Bị mắc một bệnh lý tâm thần, hay còn gọi là một rối loạn sức khỏe tâm thần sẽ gây khó khăn cực kỳ cho một mối quan hệ, đặc biệt là khi các bạn sống cùng với nhau.
Experiencing a mental illness, also known as a mental health disorder, can be very hard on a relationship, especially when you live together.
Căng thẳng từ việc sống với một người mắc bệnh lý tâm thần có thể đạt tới đỉnh điểm khủng hoảng và bạn có thể rơi vào một tình huống khi mà việc kiểm soát căn bệnh này trở thành trọng tâm của mối quan hệ. Bạn khó tin rằng đối phương có thể tự đảm đương được những trách nhiệm trong cuộc sống, đơn cử như trả tiền thuê nhà.
The stress of living with someone with mental illness may reach a crisis level and you may fall into a pattern where managing the mental health disorder becomes the thing around which the relationship is centered. You may struggle to depend on them to take care of their responsibilities, like paying rent.

Nếu hành vi của họ không nằm trong dự đoán, bạn có thể còn tự hỏi không biết làm thế nào để giúp họ trong khi vẫn tạo ra những ranh giới nhất định để bảo vệ bản thân. Tuy nhiên, dù có những căng thẳng tiềm ẩn thì các bệnh lý tâm thần không phải lúc nào cũng phá hủy một mối quan hệ.
If their behavior is unpredictable, you may wonder how to help them while still setting boundaries to protect yourself. Even considering the potential stress, however, mental illness doesn’t have to degrade a relationship.
Mặc cho những khó khăn, có nhiều cách bạn có thể áp dụng để đối phó với căng thẳng và trợ giúp được cho người bệnh. Nếu bạn đang sống với một người mắc bệnh lý tâm thần, hãy thử làm theo những gợi ý sau.
In spite of the challenges, there are strategies you can use to deal with stress and help the individual with their symptoms. If you’re living with someone with mental illness, give these tips a try.
Bệnh lý tâm thần ảnh hưởng đến các mối quan hệ như thế nào? How Mental Illness Affects Relationships
Nếu người bạn đang sống cùng bị chẩn đoán mắc một bệnh lý tâm thần, họ có thể sẽ do dự không muốn nói cho bạn biết. Có thể họ lo bạn sẽ kết thúc mối quan hệ khi bạn biết sự thật. Bạn cũng có thể tự hỏi không biết liệu mình có thể nào nhìn ra được những triệu chứng bệnh của họ không.
If someone you’re living with is diagnosed with a mental illness, they may be hesitant to tell you.1 Maybe they worry that you will end the relationship once you find out. You both may wonder whether you’ll be able to navigate their symptoms together.
Giao tiếp luôn quan trọng trong một mối quan hệ, điều này đặc biệt đúng khi bạn sống với một người mắc bệnh lý tâm thần. Bạn phải tin họ theo được kế hoạch điều trị. Bạn có thể sẽ bị căng thẳng nếu họ không thể đảm bảo hoàn thành các trách nhiệm mà cả hai đã thống nhất như trả tiền thuê nhà hoặc giữ nhà cửa gọn gàng.
Communication is always important in a relationship, but especially so when living with someone with mental illness. You must be able to trust them to stay on top of their treatment plan. You may become stressed if they can’t fulfill the responsibilities you agreed upon such as paying rent or keeping a tidy living space.
Sẽ cực kỳ khổ sở cho bạn khi triệu chứng bệnh của đối phương trở nên khó kiểm soát; ví dụ; bạn sẽ phải đảm đương nhiều trách nhiệm hơn khi họ không thể.
It can be frustrating if your loved one’s symptoms become unmanageable; for instance, you might have to take on more responsibilities when they aren’t able to.
Nếu bệnh lý tâm thần của đối phương khiến họ không thể có được một công việc ổn định, thì bạn sẽ cực kỳ căng thẳng, đặc biệt là khi bạn có phụ thuộc tài chính vào họ. Bạn có thể sẽ phải lên kế hoạch khác, như bản thân cũng phải đi kiếm việc để góp thêm vào.
