Nếu bạn đã từng bị sang chấn hồi còn bé, khả năng cao là bạn đã đang, ở một mức độ nào đó, mắc chứng Rối loạn sau sang chấn (PTSD) trong đời sống trưởng thành sau này.

If you experienced trauma as a child, it’s likely that you are or have experienced some amount of post-traumatic stress disorder (PTSD) later in life.

Bài viết này sẽ giải thích sang chấn là gì, lạm dụng thời thơ ấu là như thế nào và sang chấn thời thơ ấu ảnh hưởng đến chúng ta thời trưởng thành như thế nào.

This article explains what trauma is, what childhood abuse may look like, and how childhood trauma impacts adulthood.

Sang chấn thời thơ ấu là gì? What Is Childhood Trauma?

Sang chấn thời thơ ấu không chỉ bao gồm hành vi ngược đãi tình dục, cảm xúc, cơ thể mà còn là việc trải qua những sự kiện gây sang chấn. Những sự kiện sang chấn này có thể là khi trẻ chứng kiến một thiên tai, hoặc ngay cả khi chúng chứng kiến bạo lực tại cộng đồng nơi chúng ở.

Trauma in childhood not only constitutes physical, emotional, or sexual abuse but exposure to traumatic events as well. These traumatic events could be when children witness natural disasters, or even when they witness violence within their communities.

Điều gì quyết định phản ứng của trẻ với sự kiện gây sang chấn? What Determines a Child’s Reaction to Traumatic Events?

Những yếu tố quyết định phản ứng của trẻ với sang chấn bao gồm: Factors that determine a child’s reaction to trauma include:1

– Mức độ phát triển: Có thể là độ tuổi tinh thần hoặc trí tuệ của trẻ.

Developmental level: This could mean where the child is age-wise or mentally.

– Các yếu tố về văn hóa và sắc tộc: Có thể ảnh hưởng lên những gì trẻ nhìn nhận như một phản ứng bình thường với sang chấn dựa vào những gì chúng đã quan sát thấy từ những người trong cộng đồng hoặc gia đình.

Ethnicity or cultural factors: This can impact what the child views as a normal response to trauma based on what they have seen from people in their communities or families.

– Đã từng tiếp xúc với sang chấn: Nếu một đứa trẻ tỏ ra quen thuộc với những sự kiện sang chấn thì có lẽ chúng đã tập quen với việc kiểm soát phản ứng của bản thân.

Previous exposure to trauma: If a child is more accustomed to traumatic events, it could mean that they adapt by learning to control their reactions.

– Những nguồn hỗ trợ sẵn có: Tức là mức độ kết nối kinh tế xã hội với gia đình, cũng như khả năng tiếp cận với những nhu cầu căn bản của bản thân.

Available resources: Refers to how socioeconomically connected their family is, as well as their access to their needs on a regular basis.

– Những vấn đề trước đó của trẻ và gia đình: Có thể cho thấy mức độ hỗ trợ của cha mẹ khi bạn nói với họ rằng một sang chấn nào đó đã xuất hiện, hoặc có thể là một sang chấn do bị lạm dụng đang xuất hiện ngay trong gia đình mình.

Preexisting child and family problems: This could dictate how supportive your parents are when you tell them that something traumatic happened, or it could mean that some form of abusive trauma is occurring in your immediate family.

Dấu hiệu Rối loạn căng thẳng sau sang chấn (PTSD) ở trẻ. Signs of PTSD in Children

Sau khi trải qua một sự kiện sang chấn, trẻ thường xuất hiện một số thay đổi trong hành vi. Những hành vi này vẫn thường được các chuyên gia sức khỏe tâm thần ghi nhận trong quá trình thăm khám hằng ngày với người trưởng thành. Những thay đổi hành vi này có thể là:

After exposure to any traumatic event, kids tend to express some form of behavioral change. These behaviors are still regularly reported by mental health professionals in their daily practices with adults. These behavioral changes could include:1

– Đột nhiên xuất hiện những nỗi sợ mới: Những nỗi sợ này có thể có liên quan hoặc không đến một sự kiện sang chấn.

