Nghiện mua sắm (hay còn gọi là chứng mua sắm cưỡng chế, mua sắm không kiểm soát) có lẽ là chứng nghiện được đông đảo xã hội chấp nhận nhất. Hãy nghĩ mà xem: Chúng ta luôn bị bao quanh bởi vô vàn những quảng cáo nói rằng mua sắm sẽ khiến ta trở nên hạnh phúc. Các chính trị gia khuyến khích chúng ta tiêu dùng và nói rằng đó là cách để thúc đẩy kinh tế. Một số người chúng ta đều trải qua sự cám dỗ, cảm giác ham muốn có được thứ người khác có. Chủ nghĩa tiêu thụ, dù muốn hay không, đã trở thành một thước đo giá trị xã hội.
Omniomania (compulsive shopping, or what’s more commonly referred to as shopping addiction) is perhaps the most socially acceptable addiction. Think about it: We are surrounded by advertising that tells us that buying will make us happy. We are encouraged by politicians to spend as a way of boosting the economy. And, for some of us, there is an allure of wanting what everyone else seems to have. Consumerism, by our own intentions or not (or some combination), has become a measure of social worth.

Nghiện mua sắm là một chứng nghiện về hành vi có liên quan đến việc mua sắm cưỡng chế, mua sắm để cảm thấy thoải mái và để tránh né những cảm xúc tiêu cực như lo âu hay trầm cảm. Cũng như những dạng nghiện khác về hành vi, nghiện mua sắm có thể trở thành mối bận tâm chính trong cuộc sống gây ra vấn đề cho những khía cạnh khác của cuộc sống của cuộc sống.
Shopping addiction is a behavioral addiction that involves compulsive buying as a way to feel good and avoid negative feelings, such as anxiety and depression. Like other behavioral addictions, shopping addiction can take over as a preoccupation that leads to problems in other areas of your life.
Hầu như tất cả mọi người ít nhiều đều mua sắm, nhưng chỉ có khoảng 6% dân số Mỹ được xếp vào nhóm nghiện mua sắm.
Almost everyone shops to some degree, but only about 6 percent of the U.S. population is thought to have a shopping addiction.
Thường thì khi bắt đầu giai đoạn cuối của tuổi vị thành niên và giai đoạn mới trưởng thành, nghiện mua sắm thường xuất hiện cùng với các rối loạn khác, bao gồm rối loạn khí sắc và lo âu, các rối loạn sử dụng chất, rối loạn ăn uống, các rối loạn kiểm soát ham muốn khác và rối loạn nhân cách. Một số người chọn mua sắm như một cách để gia tăng lòng tự trọng và giá trị của bản thân, mặc dù hiệu quả nó mang lại không đáng kể.
Usually beginning in one’s late teens and early adulthood, shopping addiction often co-occurs with other disorders, including mood and anxiety disorders, substance use disorders, eating disorders, other impulse control disorders, and personality disorders. Some people develop shopping addiction as a way to try and boost their self-esteem, although it doesn’t tend to be very effective for this.
5 điều cần biết về Nghiện mua sắm. Top Five Things to Know About Shopping Addiction
Mặc dù chủ nghĩa tiêu thụ mới được nhiều người biết đến trong những năm gần đây nhưng nghiện mua sắm không phải là một rối loạn mới. Nó xuất hiện ngay từ đầu thế kỷ XIX, và được gọi tên là một dạng rối loạn tâm thần vào đầu thế kỷ XX.
Although widespread consumerism has escalated in recent years, shopping addiction is not a new disorder. It was recognized as far back as the early nineteenth century, and was cited as a psychiatric disorder in the early twentieth century.
Mặc dù có lịch sử phát triển khá dài nhưng nghiện mua sắm vẫn gây nhiều tranh cãi và các chuyên gia cũng như đông đảo xã hội đều không thống nhất rằng đây có phải một chứng nghiện thực sự không.
Despite its long history, shopping addiction is controversial, and experts as well as the public disagree about whether shopping addiction is a real addiction.
Những người mắc chứng nghiện mua sắm thường dành nhiều thời gian hơn cho việc mua cái này cái kia với mức giá hơn số tiền họ có được, và rồi các rắc rối tài chính xuất hiện, chính là kết quả của hành động “vung tay quá trán”.
People who struggle with shopping addiction typically spend more time and money on shopping than they can afford, and many get into financial problems as a result of their overspending.
