Mỗi chúng ta ít nhiều đều biết một người nào đó sẵn lòng đánh đổi sức khỏe và hạnh phúc của bản thân để giúp người khác. Cảm hứng nào để những người này dành thời gian, công sức và tiền bạc để giúp đỡ người khác, ngay cả khi họ chẳng nhận lại được một lợi ích nào cân đo đong đếm được?

Everyone knows at least one of those people who are willing to jeopardize their own health and well-being to help others. What is it that inspires these individuals to give their time, energy, and money for the betterment of others, even when they receive nothing tangible in return?

guidone_colored_balloons_girl
Nguồn: Joey Guidone

Định nghĩa lòng vị tha. Defining Altruism

Vị tha là sự quan tâm quên mình dành cho người khác; làm mọi thứ đơn giản chỉ vì bạn muốn giúp đỡ, không phải vì nghĩa vụ, vì lòng trung thành hay vì bất cứ lý do tôn giáo nào.

Altruism is the unselfish concern for other people; doing things simply out of a desire to help, not because you feel obligated to out of duty, loyalty, or religious reasons.

Cuộc sống mỗi ngày đều chất chứa nhiều hành động nhỏ mà hào hiệp, từ anh chàng ở tiệm tạp hóa tốt bụng giữ cửa mở chờ bạn lao vội vào từ bãi giữ xe cho đến người phụ nữ móc hầu bao 20 đô tặng cho một người vô gia cư.

Everyday life is filled with small acts of altruism, from the guy at the grocery store who kindly holds the door open as you rush in from the parking lot to the woman who gives twenty dollars to a homeless man.

Các bản tin lại thường khai thác đưa tin về hành động vị tha lớn lao hơn, như một người đàn ông lao mình xuống dòng sông băng lạnh giá để cứu một người lạ đang sắp chết đuối hay một nhà hảo tâm trao tặng hàng ngàn đô la cho một tổ chức từ thiện tại địa phương. Mặc dù chúng ta có thể không quá lạ lẫm với khái niệm lòng vị tha, nhưng các nhà tâm lý học xã hội lại rất quan tâm đến việc tìm hiểu lý do xuất hiện của đặc tính này. Điều gì đã tạo cảm hứng cho những hành vi tốt đẹp này? Động lực nào đã thúc đẩy con người ta liều cả mạng sống để cứu một người hoàn toàn xa lạ?

News stories often focus on grander cases of altruism, such as a man who dives into an icy river to rescue a drowning stranger or a generous donor who gives thousands of dollars to a local charity. While we may be familiar with altruism, social psychologists are interested in understanding why it occurs. What inspires these acts of kindness? What motivates people to risk their own lives to save a complete stranger?

n-GIVING-628x314.jpg
Nguồn:HuffPost

Hành vi thuận xã hội và lòng vị tha. Prosocial Behavior and Altruism

Vị tha là một khía cạnh của một phạm trù mà các nhà tâm lý học xã hội gọi là hành vi thuận xã hội. Hành vi thuận xã hội là bất cứ hành vi nào làm lợi cho người khác, bất kể động lực là gì hay người cho đi nhận lại được lợi ích như thế nào. Tuy nhiên, phải nhớ rằng lòng vị tha thuần túy phải đến từ tính bất vị kỷ thực sự, tức họ phải thực sự không màng đến bản thân. Mặc dù tất cả hành động vị tha đều thuận xã hội nhưng không phải tất cả các hành vi thuận xã hội đều hoàn toàn là vị tha. Ví dụ, chúng ta có thể giúp đỡ người khác vì nhiều lý do khác nhau như vì mặc cảm tội lỗi, vì nghĩa vụ, trách nhiệm hay thậm chí vì phần thưởng.

Altruism is one aspect of what social psychologists refer to as prosocial behavior. Prosocial behavior refers to any action that benefits other people, no matter what the motive or how the giver benefits from the action. Remember, however, that pure altruism involves true selflessness. While all altruistic acts are prosocial, not all prosocial behaviors are completely altruistic. For example, we might help others for a variety of reasons such as guilt, obligation, duty, or even for rewards.