Sudden new fears: These fears may or may not be related to the traumatic event.

– Lo bị chia cách: Xuất hiện khi một đứa trẻ trở nên lo âu quá mức khi cha mẹ không ở bên.

Separation anxiety: Occurs when a child becomes overwhelmed with anxiety if their parents are not around.

– Rối loạn giấc ngủ: Trẻ có thể bắt đầu gặp ác mộng hoặc mất đi khả năng ngủ nhanh.

Sleep disturbances: This could mean that they start having nightmares or lose the ability to fall asleep quickly.

– Cảm giác buồn bã: Nếu bạn để ý thấy mình hoặc người thân cảm thấy thường xuyên buồn bã thì đây có lẽ là một dấu hiệu cho thấy chủ thể đang gặp rắc rối với một sự kiện sang chấn.

Sadness: If you notice that you or a loved one is feeling down much more often, it may be a sign that they’re coping with a traumatic event.

– Mất hứng thú vào những hoạt động bình thường: Một đứa trẻ có thể mất đi hứng thú với những thứ chúng vốn đã từng rất thích.

Losing interest in normal activities: A child may lose interest in things they once enjoyed.

– Không thể tập trung: Có thể trong thời gian ngắn hoặc kéo dài, gây ảnh hưởng lên công việc, học tập hoặc những hoạt động thường nhật.

Inability to concentrate: This could be long or short-term and impact things like school, work, or normal activities.

– Tức giận: Nổi giận vô cớ, hoặc cáu bẳn không tương xứng với mức độ nghiêm trọng của sự việc, có thể là một dấu hiện cho thấy đó là một sự kiện gây sang chấn.

Anger: Unexplained anger, or irritability that doesn’t match up to the level of the event, can be a sign of a traumatic event.

– Những vấn đề sức khỏe cơ thể: Có thể bao gồm đau dạ dày, đau đầu, hoặc bất cứ những đau nhức khác trên cơ thể không rõ nguyên do.

Somatic complaints: These can include stomachaches, headaches, or any other physical pains that seem to have no root cause.

Điều quan trọng cần lưu ý là nhiều triệu chứng trong số này sẽ dần biến mất theo thời gian, tuy nhiên, nguy cơ mắc PTSD có tăng lên nếu trẻ phải tiếp xúc nhiều lần với sang chấn hoặc có tiền sử mắc chứng lo âu.

It’s important to note that many of these symptoms go away with time, however, the risk of PTSD does increase if the child is repeatedly exposed to trauma or has a history of anxiety issues.

Mặc dù trẻ có thể được chữa lành, nhưng có khoảng từ 1 đến 15% bé gái và 1 đến 6% bé trai sẽ xuất hiện PTSD. Nhìn chung, nếu có bất cứ triệu chứng nào liệt kê ở trên xuất hiện trong các khoảng thời gian kéo dài, thì có lẽ đã đến lúc bạn phải cân nhắc tìm kiếm trị liệu viên tập trung vào điều trị PTSD cho trẻ.

While kids may heal, between 3% and 15% of girls and 1% to 6%of boys will develop PTSD.2In general, if any of the symptoms listed above appear for longer periods of time, it may be time to consider seeking a therapist that focuses on the treatment of PTSD.

Ngoài những triệu chứng này, trẻ mắc PTSD cũng xuất hiện chứng cảnh giác cao độ trong nỗ lực nhằm tìm kiếm những dấu hiệu cảnh báo để phòng ngừa sang chấn trong tương lai.

In addition to those symptoms, children who are experiencing PTSD may also exhibit hypervigilance in an effort to look for warning signs to prevent future traumas.

Trẻ đương đầu với PTSD có thể sẽ cùng lúc tái trải nghiệm lại sang chấn hoặc né tránh những thứcó thể nhắc nhớ về chúng hoặc khiến chủ thể nhớ lại sang chấn.

Children suffering from PTSD may also re-experience the trauma or avoid things that may remind them or cause them to remember the trauma.