Nghiện mua sắm có thể có liên quan đến cả hành động chi tiêu mang tính cưỡng chế và chi tiêu mang tính hấp tấp, sự cao hứng đến với con người ta trong khoảng thời gian tức thời. Có nghĩa là, những nghiện mua sắm thường cảm thấy trống trải và bất mãn với việc mua sắm của mình khi trở về nhà.
Shopping addiction can involve both impulsive and compulsive spending, which produce a temporary high. That said, people who are addicted to shopping are often left feeling empty and unsatisfied with their purchases when they get home.
Cũng như các chứng nghiện khác, nghiện mua sắm thường được xem là một cách giúp người ta đương đầu với những nỗi đau về mặt cảm xúc và những khó khăn trong cuộc sống, và thường thì tình hình vẫn tồi tệ hơn thêm chứ không được cải thiện khá hơn khi người ta chìm đắm trong mua sắm.
As with other addictions, shopping addiction is usually a way of coping with the emotional pain and difficulty of life, and it tends to make things worse rather than better for the shopper.
Mua sắm bình thường với Nghiện mua sắm. Normal Shopping vs. Shopping Addiction
Điểm khác nhau giữa mua sắm bình thường, thỉnh thoảng phung phí và nghiện mua sắm là gì? Như tất cả các chứng nghiện khác, điểm tạo nên sự khác biệt của nghiện mua sắm với các kiểu chi tiêu thông thường khác là khi hành vi mua sắm đó đã trở thành phương cách chính mà con người sử dụng để đương đầu với căng thẳng, và người ta vẫn tiếp tục thực hiện các hành vi đó dù biết rõ ràng rằng nó gây ra những hậu ứng tiêu cực lên các khía cạnh khác của cuộc sống.
So what is the difference between normal shopping, occasional splurges, and shopping addiction? As with all addictions, what sets shopping addiction apart from other types of shopping is that the behavior becomes the person’s main way of coping with stress, to the point where they continue to shop excessively even when it is clearly having a negative impact on other areas of their life.
Cũng như các chứng nghiện khác, các vấn đề tiền bạc có thể xuất hiện và các mối quan hệ có thể bị hủy hoại, tuy nhiên những người mắc chứng nghiện mua sắm (đôi lúc người ta còn gọi là “tín đồ mua sắm”) cảm thấy không thể ngưng hoặc thậm chí kiểm soát việc chi tiêu của mình.
As with other addictions, money problems can develop and relationships can become damaged, yet the people with shopping addiction (sometimes called “shopaholics”) feel unable to stop or even control their spending.
Khó khăn trong việc kiểm soát ham muốn mua sắm xuất phát từ một mẫu tính cách mà những “tín đồ” mua sắm đều có chung và đó chính là điểm tạo nên sự khác biệt giữa họ với hầu hết những người khác. Thường có lòng tự trọng thấp, họ dễ dàng bị ảnh hưởng từ bên ngoài, thường là những người tốt bụng, hay thông cảm và lịch sự với người khác. Những người mắc chứng nghiện mua sắm thường bị cô lập và cảm thấy cô đơn. Mua sắm là một cách giúp họ tương tác với người khác. Những người nghiện mua sắm thường sống thiên về vật chất hơn những người mua sắm khác, họ tìm kiếm cho bản thân mình một chỗ dựa, nâng cao địa vị cá nhân bằng những thứ họ mua, và tìm kiếm sự công nhận từ mọi người. Họ đắm chìm vào ảo tưởng nhiều hơn người khác, và – như những người nghiện các chất khác – họ gặp rất nhiều khó khăn trong việc chống lại những ý muốn thôi thúc bản thân mua sắm.
This difficulty in controlling the desire to shop emerges from a personality pattern that shopaholics share, and that differentiates them from most other people. Often low in self-esteem, they are easily influenced, and are often kindhearted, sympathetic, and polite to others, although they are often lonely and isolated. Shopping gives them a way to seek out contact with others. People with shopping addiction tend to be more materialistic then other shoppers, and try to prop themselves up by seeking status through material objects, and seeking approval from others. They engage in fantasy more than other people, and—as with other people with addictions—have a hard time resisting their impulses.
Kết quả là, họ dễ bị các chiêu thức marketing và những mẩu quảng cáo vây quanh mỗi ngày ảnh hưởng.
As a result, they are more susceptible to the marketing and advertising messages that surround us on a daily basis.
