Năm 1971, nhà tâm lý học Philip Zimbardo và cộng sự đã thực hiện một thí nghiệm nghiên cứu tác động của việc trở thành tù nhân và quản ngục. Được công chúng biết đến với tên gọi Thí Nghiệm Nhà Tù Stanford, công trình này đã trở thành một trong những nghiên cứu nổi tiếng nhất trong lịch sử ngành tâm lý học.
In 1971, psychologist Philip Zimbardo and his colleagues set out to create an experiment that looked at the impact of becoming a prisoner or prison guard. Known as the Stanford Prison Experiment, the study went on to become one of the best-known in psychology’s history.

Zimbardo, cũng là bạn học cũ của Stanley Milgram (người nổi tiếng với thí nghiệm về sự phục tùng) rất quan tâm đến việc mở rộng nghiên cứu của Milgram. Ông muốn đào sâu hơn nữa tác động của tình huống hay bối cảnh lên hành vi con người.
Zimbardo, a former classmate of Stanley Milgram (who is best-known for his famous obedience experiment), was interested in expanding upon Milgram’s research. He wanted to investigate further the impact of situational variables on human behavior.

Nghiên cứu đi sâu tìm hiểu cách tham dự viên phản ứng khi được sắp xếp phân vai trong một môi trường nhà tù giả định.
The researchers wanted to know how the participants would react when placed in a simulated prison environment.
Trong một bài phỏng vấn, Zimbardo đã từng nói: “Hãy cứ thử nghĩ xem bạn có con, con bạn khỏe mạnh, tâm sinh lý bình thường, và những bạn trẻ này sẽ đi đến một nơi có môi trường giống như nhà tù và ở đó, chúng phải hy sinh một số quyền công dân của mình. Vậy những con người tốt đẹp này, khi đặt trong một nơi tồi tệ, xấu xa, thì sự tử tế của họ liệu có còn chỗ đứng?”
“Suppose you had only kids who were normally healthy, psychologically and physically, and they knew they would be going into a prison-like environment and that some of their civil rights would be sacrificed. Would those good people, put in that bad, evil place—would their goodness triumph?” said Zimbardo in one interview.
Tham dự viên. The Participants
Các nhà nghiên cứu đã thiết lập một mô hình nhà tù giả định tại tầng hầm tòa nhà khoa Tâm lý học của Đại học Stanford và chọn 24 sinh viên tham gia sắm vai tù nhân và quản ngục. Tham dự viên được chọn lựa từ một nhóm lớn gồm 70 tình nguyện viên, những người này không có tiền án tiền sự, không có vấn đề về tâm lý cũng như không mắc bệnh lý đặc biệt nào. Tham dự viên tự nguyện tham gia vào thí nghiệm trong suốt 1-2 tuần với thù lao hỗ trợ là 15usd/ngày.
The researchers set up a mock prison in the basement of Standford University’s psychology building and then selected 24 undergraduate students to play the roles of both prisoners and guards. The participants were chosen from a larger group of 70 volunteers because they had no criminal background, lacked psychological issues, and had no significant medical conditions. The volunteers agreed to participate during a one to two-week period in exchange for $15 a day.
Bố trí và quy trình. The Setting and Procedures
Nhà tù giả định được bố trí bao gồm 3 phòng nhỏ, mỗi phòng dài 2,7m rộng 1,8m.
The simulated prison included three six by nine-foot prison cells.

Mỗi phòng có 3 tù nhân và 3 chiếc giường xếp. Những phòng đối diện với phòng tù nhân được sử dụng cho quản ngục và nhân viên trong nhà tù. Có một không gian nhỏ được thiết kế để làm phòng biệt giam, cũng có một phòng nhỏ khác được sử dụng làm nơi sinh hoạt chung.
Each cell held three prisoners and included three cots. Other rooms across from the cells were utilized for the jail guards and warden. One tiny space was designated as the solitary confinement room, and yet another small room served as the prison yard.