Altruism_4d3737_6179913
Nguồn: Funnyjunk

Các học thuyết lý giải lý do tồn tại của lòng vị tha. Theories for Why Altruism Exists

Các nhà tâm lý học đã đề xuất nhiều cách giải thích khác nhau cho sự tồn tại của lòng vị tha, bao gồm:

Psychologists have suggested a number of different explanations for why altruism exists, including:

Khía cạnh sinh học. Chọn lọc họ hàng là một nội dung trong học thuyết tiến hóa cho rằng con người có khả năng giúp những người họ hàng có cùng huyết thống hơn vì nó làm tăng lợi thế trong việc truyền gen cho thế hệ sau. Theo đó, lòng vị tha dành cho họ hàng thân cận xuất hiện nhằm đảm bảo sự tiếp nối của giống gen chung. Họ hàng càng thân cận thì người ta càng giúp nhau nhiều hơn.

Biological reasons. Kin selection is an evolutionary theory that proposes that people are more likely to help those who are blood relatives because it will increase the odds of gene transmission to future generations. The theory suggests that altruism towards close relatives occurs in order to ensure the continuation of shared genes. The more closely the individuals are related, the more likely people are to help.

Khía cạnh thần kinh. Lòng vị tha làm kích hoạt trung tâm điều khiển hoạt động tưởng thưởng trong não bộ. Các nhà sinh thần kinh học đã phát hiện ra rằng khi thực hiện một hành động vị tha, trung tâm tưởng thưởng của não bộ đã được hoạt hóa.

Neurological reasons. Altruism activates reward centers in the brain. Neurobiologists have found that when engaged in an altruistic act, the pleasure centers of the brain become active.

Từ môi trường sống. Một nghiên cứu gần đây của Đại học Stanford kết luận rằng những tương tác và mối quan hệ của chúng ta với người khác có ảnh hưởng lớn lên hành động vị tha.

Environmental reasons. A recent study at Stanford suggests that our interactions and relationships with others have a major influence on altruistic behavior.

Các quy chuẩn xã hội. Những quy tắc, chuẩn mực và mong đợi từ xã hội cũng có thể ảnh hưởng lên cả người có hoặc không có hành động vị tha. Ví dụ, quy chuẩn về sự có qua có lại là một mong đợi xã hội là việc ta cảm thấy mình bị áp lực phải giúp đỡ người khác nếu người đó đã từng làm điều gì đó cho chúng ta trước đây. Ví dụ, nếu một người cho bạn mượn tiền để mua đồ ăn trưa trong vài tuần thì có thể bạn sẽ cảm thấy mình có áp lực phải trả “ơn” lại cho người bạn này, bạn đồng ý cho anh ta mượn bạn $100. Anh ta đã làm “ơn” cho bạn, giờ bạn cảm thấy mình có nghĩa vụ phải “trả ơn”.

Social norms. Society’s rules, norms, and expectations can also influence whether or not people engage in altruistic behavior. The norm of reciprocity, for example, is a social expectation in which we feel pressured to help others if they have already done something for us. For example, if your friend loaned you money for lunch a few weeks ago, you’ll probably feel compelled to reciprocate when he asks if you if he can borrow $100. He did something for you, now you feel obligated to do something in return.

reciprocity-848x426.jpg
Nguồn:Kate Trevillian

Nhận thức. Mặc dù theo định nghĩa, vị tha là hành động làm điều gì đó cho người khác mà không cần đền đáp. Nhưng trong nhận thức của bạn vẫn có thể tồn tại một thứ phần thưởng nào đó không thể hiện hữu hình. Ví dụ, chúng ta giúp người khác để giải tỏa chính căng thẳng tồn tại trong lòng mình hoặc do bởi việc đối xử tốt đẹp với người khác giúp ta gìn giữ được hình ảnh bản thân mình là người tử tế, biết thấu cảm.