Thường thì các quảng cáo được tạo ra nhằm thổi phồng hiệu quả của một sản phẩm và thuyết phục ta rằng việc mua sản phẩm này sẽ giúp ta thoát khỏi những khó khăn trong cuộc sống, một số chiêu thức marketing còn khơi gợi “cơn thèm” mua sắm và đặc biệt nhắm đến bản chất thôi thúc mua sắm của con người.
While advertising in general is designed to exaggerate the positive results of a purchase and suggest that the purchase will lead of an escape from life’s problems, certain marketing tricks are designed to trigger impulse buying and specifically target the impulsive nature of people with shopping addiction.
Những người cảm thấy thoải mái và tránh được những cảm xúc tiêu cực khi mua sắm gọi đó là “Liệu pháp mua sắm”. Tức có nghĩa là sự thoải mái và lợi ích của việc đi mua sắm cũng giống như lợi ích mà các liệu pháp hay tham vấn điều trị mang lại. Đây là ý tưởng hoàn toàn sai lầm và không hiệu quả.
People who gain pleasure and escape negative feelings through shopping sometimes call it “retail therapy.” This phrase implies that you can get the same benefit from buying yourself something as you would from engaging in counseling or therapy. This is an incorrect and unhelpful idea.
Cụm từ “Liệu pháp mua sắm” thường được sử dụng như một kiểu nói khôi hài, tuy nhiên, một số người, bao gồm cả những “tín đồ mua sắm” thứ thiệt thực sự dành thời gian mua sắm và xem đó như một cách để đối phó với những cảm xúc tiêu cực. Mặc dù có những lúc một sản phẩm nào đó thực sự có thể giải quyết được một vấn đề nhất định nhưng thường người ta không nghĩ về “Liệu pháp mua sắm” theo nghĩa này. Thường thì những thứ đồ được mua dưới danh nghĩa “Liệu pháp mua sắm” là những thứ không cần thiết, và chi phí tương ứng để mua những thứ đồ đó có thể được dùng để giải quyết những vấn đề khác trong cuộc sống.
While the term retail therapy is often used in a tongue-in-cheek manner, some people, including shopaholics, actively make time to shop simply as a way to cope with negative feelings. Although there are circumstances when a new purchase can actually solve a problem, this is not typically thought of as retail therapy. Usually the things that people buy when they are engaging in retail therapy are unnecessary, and the corresponding financial cost may actually reduce resources for solving other life problems.
Cảm giá hưng phấn ở đây là gì? What Is Euphoria?
Nghiện mua sắm online là một dạng nghiện Internet,và những người mắc hội chứng lo âu xã hội sẽ là những nhóm đối tượng dễ mắc phải chứng bệnh này, đơn giản là vì nó không bắt con người ta phải giao tiếp mặt đối mặt. Cũng như những dạng thức nghiện Internet khác, người sẽ tham gia ẩn danh, không sợ ai biết đến mình.
Online shopping addiction is a form of internet addiction, and people with social anxiety are particularly vulnerable to developing this type, as it does not require any face-to-face contact. Like other cyber addictions, it feels anonymous.
Sự khác nhau giữa mua sắm cưỡng chế và mua sắm thôi thúc. What’s the Difference Between Compulsive and Impulsive Shopping?
Mua sắm thôi thúc là mua sắm không có kế hoạch, xảy ra do sự kích thích của hoàn cảnh, nó giúp ta đáp ứng lại ham muốn có một thứ gì đó ngay tức thì khi ở trong gian hàng. Mua sắm thôi thúc có hơi khác một chút so với mua sắm cưỡng chế. Mua sắm cưỡng chế thường có kế hoạch và dự tính trước, nó là cách người ta chọn để thoát khỏi các cảm xúc tiêu cực. Nhưng ta vẫn cần khẳng định lại, người mắc chứng nghiện mua sắm trải qua cả 2 dạng thức này.
Impulse buying is an unplanned purchase that happens on the spur of the moment in reaction to the immediate desire to have something you see in a shop. Impulse buying is a little different from compulsive buying, which is typically more pre-planned as a way of escaping negative feelings. But again, people with shopping addiction may engage in both types of addictive buying.
Vấn đề gây tranh cãi của nghiện mua sắm. The Controversy of Shopping Addiction
Cũng như các dạng nghiện hành vi khác, nghiện mua sắm vẫn là một chủ đề gây tranh cãi. Nhiều chuyên gia do dự với ý tưởng cho rằng mua sắm quá mức là một chứng nghiện, họ tin rằng nghiện thực sự phải là nghiện một chất có tác động lên hệ thần kinh, tạo ra các triệu chứng, như độ dung nạp về mặt cơ thể và hội chứng cai.