24 tình nguyện viên sau đó được lựa chọn ngẫu nhiên vào nhóm tù nhân hoặc nhóm quản ngục. Tù nhân sẽ ở trong nhà tù giả lập này 24 giờ/ngày suốt thời gian nghiên cứu. Quản ngục được chia thành các nhóm 3 người trực mỗi ca 8 tiếng. Sau mỗi ca, quản ngục được phép về nhà cho đến ca trực tiếp theo. Các nhà nghiên cứu đã quan sát được hành vi của tù nhân và quản ngục sử dụng các camera và microphone giấu kín.
The 24 volunteers were then randomly assigned to either the prisoner group or the guard group. Prisoners were to remain in the mock prison 24-hours a day during the study. Guards were assigned to work in three-man teams for eight-hour shifts. After each shift, guards were allowed to return to their homes until their next shift. Researchers were able to observe the behavior of the prisoners and guards using hidden cameras and microphones.
Kết quả thí nghiệm nhà tù Standford. Results of the Stanford Prison Experiment
Mặc dù Thí nghiệm Nhà tù Stanford ban đầu dự kiến kéo dài 14 ngày, nhưng nó đã phải dừng lại giữa chừng chỉ sau 6 ngày chính bởi những thứ xảy ra cho tham dự viên. Quản ngục chửi rủa và tù nhân bắt đầu cho thấy những dấu hiệu căng thẳng và lo âu nghiêm trọng.
While the Stanford Prison Experiment was originally slated to last 14 days, it had to be stopped after just six due to what was happening to the student participants. The guards became abusive, and the prisoners began to show signs of extreme stress and anxiety.

Mặc dù tù nhân và quản ngục được phép tương tác theo bất cứ cách nào họ muốn, nhưng họ lại chọn hành sử đầy hận thù, thậm chí vô nhân tính. Quản ngục hành xử hung hăng và lăng mạ tù nhân, tù nhân thì thụ động, trầm uất. Năm tù nhân bắt đầu trải nghiệm những cảm xúc cực kỳ tiêu cực, họ khóc, lo âu quá mức và buộc phải ra khỏi nghiên cứu sớm.
While the prisoners and guards were allowed to interact in any way they wanted, the interactions were hostile or even dehumanizing. The guards began to behave in ways that were aggressive and abusive toward the prisoners while the prisoners became passive and depressed. Five of the prisoners began to experience severe negative emotions, including crying and acute anxiety and had to be released from the study early.
Thậm chí bản thân các nhà nghiên cứu cũng bắt đầu mất đi óc nhìn thực tế về tình hình hiện tại. Zimbardo, đóng vai người giám sát tại nhà tù này, đã không nhìn nhận được những hành vi lăng mạ sỉ nhục của quản ngục mãi cho đến khi sinh viên Christina Maslach lên tiếng phản đối những điều kiện hiện tại trong nhà tù giả lập này và vấn đề về y đức khi nhóm nghiên cứu tiếp tục thực hiện thí nghiệm.
Even the researchers themselves began to lose sight of the reality of the situation. Zimbardo, who acted as the prison warden, overlooked the abusive behavior of the jail guards until graduate student Christina Maslach voiced objections to the conditions in the simulated prison and the morality of continuing the experiment.
Sau này, Zimbardo viết lại trong cuốn sách “Hiệu ứng Lucifer” của mình: “Chỉ có một số người có thể cưỡng lại được sự thôi thúc từ tình huống nghiên cứu để vừa nhượng bộ trước quyền lực và sự thống trị vừa giữ lại được một chút gọi là đạo đức và tính đứng đắn; rõ ràng là, tôi không nằm trong tầng lớp cao quý đó.”
“Only a few people were able to resist the situational temptations to yield to power and dominance while maintaining some semblance of morality and decency; obviously, I was not among that noble class,” Zimbardo later wrote in his book The Lucifer Effect.
Kết quả của Thí nghiệm nhà tù Stanford nói lên điều gì? What Do the Results of the Stanford Prison Experiment Mean?
Theo Zimbardo và cộng sự, thí nghiệm nhà tù Stanford mô tả vai trò mạnh mẽ của tình huống hay bối cảnh lên hành vi của con người. Vì quản ngục được sắp xếp vào một tình huống nơi họ nắm quyền lực nên họ bắt đầu hành xử theo cách không giống như bình thường hay giả họ sẽ không làm như vậy nếu ở một tình huống khác. Tù nhân, bị xếp vào một tình huống nơi họ thực tế không kiểm soát được gì, dần dà tự trở nên thụ động và trầm uất.