Cognitive reasons. While the definition of altruism involves doing for others without reward, there may still be cognitive incentives that aren’t obvious. For example, we might help others to relieve our own distress or because being kind to others upholds our view of ourselves as kind, empathetic people.

Những các lý giải khác liên quan từ góc nhìn nhận thức: Other cognitive explanations include:

– Sự thấu cảm. Giới nghiên cứu cho rằng con người có khả năng thực hiện hành động vị tha cao hơn khi họ cảm thấy thấu cảm với người đang gặp đau khổ, thể hiện qua Giả thiết Thấu cảm-Vị tha. Các nhà nghiên cứu cũng phát hiện ra rằng trẻ em sẽ vị tha hơn khi sự thấu cảm trong chúng dâng cao.

Empathy. Researchers suggest that people are more likely to engage in altruistic behavior when they feel empathy for the person who is in distress, a suggestion known as the empathy-altruism hypothesis. Researchers have found that children tend to become more altruistic as their sense of empathy develops.

– Giúp đỡ người khác làm dịu đi những cảm xúc tiêu cực. Một số chuyên gia khác lại cho rằng những hành động vị tha giúp làm dịu bớt những cảm xúc tiêu cực hình thành từ việc quan sát sự đau khổ của người khác, thể hiện qua một Mô hình giải tỏa trạng thái tiêu cực. Về cơ bản, thấy một ai đó đang gặp khó khăn khiến ta cảm thấy buồn bã, mệt mỏi, hoặc khó chịu, vậy nên giúp đỡ họ giúp giảm những cảm xúc tiêu cực này.

Helping relieves negative feelings. Other experts have proposed that altruistic acts help relieve the negative feelings created by observing someone else in distress, an idea referred to as the negative-state relief model. Essentially, seeing another person in trouble causes us to feel upset, distressed, or uncomfortable, so helping the person in trouble helps reduce these negative feelings.

So sánh các học thuyết. Comparing the Theories

Lý do đằng sau lòng vị tha cũng như câu hỏi liệu có tồn tại một thứ gọi là lòng vị “thuần túy” hay không là hai vấn đề được bàn luận sôi nổi giữa những nhà tâm lý học xã hội. Liệu ta có bao giờ giúp người chỉ bởi lòng vị tha đơn thuần hay có lợi ích giấu kín nào dẫn dắt ta thực hiện những hành vi đó hay không.

The underlying reasons behind altruism, as well as the question of whether there is truly such a thing as “pure” altruism, are two issues hotly contested by social psychologists. Do we ever engage in helping others for truly altruistic reasons, or are there hidden benefits to ourselves that guide our altruistic behaviors?

Selfishly-selfless.jpg
Nguồn: The Mindful Word

Một số nhà tâm lý học xã hội tin rằng mặc dù con người thường hành động vị tha vì những lý do vị kỷ nhưng lòng vị tha chân chính vẫn tồn tại. Một số người khác lại cho rằng sự thấu cảm dành cho người khác thường bị dẫn dắt bởi mong muốn giúp chính bản thân mình. Dù là lý do gì đi nữa thì thế giới của chúng ta sẽ trở nên buồn thảm hơn rất nhiều nếu thiếu vắng lòng vị tha.

Some social psychologists believe that while people do often behave altruistically for selfish reasons, true altruism is possible. Others have instead suggested that empathy for others is often guided by a desire to help yourself. Whatever the reasons behind it, our world would be a much sadder place without altruism.

Tham khảo. View Article Sources

Carey, B. Stanford Psychologists Show That Altruism Is Not Simply Innate. Stanford Report. Published December 18, 2014.

Sanderson, CA. Social Psychology. Hoboken, NJ: John Wiley & Sons; 2010.

University of Minnesota Libraries Publishing. Helping and Altruism. In: Principles of Social Psychology. 2010.

Vedantam, S. If It Feels Good to Be Good, It Might Only Be Natural. The Washington Post. Published May 28, 2007.

Nguồn: https://www.verywellmind.com/what-is-altruism-2794828

Như Trang.