Like other behavioral addictions, shopping addiction is a controversial idea. Many experts balk at the idea that excessive spending is an addiction, believing that there has to be a psychoactive substance that produces symptoms, such as physical tolerance and withdrawal, for an activity to be a true addiction.
Nhiều chuyên gia cũng đang tranh cãi về việc có nên xếp mua sắm cưỡng chế vào nhóm Rối loạn ám ảnh cưỡng chế (OCD), rối loạn kiểm soát ham muốn (như chứng ăn cắp vặt, hoặc trộm cắp cưỡng chế), rối loạn khí sắc (như trầm cảm), hay nghiện dạng hành vi (như rối loạn cờ bạc) hay không.
There is also some disagreement among professionals about whether compulsive shopping should be considered an obsessive-compulsive disorder (OCD), impulse control disorder (like kleptomania, or compulsive stealing), mood disorder (like depression), or behavioral addiction (like gambling disorder).
Sự tương đồng giữa nghiện mua sắm và các chứng nghiện khác. How Is Shopping Addiction Like Other Addictions?
Có một số đặc điểm tương đồng giữa nghiện mua sắm và các chứng nghiện khác. Cũng như các dạng nghiện khác, những người mua sắm quá nhiều thường luôn nghĩ về việc chi tiêu của mình, họ tốn một phần lớn thời gian và tiền bạc vào chúng. Thực sự bỏ tiền ra mua một thứ gì đó là rất quan trọng trong quá trình nghiện mua sắm; đi coi mà không mua thì không gọi là nghiện mua sắm, nghiện mua sắm thực sự thể hiện bằng việc bỏ tiền ra mua một cái gì đó thực sự.
There are several characteristics that shopping addiction shares with other addictions. As with other addictions, people who over-shop become preoccupied with spending and devote significant time and money to the activity. Actual spending is important to the process of shopping addiction; window shopping does not constitute an addiction, and the addictive pattern is actually driven by the process of spending money.
So với các chứng nghiện khác, nghiện mua sắm được xây dựng thành từng bước và theo một trình tự nhất định, từ những suy nghĩ về việc mua sắm, đến việc lên kế hoạch cho những chuyến đi mua sắm và mua sắm thực sự. Quá trình này thường được mô tả là rất thú vị, say mê và giúp con người cảm thấy nhẹ nhõm, thoát khỏi những cảm xúc tiêu cực. Sau cùng, họ sụp đổ, thất vọng với mọi thứ đã diễn ra và với chính bản thân mình.
As with other addictions, shopping addiction is highly ritualized and follows a typically addictive pattern of thoughts about shopping, planning shopping trips, and the shopping act itself, often described as pleasurable, ecstatic even, and as providing relief from negative feelings. Finally, the shopper crashes, with feelings of disappointment, particularly with him/herself.
Những người mua sắm cưỡng chế chọn mua sắm như là một cách để thoát khỏi những cảm xúc tiêu cực như lo âu, trần cảm, chán chường, giận dữ cũng như những suy nghĩ tự trách móc bản thân. Không may thay, những kiểu trốn chạy này chỉ mang tính nhất thời. Đồ mua rồi chỉ trữ ở đó mà không sử dụng, và những tín đồ này lại tiếp tục lên kế hoạch cho những cuộc chi tiêu tiếp theo. Hầu hết những người này mua sắm một mình, mặc dù cũng có một số ít người hay rủ những người hợp cạ với mình đi cùng. Nói chung, những người nghiện mua sắm sẽ cảm thấy xấu hổ và ngượng ngùng khi mua sắm cùng những người không chia sẻ quan điểm và niềm đam mê mua sắm với họ.
Compulsive shoppers use shopping as a way of escaping negative feelings, such as depression, anxiety, boredom, and anger, as well as self-critical thoughts. Unfortunately, the escape is short-lived. The purchases are often simply hoarded unused, and compulsive shoppers then begin to plan the next spending spree. Most shop alone, although some shop with others who enjoy it. Generally, it will lead to embarrassment to shop with people who don’t share this type of enthusiasm for shopping.
Nếu bạn nghĩ mình nghiện mua sắm. If Think You Are Addicted to Shopping
Nghiên cứu chỉ ra rằng khoảng ¾ số người mua sắm cưỡng chế sẵn sàng thừa nhận việc mua sắm của mình là có vấn đề, đặc biệt là về khía cạnh tài chính và các mối quan hệ.
