm tin ẩn sau những suy nghĩ ấy và những triệu chứng hoặc đặc tính mấu chốt của bệnh lý – như người bệnh không thể đưa ra những quyết định trong cuộc sống hoặc việc họ không thể bắt đầu những mối quan hệ. Tiến bộ trong điều trị thường chỉ có được ở những liệu pháp điều trị lâu dài.

Psychotherapy is the preferred form of treatment for people with dependent personality disorder. Cognitive-behavioral therapy focuses on patterns of thinking that are maladaptive, the beliefs that underlie such thinking, and resolving symptoms or traits that are characteristic of the disordersuch as the inability to make important life decisions or the inability to initiate relationships. Improvements are usually seen only with long-term therapy or treatment.

Thuốc điều trị cũng khá hữu ích trong điều trị những bệnh lý ẩn kèm theo. Một số thuốc nhất định như thuốc chống trầm cảm, thuốc giảm đau và thuốc an thần thường được bác sĩ kê đơn cho bệnh nhân mắc rối loạn nhân cách phụ thuộc để điều trị những bệnh lý đồng diễn.

Medication may be helpful to treat any other underlying conditions. Certain types of drugs, such as antidepressants, sedatives, and tranquilizers are often prescribed for patients with dependent personality disorder to treat co-occurring conditions.

Tham khảo. References

American Psychiatric Association, Diagnostic and Statistical Manual of Mental Disorders, Fifth Edition

National Institutes of Health

National Library of Medicine

Last reviewed 03/06/2018

Nguồn: https://www.psychologytoday.com/us/conditions/dependent-personality-disorder

Như Trang.