If your partner’s mental health condition prevents them from holding a steady job, it can be stressful, especially if you are financially dependent on them. You may need to make other plans, such as getting a job yourself to contribute.2
Nếu hai bạn cùng nuôi con, thì cả hai sẽ cần tìm cách để giải thích về bệnh tình của mình với con. Bạn sẽ cần tìm cách xử lý vấn đề ở cấp độ gia đình.
If you are parenting together, you and your partner will need to find a way to explain your partner’s condition to your children. You’ll need to find ways to cope as a family.
Bạn và nửa kia có thể bị kiệt sức cảm xúc khi phải mỗi ngày mỗi phải xử lý căn bệnh này. Việc ưu tiên chăm sóc cho bản thân để không bị kiệt sức cũng cần được quan tâm hơn.
You and your loved one may experience emotional exhaustion as you manage the day-to-day of living with mental illness. It’s extra important that you prioritize self-care so that you don’t burn out.
Bản thân việc yêu một người mắc bệnh lý tâm thần cũng có nhiều vấn đề riêng. Nếu đó là một mối quan hệ yêu đương thì bạn sẽ gặp khó khăn khi tiếp xúc gần gũi với họ. Tùy thuộc vào dạng bệnh lý tâm thần của người kia và bất cứ loại thuốc điều trị nào họ đang uống, họ có thể xuất hiện ham muốn tình dục mãnh liệt hơn hoặc sẽ không hứng thú quan hệ nữa, cả hai trường hợp đều gây trở ngại cho mối quan hệ.
Loving someone with mental illness can present its own difficulties. If the relationship is romantic, you may experience challenges with intimacy as well. Depending on your partner’s mental health condition and any medications they take, they may experience hypersexual behaviors (strong sexual urges) or they may not be interested in sex at all, both of which can be difficult on relationships.
Tìm hiểu về việc sống chung với bệnh lý tâm thần. Learn About Living With Mental Illness
Có nhiều thông tin sai lệch về những nguyên do và các lựa chọn điều trị tốt nhất cho các rối loạn tâm thần khác nhau. Để hiểu rõ hơn bệnh tình của đối phương, bạn nên:
There is a lot of misinformation about the causes and best treatment options for different mental health disorders. To understand your partner’s condition:
– Tìm kiếm những thông tin về chẩn đoán từ những nguồn dữ liệu đáng tin cậy như Việc Sức khỏe Tâm thần Quốc Gia và SAMHSA (áp dụng tại Hoa Kỳ – ND). Seek out information about your partner’s diagnosis from credible sources such as the National Institute of Mental Health and SAMHSA.
– Tìm hiểu thêm về các lựa chọn điều trị như tâm lý trị liệu và điều trị bằng thuốc. Find out more about treatments including psychotherapy and medication.
– Liên hệ các tổ chức y tế để có thêm thông tin. Check out mental health organizations for more information.
– Tìm hiểu về triệu chứng của các rối loạn tâm thần. Learn about the symptoms of mental health disorders.