Research indicates that around three-quarters of compulsive shoppers are willing to admit their shopping is problematic, particularly in areas of finances and relationships.
Sống chung với chứng nghiện mua sắm. Living With Shopping Addiction
Khó mà sống chung với chứng nghiện mua sắm, bởi chúng ta đều cần phải cắt giảm mua sắm ở một mức độ nào đó. Nếu bạn nghiện mua sắm và một người khác trong gia đình bạn có thể đảm trách mua sắm những nhu yếu phẩm của gia đình như thức ăn và đồ dùng thì trách nhiệm sẽ được ủy thác cho họ, ít nhất là tạm thời trong khoảng thời gian bạn đi tìm sự giúp đỡ. Ngưng sử dụng thẻ tín dụng chỉ giữ một số tiền nhỏ cho lúc cần kíp cũng là một ý hay, như vậy bạn sẽ không thể thôi thúc bản thân mình mua sắm thêm được.
Shopping addiction is hard to live with, because we all need to shop to some extent. If someone else in your family can take responsibility for shopping for essentials, such as food and household items, it can help to delegate the responsibility to them, at least temporarily while you seek help. It is a good idea to get rid of credit cards and keep only a small amount of emergency cash on you, so you can’t impulse buy.

Chỉ đi mua sắm với bạn bè hoặc người thân, những người không chi tiêu mất kiểm soát cũng là một gợi ý tốt, vì họ có thể ghìm bạn lại. Tìm kiếm những hoạt động thay thế mua sắm trong khoảng thời gian rảnh rỗi cũng khá quan trọng giúp phá vỡ chu kỳ lạm dụng mua sắm để cảm thấy thoải mái hơn về bản thân.
Shopping only with friends or relatives who do not compulsively spend is also a good idea, as they can help you to curb your spending. Finding alternative ways of enjoying your leisure time is essential to breaking the cycle of using shopping as way of trying to feel better about yourself.
Những điều cần cân nhắc tiếp theo. Next Steps to Consider
Để vượt qua chứng nghiện nói chung, ta đều cần phải học những cách thay thế, giúp ta xử lý được những căng thẳng tồn tại trong cuộc sống thường ngày mà không cần lạm dụng hay nhờ vào một thứ gì đó/ một hành vi nào đó. Tự mình xây dựng một kế hoạch chi tiêu cũng là một khởi đầu khá tốt.
Overcoming any addiction requires learning alternative ways of handling the stress and distress of everyday existence. This can be done on your own, but often people benefit from counseling or therapy. In the meantime, there is a lot you can do to reduce the harm of compulsive spending and get the problematic behavior under control. Developing your own spending plan can be a good first step.
May mắn là mặc dù chưa được nghiên cứu kỹ lưỡng nhưng những người mắc chứng mua sắm cưỡng chế thực sự cũng có những phản hồi khá tích cực với nhiều hình thức trị liệu như can thiệp bằng thuốc, sách báo tự lực, nhóm tự lực, tư vấn tài chính và liệu pháp nhận thức – hành vi (CBT). Một số đặc trưng tính cách ở những tín đồ mua sắm cho thấy những dấu hiệu tích cực cho khả năng phát triển và phản hồi tích cực trong quá trình trị liệu, là dấu hiệu dự báo khả năng thành công của quá trình điều trị nghiện. Tuy nhiên, ta cũng nên nhớ rằng, mặc dù một số liệu pháp tương tác tốt và tỏ ra khá hứa hẹn nhưng kết quả lại mang tính pha trộn nhiều yếu tố nên ta vẫn không nên xem đây là một hình thức trị liệu duy nhất hoặc đáng tin.
Fortunately, although not yet well-researched, compulsive shopping does appear to respond well to a range of treatments, including medications, self-help books, self-help groups, financial counseling, and cognitive-behavioral therapy (CBT). Some of the personality characteristics found in the “shopaholic” personality bode well for the ability to be able to develop and respond well to a therapeutic relationship, which is the best predictor of success in addiction treatment. It should be noted, however, that although some medications show promise, results are mixed, so they should not be considered a sole or reliable treatment.
Nếu bạn nghĩ mình có thể bị nghiện mua sắm, hãy trao đổi với bác sĩ những hình thức điều trị có thể áp dụng được. Nếu bác sĩ không nghĩ vấn đề của bạn quá trầm trọng thì bạn có thể hỏi ý kiến của một chuyên gia tâm lý (và bạn có thể xem xét gặp mặt và trao đổi kết hợp luôn với bác sĩ). Việc hiểu được những căn nguyên cảm xúc gây ra nghiện mua sắm cũng như tìm cách vượt qua xu hướng dựa vào mua sắm để giải quyết các vấn đề trong cuộc sống là những công việc quan trọng trong quá trình hồi phục từ chứng bệnh rắc rối này.