Dấu hiệu sang chấn thời thơ ấu ở người trưởng thành. Signs of Childhood Trauma in Adults

Ảnh hưởng của sang chấn thời thơ ấu có thể kéo dài đến khi người ta trưởng thành. Sang chấn có thể tác động lên những mối quan hệ sau này và đưa đến những vấn đề khác như trầm cảm và làm suy giảm lòng tự trọng.

The effects of childhood trauma can last well into adulthood. Trauma can impact future relationships and lead to other issues like depression and low self-esteem.

Lạm dụng thời thơ ấu có thể tác động lên các mối quan hệ lúc trưởng thành. Childhood Abuse May Impact Adult Relationships

Việc phải trải qua sang chấn thời thơ ấu có tác động lên cách bạn hình thành những mối quan hệ gắn bó hoặc tình cảm.

Experiencing trauma in childhood can impact the way that you form attachments in romantic relationships.

Một nghiên cứu đã khảo sát 911 sinh viên (492 nữ và 419 nam) về trải nghiệm sang chấn của họ lúc nhỏ.

One study3 asked 911 students (492 female and 419 male) about their experiences with trauma as children.

Sinh viên có ghi nhận bị lạm dụng thể chất, tinh thần hoặc tình dục có khả năng xuất hiện dạng thức gắn bó sợ hãi, hay bận tâm quá mức và hay tùy tiện. Nghiên cứu cũng phát hiện ra những sinh viên nào chưa từng trải qua sang chấn thời thơ ấu sẽ có khả năng xuất hiện dạng thức gắn bó an toàn lúc trưởng thành.

The students that were surveyed that experienced physical, emotional, or sexual abuse were more likely to exhibit attachment styles that were fearful, preoccupied, and dismissive. It also found that students that did not experience childhood trauma were much more likely to have secure attachment styles into adulthood.

Dưới đây là bốn dạng thức gắn bó:

Here’s a look at the four attachment styles:4

– Gắn bó an toàn: Người có dạng gắn bó an toàn thường có những mối quan hệ lành mạnh và lòng tự trọng phù hợp.

Secure: People with secure attachment styles have healthy relationships and good levels of self-esteem.

– Gắn bó nước đôi: Ở dạng này, con người ta tỏ ra do dự khi phải quá gần gũi với người khác và luôn lo lắng rằng đối phương sẽ rời bỏ mình.

Ambivalent: These attachment styles are reluctant to get too close to people and always worry that their partners are going to leave them.

– Gắn bó dạng né tránh: người có dạng gắn bó này thường gặp vấn đề trong tiếp xúc gần gũi với người khác và không bao giờ để ai đó tiếp xúc quá gẫn gũi mình vì sợ bị bỏ rơi.

Avoidant: Avoidant attachment styles have problems with intimacy and never let anyone too close for fear of abandonment.

– Gắn bó dạng hỗn độn: Người có dạng gắn bó này đôi khi sẽ đảm nhiệm vai trò phụ huynh trong mối quan hệ tình cảm của mình.

Disorganized: These attachment styles sometimes take on parental roles in romantic relationships.

Những dấu hiệu khác của sang chấn thời thơ ấu ở người trưởng thành. Other Signs of Childhood Trauma in Adults

Tiếp xúc với sự kiện gây sang chấn có thể khiến lòng tự trọng suy giảm, gây trầm cảm, làm xuất hiện hành vi tự hủy hoại bản thân, và thậm chí là khó lòng tin tưởng người khác. Điều này sẽ ngày càng nghiêm trọng hơn theo tuổi tác, khi mà PTSD và các sự kiện sang chấn từ thời thơ ấu có thể thực sự gây ra những tác động sức khỏe tiêu cực lên thời trưởng thành.

Exposure to traumatic events can also cause poor self-esteem, depression, self-destructive behavior, and even difficulty trusting others. This can become especially problematic with age, as PTSD and traumatic events from childhood can actually result in adverse health effects in adulthood.5

Theo bài nói chuyện của Phòng khám Cleveland, người trưởng thành nào lúc nhỏ đã từng bị sang chấn sẽ dễ mắc trầm cảm và các rối loạn khí sắc hơn, cũng như xuất hiện suy nghĩ tự sát hơn. Họ cũng sẽ có khả năng lạm dụng rượu bia và các loại ma túy cao hơn. Sau cùng, họ sẽ dễ xuất hiện các chứng bệnh mãn tính, như béo phì và bệnh tim trong thời trưởng thành.