According to Zimbardo and his colleagues, the Stanford Prison Experiment demonstrates the powerful role that the situation can play in human behavior. Because the guards were placed in a position of power, they began to behave in ways they would not usually act in their everyday lives or other situations. The prisoners, placed in a situation where they had no real control, became passive and depressed.
Các ý kiến phê bình thí nghiệm nhà tù Standford. Criticisms of the Stanford Prison Experiment
Thí nghiệm nhà tù Standford thường được trích dẫn như một ví dụ về thí nghiệm thiếu tính đạo đức. Thí nghiệm không thể được nhân rộng trong giới nghiên cứu ngày nay bởi nó không thể đáp ứng được những tiêu chuẩn được thiết lập trong các bộ quy tắc đạo đức, bao gồm Bộ Quy Tắc Đạo Đức của Hiệp Hội Tâm Lý Học Hoa Kỳ. Zinbardo đã thừa nhận những vấn đề về đạo đức tồn tại trong nghiên cứu này, ông cho rằng “mặc dù chúng tôi đã kết thúc nghiên cứu sớm hơn 1 tuần so với dự định nhưng thực sự như vậy đã là khá trễ rồi.”
The Stanford Prison Experiment is frequently cited as an example of unethical research. The experiment could not be replicated by researchers today because it fails to meet the standards established by numerous ethical codes, including the Ethics Code of the American Psychological Association. Zimbardo acknowledges the ethical problems with the study, suggesting that “although we ended the study a week earlier than planned, we did not end it soon enough.”

Một số nhà phê bình khác còn cho rằng nghiên cứu thiếu khả năng khái quát hóa vì nhiều yếu tố khác nhau. Các mẫu tham dự viên không mang tính đại diện (hầu hết đều là nam, chủng tộc da trắng, tầng lớp trung lưu) nên rất khó để áp dụng kết quả cho nhóm quần thể rộng lớn hơn.
Other critics suggest that the study lacks generalizability due to a variety of factors. The unrepresentative sample of participants (mostly white and middle-class males) makes it difficult to apply the results to a wider population.
Nghiên cứu cũng bị chỉ trích vì thiếu giá trị liên hệ sinh thái. Mặc dù các nhà tâm lý học đã cố hết sức tái lập bối cảnh của một nhà tù, nhưng nói chung ta không thể bắt chước y hệt hoàn hảo tất cả mọi yếu tố về môi trường và hoàn cảnh của đời sống nhà tù.
The study is also criticized for its lack of ecological validity. While the researchers did their best to recreate a prison setting, it is simply not possible to perfectly mimic all of the environmental and situational variables of prison life.
Mặc cho bị chỉ trích, thí nghiệm nhà tù Stanford vẫn là một nghiên cứu quan trọng giúp ta hiểu được cách tình huống có thể làm ảnh hưởng lên hành vi. Nghiên cứu này gần đây lại thu hút sự chú ý của công chúng sau khi người ta ghi nhận vụ bạo hành tù nhân ở Aby Ghraib, Iraq. Nhiều người, bao gồm cả bản thân Zimbardo cho rằng vụ bạo hành ở Abu Ghraib có thể xem là ví dụ trong đời thực từ kết quả thí nghiệm của Zimbardo.
Despite some of the criticism, the Stanford Prison Experiment remains an important study in our understanding of how the situation can influence human behavior. The study recently garnered attention after reports of the Abu Ghraib prisoner abuses in Iraq became known. Many people, including Zimbardo himself, suggest that the abuses at Abu Ghraib might be real-world examples of the same results observed in Zimbardo’s experiment.
Thí nghiệm nhà tù Standford: 40 năm sau. The Stanford Prison Experiment: 40 Years Later
Năm 2011, tạp chí Cựu sinh viên Stanford đã có một bài hồi tưởng thú vị về Thí nghiệm nhà tù Stanford nổi tiếng nhằm kỷ niệm 40 năm ngày diễn ra thí nghiệm. Bài báo liệt kê những bài phỏng vấn với một số người tham gia vào thí nghiệm năm ấy, bao gồm Zimbardo, những nghiên cứu viên khác và cả một số tham dự viên trong nghiên cứu.