If you believe you may have a shopping addiction, discuss possible treatments with your doctor. If your doctor doesn’t take your shopping problem seriously, you might find a psychologist more helpful (and you might reconsider your relationship with your physician all together). Getting help understanding the emotional roots of your shopping addiction, as well as finding ways of overcoming your tendency to use shopping to cope, are important aspects of recovery from this confusing condition.
Mối quan hệ của bạn có thể gặp khá nhiều rắc rối do việc mua sắm quá đà gây ra. Hỗ trợ tâm lý có thể giúp bạn sửa đổi và khôi phục niềm tin với những người có khả năng bị tổn thương bởi hành vi của bạn. Bạn cũng có thể tìm kiếm các liệu pháp giúp bản thân cải thiện các mối quan hệ của mình bằng cách giúp bạn hiểu cách thức kết nối với người khác mà không cần đụng chạm gì đến tiền bạc.
Your relationships may have suffered as a result of your over-shopping. Psychological support can also help you make amends and restore trust with those who may have been hurt by your behavior. You may also find that therapy helps you to deepen your relationships by leading you to better understand how to connect with other people in ways that don’t revolve around on money.
Tùy thuộc vào độ trầm trọng của chứng nghiện mà bạn có thể cân nhắc tìm kiếm sự giúp đỡ từ các dịch vụ tư vấn tài chính, đặc biệt là khi bạn đã rơi vào trạng thái nợ nần do tiêu nhiều hơn số bạn kiếm ra. Bạn có thể hẹn gặp một cố vấn tài chính hoặc tư vấn viên tại ngân hàng để trao đổi về những phương cách giúp bạn hạn chế chi tiêu dễ dàng, khám phá những chiến thuật giúp trả hết các khoản phí, khoản nợ ngân hàng và bỏ tiền vào các hòm tiết kiệm mà bạn ít xài tới, đây cũng là một cách để làm gián đoạn việc tiếp cận tiền quá dễ dàng để phục vụ công tác tiêu xài hoang phí.
Depending on how serious your shopping addiction is, you may also find it helpful to get financial counseling, particularly if you have run up debts by spending more than you earn. You could make an appointment with a financial advisor or consultant at your bank to discuss options for restricting your access to easy spending, to explore strategies for paying off bank debts and bank charges, and to put money into less accessible savings accounts as a way of interrupting the easy access to cash that tends to fuel the addiction.
Kết luận. Final Thoughts
Nghiện mua sắm có thể trở nên phiền toái như bất kỳ chứng nghiện nào khác. Nhưng không hẳn là hết hy vọng, nhiều nguồn hỗ trợ xung quanh bạn có thể giúp bạn kiểm soát được việc chi tiêu của mình. Hãy nhớ rằng bản thân bạn là một con người đáng giá, dù bạn sở hữu nhiều hay ít của cải.
Shopping addiction can be as distressing as any other addiction. But there is hope, and support from those around you can help you to control your spending. Remember, you are a worthwhile person, no matter how much or how little you own.
Sources:
Black, D. “Compulsive Buying Disorder: A Review of the Evidence.” CNS Spectr. 12(2):124-32. Feb 2007.
Christenson G, Faber R, de Zwaan M, Raymond N, Specker S, Ekern M, Mackenzie T, Crosby R, Crow S, Eckert E, et al. “Compulsive buying: descriptive characteristics and psychiatric comorbidity.” J Clin Psychiatry.55(1):5-11. Jan 1994.
Lejoyeux, M.D., Ph.D., M., Ades, M.D., J., Tassain, Ph.D., V. & Solomon, Ph.D., J. “Phenomenology and psychopathology of uncontrolled buying.” Am J Psychiatry, 153:1524-1529. 1996.
Mueller A, de Zwaan M. “Treatment of compulsive buying.” Fortschr Neurol Psychiatr. 76:478-83. Aug 2008.
Tavares H, Lobo D, Fuentes D, Black D. “Compulsive Buying Disorder: A Review and a Case Vignette.” Rev Bras Psiquiatr. 30 Suppl 1:S16-23. May 2008.
Nguồn: https://www.verywell.com/shopping-addiction-4013702
Như Trang.