Dấu hiệu bệnh lý tâm thần. Signs of Mental Illness
Tùy thuộc vào độ tuổi của người bệnh, triệu chứng của một rối loạn tâm thần có thể khác nhau. Một số dấu hiệu và triệu chứng của một rối loạn tâm thần có thể bao gồm:
Depending on the person’s age, symptoms of a mental health disorder may present differently. Some signs and symptoms of a mental health disorder may include:
– Thay đổi chế độ ăn uống và/hoặc chế độ ngủ nghỉ. Changes in appetite and/or sleeping patterns
– Cảm xúc thay đổi cực độ. Experiencing extreme emotional shifts
– Trầm cảm mãn tính và/hoặc các pha trầm cảm nặng. Chronic low-grade depression and/or a major depressive episode
– Hay cáu bẳn, buồn bã, lo âu, giận giữ và/hoặc phiền muộn hơn. Increased irritability, sadness, anxiety, anger, and/or worry

– Thể hiện những suy nghĩ làm hại bản thân hoặc người khác. Expressing thoughts related to self-harm or harming others
– Bị ảo giác và/hoặc hoang tưởng. Experiencing hallucinations and/or delusions
Increased unhealthy coping habits (drug and alcohol use, or engaging in other risky or obsessive behaviors)
– Bùng nổ cảm xúc bất chợt, vốn không là điều bình thường ở chủ thể. Having emotional outbursts that aren’t typical for the specific individual
– Co mình và không còn tham gia những hoạt động đã từng mang lại niềm vui. Withdrawing and not engaging in activities that once brought joy
Hãy luôn hỗ trợ. Be Supportive
Khi một người mới bị chẩn đoán mắc bệnh, thì bản thân tin này sẽ khiến họ suy sụp, xấu hổ và thậm chí khiến họ hoảng sợ.
When someone has been newly diagnosed, the news may be devastating, embarrassing, and maybe even frightening for them.
Tuy nhiên, đối với một số người, chẩn đoán mắc bệnh có thể giúp giải thích hiệu quả các triệu chứng mà họ gặp phải. Nhưng sự thiếu chắc chắn và kỳ thị liên quan đến các rối loạn tâm thần có thể khiến họ lo rằng bạn có thể sẽ nhìn họ bằng ánh mắt khác.
However, for some, having a diagnosis may provide validation for the symptoms they have been experiencing. But the uncertainty and stigma associated with mental health disorders may cause them to worry that you will see them differently.

Dù đó là bạn đời, con cái, bạn bè hay người ở cùng phòng của bạn bị chẩn đoán mắc bệnh thì bạn vẫn có cách để hỗ trợ họ.
Whether it’s your partner, your child, a friend, or a roommate who has been diagnosed, there are ways to show that you support them.
Nhưng hãy nhớ tôn trọng sự riêng tư của họ. Mặc dù bạn tò mò về các phiên trị liệu và tiến triển điều trị của họ thì họ có thể chỉ muốn chia sẻ với bạn một số điều nhất định và giữ lại cho bản thân một số thông tin khác.
But remember to respect their privacy, too. Though you may be curious about their therapy sessions and their progress, they might only want to share certain things with you and keep other details private.
Luôn đặt bản thân ngoài những tình huống nguy hiểm đến cơ thể và/hoặc tinh thần tiềm ẩn và liên hệ các dịch vụ khẩn cấp nếu họ có nguy cơ làm hại bản thân hoặc người khác.
Always remove yourself from potentially emotionally and/or physically dangerous situations and contact emergency services if they are at risk for harming themselves or others.
Làm sao để hỗ trợ nửa kia. How to Support Your Partner
Hãy để nửa kia biết rằng bạn luôn ở đó với họ và yêu thương họ. Để cho họ thấy sự hỗ trợ của mình, hãy lắng nghe những gì họ trải qua và công nhận cảm xúc của họ. Hỏi họ xem làm sao để bạn hỗ trợ họ tốt nhất có thể, và lắng nghe những gì họ chia sẻ với bạn.
Let your partner know that you are there for them and love them. To show your partner support, listen to their experience and validate what they are feeling. Ask your partner how you can best support them, and listen to what they share with you.
Xây dựng hệ thống hỗ trợ của riêng – có thể là nhóm bạn bè mà bạn tin tưởng, gia đình hoặc thậm chí là một nhóm hỗ trợ – mà bạn có thể dựa vào khi hỗ trợ bệnh lý tâm thần của nửa kia.
Build your own support system—this can include trusted friends, family members, or maybe even a support group—that you can lean on as you navigate your partner’s mental illness.
Ngoài ra, công nhận những thay đổi tích cực hoặc đơn giản là những thay đổi mà nửa kia làm được. Để họ biết rằng bạn đánh giá cao nỗ lực tự chăm sóc bản thân của họ.