According to a Cleveland Clinic podcast,6adults who experienced trauma as kids are much more susceptible to depression and mood disorders, as well as thoughts of suicide. They are also likely to abuse alcohol and other substances. Finally, they are more prone to developing chronic illnesses, like diabetes and heart disease, later in life.

Việc có nguy cơ mắc các bệnh lý mãn tính cao hơn có thể là vì người đã từng bị sang chấn hồi nhỏ thường sẽ hay có những hành vi nguy cơ, ví dụ như hút thuốc lá, cao hơn.

The higher likelihood of developing chronic illness is potentially due to the fact that adults who experienced trauma as children are more likely to engage in high-risk activities like smoking.

Nguồn: NBC News

Bài trao đổi này cũng giải thích rằng y bác sĩ đang nghiên cứu xem liệu việc hiểu được quá khứ của một người và mối tương quan với sang chấn có giúp cải thiện điều trị, ngăn ngừa những bệnh lý và triệu chứng này hay không. Thậm chí những sang chấn này còn có thể tác động lên não bộ theo một cách khá đặc thù.

This podcast also explained that doctors are researching the possibility that understanding someone’s past and their relation to trauma can lead to better treatment that could help in the prevention of these diseases and symptoms. It’s even possible that these traumas impacted the brain in a specific way.

Việc nhận ra quá trình não bộ bị ảnh hưởng như thế nào có thể giúp cải thiện điều trị, đặc biệt là trong can thiệp bằng thuốc và trị liệu.

Recognizing how the brain has been impacted could lead to advancements in treatment when it comes to therapy and medical intervention.

Kết luận. Final thoughts

Dù có lớn tuổi đến thế nào hay đời sống có đổi thay thế nào thì bạn vẫn hoàn toàn có thể tìm kiếm giúp đỡ về một điều gì đó đã xảy ra khi bạn còn nhỏ. Hãy nhớ rằng bạn luôn luôn có thể tự bắt đầu can thiệp và tìm kiếm giúp đỡ từ một trị liệu viên. Bạn cũng nên biết rằng những suy nghĩ và cảm xúc của bạn về những thứ đã xảy ra nhiều năm về trước cũng vẫn tác động lên bạn như trong quá khứ. Bất kỳ khi nào bạn bị ngược đãi trong cuộc sống, không bao giờ là quá muộn để tìm kiếm hỗ trợ từ chuyên gia.

You are never too old or too far removed to seek help for something that happened when you were a child. Know that you can always start working on yourself and seek help from a therapist. Know that your thoughts and feelings about things that happened to you years ago are just as valid now as they were then, and it is OK if it has taken you a while to get to a point where you are ready to work on it. No matter when you experienced abuse in your life, it is never too late to seek help from a professional.

Tham khảo. Sources

American Psychological Association. Children and Trauma. 2011.

U.S. Department of Veterans Affairs. How Common is PTSD in Children and Teens?.

Erozkan, A. (2016). The Link between Types of Attachment and Childhood Trauma. Universal Journal of Educational Research, 4(5), 10711079.

Finzi, R., Cohen, O., Sapir, Y. et al. Attachment Styles in Maltreated Children: A Comparative Study. Child Psychiatry Hum Dev 31, 113128 (2000).

Gilbert LK, Breiding MJ, Merrick MT, et al. Childhood adversity and adult chronic disease: An update from ten states and the District of Columbia, 2010. Am J Prev Med. 2015;48(3):345-349.

Stevens, DO, PhD, G., & Falcone, MD, T. (n.d.). Effect of Adverse Childhood Experiences. https://my.clevelandclinic.org/podcasts/neuro-pathways/effect-of-adverse-childhood-experiences

Nguồn: https://www.verywellmind.com/signs-of-childhood-trauma-in-adults-5207979

Như Trang

Advertisement