In 2011, the Stanford Alumni Magazine featured a fascinating retrospective of the famous Stanford Prison Experiment in honor of the experiment’s 40th anniversary. The article contained interviews with several people involved in the experiment, including Zimbardo and other researchers as well as some of the participants in the study.
Richard Yacco là một trong những người đóng vai tù nhân trong thí nghiệm và nay đang làm giáo viên tại một trường công. Ông chia sẻ một số trải nghiệm của một người trong cuộc:
Richard Yacco was one of the prisoners in the experiment and now works as a public school teacher. He offered some interesting insights into his experience:
“Tôi nghĩ có một điều khá thú vị về thí nghiệm này đó là giả sử, nếu bạn tin rằng xã hội đã định sẵn cho bạn một vai gì, liệu bạn có tự mặc định những đặc tính của vai trò đó vào chính mình? Tôi dạy tại một trường trung học nội thành tại Oakland. Những học sinh của tôi đương nhiên không cần phải tham gia thí nghiệm và phải quan sát thấy điều gì quá kinh khủng khiếp. Nhưng cái khiến tôi và đồng nghiệp đau đầu là chúng tôi đã tạo ra những cơ hội tuyệt vời cho chúng, cho chúng sự hỗ trợ tốt nhất, tại sao chúng không tận dụng? Tại sao chúng vẫn bỏ học? Tại sao chúng đến trường mà không chuẩn bị bài vở gì? Tôi nghĩ một lý do lớn ở đây chính là cái mà thí nghiệm đã chỉ ra – chúng rơi vào một “vai” mà xã hội đã định ra cho chúng.
“One thing that I thought was interesting about the experiment was whether, if you believe society has assigned you a role, do you then assume the characteristics of that role? I teach at an inner city high school in Oakland. These kids don’t have to go through experiments to witness horrible things. But what frustrates my colleagues and me is that we are creating great opportunities for these kids, we offer great support for them, why are they not taking advantage of it? Why are they dropping out of school? Why are they coming to school unprepared? I think a big reason is what the prison study shows–they fall into the role their society has made for them.
Tham gia vào Thí nghiệm nhà tù Stanford là một điều mà tôi có thể dùng để chia sẻ với học sinh. Đó chỉ là khoảng thời gian 1 tuần trong đời hồi tôi còn là một cậu thanh niên, nhưng dù cho đến bây giờ, 40 năm qua đi, thí nghiệm vẫn còn sức ảnh hưởng đủ để thu hút nhiều người. Bạn sẽ chẳng bao giờ biết được bạn sẽ tham gia và trải qua một điều mà sau này trở thành một khoảnh khắc giúp định hình cuộc đời bạn.”
Participating in the Stanford Prison Experiment is something I can use and share with students. This was one week of my life when I was a teenager and yet here it is, 40 years later, and it’s still something that had enough of an impact on society that people are still interested in it. You never know what you’re going to get involved in that will turn out to be a defining moment in your life.”
Năm 2015, thí nghiệm được dựng lại trên màn ảnh rộng trong một bộ phim có tựa đề Thí Nghiệm Nhà Tù Stanford. Bạn có thể xem đoạn giới thiệu film tại đây.
In 2015, the experiment became the topic of a feature film titled The Stanford Prison Experiment that dramatized the events of the 1971 study. You can view the official trailer for the film here.
Tham khảo: Sources:
Interview with Philip Zimbardo. The Believer. Found online at http://www.believermag.com/issues/200909/?read=interview_zimbardo
The Stanford Prison Experiment: A Simulation Study of the Psychology of Imprisonment Conducted at Stanford University. Found online at http://www.prisonexp.org/
Zimbardo, P. (2007). The Lucifer Effect: Understanding how good people turn evil. New York, NY: Random House.
Nguồn: https://www.verywellmind.com/the-stanford-prison-experiment-2794995
Như Trang.
Mình tình cờ đi qua, tóm tắt rất tốt. Chúc mừng một trang đầy đặn.
ThíchThích