In addition, acknowledge the positive shifts or changes your partner has made. Let them know that you appreciate them taking care of themselves.
Làm sao để hỗ trợ con cái. How to Support Your Child
Đảm bảo lắng nghe con khi chúng trao đổi về những triệu chứng của bản thân, bạn có thể không hiểu chính xác những gì chúng đang trải qua nhưng chúng cần biết bạn tin tưởng chúng.
Make sure to listen to your child when they talk about their symptoms. You might not understand exactly what they’re going through, but it’s important they know that you believe them.3

Đừng tự gây áp lực bắt bản thân phải giải quyết được mọi thứ. Giao tiếp với trẻ và bác sĩ chính là chìa khóa, từ đó bạn có thể cùng xác định hướng giải quyết. Nếu bạn có nhiều hơn một đứa con, bạn có thể cho chúng cùng tham gia trao đổi. Hãy tìm cách để cùng nhau hỗ trợ cho sức khỏe tình thần của con.
Don’t pressure yourself to resolve everything. Communicating with your child and their doctor is key, so you can come up with solutions together. If you have other children, you might want to get them in on the conversation, too. Find ways you can all support your child’s mental health.
Làm sao để hỗ trợ bạn bè hoặc bạn ở cùng phòng. How to Support Your Friend or Roommate
Nếu bạn sống với bạn thân đang bị một bệnh lý tâm thần, bạn sẽ để ý thấy sự thay đổi trong hành vi của họ. Có thể họ đang dần co mình khỏi các hoạt động xã hội.
If you live with a close friend who has a mental illness, you might notice a change in their behavior. Maybe they are withdrawing from social activities.
Hỏi họ xem bạn có thể giúp họ như thế nào. Nếu cần, bạn có thể hỏi họ có cần bạn liên hệ với dịch vụ chăm sóc sức khỏe tinh thần cho họ không.
Ask your friend how you can help. If it feels necessary, you can ask if they’d like for you to contact a mental healthcare service for them.
Nếu bạn có người bạn cùng phòng vốn không mấy thân thiết thì bạn vẫn có thể hỗ trợ nếu được. Dù là trường hợp nào thì bạn cũng nên nhớ tôn trọng những ranh giới của họ và chính bạn. Đừng can thiệp nếu cảm thấy không an toàn.
If you have a roommate that you aren’t close with, you can still offer your support where you can. In any case, you want to remember to respect their boundaries and your own. Don’t interfere if it doesn’t feel safe.
Đừng trở thành trị liệu viên của người kia. Don’t Become Their Therapist
Hơn cả việc giáo dục bản thân cách hỗ trợ người thân, hãy nhớ rằng bạn không có trách nhiệm trở thành người trị liệu cho họ. Điều này là không phù hợp, ngay cả khi bạn là người được đào tạo thành chuyên gia sức khỏe tâm thần, vì nó tạo ra một dạng mối tương quan quyền lực thiếu lành mạnh giữa đôi bên và về lâu dài thì điều này không hề tốt.
Beyond educating yourself on how to support your loved one, keep in mind that it is not your responsibility to be their therapist. This is inappropriate, even if you are a trained mental health professional, because it creates an unhealthy power dynamic between you that will not work as a long-term solution.
Thiết lập ranh giới. Set Boundaries
Vai trò của bạn là mang đến sự yêu thương, hỗ trợ và thấu cảm cho bạn đời, con trẻ hoặc bạn bè trong lúc họ nỗ lực phục hồi. Đối phương phải có trách nhiệm kiểm soát những triệu chứng của căn bệnh của họ.
Your role is to provide love, support, and empathy for your partner, child, or friend during their recovery efforts. Your loved one is responsible for managing the symptoms of their mental health disorder.
Vai trò này sẽ mang đến cho họ cơ hội cảm thấy mình được hỗ trợ và có động lực để chăm sóc cho bản thân và ưu tiên sức khỏe cá nhân của mình.
These roles offer your loved one the opportunity to feel supported and empowered to care for themselves and prioritize their well-being as an individual.
Bạn nên tránh dung túng cho những hành vi kém lành mạnh và cho phép họ chịu trách nhiệm cho chính kế hoạch điều trị của bản thân, đồng thời vẫn cho họ những hỗ trợ thích hợp.
You should avoid enabling unhealthy behaviors and allow them to take responsibility for their own treatment plan, while still offering appropriate support.4
Tập chăm sóc bản thân. Practice Self-Care
Tự chăm sóc bản thân là cực kỳ quan trọng giúp duy trì những mối quan hệ lành mạnh và có thể đặc biệt có lợi khi người thân bạn bị chẩn đoán mắc một rối loạn tâm thần. Một số cách tự chăm sóc bản thân:
Self-care is critical in maintaining healthy relationships and can be especially beneficial if someone close to you has been diagnosed with a mental health disorder.5 Ideas for self-care include:

– Chủ ý đầu tư cho giấc ngủ. Practicing good sleep hygiene
– Đảm bảo bạn thường xuyên có một hoạt động thể chất nào đó. Making sure you get some regular physical activity
– Chú ý về dinh dưỡng cho cơ thể. Nourishing your body
– Dành thời gian với những người thân và bạn bè bạn tin tưởng. Spending time with trusted friends and loved ones
– Tham gia các hoạt động hoặc sở thích cá nhân. Engaging in activities or hobbies that you enjoy
– Viết ra những suy nghĩ và cảm nhận của bản thân. Journaling about your thoughts and feelings
– Thực hành thiền chánh niệm. Practicing mindfulness meditation
– Giữ kết nối với cơ thể thông qua các bài tập thư giãn cơ tăng dần, đặc biệt là trong các khoảng thời gian căng thẳng. Staying connected to your body through progressive muscle relaxation, especially during times of stress
Hãy để ý đến những dấu hiệu kiệt sức hoặc mệt mỏi ở người chăm sóc. Bị kiệt sức sẽ không chỉ ảnh hưởng lên sức khỏe của bạn mà còn lên mối quan hệ của bạn với đối phương.
Be mindful of signs of burnout or caregiver fatigue. Experiencing burnout will not only impact your own well-being but your relationship with your loved one as well.
Kiệt sức tinh thần. Burnout
Nếu bạn đang có dấu hiệu kiệt sức, bạn cần ưu tiên cho sức khỏe thể chất và tinh thần của mình trước và nghỉ ngơi. Dấu hiệu kiệt sức tinh thần bao gồm:
If you are experiencing signs of burnout, it is essential that you prioritize your well-being and take a necessary break. Signs of burnout include:
– Cảm thấy choáng ngợp và/hoặc quá mỏi mệt. Feeling overwhelmed and/or exhausted
– Gia tăng căng thẳng, các triệu chứng lo âu và trầm cảm. Experiencing an increase in stress, symptoms of anxiety, and symptoms of depression
– Thay đổi trong khẩu vị và giấc ngủ. Experiencing changes in appetite and sleep
– Dễ bực bội. Feeling more easily irritated
– Thấy bất lực. Feeling helpless
Tìm kiếm hỗ trợ. Getting Help
Trị liệu có thể giúp bạn xử lý suy nghĩ và cảm nhận của bản thân một cách lành mạnh, từ đó cải thiện kỹ năng ứng phó cũng như giao tiếp của bạn. Tư vấn có thể là một nguồn hỗ trợ có lợi giúp bạn nhận được một góc nhìn mới và hướng dẫn đắc lực trong một tình huống nào đó khiến bạn cảm thấy ngợp và căng thẳng.
Therapy can help you can process your thoughts and feelings in a healthy way, which may improve your own coping skills as well as your communication skills. Counseling can be a beneficial resource that may offer you a fresh perspective and helpful guidance in a situation that may feel overwhelming and stressful.
Nếu bạn đang sống với một người mắc rối loạn tâm thần, việc có những cảm xúc như bực bội, tức giận và buồn bã là hoàn toàn bình thường. Bạn có thể tìm kiếm các hình thức trị liệu cá nhân, tư vấn cặp đôi và/hoặc trị liệu gia đình để tăng cường mối quan hệ của bạn trong những khoảng thời gian này.
If you’re living with someone who has a mental health disorder, it is not unusual for you to experience a range of emotions such as frustration, anger, and sadness. Seeking out individual therapy, couples counseling, and/or family therapy that aims to strengthen your relationship can be immensely helpful during this time.
Cảm xúc có thể được mổ xẻ một cách lành mạnh thông qua tư vấn cặp đôi. Các cặp đôi có thể học cách thiết lập những mong đợi phù hợp và những ranh giới lành mạnh. Tư vấn cặp đôi có thể ngăn bạn không rơi vào những tương tác kém lành mạnh với nửa kia.
Emotions can be explored in a productive way with couples counseling. Couples can learn to establish appropriate expectations and set healthy boundaries. Couples counseling may also help prevent you from falling into unhealthy dynamics with your partner.
Nagy cả khi đối phương chưa sẵn sàng hay thấy thoải mái khi tiếp nhận trị liệu thì bản thân bạn cũng cần có một nơi an toàn, hỗ trợ và không phán xét cho bản thân mình.
Even if your loved one isn’t ready or comfortable going to therapy, you may find it helpful to have a safe, supportive, and non-judgmental place for yourself.
Nếu con trẻ mắc một bệnh lý sức khỏe tâm thần, bạn có thể cân nhắc tham gia trị liệu gia đình. Trị liệu gia đình có thể giúp kiểm soát những tác động của bệnh tình của trẻ lên tất các các thành viên khác trong gia đình. Bạn cũng có thể học những cách hỗ trợ tốt nhất cho trẻ qua bệnh tình của chúng.
If your child has a mental health condition, you might consider going to family therapy. Family therapy can help manage the effects of your child’s mental illness on all members of your family.6 You can also learn the best ways to support your child through their illness.
Hãy cân nhắc đến gặp tư vấn viên cá nhân cho chính bạn để được hỗ trợ trong suốt quãng thời gian này, ngay cả khi bạn đã tham gia trị liệu cặp đôi hoặc trị liệu gia đình. Trị liệu có thể giúp bạn xử lý những cảm xúc của chính mình và cho phép bản thân tiếp tục đồng hành cùng người thân một cách lành mạnh.
Consider seeing your own individual counselor to help support you during this time, even if you are already in couples counseling or family therapy.2 Therapy can help you process your own emotions and allow you to keep showing up for your loved one in a healthy way.
Kết luận. Bottom lines
Nếu người đang sống cùng bạn bị chẩn đoán mắc một rối loạn tâm thần, có nhiều thứ cả hai có thể làm để duy trì, thậm chí cải thiện mối quan hệ. Hãy nhớ rằng việc ưu tiên sức khỏe thể chất và tinh thần cá nhân cũng như mối quan hệ là tùy thuộc vào hai bạn.
If a person you live with has been diagnosed with a mental health disorder, there are steps you both can take to maintain and even improve your relationship. Keep in mind that it’s up to both of you to prioritize your well-being as individuals, as well as within your relationship.
Những câu hỏi thường gặp. Frequently Asked Questions
Làm sao để đương đầu với nửa kia mắc một bệnh lý tâm thần? How do you deal with a mentally ill spouse?
Thử giao tiếp (và lắng nghe) họ càng nhiều càng tốt. Nghiên cứu các lựa chọn điều trị – bạn có thể tham gia các buổi thăm khám để tìm hiểu làm sao cả hai có thể đối phó với căn bệnh. Xây dựng một cộng đồng bạn bè và gia đình hỗ trợ để giúp bạn.
Try communicating with (and listening to) your spouse as much as possible. Research treatment options—you might attend doctor’s visits together to learn how you can both cope with their condition. Build a supportive community of friends and family to help you.7
Có bạn đời mắc bệnh lý tâm thần sẽ ảnh hưởng thế nào lên bạn? How does having a mentally ill spouse affect you?
Bạn có thể gặp những vấn đề như kiệt sức, đặc biệt là nếu bạn là người chăm sóc chính hoặc nếu bạn quá mệt mỏi với những trách nhiệm mà người kia không thể đảm nhận. Đồng thời, bạn cũng có cơ hội trải nghiệm lòng thấu cảm, tình yêu và tình thương khi cùng đứng lên với đối phương trong lúc họ đang đương đầu với căn bệnh.
You might experience challenges like burnout, especially if you are your partner’s primary caregiver or if you’re overwhelmed by responsibilities that your partner can’t take care of.5 At the same time, you have the opportunity to experience empathy, love, and compassion as you stand by your partner amidst their struggles with mental illness.7
Làm sao bạn có thể bảo vệ tài chính cá nhân khi bạn đời mắc bệnh lý tâm thần? How can you protect your finances if your spouse is mentally ill?
Bạn có thể cân nhắc tách biệt các tài khoản chi tiêu (ngược lại với tài khoản chung). Một số ngân hàng có cung cấp hạn mức chi tiêu trên thẻ ghi nợ, điều này có thể giúp ngăn bạn đời của bạn tiêu xài quá mức một lúc. Bạn cũng có thể cânn nhắc kỹ các thỏa thuận sau hôn nhân có quy định chia tài sản trong trường hợp ly hôn.
You might consider having separate spending accounts (as opposed to joint accounts). Some banks offer a spending cap on debit cards, which might help prevent your partner from spending an excessive amount at once. You might also consider entering a postnuptial agreement which would divide assets in the case of divorce.
Làm sao để đồng hành cũng bạn đời mắc bệnh lý tâm thần? How can you be there for a spouse who is mentally ill?
Cho họ thấy sự thấu cảm và công nhận cảm xúc của họ. Hãy hiểu rằng họ không kiểm soát được các triệu chứng của căn bệnh. Tìm kiếm hỗ trợ từ cộng đồng và/hoặc các nhóm hỗ trợ – cả cho họ và bạn. Để giúp đỡ bạn đời của mình, bạn cần phải chăm sóc cho cả những nhu cầu cảm xúc của bản thân.
Show your partner empathy and validate their feelings. Understand that they don’t control their symptoms. Seek support from your community and/or a support group—both for your spouse and for yourself. To help your spouse, it’s important to take care of your emotional needs, too.7
Tham khảo. Sources
National Alliance on Mental Illness. Romantic relationships.
Johns Hopkins Medicine. Bipolar relationships: What to expect.
National Alliance on Mental Health. Learning to help your child and your family.
Geramita EM, Herbeck Belnap B, Abebe KZ, Rothenberger SD, Rotondi AJ, Rollman BL. The association between increased levels of patient engagement with an internet support group and improved mental health outcomes at 6-month follow-up: Post-hoc analyses from a randomized controlled trial. J Med Internet Res. 2018;20(7):e10402. doi:10.2196/10402
Cabral L, Duarte J, dos Santos C, Ferreira M. Anxiety, stress and depression in family caregivers of the mentally ill. Aten Primaria. 2014;46(Espec Cong 1):176-179. doi:10.1016/S0212-6567(14)70087-3
Varghese M, Kirpekar V, Loganathan S. Family interventions: Basic principles and techniques. Indian J Psychiatry. 2020;62(Suppl 2):S192-S200. doi:10.4103/psychiatry.IndianJPsychiatry_770_19
National Alliance on Mental Illness. How to love someone with a mental illness.
Nguồn: https://www.verywellmind.com/coping-with-a-mentally-ill-spouse-2302988
Như Trang